Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
CHỦ ĐỀ: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Hướng về ngày thành lập QĐND Việt Nam
I.Mục đích yêu cầu:
- HS hiểu được ý nghĩa của ngày thành lập QĐND Việt Nam và ngày Quốc phòng toàn dân 22- 12.
- Giáo dục lòng biết ơn và tự hào về những truyền thống ve vang,anh hùng của QĐND Việt Nam anh hùng.
II.Đồ dùng dạy học:
-GV sưu tầm các tài liệu ,tranh ảnh,câu hỏi, liên quan đến chủ đề.
-HS sưu ầm 1 số tư liệu có liên quan.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài(5 phút) :
GV nêu MĐ-YC tiết học,kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
2.Hoạt động 1(10 phút): HS tìm hiểu về ngày thành lập QĐND Việt Nam và ngày QPTD 22-12.
-GV phát cho mỗi tổ một phiếu học tập,các tổ thảo luận sau đó sẽ trả lời nhanh:
Câu hỏi:
1.QĐND Việt Nam được thành lập ngày tháng năm nào?(22-12-1944)
A. 22-12 -1944 B. 22-12- 1945
C. 22-12-1946 D. 22-12-1947
2.Khi mới hành lập QĐND Việt Nam có tên là gì?(đáp án C)
A.Quân đội quốc gia Việt Nam.
B.Cứu quốc quân.
C.Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
D.Vệ quốc quân.
3.Tính tới ngày 22-12-2012,QĐND Việt Nam tròn bao nhiêu tuổi?(68 năm).
4.Tên của người Anh hùng Quân đội ,người con của núi rừng Tây Nguyên là gì?(anh hùng Núp).
5.Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo thuộc tỉnh nào?(C.Tỉnh Cao Bằng)
A.Tỉnh Lạng Sơn B. Tỉnh Thái Nguyên
C.Tỉnh Cao Bằng D.Tỉnh Hà Giang
3.Hoạt động 2(17 phút): HS thi hát các bài hát hoặc đọc thơ,kể chuyện về chú bộ đội.
- GV cho các HS tự chia nhóm theo sở thích để thực hiện hoạt động.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày tiết mục của nhóm mình,các nhóm khác nhận xét,
**Hoạt động kết thúc(3 phút):
- GV cho HS hát tập thể bài hát do HS tự chọn nói về chú bộ đội.
- Chuẩn bị bài sau.
______________________
hồi tốt không? (N1 trả lời) + N3 hỏi Vì sao bạn biết cao su giãn ra rồi co lại? (N2 trả lời) +N1 hỏi. Bạn có chắc rằng cao su không tan trong nước không? (N3 trả lời) + N 4 hỏi Vì sao bạn biết cao su cách nhiệt, cách điện ? (N5 trả lời) + N 2 Bạn có chắc rằngcao su ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh không? (N4 trả lời) - Gv để giải quyết thắc mắc này ta làm như thế nào? + HS: Đọc sách, báo, hỏi người lớn, in- tơ- nét, đọc SGK, làm thí nghiệm - GV phương án thí nghiệm là tối ưu nhất. GV: Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm. - HS hoạt động theo nhóm 5 làm thí nghiệm, quan sát, mô tả hiện tượng và kết quả quan sát. GV phiếu học tập yêu cầu các nhóm thực hiện. - Từng nhóm nêu tên phiếu học tập. + Thí nghiệm 1: Ném quả bóng cao su xuống nền nhà. (N1) + Thí nghiệm 2: Kéo căng sợi dây chun hoặc dây cao su rồi thả ra.(N2) + Thí nghiệm 3: Thả một đoạn dây chun vào bát có nước.(N3) + Thí nghiệm 4: Bỏ cùng một lúc, một sợi chun vào li nướcđá và một sợi chun vào li nước nóng. (N4) + Thí nghiệm 5: Bọc miếng cao su bên ngoài li nước nóng.(N5) * Để làm thí nghiệm con cần những dụng cụ, đồ vật gì? (N1 trả lời 1 quả bóng cao su, nhóm 2: sợi dây chun hoặc dây cao su ; N3: dây chun và bát nước; N4: dây cao su và nước nóng, nước đá; N5 miếng cao su và 1 li nước nóng) - HS làm thí nghiệm1. - GV mời nhóm trường từng nhóm lên trình bày. Cả lớp theo dõi. + Để làm thí nghiệm này chúng ta cần 1 quả bóng cao su. Mời các bạn xem mình làm thí nghiệm. Khi ta ném quả bóng cao su xuống nền nhà, ta thấy quả bóng nẩy lên, chỗ quả bóng xuống nền nhà bị lõm xuống lại một chút rồi trở lại hình dáng ban đầu. Thí nghiệm chứng tỏ cao su có tính đàn hồi. - Bạn làm thí nghiệm hỏi có bạn nào thắc mắc nữa không? (Nếu không thì kết luận cao su có tính chất đàn hồi) - HS2 làm thí nghiệm2. + Để làm thí nghiệm này chúng ta cần 1 sơi dây cao su.các bạn xem mình làm thí nghiệm nhé. Dùng tay kéo căng sợi dây cao su, ta thấy sợi dây dãn ra nhưng khi ta buông tay dây ra tì sợi dây lại trở lại về hình dáng ban đầu. Thí nghiệm chứng tỏ cao su có tính đàn hồi.(tức là giãn ra co lại) - Bạn làm thí nghiệm hỏi có bạn nào thắc mắc nữa không? (Nếu không thì kết luận cao su có tính chất đàn hồi) - HS làm Thí nghiệm 3: Để làm thí nghiệm này mình cần 1 sợi dây chun và 1 bát nước lạnh. Mời các bạn xem mình làm thí nghiệm nhé. Thả một sợi dây chun vào bát nước, quan sát ta không thấy hiện tượng gì xẩy ra. TN đó chứng tỏ cao su không tan trong nước. - Bạn làm thí nghiệm hỏi có bạn nào thắc mắc nữa không? (Nếu không thì kết luận cao su có tính chất không tan trong nước) - GV làm thí nghiệm 4 trước lớp: GV để làm thí nghiệm này cần1 cốc nước đá và 1 cốc nước nóng và 2 sợi dây cao su, Mời các bạn xem mình làm thí nghiệm nhé. Bỏ cùng một lúc, một sợi chun vào li nướcđá và một sợi chun vào li nước nóng.Quan sát ta thấy dây chun vẫn bình thường. TN chứng tỏ cao su ít bị biến đổi khi gặp nóng lạnh. - Bạn làm thí nghiệm hỏi có bạn nào thắc mắc nữa không? (Nếu không thì kết luận cao su có tính chất ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh.) - GV làm thí nghiệm 5 trước lớp: GV để làm thí nghiệm này 1 cốc nước nóng và 1 miếng cao su, Mời các bạn xem mình làm thí nghiệm nhé. Rót 1 li nước nóng sau đó ta lấy miếng cao su quấn vào cốc nước.Mời 1 bạn lên sờ ngoài miếng cao su có thấy nóng tay không? ( không) .Điều đó chứng tỏ điều gì? (Không nóng chứng tỏ cao su không dẫn nhiệt) - Qua các thí nghiệm trên em thấy cao su có những tính chất gì? (cao su cách điện, cách nhiệt tốt) - GV kết luận cao su có tính đần hồi tốt, ít bị biến đổi khi gặp nóng và lạnh. - Theo em, cao su thường được sử dụng để làm gì ? + HS: Làm săm, lốp xe, làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc, đồ dùng gia đình. - Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su. + Không nên để đồ dùng làm bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Không để hoá chất dính vào cao su. * Kết luận : mục BCB sgk. IV-Củng cố,dặn dò: - Có bạn nào biết cao su được trồng nhiều nhất ở đâu không?(HSTL) + GV: Cây cao su được trồng tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, kế đến là Tây Nguyên. Cây cao su hiện nay đã được trồng rộng rãi ở Việt Nam. Hà Tĩnh chúng ta nay đã trồng cây cao su rồi như ở Hương Khê và Hương Sơn ta có xã Sơn Hồng đã đưa trồng cây cao su. Cây cao su có giá trị cao, từ trồng đến khi thu hoạch kéo dài 5- 7 năm sau đó thu hoạch kéo dài hàng năm. - Chúng ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng đồ dùng bằng cao su?( Không để ngoài nắng, không để hoá chất dính vào, không để nơi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.) - GVnhận xét tiết học.Học thuộc mục Bạn cần biết. _________________________________ Tập làm văn. LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả hoạt động) I-Mục tiêu: - Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người (BT1) - Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người (BT2) II-Đồ dùng: - Một số tranh ảnh về những người bạn, những em bé kháu khỉnh ở độ tuổi này. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: ***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển. - 2 HS lên bảng làm các bài tập luyện tập thêm của bài tập trước. - Lớp trưởng nhận xét kết quả. - Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. GV chấm và nhận xét một số đoạn văn tả hoạt động của một người ở tiết trước. B-Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS luyện tập. Bài 1: - HS đọc y/c bài tập. - GV giúp HS nắm vững y/c bài tập - HS viết dàn ý vào vở và trình bày trước lớp. Chú ý:Trọng tâm của bài là tả hoạt động, nhưng để bài văn thêm sinh động, em có thể đưa một vài chi tiết về đặc điểm hình dáng của em bé vào dàn ý. Chẳng hạn : - Mở bài : G thiệu em bé định tả : Em be đó là bé trai hay bé gáI ? Tên bé là gì ? Bé mấy tuổi, bé là con ai ? Bé có nét gì ngộ nghĩnh, đáng yêu ? - Thân bài : Tả bao quát về hình dáng em bé. + Thân hình em bé như thế nào ? + Mái tóc + Khuôn mặt,( miệng, má, răng) + Tay chân Tả hoạt động của em bé: + Nhận xét chung về em bé : Em thích nhất lúc bé làm gì ? Em hãy tả hoạt động của bé (khóc, cười, tập đi, tập nói, đòi ăn, chơi trò chơi, làm nũng mẹ, xem phim hoạt hình,) - Kết bài : Nêu cảm nghĩ của mình về em bé. Bài 2: Viết một đoạn văn tả hoạt động của em bé. Lưu ý: Khi viết một đoạn văn, cần xác định câu đầu đoạn giới thiệu hoạt động sẽ tả, các câu sau miêu tả cụ thể hoạt động đó. - HS làm bài vào giấy nháp. - Gọi một số HS đọc bài của mình, nhận xét. C- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại. - Tiết sau kiểm tra viết (tả người). _______________________________ Thứ Sáu, ngày 20 tháng 12 năm 2019 Toán GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM. I-Mục tiêu: Giúp HS: - Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số. -Bài tập 1;2(a,b); 3 II-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: ***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển. - 2 HS lên bảng làm các bài tập luyện tập thêm của bài tập trước. - Lớp trưởng nhận xét kết quả. - Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. - HS nêu cách tính phần trăm của hai số. - HS chữa bài làm thêm. B-Bài mới: 1. Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm. a. Giới thiệu cách tính tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600. - GV đọc ví dụ, ghi tóm tắt lên bảng. - HS thực hiện theo các bước: + Viết tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS toàn trường. + Thực hiện phép chia: 315: 600. + Nhân với 100 và chia cho 100 - GV nêu cách viết gọn: 315 : 600 = 0,525 = 52,5%. - HS nêu quy tắc. b. áp dụng giải bài toán có nội dung tìm tỉ số phần trăm trong SGK. - GV nêu bàid toán trong SGK và giảI thích, HS làm nháp. - Gọi 1 HS trình bày bài, nhận xét. 2. Thực hành : Bài 1 : HS viết lời giảI vào vở, sau đó thống nhất kết quả. Bài 2 a,b): GV giới thiệu mẫu sau đó HS chọn 1 trong 2 phần a,b để làm. - Gọi vài HS nêu kết quả. Bài 3 : HS tự làm bài theo bài toán mẫu sau đó chữa bài. - Chấm một số vở, nhận xét. Chú ý: - ở tiết này khái niệm tỉ số phần trăm đã mở rộng hơn .Chúng ta có thêmtỉ số a % với a là số thập phân. - Lần đầu tiên HS làm quen với cách viết gần đúng. GV nhắc HS người ta quy ước lấy 4 chữ số sau dấu phẩy khi chia để số phần trăm có 2 chữ số sau dấu phẩy. C- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. _________________________________ Hoạt động tập thể SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu: - Dánh giá nhận xét tuần qua. - Triển khai hoạt động tuần tới II. Nhận xét tuần qua: - Tổ trưởng báo cáo các hoạt động của tổ mình - Lớp trưởng báo cáo các hoạt động của lớp. + Nề nếp + Vệ sinh + Học tập - Giáo viên nhận xét chung + Tuyên dương những học sinh thực hiện tốt nội quy của lớp + Khuyến khích các học sinh còn bị vi phạm lớp và trường. II. Kế hoạch tuần tới: - Giáo viên nêu kế hoạch (nề nếp, kỷ luật, học tập. Giờ giấc) III. Thảo luận lớp: ______________________________ Hoạt động thư viện: ĐỌC SÁCH THEO CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN Hoạt động ngoài giờ lên lớp CHỦ ĐỀ: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN Hướng về ngày thành lập QĐND Việt Nam I.Mục đích yêu cầu: - HS hiểu được ý nghĩa của ngày thành lập QĐND Việt Nam và ngày Quốc phòng toàn dân 22- 12. - Giáo dục lòng biết ơn và tự hào về những truyền thống ve vang,anh hùng của QĐND Việt Nam anh hùng. II.Đồ dùng dạy học: -GV sưu tầm các tài liệu ,tranh ảnh,câu hỏi, liên quan đến chủ đề. -HS sưu ầm 1 số tư liệu có liên quan. III.Các hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài(5 phút) : GV nêu MĐ-YC tiết học,kiểm tra sự chuẩn bị của HS . 2.Hoạt động 1(10 phút): HS tìm hiểu về ngày thành lập QĐND Việt Nam và ngày QPTD 22-12. -GV phát cho mỗi tổ một phiếu học tập,các tổ thảo luận sau đó sẽ trả lời nhanh: Câu hỏi: 1.QĐND Việt Nam được thành lập ngày tháng năm nào?(22-12-1944) A. 22-12 -1944 B. 22-12- 1945 C. 22-12-1946 D. 22-12-1947 2.Khi mới hành lập QĐND Việt Nam có tên là gì?(đáp án C) A.Quân đội quốc gia Việt Nam. B.Cứu quốc quân. C.Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. D.Vệ quốc quân. 3.Tính tới ngày 22-12-2012,QĐND Việt Nam tròn bao nhiêu tuổi?(68 năm). 4.Tên của người Anh hùng Quân đội ,người con của núi rừng Tây Nguyên là gì?(anh hùng Núp). 5.Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo thuộc tỉnh nào?(C.Tỉnh Cao Bằng) A.Tỉnh Lạng Sơn B. Tỉnh Thái Nguyên C.Tỉnh Cao Bằng D.Tỉnh Hà Giang 3.Hoạt động 2(17 phút): HS thi hát các bài hát hoặc đọc thơ,kể chuyện về chú bộ đội. - GV cho các HS tự chia nhóm theo sở thích để thực hiện hoạt động. - Gọi đại diện các nhóm trình bày tiết mục của nhóm mình,các nhóm khác nhận xét, **Hoạt động kết thúc(3 phút): - GV cho HS hát tập thể bài hát do HS tự chọn nói về chú bộ đội. - Chuẩn bị bài sau. ____________________________ Lịch sử CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950 I.Mục tiêu: - Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Biên giới : + Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới,củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc,khai thông đường liên lạc quốc tế. + Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê. + Mất Đông Khê địch rút quân khỏi Cao Bằng theo Đường số 4,đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại Đông Khê. + Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt quân Pháp đóng trên Đường số 4 phải rút chạy. + Chiến dịch Biên giới thắng lợi,Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. - Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê.Bị trúng đạn,nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cách tay để tiếp tục chiến đấu. II.Đồ dùng dạy học: - Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. III.Hoạt động dạy học: A.Kiểm tra bài cũ(5 phút) ***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển. - 2 HS lên bảng làm các bài tập luyện tập thêm của bài tập trước. - Lớp trưởng nhận xét kết quả. - Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. - 3 HS lên bảng trả lời 3 câu hỏi + Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì? + Thuật lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947. + Nêu ý nghĩa của thắng lợi Việt Bắc thu - đông 1947. - GV nhận xét cho điểm. B. Bài mới (27 phút) HĐ1. Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 - GV cho HS quan sát bản đồ và giới thiệu các tỉnh trong căn cứ địa Việt Bắc. GV giới thiệu tình hình nước ta từ năm 1948 đến giữa năm 1950 : Ta mở 1 loạt các chiến dịch quân sự và giành được thắng lợi . Trong tình hình đó , thực dân Pháp âm mưu cô lập căn cứ địa Việt Bắc . + Nếu để Pháp tiếp tục khoá chặt biên giới Việt Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến Căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta? (... Căn cứ địa Việt Bắc bị cô lập không khai thông được đường liên lạc quốc tế ) + Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì? ( Chúng ta cần phá tan âm mưu khoá chặt biên giới của địch khai thong biên giới mở rộng quan hệ giữa ta và quốc tế) - HS trình bày - HS nhận xét. GV nhận xét. HĐ2. Diễn biến, kết quả chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4. HS đọc SGK và sử dụng lược đồ để kể lại một số sự kiện về chiến dịch Biên giới thu-đông 1950. Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét. Câu hỏi gợi ý : Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận đánh nào . hãy kể lại trận đánh đó. ? ( Trận Đông Khê ngày 16 - 9 - 1950 ...) + Sau khi mất đông Khê địch làm gì ? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch ? ( Quân Pháp ở cao Bằng bị cô lập chúng buộc phải rút lui khỏi Cao bằng, theo đường số 4 chiếm lại Đông Khê . Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt , quân địch ở đường số 4 phải rút chạy ) + Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới thu đông 1950 ( 29 ngày đêm chiến đấu ta diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch ,giải phóng 1 số thị xã và thị trấn , làm chủ 750 km trên dải biên giới Việt -Trung . Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng ) GV chuẩn kiến thức. HĐ3. ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2. - HS thảo luận các câu hỏi sau: + Nêu điểm khác chủ yếu của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. Điều đó cho thấy sức mạnh của quân và dân ta như thế nào so với những ngày đầu kháng chiến? + Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 đem lại kết quả gì cho cuộc kháng chiến của ta?( Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố mở rộng . Chiến thắng cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân và đường liên lạc với quốc tế được nối liền ) + Chiến thắng Biên giới thu- đông 1950 có tác động như thế nào đến địch? Mô tả những điều em thấy trong hình 3.( Địch thiệt hại nặng nề , hàng nghìn tên tù binh mệt mỏi , nhếch nhác lê bước trên đường , trông chúng thật thảm hại . - Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét. - GV chuẩn kiến thức. HĐ4. Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu - HS xem hình minh hoạ 1 và nói rõ suy nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. + Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu. Em có suy nghĩ gì về anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta? - HS trình bày - HS nhận xét - GV chuẩn kiến thức. C. Củng cố, dặn dò: (3p) - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. _________________________________ Tự học HOÀN THÀNH NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC I/ Mục tiêu : Hướng dẫn HS tự chọn nội dung học tập các môn học mà mình yêu thích, các môn học mà mình chưa hoàn thành hoặc các môn học mà mình hoàn thành chưa tốt . - Củng cố về chia một số thập phân cho một số tự nhiên. - Giải các bài toán có liên quan đến chia một số thập phân cho một số tự nhiên. II/ Các hoạt động dạy học : 1.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS . (2’) GV kiểm tra, nhận xét . 2.Nội dung bài : (32’) a.Giới thiệu bài . b. Hướng dẫn HS tự học: - GV chia các nhóm theo các phân môn đã học. HS tự tìm về các nhóm ngồi để hoàn thành các môn mà mình chưa hoàn thành hoặc hoàn thành chưa tốt ở các môn học gồm các môn học: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức , khoa học, lịch sử ( Lưu ý hs nếu bạn nào có nhiều môn chưa hoàn thành thì lần lượt làm xong và tự giác chuyển chỗ ngồi để hoàn thành tiếp môn khác ). c,GV định hướng: - Trong tiết học này các em có thể luyện lại các kiến thức mà mình đang cần luyện ví dụ: Đọc bài tập đọc, đặt câu, tìm từ, luyện viết, tính toán, hát, vẽ..... - HS chọn nhóm cho mình - Các nhóm trưởng điều khiển các nhóm hoạt động. - Nhóm HS yếu đọc, tính toán chậm, luyện đọc trôi chảy đoạn trong bài tập đọc mà em cần luyện - Nhóm viết chữ chưa đẹp ...cần luyện viết cho đúng mẫu, đúng cở chữ ). - Nhóm thích môn âm nhạc - Nhóm thích môn tập vẽ - Nhóm viết vào vở luyện viết tuần trước. - Nhóm hoàn thành các sản phẩm kĩ thuật - HS làm, GV theo dõi giúp đỡ - HS khá, giỏi đã hoàn thành các môn học (những HS đã hoàn thành các môn học trong tuần rồi) thì tự lựa chọn môn học yêu thích cho mình để tự học. - GV theo dõi giúp đỡ HS hoàn thành nội dung tự luyện - GV theo dõi và giúp đỡ HS CHT . * Bài tập bổ sung Bài tập 1: - HS nêu yêu cầuBT: Đặt tính rồi tính. 7,44 : 6 47,5 : 25 0,72 : 9 HSK làm thêm: 0,1904 : 8 20,65 : 35 3,927 : 11 HD hs đặt tính VD : 7,44 6 14 1,24 24 0 - HS làm bài vào vở, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. Bài tập 2 : Tìm x: a) X x 5 = 9,5 b) 42 x = 15,12 HS nêu cách tìm x ( thừa số) và tự làm vào vở VD : 5 = 9,5 42 x = 15,12 X = 9,5 : 5 x = 15,12 : 42 X = 1,9 x = 0,36 Bài 3:Trong 6 ngày cửa hàng vải Minh Hương đã bán được 342,3 m vải. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu mét vải? - 1 hs đọc bài toán - HD hs làm bài . HS làm bài vào vở, 1 hs lên bảng làm Bài giải : Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được là: 342,3 : 6 = 57,05 (m) Đáp số : 57,05 m 3.Củng cố, dặn dò: (2’) - HS đọc nội dung bài. - GV nhận xét giờ học. _________________________ Luyện Toán LUYỆN GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM I.Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về tìm tỉ số phần trăm của hai số. - HS biết giải được các bài toán đơn giản có ND tìm tỉ số phần trăm của hai số. II.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài:(2 phút) - GV nêu MĐ-YC tiết học. 2. Hoạt động 1 : Hướng dẫn hệ thống kiến thức: (3 phút) - Gọi HS nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. 3. Hoạt động 2 : Trũ chơi Ai nhanh, ai đúng : 27 phút) Bài 1:HS đọc yêu cầu và ND bài tập,Gv nêu bài mẫu: Mẫu: 1,5127 = 151,27% - Bài b,c,d HS tự làm bài rồi chữa bài,nhận xét kết quả. Bài 2: HS nêu yêu cầu bài: Tìm tỉ số phần trăm của hai số a.8 và 40. - HS nêu cách tính tỉ số phần trăm của 8 và 40?(lấy 8 : 40 = 0,2 x 100 = 20%). Bài b: HS tự làm ,2 HS lên bảng làm. Bài c: HSK làm thêm - Nhận xét bài làm. 4. Hoạt động 3: Tiếp sức đồng đội: Chia lớp thành 3 nhúm theo 3 dóy bàn cỏc bạn trong nhúm làm xong cú thể hướng dẫn cho các bạn yếu chưa làm được sau đó cử các nhóm nêu kết quả. Bài 3:Tính tỉ số phần trăm của hai số(theo mẫu). - GV gọi 1 HS làm bài mẫu để nắm kiến thức. Mẫu: 19 và 30 - Tỉ số phần trăm của 19 và 30 là: 19:30 = 0,6333 = 63,33%. - Lưu ý HS : Khi thực hiện phép chia ta chỉ lấy 4 chữ số của phần thập phân. Bài b. HS tự làm sau đó đổi chéo vở để kiểm tra kết quả. Bài c: HS K làm thêm. - 2 HS lên bảng chữa bài,GV cùng cả lớp nhận xét. Bài 4: HS đọc bài toán. - GV hỏi: Bài toán cho biết gì?(có 32 học sinh,trong đó có 24 HS thích tập bơi). - Bài toán hỏi gì?(Số HS tập bơi chiếm bao nhiêu phần trăm số HS của lớp). - HS nêu cách giải và giải bài toán vào vở,1 HS giải bảng phụ. - GV nhận xét 1 số bài rồi gọi HS nhận xét bài làm trên bảng phụ. Giải Số học sinh thích tập bơi chiếm số phần trăm là: 24 : 32 = 75% Đáp số: 75% C.Củng cố dặn dò: (3p) - GV nhắc lại ND luyện tập,lưu ý HS đối với bài tập 3. __________________________ Luyện Tiếng Việt : ÔN LUYỆN VĂN TẢ NGƯỜI (TẢ HOẠT ĐỘNG) I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của em bé ở tuổi tập nói tập đi ( hoặc 1 người thân trong gia đình em ). - Rèn kĩ năng chuyển 1 phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé ( 1 người thân trong gia đình em). II. Các hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra : (5 phút) - HS nêu bố cục dàn ý của 1 bài văn tả người . 2. Luyện tập :(27 phút) Hoạt động1 : HDHS làm bài tập: Bài 1 : HS đọc đề bài , gv ghi bảng a. Hãy tả hoạt động của 1 em bé ở tuổi tập đi tập nói . b. Hãy tả
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_5_tuan_15_nam_hoc_2020_2021.doc