Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 21 - Năm học 2019-2020 - Chu Thị Thanh

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hoàn cảnh bùng nổ phong trào" Đồng khởi" ở miền Nam.

- Đi đầu trong phong trào" Đồng khởi" ở miền Nam là nhân dân tỉnh Bến Tre.

- Ý nghĩa của phong trào" Đồng khởi" của nhân dân tỉnh Bến Tre.

2. Kĩ năng: rèn kĩ năng trả lời và chỉ bản đồ.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS chăm học, tự hào dân tộc, yêu nước

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam. Các hình minh hoạ trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp: 1'

 - Sĩ số:28 vắng:.

 

doc48 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 21 - Năm học 2019-2020 - Chu Thị Thanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à đồng bằng Hoa Bắc rộng lớn, ngoài ra còn một số đồng bằng nhỏ ven biển.
+ Nêu các sản phẩm nổi bật của Trung Quốc?
- Từ xa xa đất nước Trung Quốc đã nổi tiếng với chè, gốm sứ, tơ lụa. Ngày nay, kinh tế Trung Quốc đang phát triển rất mạnh. Các sản phẩm như máy móc, thiết bị, ô tô,...
+ Em biết gì về Vạn Lí Trường Thành?
- Được xây dựng bắt đầu từ thời Tần Thuỷ Hoàng (trên 2000 năm trước đây) để bảo vệ đất nước các đời vua Trung Hoa sau này tiếp tục xây thêm nên Trường Thành ngày càng dài. Tổng chiều dài của Vạn lí Trường Thành là 6700 km. Hiện nay đây là 1 khu du lịch nổi tiếng và
là một công trình kiến trúc đồ sộ.
=>Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới sau Liên Bang Nga và Ca na đa. Là nước có số dân đông nhất thế giới (khoảng 1/5 dân số thế giới là Trung Quốc). Trung Quốc là một nước có nền văn hoá lâu đời và phát triển rực rỡ, nổi tiếng trên thế giới. Ngày nay, Trung Quốc đang là nước có nền kinh tế phát triển mạnh với một số mặt hàng công nghiệp và thủ công nghiệp nổi tiếng. Đời sống nhân dân Trung Quốc đang ngày càng được cải thiện.
Ghi nhớ: SGK.
- GV chia học sinh thành 3 nhóm dựa vào các tranh ảnh, thông tin mà các em đã sưu tầm được.
+ Nhóm Lào: sưu tầm tranh ảnh, thông tin về nước Lào.
+ Nhóm Cam-pu-chia: sưu tầm tranh ảnh, thông tin về nước Cam - pu - chia.
+ Nhóm Trung Quốc: sưu tầm tranh ảnh, thông tin về nước Trung Quốc.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
+ Trình bày tranh ảnh, thông tin thành tờ 
báo tường.
+ Bày các sản phẩm sưu tầm được của nước đó lên bàn.
4. Củng cố, dặn dò: 4’
- Kể trên các nước láng giềng của Việt Nam?
=>Ba nước Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc là các nước láng giềng của nước ta. Hiện nay, nước ta có nhiều chương trình hợp tác với ba nước này để cùng nhau phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội trên nguyên tắc hợp tác hai bên cùng có lợi.
- Nhận xét giờ học.
- Lào; Cam-pu-chia; Trung Quốc.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................====================================
Toán
Tiết 109: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hệ thống và củng cố lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương để giải các bài toán có liên quan.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng tính toán.
3. Thái độ: có ý thức học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Mỗi học sinh chuẩn bị đủ: Một hình tròn bằng giấy bìa bán kính 2cm, thước kẻ, com pa, kéo, sợi chỉ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1' 
	Sĩ số: 28 vắng:....
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương?
- Nhận xét - đánh giá.
- Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta lấy diện tích của một mặt rồi nhân với 4.
- Muốn tính được diện tích toàn phần của hình lập phương ta có thể lấy diện tích một mặt rồi nhân với 6.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Luyện tập chung
b. Nội dung:
 Bài 1: 9'
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
Tóm tắt:
+ Bài toán cho biết gì?
a) a = 2,5m
 b=1,1m
 c = 0,5m
b) a= 3m
 b = 15dm
 c = 9dm
+ Bài yêu cầu gì?
 Sxp=?
Stp=?
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng nhóm.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét. 
a, Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là :
(2,5 + 1,1) 2 0,5 = 3,6 (m2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
3,6 + 2,5 1,1 2 = 9,1 (m2)
b, Đổi: 15dm = 1,5m
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: 
(3 + 1,5) 2 0,9 = 8,1 (m2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
8,1 + 3 1,5 2 = 17,1 (m2)
+ Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào?
- Diện tích xung quanh: lấy chu vi mặt đáy nhân chiều cao (cùng 1 đơn vị đo).
- Diện tích toàn phần: Tổng của diện tích xung quanh và diện tích 2 đáy.
Bài 2: 9’
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
Điền số thích hợp vào ô trống:
+ Em hiểu yêu cầu của bài tập như thế nào ?
- Bài tập cho số liệu thống kê các kích thước của hình hộp chữ nhật, chúng ta phải tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần rồi điền vào chỗ trống cho phù hợp.
+ Yêu cầu học sinh đọc thầm bảng số liệu trong SGK.
+ Riêng hình hộp chữ nhật thứ hai chưa cho biết chiều rộng nhưng đã cho biết chu vi mặt đáy, từ đó ta có thể tính chiều rộng thế nào?
- Lấy chu vi mặt đáy chia 2 rồi trừ đi chiều dài. 
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 3 học sinh làm bảng lớp.
- Học sinh làm bài – đổi chéo vở kiểm tra.
Hình hộp chữ nhật
(1)
(2)
(3)
Chiều dài
4m
0,4dm
Chiều rộng
3m
0,4dm
chiều cao
5m
0,4dm
Chu vi đáy
14m
2cm
1,6dm
S xung quanh
70 m2
cm2
0,64dm2
S toàn phần
94 m2
cm2
0,96dm2
+ Nhận xét về kích thước của hình hộp thứ 3?
- Có chiều dài, chiều rộng và chiều cao bằng nhau.
+ Vậy hình hộp chữ nhật này còn có thể gọi là hình gì?
- Hình lập phương.
Bài 3: 9'
- Gọi học sinh đọc bài toán.
+ Yêu cầu học sinh làm bài ( bạn nào xong trước bào cáo kết quả).
- Nếu gấp cạnh của hình lập phương lên 3 lần thì cả diện tích xung quanh và diện tích toàn phần đều tăng lên 9 lần, vì khi đó diện tích một mặt của hình lập phương tăng lên 9 lần.
4. Củng cố, dặn dò: 2’
+ Nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật?
- Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương?
+ GV nhận xét giờ học.
- Diện tích xung quanh: lấy chu vi mặt đáy nhân chiều cao (cùng 1 đơn vị đo).
- Diện tích toàn phần: Tổng của diện tích xung quanh và diện tích 2 đáy.
- Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta lấy diện tích của một mặt rồi nhân với 4.
- Muốn tính được diện tích toàn phần của hình lập phương ta có thể lấy diện tích một mặt rồi nhân với 6.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
============================
Thực hành toán
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : 
- Hs ôn luyện cách tính diện tích hình( dưới dạng hình hợp) và tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình hộp chữ nhật
3. Thái độ :
- Giáo dục hs chăm học, làm bài cẩn thận
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ, phấn màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức: ( 1') Kiểm tra sĩ số : 28. Vắng :.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 2. Kiểm tra bài cũ( 5') 
Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,8 m, chiều rộng 1,4 m, chiều cao 1,5 m
- Gọi hs nhận xét, đánh giá
- Hs lên bảng làm bài
Bài giải :
Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật là :
( 1,8 + 1,4) 2 1,5= 9,6 (m2)
Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là :
9,6 + 2 1,8 1,4= 14,64(m2)
Đáp số: 14,64 m2 
3. Bài mới:
a Giới thiệu bài: ( 1') 
Nêu mục tiêu tiết học
b. Hướng dẫn hs làm BT :
Bài 1( 7'): Tính diện tích khu đất có kích thước theo hình vẽ sau:
+Để tính được diện tích khu dất có hình dạng và số đo như trên em làm ntn ?
- Yêu cầu hs làm bài và chữa
+ Giải thích cách làm của em ?
* Bài tập ôn luyện những quy tắc nào đã học
Chốt : Cách tính diện tích hình thang, hình chữ nhật, hình tam giác
Hs theo dõi
Hs quan sát và thảo luận cách làm
- Chia khu đất như sau :
Bài giải
Chia khu đất đã cho thành 1 hình thang, 1 hình tam giác và một hình chữ nhật
Diện tích hình tam giác là :
72 21 : 2= 756(m2)
Diện tích hình thang là:
(72+ 32) 30 : 2 = 1560 (m2)
Diện tích hình chữ nhật là: 
20,5 50 = 1025(m2)
Diện tích khu đất đó là:
756 + 1560+ 1025= 3341 (m2)
Đáp số : 3341 m2
- Hs nêu cách làm
- Tính diện tích hình tam giác, diện tích hình thang, diện tích hình chữ nhật
( Hs phát biểu lại quy tắc)
Bài 3( 7'):
Gọi hs đọc đề bài
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
Hs đọc đề bài
Quét sơn mặt ngoài cái thùng không nắp hình HCN
a : 2,5 m , b : 1,8m , c : 1,5 m
1m2 : 30 000 đồng
Tiền công quét sơn : đồng ?
* Để tính tiền công quét sơn em làm ntn ?
- Lấy diện tích quét sơn nhân với số tiền quét 1m2
+ Diện tích cần quét sơn là diện tích nào của hộp ? Vì sao ?
- Diện tích xung quanh và diện tích một mặt đáy. Vì thùng không có nắp
Bài giải
Diện tích xung quanh thùng đó là :
( 2,5+1,8) 2  1,5= 7,9 (m2 )
Diện tích cần quét sơn là :
7,9 + 2,5 1,8 = 12,4 (m2 )
Số tiền công cần quét sơn là :
12,4 30 000= 372.000( đồng)
Đáp số : 372.000 đồng
+ Nêu các quy tắc hình học được củng cố trong bài ?
Chốt : Quy tắc tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật.
- Hs phát biểu qu tắc tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật
Bài 4( 8'): 
Gv vẽ hình và yêu cầu hs đọc đề bài
- Yêu cầu hs tóm tắt bài toán
- Hs qua sát hình
- Hs tóm tắt
DM= DC ;Stam giác ADM= 15cm2
S ABCD = ? 
- Yêu cầu hs suy nghĩ cách làm
- Hs nêu ý kiến
Gợi ý :
+ Muốn tính diện tích tam giác ADM ta làm ntn ?
+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ABCD ta làm ntn ?
+ Nêu mỗi quan hệ giữa hình tam giác và hình chữ nhật ABCD ?
Lấy DM AD : 2
Lấy AD DC 
- DM = DC hay DC= DM 3
+ Nêu cách giải
Bài giải :
DM = 2 10 : AD= 
Vì DM = DC nên DC= DM 3 (1)
4. Củng cố, dặn dò: ( 3’)
+ Muốn tính diện tích hình thang ta làm ntn ?
+ Nêu quy tắc tính diện tích hình tam giác ?
- Dặn hs học bài và chuẩn bị bài sau.
Mà Diện tích hình chữ nhật ABCD là :
AD DC( 2)Thay (1) vào (2) có
AD DM 3
= AD 3 = 90(cm2)
Đáp số : 90(cm2)
Hs nêu quy tắc
Hs theo dõi
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
=============================
Kể chuyện
Tiết 22+23+24: CHỦ ĐIỂM “ VÌ CUỘC SỐNG THANH BÌNH”
 ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Dựa vào tranh vẽ minh hoạ, lời kể của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện: Ông Nguyễn Khoa Đăng.
- Thể hiện lời kể tự nhiên, sinh động, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt biết thay đổi giọng kể phù hợp với từng nhân vật và nội dung truyện.
- Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện. Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng kể chuyện.
3. Thái độ: có ý thức học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
 	Sĩ số: 28 vắng:....
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi học sinh kể lại câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử-văn hoá, ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn thương binh, liệt sĩ.
- Nhận xét - đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Ông Nguyễn Khoa Đăng.
b. Nội dung:
Hướng dẫn kể chuyện: 8'
- GV kể lần 1: Giải thích cho học sinh hiểu các từ ngữ: truông, sào huyệt, phục binh.
- GV kể lần 2: Vừa kể chuyện vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ.
- Học sinh đọc lời thuyết minh.
+ Ông Nguyễn Khoa Đăng là người như thế nào?
- Ông là một vị quan án có tài xét xử được dân mến phục.
+ Ông đã làm gì để tên trộm tiềt lộ nguyên hình?
- Ông cho bỏ tiền vào nước thì biết hắn là kẻ trộm mà kẻ trộm thì phải nhìn thấy chỗ để tiền nên đánh hắn, lột mặt nạ của tên ăn trộm.
+ Ông đã làm gì để bắt được bọn cướp?
- Ông cho quân sĩ cải trang thành dân phu, khiêng những hòm có quan sĩ bên trong quả chuông để dụ bọn cướp rồi vào tận sào huyệt bắt sống chúng.
+ Ông còn làm gì để phát triển làng xóm?
- Ông đưa bọn cướp đi khai khẩn đất hoang, lập đồn điền rộng lớn, đưa dân đến lập làng xóm ở hai bên chuông.
Hướng dẫn kể chuyện và tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyện: 19'
- Yêu cầu học sinh kể chuyện theo nhóm bàn (nối tiếp đoạn) và trao đổi với nhau về ý nghĩa của câu chuyện.
- Học sinh kể chuyện theo cặp. Nối tiếp từng đoạn, trao đổi với nhau về những biện pháp của ông Nguyễn Khoa Đăng đã làm
- Gợi ý:
+ Bạn biết gì về ông Nguyễn Khoa Đăng?
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
+Bạn thích nhất tình tiết nào trong truyện?
+ Gọi học sinh kể nối tiếp đoạn; kể toàn bộ câu chuyên và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Nhận xét – đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò: 2’
+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Nguyễn Khoa Đăng thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................
Tập đọc
 Tiết 44: CAO BẰNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Cao Bằng, mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ quốc.
2. Kĩ năng:
+ Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng: Từ khó hoặc dễ lẫn: lành, suối trong, làm sao, sâu sắc, lặng thầm, trong suốt, rì rào, giữ lấy...
- Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dòng thơ, khổ thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả phẩm chất con người Cao Bằng.
- Đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
+ Đọc hiểu: Hiểu các địa danh trong bài: Cao bằng, Đèo Gió, Đèo Giàng, Đèo Cao.
- Học thuộc bài thơ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
 Sĩ số: 28 vắng:....
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi học sinh đọc bài: Lập làng giữ biển.
+ Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?
+ Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?
- Nhận xét – đánh giá. 
- Họp làng để di dân ra đảo, dần đưa cả nhà Nhụ ra đảo.
- Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước lâu nay của những người dân chài.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Cao Bằng.
b. Nội dung:
Luyện đọc: 12'
- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: 6 đoạn (mỗi khổ thơ là 1 đoạn).
- Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1 kết hợp sửa lỗi phát âm và hướng dẫn cách đọc câu văn dài.
 Rồi dần / bằng bằng xuống.
Ông lành / như hạt gạo.
 Bà hiền / như suối trong.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm phần chú giải SGK.
- Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó SGK.
- Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 3 – nhận xét.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm nhận xét.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Tìm hiểu bài: 9'
- Yêu cầu học sinh đọc thầm khổ thơ 1:
1. Địa thế đặc biệt của Cao Bằng
+ Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?
- Những từ ngữ, chi tiết: Phải qua Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc mới tới Cao Bằng. Qua đó tác giả muốn nói lên Cao Bằng rất xa xôi và địa hình hiểm trở.
+ Nội dung khổ thơ 1? 
- Yêu cầu học sinh đọc thầm khổ thơ 2 và 3.
2. Lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng
+ Từ ngữ, hình ảnh nào nói lên lòng yêu mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng?
- Khách đến được mời thứ hoa đặc biệt của Cao Bằng: mận ngọt.
- Sự đôn hậu của người Cao Bằng được thể hiện “chị rất thương”, “em rất thảo”, “Ông lành như hạt gạo”, “Bà hiền như suối trong”.
+ Nội dung khổ thơ 2; 3? 
- Yêu cầu học sinh đọc các khổ thơ còn lại.
3. Tình yêu đất nước của người Cao Bằng
+ Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng?
- “Còn núi non Cao Bằng...Như suối khuất rì rào”.
=>Khổ thơ 4 thể hiện tình yêu đất nước sâu sắc của người Cao Bằng như núi, không đo hết được.
=>Khổ 5 thể hiện tình yêu đất nước của người Cao Bằng trong trẻo và sâu sắc như suối sâu.
=>Khổ thơ 6 thể hiện tình yêu đất nước của người Cao Bằng giản dị mà thầm lặng, sâu sắc.
+ Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì?
- Cảnh Cao Bằng đẹp.
- Người Cao Bằng đôn hậu, hiếu khách.
- Cao Bằng có vị trí rất quan trọng.
+ Nội dung khổ thơ 4; 5; 6? 
- Bài thơ nói về điều gì?
- Ca ngợi Cao Bằng-mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ quốc.
Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng: 6'
- Gọi học sinh đọc nối tiếp các khổ thơ.
+ Nêu giọng đọc toàn bài?
- Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm thể hiện lòng yêu mến núi non, đất đai vì con người Cao Bằng; nhấn giọng những từ ngữ nói về địa thế đặc biệt, về lòng mến khách, sự đôn hậu, mộc mạc của người Cao Bằng. Cụ thể nhấn giọng các từ ngữ: lại vượt, bằng xuống, rõ thật cao, mận ngọt, rất thương, rất thảo, như hạt gạo, như suối trong...
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn 3 khổ thơ đầu - Nêu những từ cần nhấn giọng?
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
- Cho HS đọc thuộc lòng
- Cho HS thi đọc thuộc lòng.
Sau khi qua Đèo Gió
Ta lại vượt Đèo Giàng
Lại vượt đèo Cao Bắc
Thì ta tới Cao Bằng.
 Cao Bằng rõ thật cao
 Rồi dần bằng bằng xuống
 Đầu tiên là mận ngọt
 Đón môi ta dịu dàng.
 Rồi đến chị rất thương
 Rồi đến em rất thảo
 Ông lành như hạt gạo
 Bà hiền như suối trong.
4. Củng cố kiến thức: 2’
+ Qua bài thơ em thấy mảnh đất và con người Cao Bằng như thế nào?
+ Nhận xét giờ học.
- Mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ quốc.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
=======================================
Ngày soạn: 11/5/2020.
Ngày giảng: Thứ năm, 14/5/2020.
Toán
Tiết 110: THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Bước đầu hiểu thế nào là thể tích của một hình.
- Biết so sánh thể tích của 2 hình với nhau (trường hợp đơn giản)
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng làm bài.
3. Thái độ: có ý thức học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Các hình lập phương kích thước 1cm 1cm 1cm. Hình hộp chữ nhật có kích thước lớn hơn hình lập phương 1cm 1cm 1cm. Các hình minh hoạ trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
	- Sĩ số: 28 vắng:....
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật?
- Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương?
- Nhận xét – đánh giá.
- Diện tích xung quanh: lấy chu vi mặt đáy nhân chiều cao (cùng 1 đơn vị đo).
- Diện tích toàn phần: Tổng của diện tích xung quanh và diện tích 2 đáy.
- Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta lấy diện tích của một mặt rồi nhân với 4.
- Muốn tính được diện tích toàn phần của hình lập phương ta có thể lấy diện tích một mặt rồi nhân với 6.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Thể tích của 1 hình.
b. Nội dung:
Giới thiệu về thể tích của một hình: 10'
Ví dụ 1:
 GV đưa ra hình hộp chữ nhật, sau đó thả hình lập phương 1cm 1cm 1cm vào bên trong hình hộp chữ nhật.
- Học sinh quan sát mô hình.
- Trong hình bên, hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật. Ta nói: Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương.
Ví dụ 2:
- GV dùng các hình lập phương kích thước 1cm1cm1cm để xếp thành các hình như hình C và D trong SGK.
+ Hình C gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại?
- Hình C gồm 4 hình lập phương như nhau ghép lại.
+ Hình D gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại?
- Hình D gồm 4 hình lập phương như nhau ghép lại.
=>Hình C gồm 4 hình lập phương như nhau ghép lại, hình D cũng gồm 4 hình lập phương ghép lại. Ta nói: thể tích hình C bằng hình D.
Ví 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_21_nam_hoc_2019_2020_chu_thi_tha.doc