Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021 - Phan Trí Dũng

Tập làm văn

LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP

I. Mục tiêu

- Ghi lại được biên bản 1 cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung theo gợi ý ở SGK.

* GDKNS: KN ra quyết định ; KN Hợp tác.

II.Đồ dùng dạy học : Bảng nhúm

III. Hoạt động dạy và học

 1/ Kiểm tra bài cũ : (5 Phút)

- Kiểm tra theo nhóm 4. Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn trước.

Nhóm trưởng nêu lại yêu cầu và tổ chức kiểm tra trong nhóm.

Các nhóm báo cáo kết quả, GV kiểm tra xác suất 1 số HS, nhận xét chung.

2/Giới thiệu bài .(2 phút)

3/ Bài mới

 

docx20 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 67 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021 - Phan Trí Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loại hình giao thông vận tải
- HS trả lời câu hỏi ở SGK
- Đai diện HS trình bày kết quả GV giúp HS hoàn thiện các câu trả lời đúng và kết luận: 
 Nước ta có đủ các loại hình GTVT: đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không. Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách.
- GV tổ chức cho HS kể tên các PTGT thường được sử dụng.
 + Đường ô tô: Phương tiện là các loại ô tô, xe máy,.... 
+ Đường sắt: Phương tiện là tàu hoả 
+ Đường sông: Phương tiện là tàu thuỷ, ca nô, tàu cánh ngầm, thuyền, bè. 
+ Đường biển: Phương tiện là tàu biển 
+ Đường hàng không: Phương tiện là máy bay. 
*HĐ2: ( 9 phút) Phân bố một số loại hình giao thông 
- HS QS lược đồ giao thông vận tải và hỏi đây là lược đồ gì? cho biết tác dụng của nó?
 + HS chỉ trên lược đồ những tuyến đường giao thông quan trọng ở nước ta.
 + Nhận xét sự phân bố các loại hình giao thông ở nước ta?
 + Nêu tên và chỉ trên bản đồ:
Các sân bay quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng.)
Các cảng lớn (Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh...)
Các đầu mối giao thông quan trọng của nước ta (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh...).
GV kết luận: Nước ta có mạng lưới GT toả khắp đất nước. Các tuyến GT chính chạy theo chiều Bắc - Nam vì phần đất liền nước ta kéo dài từ Bắc vào Nam.
Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam là tuyến đường ô tô, đường sắt dài nhất VN 
*HĐ3 :( 5 phút) Trò chơi thi chỉ đường.
- GV tổ chức cho HS thi chỉ đường như sau:
+ HS quan sát trên lược đồ HS dưới lớp nêu câu hỏi nhờ các bạn chỉ đường
4/ Củng cố dặn dò :( 5 phút) Hiện nay nước ta xây dựng tuyến đường nào để phát triển kinh tế - xã hội vùng núi phía Tây nước ta? (đường mòn Hồ Chí Minh)
- Em biết gì về đường mòn Hồ Chí Minh? (Đó là con đường huyền thoại, đã đi vào lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, nay đã và đang góp phần phát triển kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh miền núi.)
- Nêu các biện pháp bảo vệ đường giao thông và chấp hành luật giao thông( HS nêu). GV kết luận và liên hệ việc gópp phần bảo vên đường GT và chấp hành luật GT cũng đã góp phần vào việc BVMT.
- GV tổng kết giờ học.
----------------------------------------------
Khoa học
XI MĂNG
I. Mục tiêu:Giúp HS:
- Nhận biết được tính chất của xi măng.
- Nhận biết được công dụng của xi măng.
- Biết được các vật liệu dùng để sản xuất xi măng.
II. Đồ dùng dạy học : + Hình minh họa trong SGK; VBT
III. Hoạt động dạy và học
1/ Kiểm tra bài cũ : (5 Phút)
- Kiểm tra theo nhóm 4. Kể tên những đồ gốm mà em biết? Hãy nêu tính chất của gạch ngói?
Nhóm trưởng nêu lại yêu cầu và tổ chức kiểm tra trong nhóm.
Các nhóm báo cáo kết quả, GV kiểm tra xác suất 1 số HS, nhận xét chung.
2/ Giới thiệu bài: :( 1 phút): Nêu mục tiêu và giới thiệu tiết học
3/ . Bài mới. *HĐ1 : ( 10 phút) Thảo luận
- HS làm việc theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau:
+ Xi măng được dùng để làm gì? (HS trả lời)
+ Hãy kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta mà em biết?( Nhà máy xi măng Hoàng Thạch , Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên....)
 *HĐ2 :( 12 phút) Thực hành xử lí thông tin
MT: HS: -Kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất xi măng.
-Nêu được tính chất và công dụng của xi măng
+ Cách tiến hành: Cho hoạt động theo nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
- Xi măng được làm từ những vật liệu nào? (Được làm từ đất sét đá vôi và 1 số phụ chất khác)
 -Xi măng có tính chất gì? (Có màu xám xanh( hoặc nâu đất, trắng). Xi măng không tan khi bị trộn với 1ít nước mà trở nên dẻo; khi khô kết thành tảng cứng như đá.)
 - Xi măng được dùng để làm gì? (Vữa xi măng, đổ bê tông’ cốt thép..)
 - Vữa xi măng do nguyên vật liệu nào tạo thành?( Xi măng trôn với cát và nước)
 - Vữa xi măng có tính chất gì? (Khi khô trở nên cứng,không bị rạn,không thấm nước) 
 - Vữa xi măng dùng để làm gì? ( Dùng để trát tường, trát các bể chứa , xây nhà)
 - Bê tông do các vật liệu nào tạo thành?( Xi măng, cát, sỏi(hoặc đá) trộn đều với nước 
 - Bê tông có ứng dụng gì?( Bê tông chịu nén tốt, dùng để lát đường)
 - Bê tông cốt thép được tạo bởi các vật liệu nào?( Dùng xi măng, cát, sỏi( hoặc đá) với nước rồi đổ vào khuôn có cốt thép)
- Nêu tính chất công dụng của bê tông cốt thép? ( Bê tông cốt thép chịu được các lực kéo, nén và uốn, được dùng để xây nhà cao tầng, cầu đập nước...)
 - Cần lưu ý điều gì khi sử dụng vữa xi măng? (Vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, để khô sẽ bị hỏng)
 - Cần bảo quản xi măng như thế nào? (Bảo quản ở nơi khô, thoáng khí vì nếu để nơi ẩm hoặc để nước thấm vào, xi măng sẽ kết lại thành tảng, cứng như đá, không dùng được nữa.)
 - Đại diện các nhóm lên trình bày, Nhóm khác bổ sung.
 - GV kết luận: Xi măng được dùng để SX ra vữa xi măng, bê tông và bê tông cốt thép. Các sản phẩm từ xi măng đều được sử dụng trong xây dựng...
4/ Củng cố dặn dò:( 4 phút) - Gv nhận xét tiết học
- Ghi nhớ các thông tin về xi măng và tìm hiểu về thủy tinh.
-----------------------------------------------------------
Toán
Tiết 70 : CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Biết chia 1STP cho 1 STP và vận dụng giải các bài toán có lời văn.(BT 1a,b,c; 2)
II.Đồ dùng dạy học : Bảng nhúm
III.Hoạt động dạy và học
1/ Kiểm tra bài cũ : (5 Phút) 
- Kiểm tra theo nhóm 4. Nêu cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân?
- Đặt tính rồi tính: a) 125 : 0,15 b) 27 : 12,54 c) 146 : 1,23
 - Nhóm trưởng nêu lại yêu cầu và tổ chức kiểm tra trong nhóm.
Các nhóm báo cáo kết quả, GV kiểm tra xác suất 1 số HS, nhận xét chung.
2/ Giới thiệu bài. ( 1phút) ): Nờu mục tiờu và giới thiệu tiết học
3/ Bài mới:(15 phút) Hình thành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Ví dụ1: GV nêu bài toán.
 HS nêu phép tính giải bài toán : 23,56 : 6,2
- GV hướng dẫn HS chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên (như SGK) rồi thực hiện phép chia như trong SGK
GV hướng dẫn HS chia như sau:
 23,5,6 6,2
 4 96 3,8
 0 - HS nêu cách thực hiện phép chia.
- GV ghi các bước thực hiện lên góc bảng.
Ví dụ 2. GV nêu phép chia, HS vận dụng cách chia ở ví dụ 1 rồi thực hiện phép chia.1 HS lên bảng trình bày, GV nhận xét 
 GV HD HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
- GV nêu quy tắc trong SGK, giải thích cách thực hành cụ thể
4/ Thực hành:( 13 phút) luyện tập
 Các nhóm trưởng điều hành nhóm mình làm bài cá nhân vào vở sau đó chia sẻ 
trong nhóm rồi chia sẻ trước lớp.
- GV theo dõi giúp đỡ những HS còn lung túng.
- HS chữa bài, GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng:
 Bài 1: GV viết từng phép tính lên bảng, HS làm vào vở, lần lượt mỗi phép tính 1 HS lên bảng trình bày và nêu cách thực hiện GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
 a) 197,2 58 b) 82,16 52
 232 3,4 301 1,58
 0 416 
 0
c) 1288 025 d) (HSNK) 1740 145
 38 51,52 290 12
 130 0
 50
 0
Bài 2. 1 HS đọc đề bài,GV tóm tắt bài toán lên bảng và hướng dẫn HS làm bài vào vở, 
1 HS làm vào bảng nhóm. GV nhận xột, chữa bài và chốt lại bài đúng lên bảng . 
*Túm tắt: 4,5 l : 3,42 kg
 8 l : kg?
*Bài giải:
 Một lớt dầu hoả cõn nặng là: 3,42 : 4,5 = 0,76 (kg)
 Tỏm lớt dầu hoả cõn nặng là: 0,76 x 8 = 6,08 (kg)
 Đáp số: 6,08 kg.
Bài 3. ( HS NK) HS nêu yêu cầu, GV hướng dẫn HS làm thờm.
4/ Củng cố, dặn dò :( 1 phút) - Gv nêu nhận xét tiết học
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ Năm, ngày 24 tháng 12 năm 2020
Toán.
Tiết 72: LUYỆN TẬP CHUNG.
I-Mục tiêu:
- Thực hiện các phép tính với số thập phân.
- So sánh các só thập phân. Vận dụng để tìm x. (BT : bài 1 a,b,c ; Bài 4a,c)
II-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: (5 phút) Lớp trưởng gọi 1 bạn: nêu quy tắc chia số thập phân cho số thập phân, gọi bạn khỏc thực hiện : 54,18 : 1,8 cả lớp làm giấy nhỏp
 - HS khỏc nhận xột; GV nhận xét. 
2/ Giới thiệu bài. ( 2 phút ) Hôm nay ta học tiết luyên tập chung 
3/ Thực hành : (25 phút) Hướng dẫn HS làm bài và chữa bài.
- Các nhóm trưởng điều hành nhóm mình làm bài cá nhân vào vở sau đó báo cáo trong nhóm cả nhóm chốt kết quả đúng.
 - GV theo dõi giúp đỡ những HS còn lúng túng và chấm chữa bài.
- HS chữa bài, GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng:
Bài 1: GV hướng dẫn HS bài b và c nên chuyển PS thập phân dưới dạng số thập phân rồi tính. .
- Đại diện trình bày cách làm và kết quả.
- Gv nhận xét và chốt lại ý đúng.
a.400 + 50 + 0,07 = 450,07; b.30 + 0,5 + 0,04 = 30,54; c.100 + 7 + 0,08 = 107,08
Bài 4: Học sinh nêu cách tìm thành phần chưa biết.
+ Muốn tìm số chia ta làm như thế nào ?(Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.)
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào? Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết).
- Học sinh dựa vào cách làm trên để làm bài.vào vở.
- Gv nhận xét một số em.
- Gv chữa bài và Gv nhận xét, chốt lại ý đúng .
 a/ 0,8´ x = 1,2 ´10 c/ 25 : x = 16:10 
 0,8 ´x = 12 25 : x = 1,6
 x = 12 : 0,8 x = 25 : 1,6
 x = 15 x = 15,625 
Bài 3: HS NK: GV hướng dẫn HS cách tìm số dư cho đúng . 
 KQ: a, = 0,89 ( dư 0,021) ; b, = 0,57 (dư 0,08) ; c, 5,43 ( dư 0,56)
Bài 4 b và d. ( HS NK) Kết quả đúng: b, x= 25 ; d. x= 10.
4 /Củng cố, dặn dò: (3 phút) -Ôn lại các quy tắc chia số thập phân
----------------------------------------------------------
Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. Mục tiêu
- Ghi lại được biên bản 1 cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung theo gợi ý ở SGK.
* GDKNS: KN ra quyết định ; KN Hợp tác.
II.Đồ dùng dạy học : Bảng nhúm
III. Hoạt động dạy và học
 1/ Kiểm tra bài cũ : (5 Phút)
- Kiểm tra theo nhóm 4. Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn trước.
Nhóm trưởng nêu lại yêu cầu và tổ chức kiểm tra trong nhóm.
Các nhóm báo cáo kết quả, GV kiểm tra xác suất 1 số HS, nhận xét chung.
2/Giới thiệu bài .(2 phút) 
3/ Bài mới *HĐ1 :( 7 phút) Hướng dẫn HS làm bài tập
- Một HS đọc gợi ý 1, 2, 3, trong SGK. GV hướng dẫn HS làm BT 
+ Em chọn cuộc họp nào để viết biên bản? Cuộc họp bàn việc gì?
- HS nối tiếp nhau giới thiệu về cuộc họp mình chọn viết biên bản.
VD: Biên bản họp tổ, họp lớp, 
+ Cuộc họp diễn ra lúc nào? Ở đâu ? (Họp vào lúc 16h 30 phút, tại phòng học lớp 5A)
+ Cuộc họp có những ai tham gia ? (Có các thành viên trong tổ; Có 31 thành viên trong lớp và thầy giáo chủ nhiệm) 
+ Ai điều hành cuộc họp ? (Bạn Quỳnh Như – lớp trưởng.)
+ Những ai nói trong cuộc họp? nói những gì? (Các thành viên trong tổ nêu ý kiến của mình). 
+ KL cuộc họp như thế nào ? (Các thành viên trong tổ thống nhất ý kiến với nhau.)
- Gv nhắc HS chú ý trình bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản.
*HĐ2:( 12 phút) *GDKNS: Cần làm gì khi tiến hành làm biên bản cuộc họp?
 (Trao đổi nhóm) HS làm bài theo nhóm
*HĐ3 :( 8 phút) Các nhóm trình bày biên bản. Cả lớp và GV nhận xét
4/ Củng cố dặn dò:( 3 phút) - GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.
--------------------------------------------------------
Luyện từ và câu:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC.
I-Mục tiêu:
-Hiểu nghĩa của từ Hạnh phúc (BT1)Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được 1 số từ chứa tiếng phúc (BT 2). Xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên 1 gia đình hạnh phúc.
 II-Đồ dùng dạy học: Từ điển, bảng nhóm.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: (5 phút) Lớp trưởng gọi các bạn đọc lại đoạn văn tả mẹ cấy lúa.
 - HS khác nhận xét; GV nhận xét. 
2/ Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay thầy sẽ giúp các em hiểu thế nào là hạnh phúc. Các em được mở rộng về vốn từ hạnh phúc và biết đặt câu liên quan đến chủ đề hạnh phúc. Gv ghi tên bài lên bảng.
3/ Thực hành (25 phút) Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: HS nêu yêu cầu, GV gợi ý cách làm. HS làm bài cá nhân sau đó trình bày kết quả. GV chốt lại ý đúng: Hạnh phúc: trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
Bài tập 2: Các nhóm trưởng điều hành nhóm mình làm bài cá nhân vào vở sau đó báo cáo trong nhóm chốt lại kết quả đúng.
- GV theo dõi giúp đỡ những HS còn lung túng.
- HS chữa bài, GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng:
- Đồng nghĩa với hạnh phúc: sung sướng, may mắn...
-Trái nghĩa với hạnh phúc:bất hạnh, khốn khổ, cực khổ...
Bài tập 4:-HS trao đổi trong nhóm,sau đó tham gia tranh luận trước lớp
GV tôn trọng ý kiến riêng của mỗi HS, song h/d cả lớp đi đến kết luận chung:
 Tất cả các yếu tố trên đều có thể đảm bảo cho gia đình sống hạnh phúc nhưng mọi người sống hoà thuận là quan trọng nhất vì thiếu yếu tố hoà thuận thì gia đình không có hạnh phúc.
4 / Củng cố, dặn dò: (3 phút) -GV nhận xét tiết học.
-Ghi nhớ những từ đồng nghĩa,trái nghĩa với từ hạnh phúc, những từ ngữ chứa tiếng phúc; Có ý thức góp phần tạo nên niềm hạnh phúc trong gia đình mình.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ Sáu, ngày 25 tháng 12 năm 2020
Toán.
Tiết 73: LUYỆN TẬP CHUNG.
I-Mục tiêu:
Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và vận dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn.( BT 1a, b, c ; bài 2a ; bài 3)
II-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ:(4 phút) Lớp trưởng gọi 1 bạn làm lại bài tập số 4 
 -HS khác nhận xét ; GV nhận xét.
2- Giới thiệu bài. (1 phút) Hôm nay ta học tiết luyện tập chung
3 / Thực hành. (1 phút) Hướng dẫn HS làm bài tập và chấm chữa bài:
Các nhóm trưởng điều hành nhóm mình làm bài cá nhân vào vở sau đó báo cáo trong nhóm rồi báo cáo trước lớp. 
- GV theo dõi giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- HS chữa bài, GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng:
Bài 1:4 HS lên bảng đặt tính rồi tính.
a . 266,22 34 b . 483 35 c . 91,0,8 3, 6 
 28 2 7,83 133 13,8 19 0 25,3 
 102 280 108 
 0 0 0
Bài 2: GV hỏi về thứ tự thực hiện phép tính trong biẻu thức số.
2 HS lên bảng đặt tính. a. ( 128,4 - 73,2 ) : 2,4 - 18,32
 = 55,2 : 2,4 - 18,32 
 = 23 - 18,32 = 4,68
Bài 3: HS đọc đề toán, một HS khác tóm tắt bài toán trên bảng rồi giải.
Số giờ mà động cơ đó chạy được là: 120 : 0,5 = 240 (giờ)
 Đ/S: 240 giờ
1 d. .(HS NK) 300 : 6,25 = 0,48
2 b.(HS NK) 8,64 : ( 1,46 + 3,34) + 6,32 = 8,64 : 4,8 + 6,32 = 8,12
Bài 4:( HS NK)HS nêu cách tính các thành phần chưa biết và thực hiện bài làm trên bảng cả lớp làm vào vở GV chấm bài theo kết quả:
a. X- 1,27=13,5:4,5 ; b. X +18,7 = 50,5:2,5 ; c. X x12,5 = 6 x 2,5 
 X- 1,27=3 ; X +18,7 = 20,2 ; X x 12,5 = 15 
 X = 3 +1,27 ; X = 20,2-18,7 ; X = 15:12,5
 X =4,27 ; X = 1,5 ; X = 1,2 
3/ Củng cố, dặn dò: (2phút) Nhận xét chung tiết học.
Dặn dò HS chưa hoàn thành bài tập về nhà tiếp tục hoàn thành.
-------------------------------------------------
Tập làm văn.
	 LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI. (Tả hoạt động)
I-Mục tiêu:
-Nêu được n/d của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong bài.
-Viết được một đoạn văn tả hoạt động của một người.
II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: (5phút) -Lớp trưởng gọi 1 bạn đọc ghi nhớ dàn bài chung của bài văn tả người.
2/ Giới thiệu bài: (2 phút) GV nờu mục tiờu bài học và gới thiệu bài.
3/ Thực hành. (25 phút) Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1:1 HS nêu yêu cầu, GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp . 
- GV lần lượt nờu từng cõu của bài và yờu cầu HS trả lời. Gv nhận xột chốt lại ý đúng 
+ Bài văn có mấy đoạn?. Bài văn có 3 đoạn
+ Mỗi đoạn từ đâu đến đâu?-Đoạn 1: Từ đầu...cứ loang ra mãi.
 -Đoạn 2: Mảng đường hình chữ nhật...khéo như vá áo ấy!
 -Đoạn 3: Phần còn lại.
b.Nội dung chính của từng đoạn:
-Đoạn 1:Tả bác Tâm vá đường. -Đoạn 2:Tả kết quả lao động của bác Tâm.
-Đoạn 3:Tả bác Tâm đứng trước mảng đường đã vá xong.
c.Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm.
-Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh....
-Bác đập đá đều đều xuống những viên đá, hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng.
-Bác đứng lên vươn vai mấy cái liền.
Bài tập 2: -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài 
- GV yêu cầu : Hãy giới thiệu về người em định tả.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn. Nhắc HS có thể dựa vào kết quả đã quan sát hoạt động của một người mà em đã ghi lại để viết
- Gọi viết vào giấy dán bài lên bảng, đọc đoạn văn. GV sửa chữa cho HS
- Gv nhận xét và khen đoạn văn viết hay.
4/ Củng cố, dặn dò: (3 phút) -GV nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị tiết sau.
------------------------------------------------
Đạo đức
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ
I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu:
Phụ nữ giữ một vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội.
 Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ
HS có hành động giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày (mẹ, chị gái,em gái, bạn gái)
KNS: - Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan phụ nữ.
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bà, mẹ, chị em gái, cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội. 
II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ
III. Hoạt động dạy và học :
1/ Kiểm tra bài cũ : (5 Phút)
- Kiểm tra theo nhóm 4. Nêu phần ghi nhớ của bài học Kính già yêu trẻ
Nhóm trưởng nêu lại yêu cầu và tổ chức kiểm tra trong nhóm.
Các nhóm báo cáo kết quả, GV kiểm tra xác suất 1 số HS, nhận xét chung.
2/ Giới thiệu bài (3 Phút): Giáo viên giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học và ghi mục bài lên bảng, HS nối tiếp nêu tên bài học. 
3/ Bài mới (25 Phút) 
HĐ1: Tìm hiểu thông tin trang 22 SGK
MT: HS biết những đóng góp của người phụ nữ VN trong gia đình và ngoài xã hội.
GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm quan sát, chuẩn bị giới thiệu 1 bức ảnh trong SGK
_ HS thảo luận theo nhóm 4.
-Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
GV kết luận: Bà Nguyễn Thị Định, Bà Nguyễn Thị Trâm, chị Nguyễn Thuý Hiền và bà mẹ trong bức ảnh “Mẹ địu con làm nương” đều là những người phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước ta tren các lĩnh vực: quân sự, khoa học, thể tjao, kinh tế.
- GV cho HS thảo luận tiếp các câu hỏi sau:
 Hãy kể những công việc của phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết?
 Tại sao những người phụ nữ là những người đáng được kính trọng?
Một số HS trình bày ý kiến. GV nhận xét, hướng dẫn HS rút ra phần Ghi nhớ 
*HĐ2 Làm BT1 SGK
MT : HS biết các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, sự đối xử bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái.
Cách tiến hành :- GV giao nhiệm vụ cho HS.
 -HS làm việc cá nhân rồi 1 số em lên trình bày ý kiến
-GV kết luận : - Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ là a và b.
- Các việc làm thể hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ là c và d.
HĐ3: Bày tỏ thái độ (BT2 SGK)KNS: KN Ra quyết định ; KN Giao tiếp.
MT: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ tán thành với các ý kiến tôn trọnh phụ nữ, biết 
giải thích lí do vì sao tán thành hoặc không tán thành ý kiến đó.
Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của BT2 và hướng dẫn HS bày tỏ ý kiến. 
- GV lần lượt nêu từng ý kiến , HS cả lớp bày tỏ thái độ bằng cách giơ tay.
- GV mời 1 số HS giải thích lí do, cả lớp bổ sung. 
* GDKNS: Cần đối xử với phụ nữ như thế nào?
- GV kết luận:- Tán thành với các ý kiến a, d.
- Không tán thành các ý kiến b,c,đ. Vì các ý kiến này thể hiện thiếu tôn trọng phụ nữ.
 4/ Củng cố dặn dò: ( 3 Phút) 1 HS đọc lại ghi nhớ.
 Nhận xét giờ học và dặn dò HS chuẩn bị tiết sau.
----------------------------------------------------
Hoạt động tập thể:
SINH HOẠT LỚP
I/ Mục tiêu:
 - Đánh giá các hoạt động tuần 14 và phổ biến các hoạt động tuần 15.
 - HS biết các ưu, khuyết điểm trong tuần để có b. pháp khắc phục và phát huy.
II/ Chuẩn bị : - GV: kế hoạch tuần 15
 - HS: báo cáo hoạt động trong tuần.
1/ Đánh giá hoạt động tuần qua. :(15 phút) 
- GV yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt. Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo các hoạt động của tổ mình- Lớp trưởng nhận xét chung 
 - GV ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành.
- Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải
Tuyên dương; phê bình
2/ Phổ biến kế hoạch tuần 15: :(10 phút) 
- Về học tập : Tiếp tục thi đua học tập tốt: Học nhóm, giúp bạn cùng tiến,...
- Nâng cao chất lượng học tập
- Trang trí lớp học sạch - đẹp.
- Vệ sinh lớp học, khuôn viên trường sạch sẽ
- Giữ gìn sách vở, luyện viết bài ở nhà
- Mua bảo hiểm y tế.
3/ Dặn dò:( 3 phút) - GV nhận xét đánh giá tiết học.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––
HĐGDNGLL
EM YÊU CÂU LẠC BỘ TIẾNG VIỆT
I.Mục tiê

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_14_nam_hoc_2020_2021_phan_tri_du.docx
Giáo án liên quan