Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 20 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp)

I) MỤC TIÊU:

- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ.

- Làm được BT 2a.

II) HOẠT DỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động 1: kiểm tra:

- Hs chữa bt 2 tiết trước.

Gv t/c nhận xét.

Hoạt động 2: Giới thiệu bài:

- Gv nêu mục tiêu, yêu cầu cần đạt.

Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs nghe - viết:

- Gv đọc bài viết.

- Hd hs nêu nội dung bài viết.

- Gv nhắc nhở cách trình bày bài và một số chữ dễ viết sai: xô vào, khản đặc, râm ran

- Gv đọc Hs viết bài.

- Gv đọc hs soát lỗi.

Hoạt động 4: Hướng dẫn làm bài tập:

- gv yêu cầu hs đọc nội dung và nêu y/c bt.

- hd hs tự làm bài vào vở.

- Tổ chức chữa bài.

Hoạt động nối tiếp:

- Gv lưu ý hs phân biệt và sử dụng đúng các tiếng từ chứa âm đầu r/d/gi.

 

docx18 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 20 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- Hs nhắc lại các cách nối các vế câu ghép; chữa bt 2 tiết trước.
- Gv t/c nhận xét và chữa bài.
 Hoạt động 2: giới thiệu bài:
- Gv nêu mục tiêu cần đạt.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài tập 1: hs đọc nội dung và nêu y/c bt.
- Hs trao đổi với bạn về dòng có nghĩa đúng của từ công dân.
- T/c chữa bài: 2-3 em nêu câu trả lời đúng: b.
- Gv kết luận, chốt nghĩa của từ công dân.
 Bài tập 2: hs nêu yêu cầu bt.
- Hs xếp các từ đã cho vào 3 nhóm (làm vào vbt).
- Gv t/c chữa bài: 3 hs lên bảng điền từ.
- T/c nhận xét.
 Bài tập 3: hs đọc thầm nội dung và nêu y/c bt.
- Gv y/c hs tự tìm các từ đồng nghĩa với công dân và nêu miệng.
- Hs chữa bài vào vbt.
 Bài tập 4: Hs đọc bài.
- Gv hướng dẫn hs khá giỏi chọn và thay thế các từ đồng nghĩa với từ công dân ở bt3 vào đoạn văn và nhận xét về nội dung của đoạn văn thay đổi ntn và rút ra kết luận: không thể thay thế được. 
 Hoạt động nối tiếp: 
- Hs nhắc lại nghĩa của từ công dân là gì?
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 15 tháng 1 năm 2020
BUỔI SÁNG
TOÁN
LUYỆN TẬP
I) MỤC TIÊU:
- Hs biết tính diện tích của hình tròn khi biết
+ Bán kính của hình tròn
+ Chu vi của hình tròn đó.
II) HOẠT DỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Kiểm tra:
- Hs nêu cách tính diện tích hình tròn. Công thức tính diện tích hình tròn.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
- Gv nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1 : Hs nêu yêu cầu bt.
- 2 Hs nhắc lại cách tính diện tích hình tròn.
- Hs tự làm vào vở
- Gv t/c chữa bài.
Bài tập 2: Hs đọc nội dung bài tập.
- Gv hướng dẫn Hs dựa vào công thức tính chu vi: C = r x 2 x 3,14 để suy ra cách bán kính khi biết chu vi. Sau khi tìm được bán kính sẽ tính diện tích theo quy tắc đã học.
- 1 Hs lên bảng chữa bài. Lớp làm vào vở.
- T/c chữa bài và nhận xét.
Hoạt động nối tiếp: Gv nhận xét tiết học.
- Dặn Hs chuẩn bị cho bài : Luyện tập chung.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I) MỤC TIÊU:
- Hs kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II) Đồ dùng học tập:
- Gv, Hs sưu tầm những câu chuyện theo nội dung bài.
II. CHUẨN BỊ:
	- Sách truyện
III) Hoạt động dạy học:
1 Kiểm ta bài cũ:
- Hs kể lại Truyện chiếc đồng hồ và nêu nội dung, ý nghĩa của truyện.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 - Gv nêu mục tiêu, yêu cầu cần đạt.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs kể chuyện.
- Hs đọc đề bài. Gv chép đề lên bảng lớp: Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- Hs xác định yêu cầu đề bài. Gv gạch chân một số từ cần chú ý trong đề.
- 3 Hs nối tiếp nhau đọc gợi ý sgk.
- Hs đọc thầm lại phần gợi ý, Gv định hướng thêm về những nguồn truyện mà các em có thể tìm.
- Hs nối tiếp nhau giới thiệu về câu chuyện mà mình sẽ kể.
Hoạt động 3: Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa:
- 1- 2 Hs đọc phần 2 gợi ý sgk. Hs lớp dựa vào gợi ý lập nhanh một dàn ý chính về câu chuyện mình sẽ kể.
- 1 Hs kể mẫu 1 đoạn truyện cho các bạn nghe.
- Hs kể chuyện trong nhóm đ ôi, và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Hs thi kể trước lớp.
- T/c nhận xét đánh giá theo các tiêu chí:
+ Truyện kể có đúng y/c không; nộ dung câu chuyện có hay không; có mới không?
+ Cách kể (giọng điệu, cử chỉ).
3 Củng cố dặn dò.- Gv nhận xét chung về tiết học.
- dặn dò hs chuẩn bị cho bài sau.
TẬP ĐỌC
NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG
I) MỤC TIÊU:
- Hs biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn giọng các con số nói lên sự đóng góp tiền của của ông Đỗ Đình Thiện cho Cách mạng.
- Hiểu nội dung: Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền của cho Cách mạng. (trả lời được các câu hỏi 1,2).
II) HOẠT DỘNG DẠY HỌC:
1 Kiểm tra bài cũ:
 - Hs đọc bài Thái sư Trần Thủ Độ; nêu nội dung, ý nghĩa truyện.
2. Bài mới.
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
- Gv giới thiệu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
 Hoạt động 2: Luyện đọc.
- 2 Hs giỏi đọc nối tiếp bài.
- Gv hd chia đoạn: 5 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
- Hs luyện đọc nối tiếp theo đoạn 3 lượt. 
- Sau mỗi lượt đọc, Gv kết hợp luyện tiếng từ khó, câu văn dài và giải nghĩa từ theo chú giải sgk.
- 1-2 Hs đọc toàn bài.
- Gv đọc diễn cảm.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- G.v tổ chức cho Hs đọc thầm bài và lần lượt trả lời câu hỏi 1,2 sgk.
- Hs khá giỏi trả lời câu hỏi 3, Gv có thể hướng dẫn thêm.
- Hd Hs rút ra ý nghĩa của bài đọc. Gv ghi bảng phần nội dung.
 Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm.
- 2 Hs khá đọc lại toàn bài.
- Gv chọn đoạn “ Với lòng nhiệt thành yêu nướcgiao phụ trách quỹ”, hướng dẫn Hs luyện đọc diễn cảm.
- Hs luyện đọc theo nhóm đôi.
- T/c thi đọc.
- Nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- Hs nhắc lại ý nghĩa bài đọc.
- Gv nhận xét tiết học.
- Gv dặn hs về nhà tiếp tục luyện đọc và chuẩn bị cho bài sau.
BUỔI CHIỀU
TẬP LÀM VĂN
TẢ NGƯỜI ( KIỂM TRA VIẾT)
I) MỤC TIÊU:
- Hs viết được bài văn tả người bố cục rõ ràng, đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài0; đúng ý, dùng từ, đặt câu đúng.
II) Chuẩn bị:
- Hs giấy kiểm tra.
III) Hoạt động dạy học :
 Hoạt động 1: Kiểm tra:
- Hs nêu bố cục của một bài văn tả người.
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
- Gv nêu mục tiêu, y/c của tiết học: Tả một người thân trong gia đình em.
 Hoạt động 3: HD Hs làm bài.
 - Gv nêu đề bài kiểm tra. Hs nối tiếp đọc đề bài.
 - Gv Hd Hs xác định y/c của đề bài.
 - Hs nêu lại cấu tạo bài văn tả người.
 - Gv lưu ý cách trình bày bài, dùng từ đặt câu, sử dụng biện pháp so sánh trong bài văn miêu tả
 	 Hoạt động 4: Hs làm bài.
 	- Trong khi Hs làm bài, Gv có thể giúp đỡ thêm cho những em còn lúng túng.
 	 Hoạt động nối tiếp: - Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs chuẩn bị cho bài sau.
ÂM NHẠC
Tiết 20: ÔN TẬP BÀI: HÁT MỪNG
TÂP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 5
I. Mục tiêu.
- Biết hát đúng giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động.
- Giáo dục hs tinh thần đoàn kết.
* TCTV: Nội dung bài.
II. Chuẩn bị. – Máy tính, loa.
- Thanh phách.
- Bảng phụ bài TĐN.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Khởi động.
- Mời ban văn nghệ và ban học tập lên cho lớp khởi động.
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Ôn tập bài: Hát mừng.
- Gv bắt nhịp cho hs hát theo trình tự: 
+ Hát cả bài.
+ Hát kết hợp vỗ tay.
+ Hát kết hợp vận động.
- Cho hs trình bày bài hát kết hợp vận động.
- Nhận xét, sửa sai.	
* Hoạt động 2: Tập đọc nhạc: TĐN số 5. Năm cánh sao vui.
- Gv treo bảng phụ bài TĐN số 5 lên bảng.
- Gv bắt nhịp cho hs luyện thanh theo một nguyên âm “ La”.
- Gv viết tiết tấu lên bảng gõ mẫu và yêu cầu hs gõ theo.
- Gv hỏi hs bài TĐN được viết ở nhịp bao nhiêu ?
- Gv chia bài TĐN làm 4 câu, chỉ vào từng nốt nhạc trong bài TĐN và yêu cầu hs đọc đồng thanh tên nốt.
- Gv bắt nhịp cho học sinh đọc nhạc từng câu.
- Sau khi hd hs đọc nhạc song gv bắt nhịp cho hs đọc nhạc cả bài.
- Hướng dẫn hs hát lời. 
- Gv bắt nhịp cho hs đọc nhạc và hát lời.
- Gv bắt nhịp cho hs đọc nhạc và hát lời kết hợp vỗ tay.
3. Củng cố- dặn dò.
- Ban học tập lên củng cố bài học.
- Gv bắt nhịp cho hs đọc nhạc và hát lời bài TĐN số 5 Hoa bé ngoan.
- Nhắc hs về học bài và ôn bài đầy đủ.
Thứ năm ngày 16 tháng 1 năm 2020
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ.
I) MỤC TIÊU:
- Hs nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
- Nhận biết được các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sư dụng trong câu ghép (Bt1); biết cách dùng các quan hệ từ để nối các vế câu ghép (Bt3).
- Hs giải thích rõ được lí do vì sao lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn ở Bt2.
II) HOẠT DỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra: - Hs nêu các cách nối các vế trong câu ghép.
2. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:- Giới thiệu bài.
- Gv nêu mục tiêu tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn nhận xét.
 Bài tập 1: Hs đọc y/c bt.
- Hs đọc thầm đoạn văn, xác định các câu ghép có trong đoạn văn.
- 2-3 Hs nêu các câu ghép tìm được.
 Bài tập 2: Gv nêu y/c bài tập.
- Hs tự làm vào vbt: dùng bút chì gạch chéo phân biệt các vế câu.
- 1 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv chốt lại ý đúng.
 Bài tập 3: hs đọc đề bài.
- Gv hd Hs xác định các từ, cặp từ dùng nối các vế trong câu ghép ở Bt2.
Hoạt động 3: Ghi nhớ:
- Hs nêu cách nối các vế trong câu ghép các em vừa xác định được trong BT3.
- Gv chốt kiến thức. - Hs nhắc lại ghi nhớ sgk: 2-3 em.
Hoạt động 4: Luyện tập.
Bài tập 1: Hs đọc nội dung, nêu y/c bt.
_ Hs làm bài vào VBT.
- Gv t/c chữa bài.
Bài tập 2: hs đọc nội dung Bt.
- Gv Hd Hs xác định y/c: + Khôi phục lại các từ bị lược bỏ trong các câu ghép.
 + Giải thích vì sao có thể lược bỏ những từ đó.
- Hs tự làm vào vbt; 2 hs giỏi lên bảng chữa bài.
 Bài tập 3: Hs nêu y/c bài tập.
- Hs tự làm vào VBT.
- Gv chấm, chữa bài.
3. Củng cố dặn dò: - hs nhắc lại ghi nhớ sgk. Gv nhận xét tiết học.
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG.
I) MỤC TIÊU:
- Hs biết tính chu vi, diện tích của hình tròn và vận dụng để giải các bài toán có liên quan đến chu vi và diện tích hình tròn.
II) HOẠT DỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Kiểm tra:
- Hs nêu quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn.
- Hs nêu cách tính diện tích hình tròn. Công thức tính diện tích hình tròn.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
- Gv nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1 : Hs nêu yêu cầu bt.
- 2 Hs nhắc lại cách tính chu vi hình tròn.
- Hs tự làm vào vở
- Gv t/c chữa bài.
Bài tập 2: Hs đọc nội dung bài tập.
- Gv hướng dẫn Hs cách làm.
- 1 Hs lên bảng chữa bài. Lớp làm vào vở.
Bài tập 3 : Hs đọc đề bài.
- Gv hướng dẫn cách làm.
- Lớp tự làm vào vở. 
- T/c nhận xét và chữa bài.
Hoạt động nối tiếp:
Gv nhận xét tiết học.
- Dặn Hs chuẩn bị cho bài : Giới thiệu biểu đồ hình quạt.
KĨ THUẬT
BÀI 23: VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO GÀ
(1 Tiết)
I - MỤC TIÊU: HS cần phải:
- Nêu đựơc mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bênh cho gà.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số tranh ảnh minh hoạ theo nội dung SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
Hoạt động 1. Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- HS đọc nội dung mục 1(SGK) và đặt câu hỏi để HS kể tên các công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- Nhận xét và tóm tắt: vệ sinh phòng bệnh cho gà gồm các công việc làm sạch và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các dung cụ ăn uống, chuồng nuôi; tiêm, nhỏ thuốc phòng bệnh cho gà.
-Nêu vấn đề: Những công việc trên được gọi chung là công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà. Vậy, thế nào là vệ sinh phòng bệnh và tại sao phải vệ sinh phòng bệnh cho gà?
- Gọi một số HS trả lời câu hỏi trên theo cách hiểu của các em.
- Tóm tắt những ý trả lời của HS và nêu khái niệm: Những cong việc được thực hiện nhằm giữ cho dụng cụ ăn uống, nơi ở, thân thể của vật nuôi luôn sạch sẽ và giúp cho vật nuôi có sức chống bệnh tốt, được gọi chung là vệ sinh phòng bệnh.
- HS nêu mục đích, tác dụng của vệ sinh phòng bệnh khi nuôi gà.
- Nhận xét và tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1: Vệ sinh phòng bệnh nhằm tiêu diệt vi trùng gây bệnh, làm cho không khí chuồng nuôi trong sạch và giúp cơ thể gà tăng sức chống bệnh. Nhờ đó, gà khoẻ mạnh, ít bị các bệnh đường ruột, bệnh đường hô hấp và các bệnh dịch như bệnh cúm gà, bệnh Niu-cát-xơn, bệnh tụ huyết trùng,
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà
HS nhắc lại những công việc vệ sinh phòng bệnh.
a)Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn, uống
- HS đọc nội dung mục 2a (SGK) và HS kể tên các dụng cụ cho gà ăn, uống và nêu cách vệ sinh dụng cụ ăn, uống cho gà.
- Nhận xét, giảI thích – minh hoạ một số ý sau:
+ Dụng cụ ăn, uống của gà bao gồm máng ăn, máng uống. Thức ăn, nước uống của gà được cho vào máng để đảm bảo vệ sinh và tránh bị rơi vãi.
+ Thức ăn, nước uống của gà được đựng trực tiếp trong máng nên máng ăn, máng uống cần được cọ rửa thường xuyên để làm sạch vi trùng và các chất bẩn trong đó. Nếu không cọ rửa máng sạch sẽ thì vi trùng và những chất bẩn đọng trong máng sẽ theo thức ăn sẽ thức ăn vào cơ thể và gây bệnh đường tiêu hoá, bệnh giun sán cho gà.
- Tóm tắt nội dung cách vệ sinh dụng cụ cho gà ăn, uống:
+ Hằng ngày phải thay nước uống trong máng và cọ rửa máng để nước trong máng luôn trong sạch .
+ Sau một ngày, nếu thức ăn của gà còn trong máng, cần vét sạch để cho thức ăn mới vào. Không để thức ăn lâu ngày trong máng.
b) Vệ sinh chuồng nuôi
- Gọi HS nhắc lại tác dụng của chuồng nuôi gà (bài 16)
- HS nhớ lại và nêu tác dụng của không khí đối với đời sống động vật (môn Khoa học lớp 4). Từ đó yêu cầu HS nêu tác dụng của việc vệ sinh chuồng nuôi(giữ cho không khí chuồng nuôi luôn trong sạch và tiêu diệt các vi trùng gây bệnh có trong không khí).
- Nêu vấn đề: Nếu như không thường xuyên làm vệ sinh chuồng nuôi thì không khí trong chuồng nuôi sẽ như thế nào?
-	HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi. (Trong phân gà có nhiều khí độc. Nếu không được dọn dẹp thường xuyên, phân gà sẽ làm cho không khí tỏng chuồng nuôi bị ô nhiễm. Gà hít thở phải không khí ô nhiễm dễ bị mắc bệnh về hô hấp).
ở những nơi có nuôi gà, 
HS so sánh cách v ệ sinh chuồng nuôi ở gia đình hoặc địa phương với cách vệ sinh chuồng nuôi nêu trong SGK.
- Nhận xét và nêu tóm tắt tác dụng, cách vệ sinh chuồng nuôi gà theo nội dung SGK.
c) Tiêm thuốc, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà
- GV giải thích qua để HS hiểu được thế nào là dịch bệnh: Dịch bệnh là những bệnh do vi sinh vật g ây ra và có khả năng lây lan rất nhanh. Gà bị dịch bệnh thừơng bị chết nhiều (ví dụ bệnh Niu-cát-xơn, bệnh cúm gia cầm H5N1).
_ Yêu cầu HS đọc nội dung mục 2c và quan sát hình 2 (SGK) để nêu tác dụng của việc tiêm, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét và tóm tắt tác dụng của việc nhỏ thuốc, tiêm phòng bệnh cho gà.
IV – NHẬN XÉT – DẶN DÒ
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
- Hướng dẫn HS ôn lại các bài trong chương 2 và đọc trước bài 24 để ôn tập kiểm tra chương 2.
KHOA HỌC
BÀI 39: SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC
MỤC TIÊU: 
Sau bài học, HS biết:
	- Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học
	- Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
	- Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học.
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động 1: THẢO LUẬN 
* Mục tiêu: HS phân biệt được sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 79 SGK và thảo luận các câu hỏi:
- Trường hợp nào có sự biến đổi hóa học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
- Trường hợp nào có sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện mỗi nhóm trả lời một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
Dưới đây là đáp án:
Hình
Nội dung 
từng hình
Biến đổi
Giải thích
Hình 2
Cho vôi sống vào nước
Hoá học
Vôi sống khi thả vào nước đã không giữ lại được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành vôi tôi dẻo quánh, kèm theo sự toả nhiệt
Hình 3
Xé giấy thành những mảnh vụn
Lí học
Giấy bị xé vụn nhưng vẫn giữ nguyên tính chất của nó, không bị biến đổi thành chất khác
Hình 4
Xi măng trộn cát
Lí học
Xi măng trộn cát tạo thành hỗn hợp xi măng cát, tính chất của xi măng vẫn giữ nguyên, không đổi.
Hình 5
Xi măng trộn cát và nước
Hoá học
Xi măng trộn cát và nước sẽ tạo thành một hợp chất mới được gọi là vữa xi măng. tính chất của vữa xin măng hoàn toàn khác với tính chất của 3 chất tạo thành nó là cát, xi măng và nước.
Hình 6
Đinh mới để lâu ngày thành đinh gỉ
Hoá học
Dưới tác dụng của hơi nước trong không khí, chiếc đinh bị gỉ. Tính chất của đinh gỉ khác hẳn tính chất của đinh mới.
Hình 7
Thuỷ tinh ở thể lỏng sau khi được thổi thành các chai, lọ, để nguội trở thành thuỷ tinh ở thể rắn
Lí học
Dù ở thể rắn hay thể lỏng, tính chất của thuỷ tinh vẫn không thay đổi
Kết luận: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học.
Kết thúc hoạt động này, GV nhắc HS không đến gần các hố vôi đang tôi vì nó toả nhiệt, có thể rất nguy hiểm.
Hoạt động 3: TRÒ CHƠI “CHỨNG MINH VAI TRÒ CỦA NHIỆT TRONG BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC”
* Mục tiêu: HS thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi trò chơi được giới thiệu ở trang 80 SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Từng nhóm giới thiệu các bức thư của nhóm mình với các bạn khác trong nhóm khác.
Kết luận: 
Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.
Hoạt động 4: THỰC HÀNH XỬ LÍ THÔNG TIN TRONG SGK.
* Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về vai trò của anh sáng đối với sự biến đổi hoá học.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục Thực hành trang 80 ,81 SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trả lời câu hỏi của một bài tập. Các nhóm khác bổ sung.
Kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
ĐỊA LÝ:
BÀI 18: CHÂU Á (tiếp theo)
I - MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết: 
- Nêu được đặc điểm về dân cư, tên một số hoạt động kinh tế của người dân châu Á và ý nghĩa (ích lợi) của những hoạt động này.
- Dựa vào lược đồ (bản đồ), nhận biết được sự phân bố một số hoạt động sản xuất của người dân châu á.
- Biết được khu vực Đông Nam Á có khí hậu gió mùa nóng ẩm, trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp và khai thác khoáng sản.
II- CHUẨN BỊ: - Bản đồ các nước châu Á.
- Bản đồ tự nhiên châu Á.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
3. Cư dân châu Á.
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp) 
Bước 1: HS làm việc với bảng số liệu về dân số các châu ở bài 17, so sánh dân số châu á với dân số các châu lục khác để nhận biết châu á có số dân đông nhất thế giới, gấp nhiều lần dân số các châu khác. Đối với HS giỏi, có thể yêu cầu so sánh cả diện tích và dân số châu á với châu Mĩ để đưa ra nhận xét:
Diện tích châu á chỉ hơn diện tích châu Mĩ 2 triệu km2 nhưng dân số đông gấp trên 4 lần. Sau khi yêu cầu 2 hoặc 3 HS nêu nhận xét về sự cần thiết phải giảm mức độ gia tăng dân số để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Bước 2 : HS đọc đoạn văn ở mục 3, đưa ra được nhận xét người dân châu á chủ yếu là người da vàng và địa bàn cư trú chủ yếu của họ. HS quan sát hình 4 để thấy người dân sống ở các khu vực khác nhau có màu da, trang phục khác nhau.
Bước 3: GV bổ sung thêm về lí do có sự khác nhau về màu da đó; do họ sống ở các khu vực có khí hậu khác nhau. Người dân ở khu vực có khí hậu ôn hoà thường có màu da sáng, người ở vùng nhiệt đới có màu da sẫm hơn. GV có thể yêu cầu HS liên hệ với người Việt Nam để nhận biết rõ về người da vàng (còn có tên gọi chủng tộc Mông-gô-lô-it). GV cần khẳng định: dù có màu da khác nhau, nhưng mọi người đều có quyền sống, học tập và lao động như nhau.
Kết luận: Châu Á có dân đông nhất thế giới. Phần lớn dân cư châu á da vàng và sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ.
4. Hoạt động kinh tế
* Hoạt động 2 (làm việc cả lớp, sau đó theo nhóm nhỏ) 
Bước 1: HS quan sát hình 5 và đọc bảng chú giải để nhận biết các hoạt động sản xuất khác nhau của người dân châu Á.
Bước 2: GV cho HS lần lượt nêu tên một số ngành sản xuất: trồng bông, trồng lúa mì, lúa gạo, nuôi bò, khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô
Bước 3: HS làm việc theo nhóm nhỏ với hình 5, tìm kí hiệu về các hoạt động sản xuất trên lược đồ và rút ra nhận xét sự phân bố của chúng ở một số khu vực, quốc gia của châu á. HS cần nêu được: lúa gạo được trồng ở Trung Quốc, Đông Nam Á, ấn Độ; khai thác dầu mỏ ở Tây Nam Á, Đông Nam Á, sản xuất ô tô ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. 
Bước 4: GV nên bổ sung để HS biết thêm một số hoạt động sản xuất khác như trồng cây công nghiệp: chè, cà phê...hoặc chăn nuôi và chế biến thuỷ, hải sảnTrong phạm vi của bài, GV chỉ yêu cầu HS nhận biết một số lượng hạn chế ngành sản xuất chính. Đối với HS giỏi, có thể yêu cầu giải thích lí do trồng lúa gạo: là loại cây nhiều nước, nhiệt độ,

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_20_nam_hoc_2019_2020_ban_dep.docx
Giáo án liên quan