Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 18 - Năm học 2015-2016

Tiết 4: Khoa học (5B)

HỖN HỢP.

I-MỤC TIÊU:

 - Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp.

 - Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp (tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng, ).

- GDKNS: + Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề (tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp).

 + Kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp

 + Kĩ năng bình luận đánh giá về các phương án đã thực hiện.

- Giáo dục HS yêu thích khám phá, nghiên cứu.

II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 - Hình vẽ trong SGK trang 66, 67.

 - Chuẩn bị: Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, bát nhỏ, thìa nhỏ.

 Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước, phễu, giấy lọc, bông thấm nước đủ dùng cho các nhóm.

 Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nước), li (cốc) đựng nước, thìa đủ dùng cho các nhóm.

 Muối hoặc đường có lẫn đất, sạn.

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc16 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 18 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
củng cố bài.
Cách tiến hành:
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và phát cho các nhóm một số phiếu trắng.
4-Củng cố – dặn dò:
Nhận xét tiết học .
Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau “Hỗn hợp”.
- Theo dõi.
- Nghe và nhắc lại tên bài.
Học sinh 2 đội đứng xếp hàng dọc trước bảng.
Các nhóm cử đại diện lên chơi.
Lần lượt từng người tham gia chơi.
- HS nêu ý kiến.
- (1a: rắn, 1b: lỏng, 1c: khí).
- HS làm bài tập trong phiếu học tập.
- Các nhóm làm việc viết tên các chất ở 3 thể dán phiếu của mình lên bảng.
Cả lớp cùng kiểm tra xem nhóm nào có sản phẩm nhiều và đúng là thắng cuộc.
Tiết 2: Kĩ thuật
THỨC ĂN NUÔI GÀ (TT)
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của của một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà.
 - Biết liên hệ thức tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
	- Có ý thức nuôi gà và chăm sóc gà trong gia đình (nếu có).
	- Tích hợp GDNGLL:
	+ HS biết trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp thêm sân trường
	+HS hiểu thêm về giá trị của lao động từ đó giúp HS có ý thức lao động lành mạnh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 	- Tranh ảnh minh họa một số loại thức ăn chủ yếu để nuôi gà.
	- Phiếu học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1-Ổn định:
2-Kiểm tra:
- Hỏi: Ở gia đình em đã sử dụng những loại thức ăn nào để nuôi gà?
- GV nhận xét.
3-Bài mới:
a-Giới thiệu:
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
b-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Hoạt động nhóm.
Mục tiêu: HS trình bày được tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vi-ta-min, thức ăn tổng hợp.
Cách tiến hành:
- GV tóm tắt nội dung của tiết 1.
- Yêu cầu HS tiếp tục báo cáo kết quả thảo luận của tiết trước.
- GV nêu tóm tắt các loại thức ăn SGK và liên hệ thực tế cho HS.
= Kết luận chung:
- Khi nuôi gà cần nhiều loại thức ăn, nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho gà. Nguồn thức ăn nuôi gà rất phong phú. Có thể có thức ăn tự nhiên, có thể có thức ăn ăn đã qua chế biến tuỳ từng loại thức ăn và điều kiện nuôi gà.
* Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập.
Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi cuối bài.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi cuối bài.
- Trả lời câu hỏi cuối bài.
- Nhận xét chung kết quả học tập.
Hoạt động 3: Tổ chức cho HS làm vệ sinh lớp học , sân trường , làm cỏ cấc bồn cây, 
Mục tiêu: HS biết làm vệ sinh lớp học, sân trường , làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp thêm sân trường.
 Cách tổ chức:
- GV chia tổ sau đó phân công nhiệm vụ cho từng tổ.
- GV nhắc nhở HS giữ an toàn trong khi lao động 
Hoạt động 4: HS nêu cảm nghĩ của mình sau buổi lao động .
Mục tiêu: HS hiểu thêm về giá trị của lao động từ đó giúp HS có ý thức lao động lành mạnh.
-GV cho HS lần lượt nêu cảm nghĩ của mình sau các cơng việc mình đã làm . 
- GV chốt lại :Nhưng việc làm của các em đã sạch, đẹpcho trường, lớp .
4-Củng cố – dặn dò:
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau “Nuôi dưỡng gà”.
- 2 HS trả lời câu hỏi.
- Nghe và nhắc lại tên bài.
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Liên hệ các loại thức ăn phổ biến ở gia đình của HS.
- 3 HS nhắc lại kết luận.
- 1 HS đọc câu hỏi cuối bài.
- 2 HS trả lời câu hỏi.
- Nêu lại kết quả chung.
- HS chia tổ, nhận nhiêm vụ và tiến hành lao động theo sự hướng dẫn của GV và lớp phĩ lao động. 
- Từng HS nêu
Tiết 3: Địa lí
ÔN TẬP (tiếp theo)
I.MỤC TIÊU: 
- Biết một số đặc điêm về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta.
- Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
- Biết một số đặc điểm về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
- Giáo dục HS ý thức tự giác học tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Gọi HS trả lời câu hỏi về nội dung bài trước.
- GV nhận xét .
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu tiết học.
b.Hướng dẫn ôn tập:
- Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày.
- Treo các bản đồ trên lớp cho học sinh đối chiếu.
- Có thể chọn một trong hai phương án sau theo tình hình của lớp học:
- Trả lời các câu hỏi bài học trước .
- Làm việc cá nhân hoặc theo cặp theo nhóm. 
- Trình bày trước lớp 
Phương án 1: 
Phương án 2:
 - Cùng làm các bài tập trong SGK sau đó mỗi nhóm trình bày một bài tập, các nhóm khác bổ sung để hoàn thiện kiến thức. Học sinh chỉ trên bản đồ về sự phân bố dân cư, một số ngành kinh tế của nước ta.
- Mỗi nhóm hoàn thành một bài tập, sau đó trình bày kết quả và hoàn thiện kiến thức. Học sinh chỉ bản đồ treo tường về sự phân bố dân cư, một số ngành kinh tế của nước ta.
Kết luận:
1-Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, sống tập trung ở các đồng bằng và ven biển, các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi .
2-Câu a sai; câu b đúng; câu c đúng, câu d đúng ; câu e sai.
3-Các thành phố vừa là trung tâm công nghiệp lớn vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước là; thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Những thành phố cảng biển lớn là: Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.
3.Củng cố – dặn dò:
- Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị tiết sau 
Thứ ba ngày 5 tháng 1 năm 2016
Buổi sáng
Tiết 2: Khoa học (5A)
SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT.
(Đã soạn Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2016 )
Tiết 3: Lịch sử (5B)
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU:
- Củng cố những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
- Hệ thống được những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
- Tự hào về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi về nội dung bài “Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới”.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn ôn tập:
* Tổ chức cho HS trao đổi thảo luận theo nhóm 4 theo yêu cầu của GV.
- Dưới đây là những sự kiện chính trong lịch sử dân tộc ta từ năm 1858 đến năm 1945.
- Hãy điền vào chỗ chấm (......) thời gian xảy ra sự kiện lịch sử đó:
+ Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta.(....)
+ Phong trào Cần Vương( .............) 
+ Các phong trào yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám. (....)
+ Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. (....)
+ Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. (....)
+ Cách mạng tháng Tám thành công. (....)
+ Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập. (....)
- Phong trào Cần Vương diễn ra vào thế kỉ nào? Nửa đầu hay nửa cuối thế kỉ XIX?
- Phong trào Cần Vương gồm những cuộc khởi nghĩa nào? 
- Trước phong trào Cần Vương, cũng ở nửa cuối thế kỉ XIX có phong trào chống Pháp tiêu biểu do ai lãnh đạo? 
Chuyển: 
+ Từ năm 1958 đến cuối thế kỉ XIX nhân dân ta từ Nam ra Bắc liên tiếp đứng lên khởi nghĩa chống Pháp nhưng có giành được thắng lợi không? 
+ Sang đến đầu thế kỉ XIX nhân dân ta lại tiếp tục đấu tranh chống Pháp tiêu biểu là những phong trào yêu nước nào? 
+ Cách làm của cụ Phan Bội Châu là gì?
+ Cách làm của cụ Phan Chu Trinh và Hoàng Hoa Thám là gì? 
- Tất cả những cách làm này đã đúng chưa? Kết quả như thế nào? 
- Chính vì thấy rõ điều đó mà chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi để làm gì, vào ngày tháng năm nào? 
- Như vậy: LSVN từ 1858 - 1945 chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ 1958 đến cuối thế kỉ XIX các em nhớ những phong trào chống Pháp tiêu biểu nào? 
- Giai đoạn 2:Từ đầu TK XX đến trước 3.2.1930 các em nhớ những phong trào chống Pháp tiêu biểu nào? 
- Giai đoạn 3: Từ 1930 đến 1945 có Đảng lãnh đạo các em nhớ những phong trào nào? 
- Chuyển: Thảo luận nhóm để nắm chắc ý nghĩa lịch sử của một số sự kiện lịch sử chính trong giai đoạn này.
+ ý nghĩa lịch sử của sự kiện thành lập 
Đảng?
+ ý nghĩa lịch sử của CM tháng 8 - 1945?
+ ý nghĩa lịch sử của ngày 2.9.1945? 
- CMT8 đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp trong bao lâu?
- Chế độ phong kiến đã chấm dứt vào ngày tháng năm nào, bằng sự kiện gì? ở đâu? 
4.Củng cố - dặn dò:
- HS nhắc lại 3 giai đoạn từ 1958 – 1945.
- Nhắc lại ý nghĩa LS của sự kiện thành lập Đảng, cách mạng tháng Tám năm 1945, ngày 2.9.1945?
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi, thảo luận hoàn thành các câu hỏi.
- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Thế kỉ XIX
- Nửa cuối thế kỉ XIX
- Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.
- Do Trương Định lãnh đạo.
 - Các phong trào đều thất bại.
- Phong trào yêu nước của cụ Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám )
- Dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp
- Phan Chu Trinh: yêu cầu người Pháp làm cho nước ta giàu có văn minh. Hoàng Hoa Thám: trực tiếp đấu tranh chống Pháp một mình.
- Chưa đúng. Kết quả: đều bị thất bại.
- Để tìm đường cứu nước vào ngày 5.6.1911 tìm con đường đi khác hẳn các bậc tiền bối.
- HS nối tiếp nhau trả lời:
- Trương Định, Cần Vương
- Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám.
- Xô viết Nghệ - Tĩnh, CM tháng 8, sự kiện ngày 2.9.1945
- Sự kiện thành lập Đảng đã trở thành 1 mốc lớn trong lịch sử Việt Nam. Từ đây CMVN đã có Đảng lãnh đạo từng bước bước đi đến thắng lợi cuối cùng.
- Đây là sự kiện lịch sử vĩ đại trong lịch sử Việt Nam- Đập tan 2 tầng xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật
- Ngày 2.9.1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố nền độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
- Lật nhào chế độ phong kiến tồn tại ở nước ta gần 10 thế kỉ. 
- 30.8.1945; sự kiện: Bảo Đại đọc chiếu thoái vị trao ấn kiếm cho chính phủ lâm thời ở Huế.
Tiết 4: Khoa học (5B)
HỖN HỢP.
I-MỤC TIÊU:
 	- Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp.
 	- Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp (tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng,).
- GDKNS: + Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề (tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp).
 + Kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp
 + Kĩ năng bình luận đánh giá về các phương án đã thực hiện.
- Giáo dục HS yêu thích khám phá, nghiên cứu.
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 	- Hình vẽ trong SGK trang 66, 67.
 	- Chuẩn bị: Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, bát nhỏ, thìa nhỏ. 
 	Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước, phễu, giấy lọc, bông thấm nước đủ dùng cho các nhóm. 
 	Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nước), li (cốc) đựng nước, thìa đủ dùng cho các nhóm. 
 	Muối hoặc đường có lẫn đất, sạn.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Gọi 4 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét .
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
b-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
v	Hoạt động 1: Thực hành “Trộn gia vị”.
Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm.
Đại diện các nhóm nêu công thức trộn gia vị.
Các nhóm nhận xét, so sánh hỗn hợp gia vị ngon.
Hỗn hợp là gì?
- Kết luận: Tạo hỗn hợp ít nhất có hai chất trở lên trộn lẫn với nhau.
Nhiều chất trộn lẫn vào nhau tạo thành hỗn hợp.
v Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận.
Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 74 SGK và trả lời.
Hình
Công việc
Kết quả
1
Xay thóc
Trấu lẫn với gạo
2
Sàng
Trấu riêng, gạo riêng
3
Giã gạo
Cám lẫn với gạo
4
Giần, sảy
Cám riêng, gạo riêng
Chỉ nói tên công việc và kết quả của việc làm trong từng hình.
Kể tên các thành phần của không khí.
Không khí là một chất hay là một hỗn hợp?
Kể tên một số hỗn hợp mà bạn biết.
- GV kết luận: Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo. Đường lẫn cát, muối lẫn cát, không khí, nước và các chất rắn không tan,
v Hoạt động 3:
Mục tiêu: HS thực hành tách các chất trong hỗn hợp.
Cách tiến hành:
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hành trang 74 SGK. (1 trong 3 bài).
Bài 1:
Thực hành: Tách đất, cát ra khỏi nước.
Bài 2:
Thực hành: Tách dầu ăn ra khỏi nước.
Chuẩn bị:
Cách tiến hành:
Bài 3:
Thực hành: Tách đất, sạn ra khỏi muối và đường.
Chuẩn bị:
4-Củng cố – dặn dò:
- Hỏi : + Hỗn hợp là gì?
+ Hỗn hợp gồm các chất có tính chất gì?
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau “Dung dịch”.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ chất rắn có đặc điểm gì? Nêu ví dụ.
+ chất lỏng có đặc điểm gì? Nêu ví dụ.
+ chất khí có đặc điểm gì? Nêu ví dụ.
+ Một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác khi nào? Lấy ví dụ.
- Nghe và nhắc lại tên bài.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các nhiệm vụ sau:
a) Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột.
b) Thảo luận các câu hỏi:
- Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào?
Nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
Đại diện các nhóm trình bày.
Không khí là hỗn hợp.
(đường lẫn cát, muối lẫn cát, gạo lẫn trấu)
- Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước, phễu, giấy lọc, bông thấm nước.
Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước qua phểu lọc.
Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nước), li (cốc) đựng nước, thìa đủ dùng cho các nhóm.
Đổ dầu ăn vào nước khuấy kĩ rồi để yên. Nước lắng xuống, dầu ăn nổi lên thành một lớp ở trên nước. Dùng ống hút, tách dầu ra khỏi nước ( hoặc dùng thìa gạn).
- Muối hoặc đường có lẫn đất, sạn, li (cốc) đựng nước.
Đổ hỗn hợp vào nước khuấy lên cho đường, muối tan còn lại đất, sạn.
Tách chất rắn ra khỏi nước như bài 1, (cho nước bay hơi thu được đường hay muối ở dạng tinh thể).
Buổi chiều dạy lớp 5C
Tiết 1: Kĩ thuật
THỨC ĂN NUÔI GÀ (TT)
(Đã soạn Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2016 )
Tiết 2: Ôn Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Củng cố cách tính hình tam giác.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Hoạt động 1 :Ôn cách tính diện tích hình tam giác
- Cho HS nêu cách tính diện tích hình tam giác.
- Cho HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình tam giác.
Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài 1: Tam giác ABC có diện tích là 27cm2, chiều cao AH bằng 4,5cm. Tính cạnh đáy của hình tam giác.
Bài tập2: 
 Hình tam giác có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh 12cm. Tính cạnh đáy hình tam giác biết chiều cao 16cm.
Bài tập3: (HSKG)
 Hình chữ nhật ABCD có:
AB = 36cm; AD = 20cm	
BM = MC; DN = NC . Tính diện tích tam giác AMN?	
 36cm
 A	 B	
20cm M 
 D C
 N
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS nêu cách tính diện tích hình tam giác.
- HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình tam giác.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
 Cạnh đáy của hình tam giác.
 27 x 2 : 4,5 = 12 (cm)
 Đáp số: 12 cm.
Lời giải:
Diện tích hình vuông hay diện tích hình tam giác là:
 12 x 12 = 144 (cm2)
 Cạnh đáy hình tam giác là:
 144 x 2 : 16 = 18 (cm)
 Đáp số: 18 cm.
Lời giải: 
Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
 36 x 20 = 720 (cm2).
 Cạnh BM hay cạnh MC là:
 20 : 2 = 10 (cm)
Cạnh ND hay cạnh NC là:
 36 : 2 = 18 (cm)
Diện tích hình tam giác ABM là:
 36 x 10 : 2 = 180 (cm2)
Diện tích hình tam giác MNC là:
 18 x 10 : 2 = 90 (cm2)
Diện tích hình tam giác ADN là:
 20 x 18 : 2 = 180 (cm2)
Diện tích hình tam giác AMNlà:
 720 – ( 180 + 90 + 180) = 270 (cm2)
 Đáp số: 270 cm2
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
NGÀY HỘI “KHÉO TAY HAY LÀM”
1- Mục tiêu hoạt động 
- HS biết làm và trưng bày một số sản phẩm mang nét đặc trưng của tết truyền thống.
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc. Biết quan tâm đến mọi người, mọi việc trong gia đình và quý trọng những sản phẩm do mình làm ra. 
2- Quy mô hoạt động 
Tổ chức theo quy mô lớp, khối hoặc toàn trường 
3- Tài liệu và phương tiện 
- Các tranh, cảnh về hoa đào, hoa mai 
- Giấy màu, kéo, keo dán  để làm hoa 
4- Các bước tiến hành 
Bước 1: Chuẩn bị 
- trước 1 tuần, GV giới thiệu 
Trong ngày tết cổ truyền, nhân dân ra thường trang trí nhà cửa bằng cây (cành) đào (ở các tỉnh phía bắc) hoặc cây (cành) mai vàng ( ở các tỉnh phía nam). Hoa đào, hoa mai vàng luôn là loài hoa đặc trưng cho ngày tết. Để chuẩn bị cho ngày Hội “Khéo tay hay làm”, hưởng ứng “hội chợ xuân” của toàn trường, lớp chúng ta và trưng bày sản phẩm hoa đào, hoa mai. 
- Mỗi tổ chọn và làm một cây (hay một cành) hoa đào hoặc hoa mai vàng. 
Bước 2: GV hướng dẫn làm hoa 
* Gập và cắt bông hoa 5 cánh 
GV cho HS ôn lại cách cắt hoa năm cánh đã học ở lớp 3 
+ Tạo các đường dấu để gặp 
+ Gập, chia cánh hoa
+ Cắt cánh hoa 
Bước 3: Học sinh hoàn thành sản phẩm 
HS trưng bày sản phẩm về vị trí quy định 
Bước 4: Nhận xét - đánh giá 
Cả lớp quan sát, bình chọn và đánh giá các sản phẩm. GV khen ngợi những “nghệ nhân” với đôi bàn tay khéo kéo đã tạo ra những sản phẩm phục vụ cho ngày tết cổ truyền của dân tộc. Các sản phẩm này của lớp sẽ có mặt trong ngày “Hội hoa xuân” của trường, góp phần tô điểm cho vườn hoa rực rỡ, muôn màu sắc. Khuyến khích HS có thể làm một cành hoa nhỏ, tặng bạn bè, người thân trong dịp tết. 
- Tuyên bố kết thúc hội thi 
4, CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học dặn dò VN 
Thứ Tư ngày 6 tháng 1 năm 2016
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Toán - Tiếng việt
Thứ năm ngày 6 tháng 1 năm 2016
Buổi sáng dạy lớp 5A
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I-MỤC TIÊU:
 	- Giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân.
 	- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
 	- Làm các phép tính với số thập phân.
 	- Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
	+ Làm bài tập ở phần 1 và phần 2.
	- Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập.
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 	Phiếu bài tập có nội dung như SGK.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1-Ổn định:
2-Bài mới:
a-Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
b-Tổ chức cho HS tự làm bài:
- GV phát phiếu bài tập cho HS, yêu cầu HS tự làm bài.
c-Hướng dẫn chữa bài :
Phần 1 (3 điểm, mỗi lần khoanh đúng được 1 điểm).
- GV cho 1 HS đọc các đáp án mình chọn của từng câu.
Phần 2:
- GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng.
d-Hướng dẫn tự đánh giá:
- GV hướng dẫn HS tự chấm điểm theo biểu điểm ở trên rồi cho HS báo cáo các điểm của mình.
3-Củng cố – dặn dò:
- GV tổng kết tiết học.
- Nghe và nhắc lại tên bài.
- HS nhận phiếu và làm bài.
- 4 HS lên bảng làm bài 1, 2, 3, 4 của phần 2 trên bảng.
- 1 HS đọc cả lớp theo dõi và nhận xét.
1.Khoanh vào B 
2.Khoanh vào C 
3.Khoanh vào C 
- 4 HS nhận xét bài làm của bạn. HS cả lớp theo dõi và bổ sung.
Bài 1: (4 điểm, mỗi con tính đúng được 1 điểm).
a)39,72 + 46,18 = 85,9
b)95,64 – 27,35 = 68,29
c)31,05 x 2,6 = 80,73
d)77,5 : 2,5 = 31 
Bài 2: (1điểm, mỗi số điền đúng được 0,5 điểm).
a)8m5dm = 8,5m
b)8m25dm2 = 8,05m2
Bài 3: (1,5 điểm, mỗi câu lời giải và phép tính đúng được 0,5 điểm).
Bài giải
 Chiều rộng hình chữ nhật là:
15 + 25 = 40 (cm)
 Chiều dài hình chữ nhật là:
2400 : 40 = 60 (cm)
Diện tích hình tam giác MCD là:
60 x 2 : 2 = 750 (cm2)
 Đáp số: 750 cm2
Bài :(0,5 điểm).
X = 4 ; x = 4,01
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV.
Tiết 2: Kỹ thuật 
THỨC ĂN NUÔI GÀ (TT)
(Đã soạn Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2016)
Tiết 3: Địa lí 
ÔN TẬP (tiếp theo)
(Đã soạn Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2016 )
Tiết 4: Khoa học
HỖN HỢP.
(Đã soạn Thứ ba ngày 5 tháng 1 năm 2016 )
Buổi chiều dạy lớp 2C
Tiết 1 + 2: Ôn Tiếng việt
ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ
I. Mục tiêu
- Làm đúng các bài tập phân biệt au/ao: r/d/gi
II. Đồ dùng dạy - học 
- vở ôn, bảng, 
III. Hoạt động dạy -học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn ®Þnh tæ chøc 
2. KiÓm tra bµi cò 
- KiÓm tra VBT
GV nhËn xÐt
3. B

File đính kèm:

  • doctuần 18.doc