Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2017-2018

I. MỤC TIÊU:

- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.

- Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quí trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Học sinh: SGK

2.Giáo viên:\

- Tranh minh hoạ trang 114 SGK

- Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc45 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
b. Tiến hành các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các khái niệm thương mại, nội thương, ngoại thương xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Em hiểu thế nào là thương mại, ngoại thương, nội thương, xuất khẩu, nhập khẩu? 
- Nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 2: Hoạt động thương mại của nước ta.
- Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm để TLCH: 
+ Hoạt động thương mại có ở những đâu trên đất nước ta?
+ Những địa phương nào có hoạt động thương mại lớn nhất cả nước? 
+ Nêu vai trò của các hoạt động thương mại? 
+ Kể tên một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta? 
+ Kể tên một số mặt hàng chúng ta phải nhập khẩu? 
- Hết thời gian thảo luận yêu cầu HS trình bày kết quả.
- KL: Thương mại gồm các hoạt động mua bán hàng hoá ở trong nước và với nước ngoài. Nước ta chủ yếu xuất khẩu các khoáng sản, hàng tiêu dùng, nông sản và thuỷ sản ; nhập khẩu các máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu.
Hoạt động 3: Ngành du lịch nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
+ Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở nước ta? 
+ Kể tên các trung tâm du lịch lớn ở nước ta? 
+ Em hãy cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta đã tăng lên? 
- KL: 
+ Nước ta có nhiều ĐK để phát triển du lịch.
+ Số lượng khách du lịch trong nước tăng lên do đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch phát triển. Khách du lịch nước ngoài nước ta đến nước ta ngày càng tăng.
+ Các trung tâm du lịch lớn: HN, TPHCM, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, ...
- Tổng kết nội dung chính của bài, rút ra bài học.
- Gọi HS đọc.
4. Củng cố, dặn dò: 
+ Kể tên các trung tâm du lịch lớn ở nước ta?
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
- HS hát
1HS nêu, lớp theo dõi nhận xét.
- Thương mại: Là ngành thực hiện việc mua bán hàng hoá.
Nội thương: Buôn bán ở trong nước.
Ngoại thương: Buôn bán với nước ngoài.
Xuất khẩu: Bán hàng hoá ra nước ngoài.
Nhập khẩu: mua hàng hoá từ nước ngoài về nước mình.
- Thảo luận nhóm 4, đọc SGK và TLCH: 
+ Hoạt động thương mại có ở khắp nơi trên đất nước ta trong các chợ, các trung tâm thương mại, siêu thị, trên phố, ...
+ Hà Nội và thành phố HCM là nơi có hoạt đông thương mại lớn nhất cả nước.
+ Nhờ có hoạt động thương mại mà sản phẩm của các ngành sản xuất đến được tay người tiêu dùng. Người tiêu dùng có sản phẩm để sử dụng. Các nhà máy, xí nghiệp, ... bán được hàng có điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Nước ta xuất khẩu các khoáng sản (than đá, dầu mỏ, ...) hàng công nghiệp nhẹ (giày da, quần áo, bánh kẹo, ...) các mặt hàng thủ công (bàn ghế, đồ gỗ các loại, đò gốm sứ, hàng mây tre đan, tranh thêu, ...) các nông sản (gạo sản phẩm cây công nghiệp, hoa quả, ...) hàng thuỷ sản (cá tôm đông lạnh, cá hộp, ....).
+ VN thường nhập khẩu máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu, ... để sản xuất, xây dựng. 
- Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ xung ý kiến.
+ Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, ... 
+ Các trung tâm du lịch lớn ở nước ta là: Hà Nội, TP HCM, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, ...
+ Những năm gần đây, nhờ đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch được cải thiện, lên lương khách du lịch tăng lên đáng kể. Khách nước ngoài đến nước ta cũng ngày càng đông.
- 3 HS đọc bài học.
- HS nêu
Ngày dạy: Thứ tư ngày 13 tháng 12 năm 2017
BUỔI SÁNG
Tiết 1
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và vận dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn.
* Bài 1 (a, b, c), bài 2 (a), bài 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK. 
2. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm phần a, b bài 4 tiết trước.
- Nhận xét 
3. Dạy – học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này chúng ta tiếp tục làm các bài toán luyện tập về các phép tính với số thập phân.
b. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Cho HS nêu yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét
Bài 2:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Em hãy nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức a?
- Yêu cầu HS trao đổi với bạn ngồi cạnh tự làm bài.
- Yêu cầu HS nêu kết quả.
- Nhận xét chữa bài ghi kết quả lên bảng.
Bài 3 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét bài của nhau.
- Nhận xét
4. Củng cố - Dặn dò 
+ Muốn tính giá trị của biểu thức ta làm như thế nào+..
TK: Qua bài các em thấy
- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS hát
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, lớp theo dõi nhận xét.
- HS nghe.
3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
266, 22 34
 28 2 7, 83
 1 02
 0
 483 35
 133 13, 8
 280
 0
 91, 08 3, 6
 19 0 25, 3
 1 08
 0
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính giá trị của biểu thức.
- Thực hiện phép trừ trong ngoặc, sau đó thực hiện phép chia, cuối cùng thực hiện phép trừ ngoài ngoặc.
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi với nhau, tự làm bài vào vở.
a) (128, 4 – 73, 2): 2, 4 – 18, 32
= 55, 2: 2, 4 – 18, 32
= 23 – 18, 32 = 4, 68
b) 8, 64: (1, 46 + 3, 34) + 6, 32
= 8, 64: 4, 8 + 6, 32
= 1, 8 + 6, 32 = 8, 12
- 1 số HS nêu kết quả, lớp theo dõi nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài toán.
- Thảo luận nhóm 4 cùng làm bài, một nhóm làm bài vào bảng nhóm dán bảng, trình bày kết quả.
Bài giải
Động cơ đó chạy được số giờ là:
120: 0, 5 = 240 (giờ)
 Đáp số: 240 giờ
- Các nhóm nhận xét bài của nhau.
- Trả lời.
Tiết 2
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
* HS khá, giỏi kể được một câu chuyện ngoài SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: SGK 
2. Giáo viên: - Bảng viết sẵn đề 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện Pa-xtơ và em bé.
- Yêu cầu HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Các em đã được biết rất nhiều người tận tâm tận lực góp công sức của mình vào việc chống lại đói nghèo, bệnh tật, mang lại hạnh phúc cho con người như bác sĩ Lu-i Pa-xtơ, cô giáo Y Hoa.. tiết học hôm nay các em kể lại những câu chuyện mà mình đã nghe, đã đọc về những con người như vậy cho cả lớp nghe.
b. Hướng dẫn kể chuyện
* Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài
- Phân tích đề bài, dùng phấn gạch chân từ: được nghe, được đọc, chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
- Yêu cầu HS đọc phần gợi ý
- Gọi HS giới thiệu câu chuyện mình đã chuẩn bị.
* Kể trong nhóm
- Yêu cầu HS thực hành kể trong nhóm. 
+ Giới thiệu truyện
+ Kể những chi tiết làm nổi rõ hoạt động của nhân vật.
+ Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
* Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể 
- Nhận xét kể hay nhất, hấp dẫn nhất
 4. Củng cố 
+ Một câu chuyện gồm mấy nhân vật?
- Tổng kết: Qua bài các em thấy, 
5. Dặn dò: 
- Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị một câu chuyện kể về một buổi sum họp đầm ấm trong một gia đình.
- Nhận xét tiết học.
- HS hát
- 3 HS kể, 1HS nêu ý nghĩa. Lớp theo dõi nhận xét.
- HS nghe.
- 2 HS đọc đề bài
- 2 HS nối tiếp đọc phần gợi ý
- Giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể
+ Tôi xin kể câu chuyện về một anh sinh viên tình nguyện lên tham gia dạy xoá mù chữ ở huyện Mù Căng Chải tỉnh Yên Bái câu chuyện này tôi được xem trên ti vi
+ Tôi xin kể câu chuyện về anh Nam, anh là người đã nghĩ ra chiếc máy xúc bùn tự động mang lại lợi ích kinh tế cho người dân xã anh. Câu chuyện tôi đọc trên báo an ninh thế giới.
+ Tôi xin kể câu chuyện cô Trâm. Cô đã nuôi dạy 20 em bé mồ côi lang thang.. câu chuyện tôi đọc trên báo phụ nữ.
- Thực hành kể chuyện trong nhóm, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện từng nhóm thi kể chuyện trước lớp, các nhóm khác theo dõi hỏi lại nhóm bạn. Bình chọn nhóm kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất.
- Một câu chuyện thường gồm 2 nhân vật trở lên.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1
TẬP ĐỌC
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I. MỤC TIÊU
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).
* HS khá, giỏi đọc diễn cảm được bài thơ với giọng vui, tự hào.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. Học sinh: SGK 
 2. Giáo viên: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ viết câu khó, đoạn khó, ý nghĩa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo
+ Người dân Chư lênh đón tiếp cô giáo như thế nào?
+ Bài tập đọc cho em biết điều gì?
- Nhận xét
3. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh
- Bài thơ về ngôi nhà đang xây các em học hôm nay cho chúng ta thấy vẻ đẹp, sự sống động của ngôi nhà đang xây dở cho ta thấy một đất nước đang phát triển, nhiều tiềm năng lớn. Các em cùng học bài để hiểu rõ điều đó.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
+ Bài chia làm mấy đoạn? 
- Yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp lần 1, chú ý sửa lỗi phát âm.
- Ghi bảng từ khó đọc: bác thợ nề, sẫm biếc, huơ huơ.
- Gọi HS đọc từ khó.
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2.
- Gọi HS đọc từ chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Đọc mẫu toàn bài chú ý cách đọc
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm bài và câu hỏi
+ Các bạn nhỏ quan sát những ngôi nhà đang xây khi nào?
+ Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
+ Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà?
+ Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi.
+ Bài thơ cho em biết điều gì?
- Ghi nội dung chính lên bảng, gọi HS đọc.
Hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta.
* Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu HS đọc toàn bài, lớp tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 1, 2
+ Treo bảng phụ ghi đoạn luyện đọc
+ HDHS đọc, đọc mẫu
+ Yêu cầu luyện đọc trong nhóm
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét 
4. Củng cố - Dặn dò 
+ Nêu nội dung, ý nghĩa của bài.
- GV nhận xét tiết học
- HS hát
- 2 HS đọc nối tiếp mỗi em một đoạn và trả lời câu hỏi
- Tranh vẽ bạn nhỏ đang đi học qua một công trường đang xây dựng
- HS nghe
- 1 HS đọc toàn bài
- Bài chia làm 2 đoạn: 
Đoạn 1: Từ đầu cho đến màu vôi, gạch.
Đoạn 2: Phần còn lại.
- 2 HS đọc nối tiếp
- Đọc cá nhân.
- 2 HS đọc nối tiếp.
- 1HS đọc từ chú giải
- HS luyện đọc cho nhau nghe
- Theo dõi SGK.
- Lớp đọc thầm đoạn và 1 HS đọc to lần lượt các câu hỏi
+ Các bạn nhỏ quan sát những ngôi nhà đang xây khi đi học về 
+ Những ngôi nhà đang xây với giàn giáo như cái lồng che chở, trụ bê tông nhú lên, bác thợ nề đang cầm bay, ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi gạch, những rãnh tường chưa trát.
+ Những hình ảnh:
- Giàn giáo tựa cái lồng
- Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây
- ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
- ngôi nhà như bức tranh còn nguyên vôi vữa.
+ Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa
Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường
Làn gió mang hương, ủ đầy những rãnh tường chưa trát.
Ngôi nhà lớn lên với trời xanh
+ Bài thơ cho em thấy vẻ đẹp của những ngôi nhà đang xây, điều đó thể hiện đất nước ta đang đổi mới từng ngày.
ND: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.
- 1 HS đọc
Nghe
- HS đọc trong nhóm
- 3 HS tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp, lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS nêu.
Tiết 2
LỊCH SỬ
CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG 1950
I. MỤC TIÊU: 
- Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Biên giới trên lược đồ:
+ Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
+ Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê.
+ Mất Đông Khê, địch rút quân khỏi Cao Bằng theo Đường số 4 đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại Đông Khê.
+ Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt, quân Pháp đóng trên Đường số 4 phải rút chạy.
+ Chiến dịch Biên giới thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
- Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu.
trang sử vẻ vang của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: SGK 
2. Giáo viên: 
- Lược đồ chiến dịch Biên giới thu- đông 1950
- Các hình minh hoạ trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng nêu bài học.
- Nhận xét 
3. Bài mới
 a. Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài: “Chiến thắng biên giới thu – đông 1950”
- HS hát
- 2, 3 HS nêu bài học, lớp theo dõi nhận xét.
2. Nội dung bài: 
* Hoạt động 1: Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - ông 1950
- Dùng bản đồ VN để giới thiệu các tỉnh trong căn cứ VB.
Từ năm 1948 đến giữa năm 1950 ta mở chiến dịch quân sự và giành được nhiều thắng lợi.Trong tình hình đó TDP âm mưu lập căn cứ địa VB. Chúng khoá chặt biên giới Việt- Trung. Tập trung lực lượng lớn ở đông bắc trong đó có 2 cứ điểm lớn là Cao Bằng, Đông khê Ngoài ra còn nhiều cứ điểm khác, tạo thành một khu vực phòng ngự có sự chỉ huy thống nhất và có thể chi viên lẫn nhau.
+ Nếu để Pháp tiếp tục khoá chặt biên giới việt Trung sẽ ảnh hưởng gì đến căn cứ địa VB và kháng chiến của ta? 
+ Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì?
GV: Trước âm mưu cô lập CB khoá chặt biên giới Việt Trung của địch Đảng và chính phủ ta đã quyết định mở chiến dịch biên giới thu- đông 1950 nhằm mục đích: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng vùng biên giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa VB đánh thông đường liên lạc quốc tế với các nước XHCN.
+ Nếu tiếp tục để địch đóng quân tại đây và kháo chặt biên giới Việt Trung 
thì căn cứ địa của ta sẽ bị cô lập không khai thông được đường liên lạc với quốc tế.
+ Lúc này chúng ta cần phá tan âm mưu khoá chặt biên giới của địch khai thông biên giới...
* Hoạt động 2: Diễn biến kết quả chiến dịch Biên giới thu- đông 1950
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm và đọc SGK lược đồ.
+ Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới thu- đông?
- Nhận xét KL 
* Hoạt động 3: ý nghĩa của chiến thắng biên giới thu- đông 1950.
- Yêu cầu cả lớp thảo luận nhóm 2
+ Nêu điểm khác chủ yếu của chiến dịch biên giới thu - đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc 1947? 
+ Chiến thắng biên giới thu- đông 1950 đem lại kết quả gì cho cuộc kháng chiến của ta?
+ Chiến thắng biên giới thu -đông 1950 có tác động thế nào đến địch? Mô tả những điều em thấy trong hình 3?
- Nhận xét KL: Thắng lợi của chiến dịch biên giới thu - đông 1950 tạo một chuyển biến cơ bản cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. đưa kháng chiến vào giai đoạn mới, giai đoạn chúng ta nắm quyền chủ động tiến công phản công trên chiến trường Bắc Bộ.
* Hoạt động 4: BH trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 gương chiến đấu của anh La Văn Cầu
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, xem hình 1 và nói rõ BH trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
+ Hãy kể những điều em biết về La Văn Cầu. Em có suy nghĩ gì về anh?
- Nhận xét, sửa sai.
4. Củng cố 
- Gọi HS đọc bài học
- Tổng kết bài: Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 với trận đánh Đông Khê nổi tiếng đã đi vào lịch sử chống pháp xâm lược như một trang sử hào hùng của dân tộc ta. Tấm gương anh La Văn Cầu mãi mãi soi sáng cho mọi thế hệ trẻ VN mãi mãi là niềm kiêu hãnh cho mọi người VN trong sự nghiệp giữ nước vĩ đại.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
- Đọc SGK và trao đổi nhóm
+ Qua 29 ngày đêm chiến đấu ta đã diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch, giải phóng một số thị trấn thị xã làm chủ 750 km trên dải biên giới Việt Trung. căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng
- Thảo luận nhóm 2
+ Chiến dịch Biên giới 1950 ta chủ động mở và tấn công địch. chiến dịch VB 1947 địch tấn công ta, ta đánh lại và giành chiến thắng. 
Chiến thắng biên giới thu- đông 1950 cho thấy quân đội ta đã lớn mạnh và trưởng thành rất nhanh so với ngày đầu kháng chiến, ta có thể chủ động mở chiến dịch và đánh thắng địch.
+ Căn cứ địa VB được củng cố và mở rộng. Chiến thắng đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân, đường liên lạc với quốc tế được nối liền.
+ Địch thiệt hại nặng nề. Hàng nghìn tên tù binh mệt mỏi, nhếch nhác lê bước trên đường, trông chúng thật thảm hại.
- Quan sát hình và nêu: 
+ Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận. Kiểm tra kế hoạch và công tác chuẩn bị, gặp gỡ động viên cán bộ chiến sĩ dân công tham gia chiến dịch. Hình ảnh Bác Hồ đang quan sát mặt trận Biên giới thu - đông 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận, kiểm tra kế hoạch và công tác chuẩn bị, gặp gỡ đọng viên cán bộ, chiến sĩ dân công tham gia chiến dịch. Hình ảnh bác hồ đang quan sát trận địa biên giới, xung quanh là các chiến sĩ của ta cho thấy bác thật gần gũi với các chiến sĩ và sao sát trong kế hoạch chiến đấu, bức ảnh cũng gợi nét ung dung của bác nét ung dung của Người trong tư thế chiến thắng. 
+ Nêu ý kiến trước lớp
- 2, 3 em đọc bài học
- Lắng nghe
Tiết 3
TIẾNG VIỆT (TC)
LUYỆN ĐỌC
HẠT GẠO LÀNG TA- BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU:
-RÌn kü n¨ng ®äc tr¬n toµn bµi , biÕt ng¾t nghØ hîp lÝ.
- KÌm ®äc cho hs ®äc yÕu.
II. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY- HOÏC CHUÛ YEÁU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giíi thiÖu bµi .
2. Ph¸t triÓn bµi .
H§1: LuyÖn ®äc .
*MT: RÌn kü n¨ng ®äc tr¬n toµn bµi , biÕt ng¾t nghØ hîp lÝ..KÌm ®äc cho hs ®äc yÕu.
H§2: Hoµn thµnh kÕ ho¹ch bµi d¹y.
- Gv tæ chøc cho hs luyÖn ®äc .
- Hs luyÖn ®äc theo h×nh thøc c¸ nh©n, tæ, nhãm.
- C¶ líp b×nh chän c¸ nh©n , nhãm ®äc hay.
- Gv kÌm ®äc cho hs ®äc yÕu ( yªu cÇu ®äc tr¬n toµn bµi ).
- Cho hs ®äc yÕu ®äc cÆp ®«i.
- Gv nhËn xÐt giê häc.
Ngày dạy: Thứ năm ngày 14 tháng 12 năm 2017
TiÕt 1
TOÁN
TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm.
- Biết viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm.
* Bài 1, bài 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK. 
2.Giáo viên: Hình vuông kể ô 100 ô, tô màu 25 ô để biểu diễn 25%.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 4 (trang 73) phần a, b.
- Nhận xét 
3. Dạy – học bài mới:
a.Giới thiệu bài: Trong thực tế các em thường xuyên nghe trên loa đài, truyền hình, đọc báo.... thấy có các con số như tỉ lệ tăng dân số 0, 18%, tỉ lệ đất rừng là 25%, tỉ lệ người lao động chưa có việc làm là 47%....Những con số ấy gọi là gì?
Chúng có ý nghĩa như thế nào?
Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
b. Giới thiệu khái niệm tỉ số phần trăm.
* Ví dụ 1:
- Nêu bài toán: Diện tích của một vườn trồng hoa là 100m², trong đó có 25m² trồng hoa hồng. Tìm tỉ số của diện tích hoa hồng và diện tích vườn hoa.
+ Tỉ số là gì? 
+ Tìm tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, sau đó vừa chỉ vào hình vẽ vừa giới thiệu:
+ Diện tích vườn hoa là 100m².
+ Diện tích trồng hoa hồng là 25m².
+ Tỉ số của diện tích trồng hoa và diện tích vườn hoa là: .
+ Ta viết = 25% đọc là hai mươi lăm phần trăm.
+ Ta nói: Tỉ số phần trăm của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa là 25% hoặc diện tích trồng hoa hồng chiếm 25% diện tích vườn hoa.
- Cho HS đọc và viết 25%
* Ví dụ 2:
- Nêu bài toán ví dụ: Một trường có 400 học sinh, trong đó có 80 học sinh giỏi. Tìm tỉ số của số học sinh giỏi và số học sinh toàn trường.
- Yêu cầu HS tính tỉ số giữa số học sinh giỏi và số học sinh toàn trường.
+ Hãy viết tỉ số giữa số học sinh giỏi và số học sinh toàn trường dưới dạng phân số thập phân?
+ Hãy viết tỉ số dưới dạng tỉ số phần trăm?
+ Vậy số học sinh giỏi chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh toàn trường?
- Tỉ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_15_nam_hoc_2017_2018.doc