Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thu Huyền

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức một đoạn xuôi trong bài Chuỗi ngọc lam. Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo y/c của BT3. Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu tr/ch. Rèn kĩ năng viết chữ cho HS.

- Phát triển năng lực tự phục vụ.

- Giáo dục hs ý thức rèn viết chữ đẹp.

II. CHUẨN BỊ.

- GV: Bút dạ và 3 - 4 tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung BT2, phiếu HT.

- HS: SGK.

II/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc21 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thu Huyền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài vào vở.
- 1em lên bảng làm:
 Bài giải Đáp số: 20,5 km.
....
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I. MỤC TIÊU
 - Giúp HS: Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng trong đoạn văn ở BT1; nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng (BT2); tìm được đại từ xưng hô theo y/c của BT3; thực hiện được y/c của BT4; Thực hành kĩ năng sử dụng danh từ, đại từ trong các kiểu câu đã học.
 - Phát triển năng lực tự học.
 - Giáo dục hs ý thức tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ.
 - GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ở bài tập 1.
 - HS: SGK.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
Bài mới.
 * HĐ 1: Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. 
- Yêu cầu HSHĐ nhóm cộng tác trả lời các câu hỏi sau:
+ Thế nào là danh từ chung? Cho VD
+ Thế nào là danh từ riêng? Cho VD.
- Nhắc HS cách làm bài: gạch 1 gạch dưới danh từ chung, gạch 2 gạch dưới danh từ riêng.
- Nhận xét, bổ sung thống nhất kết quả. 
* HĐ 2 - Bài 2: Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng. 
- GV đọc cho học sinh viết các danh từ riêng - Gọi HS nhận xét bài viết của bạn trên bảng để chữa bài chung.
* HĐ 3: Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ về đại từ.
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Đáp án: Chị, em, tôi, chúng tôi.
* HĐ 4 : Bài 4: Yêu cầu HS tự làm bài. Có thể hướng dẫn HS làm bài như sau: + Đọc kĩ từng câu trong đoạn văn.
+ Xác định đó là kiểu câu gì? 
+ Xác định chủ ngữ trong câu là danh từ hay đại từ. 
 - Nhận xét, chữa bài.
3- Củng cố - dặn dò :
- HS đọc yêu cầu BT1 trên bảng phụ.
- HS nêu ý kiến 
- 1 HS lên làm trên bảng lớp.
- HS làm bài rồi trình bày kết quả 
- Nhận xét, bổ sung thống nhất kết quả 
+ Danh từ riêng: Nguyên.
 + Danh từ chung: giọng, chị gái,
- HS nhắc lại. 
- 1HS thực hiện trên bảng.
- Nhận xét.
- HS đọc BT3
- HS nêu 
- HS trao đổi theo cặp để tìm các đại từ xưng hô trong đoạn văn ở BT1
- 1 HS lên bảng làm 
- Cả lớp nhận xét 
- 1HS đọc BT 4
- HS tự làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm. 
- Cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
 Kể chuyện
PA-XTƠ VÀ EM BÉ
I. MỤC TIÊU
- Sau bài học, HS biết: Dựa vào lời kể của thầy cô, kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh câu chuyện: Tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác minh hoạ và gợi ý dưới tranh, kể lại được cả câu chuyện bằng lời kể của mình. Hiểu ý nghĩa sĩ Pa-xtơ đã khiến ông cống hiến được cho loài người một phát minh khoa học rất lớn.Tập trung nghe thầy giáo kể và nhớ chuyện.Theo dõi bạn kể, nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp lời của bạn.
Rèn kĩ năng kể chuyện hay, hấp dẫn cho hs
- Phát triển năng lực giao tiếp.
- Phát triển ý thức tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ.
 - GV: Bảng phụ, tranh minh hoạ.
 - HS: sách, vở.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
Bài mới - Giới thiệu bài.
HĐ 1. Giáo viên kể chuyện (2 - 3 lần)
* Kể lần 1.
- HD học sinh giải nghĩa từ khó.
* Kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
* Kể lần 3 (nếu cần).
HĐ 2: Hướng dẫn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Bài tập 1: Hướng dẫn tìm câu thuyết minh cho mỗi tranh.
- Treo bảng phụ, yêu cầu đọc lại lời thuyết minh để chốt lại ý kiến đúng.
+ Nhận xét bổ sung.
Bài tập 2-3: Hướng dẫn học sinh kể.
+ Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn lời của thầy cô.
+ Kể xong cần trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
- Rút ra ý nghĩa.
4. Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- HS lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
+ Quan sát tranh minh hoạ.
- Học sinh lắng nghe.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Trao đổi nhóm đôi.
- Phát biểu lời thuyết minh cho tranh.
- Đọc lại lời thuyết minh.
+ Nêu và đọc to yêu cầu nội dung.
- Kể diễn cảm theo cặp, theo đoạn
- Kể toàn bộ câu chuyện.
- 2-3 em thi kể diễn cảm trước lớp.
+ Nhận xét đánh giá.
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ Nhận xét đánh giá.
...
	Tập đọc
HẠT GẠO LÀNG TA
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS: Đọc đúng: làng ta, ai nấu, tháng sáu, trút trên, Đọc trôi chảy toàn bài thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ nói đến vị phù sa, hương sen, lời hát, bão, mưa, giọt mồ hôi chứa trong hạt gạo và nỗi vất vả của người làm ra hạt gạo. Hiểu nội dung bài: Hạt gạo được làm nên từ bao mồ hôi công sức của bao người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. Học thuộc lòng bài thơ. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Phát triển năng lực giao tiếp, tự học.
- GD học sinh biết yêu quý, trân trọng giá trị của lao động.
II. CHUẨN BỊ.
- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc, bảng phụ.
- HS: SGK.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
1. Giới thiệu bài (Tranh minh hoạ)
* HĐ 1- Luyện đọc
- Gọi một học sinh giỏi đọc toàn bài. 
- Gọi 5 hs nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ (2 lượt) - kết hợp sửa lỗi.
Chú ý: Giữa các dòng thơ nghỉ hơi như một dấu phẩy, đọc vắt dòng 
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp. 
- Gọi hs đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu toàn bài 
* HĐ 2 - Tìm hiểu bài
 - Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4 trả lời các câu hỏi trong SGK. 
* Gợi ý trả lời:
 1- Hạt gạo được làm nên từ vị phù sa, nước trong hồ, công lao của mẹ.
 2- Những hình ảnh nói lên nỗi vất vả của mẹ: Giọt mồ hôi saMẹ em xuống cấy.
 *Rút ra nội dung bài 
* HĐ 3: - Luyện đọc diễn cảm - HTL
 - Tổ chức học sinh luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2. 
 + Treo bảng phụ có chép khổ thơ. 
 + GV đọc mẫu một lượt – HS luyện đọc theo cặp – Thi đọc trước lớp.
 + HS học thuộc lòng (khổ thơ tự chọn)
- HS lắng nghe.
- Một học sinh giỏi đọc toàn bài. 
- 5 học sinh nối tiếp nhau đọc 5khổ thơ (2 lần) - kết hợp sửa lỗi, giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp, 
- Học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK theo 4 nhóm 
- Đại diện các nhóm trả lời lần lượt từng câu hỏi trong SGK.
3- Các bạn thiếu nhi đã cùng mọi người tát nước chống hạn, bắt sâu 
4- Hạt gạo được gọi là hạt vàng là vì hạt gạo rất quý, làm nên từ công sức.
- HS nêu.
- 5 hs nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ và tìm cách đọc hay. 
- Học sinh đọc diễn cảm khổ thơ 2 theo hướng dẫn của GV.
- HS thi đọc thuộc lòng .
	Khoa học
GỐM XÂY DỰNG, GẠCH, NGÓI
I. MỤC TIÊU
- Sau bài học, HS: Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói. Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng. Có kĩ năng quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói.
- Phát triển năng lực giao tiếp.
- Giáo dục HS có ý thức giữ gìn sản phẩm làm ra.
II. CHUẨN BỊ.
- GV: Chuẩn bị vài viên gạch, ngói khô và chậu nước.
 - HS: Sưu tầm tranh ảnh về đồ gốm nói chung và gốm xây xây dựng.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
* HĐ 1. KT bài cũ: Đá vôi.
Bài mới: Gốm xây dựng: gạch, ngói.
a. Giới thiệu bài
b. Phát triển các hoạt động: 
* HĐ 2: Thảo luận.
 GV chia lớp thành 6 nhóm để thảo luận: 
- Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì?
- Gạch, ngói khác các đồ sành đồ sứ ở điểm nào?
 - GV nhận xét, chốt ý.
* HĐ 3: Quan sát - Thảo luận nhóm
- Nhiệm vụ thảo luận: Quan sát tranh
 hình 1, hình 2 nêu tên một số loại gạch và công dụng của nó.
 - Giáo viên nhận xét, chốt ý.
* HĐ 4: Thực hành.
 GV giao các vật dụng thí nghiệm cho
nhóm trưởng, nêu yêu cầu cho nhóm thực hành.
+ Quan sát kĩ một viên gạch hoặc ngói em thấy như thế nào?
+ Thả viên gạch hoặc ngói vào nước em thấy có hiện tượng gì xảy ra?
+ Giải thích tại sao có hiện tượng đó?
* Hoạt động 5: 
 GV tổ chức TC “Chọn vật liệu xây nhà”.
 GV phổ biến cách chơi.
- HS thảo luận nhóm, trình bày vào phiếu HT.
- Đại diện nhóm treo sản phẩm và giải thích.
 - HS nhận xét.
 - HS quan sát vật thật gạch, ngói,
 đồ sành, sứ.
HS thảo luận nhóm ghi lại vào phiếu.
Đại diện nhóm trình bày kết quả.
HS thực hành theo nhóm và chia s sẻ kết quả trước lớp.
- HS chia 2 dãy và cử đại diện thực hiện trò chơi.
..
Ngày soạn: 4/12/2016
	Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2016 
Toán
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU
- Sau bài học, HS: Biết cách thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân.Vận dụng giải toán có lời văn. Rèn kĩ năng chia một số tự nhiên cho một số thập phân. 
- Phát triển năng lực học cá nhân trên lớp.
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ.
- GV: nội dung bài, bảng nhóm.
- HS: sách, vở, bảng con.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
1.Giới thiệu bài.
2. Bài mới.
* HĐ 1: HD HS thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số TP.
a/ Tính rồi so sánh kết quả tính.
- Cho cả lớp tính giá trị của các biểu thức rồi so sánh kết quả tính.
b/ Ví dụ 1:
- Gọi HS đọc ví dụ.
c/ Ví dụ 2. (tương tự).
* Rút ra quy tắc.
* HĐ 2: Luyện tập - thực hành.
Bài 1: Hướng dẫn làm bảng.
- Lưu ý cách đặt tính.
Bài 2: (HS khá) Hướng dẫn làm bài cá nhân.
- Gọi HS chữa bảng.
Bài 3: HĐ nhóm cộng tác.
- Chấm chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài.
* HS thực hiện, nêu nhận xét: giá trị của hai biểu thức là như nhau.
- Rút ra kết luận sgk.
* Lớp theo dõi, nêu phép tính
 57 : 9,5 = ?
- HS chuyển thành phép chia 2 số tự nhiên rồi thực hiện.
- 2, 3 em nêu kết quả, em khác nhận xét bổ sung.
* Làm bảng ví dụ 2 (sgk).
+ Chữa, nhận xét.
* Quy tắc: (sgk).
* Đọc yêu cầu.
- Làm bảng, chữa (nêu bằng lời kết hợp với viết bảng).
+ Nhận xét bổ sung.
* Đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài, báo cáo kết quả.
- Chữa, nhận xét.
* Đọc yêu cầu bài toán.
- 1HS làm bảng nhóm.
 Bài giải 
 Đáp số: 3,6 kg.
..
Kĩ thuật
CẮT, KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN
I. MỤC TIÊU
- Học sinh cần phải biết làm 1 số sản phẩm khâu, thêu hoặc nấu ăn. Biết cách thực hiện.
 - Phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề.
 - Yêu thích tự hào do sản phẩm mình làm ra.
II. CHUẨN BỊ.
 - Bộ dụng cụ cắt, khâu, thêu.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
* HĐ 1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu quy trình thêu dấu nhân?
- Giới thiệu bài: Ghi bảng.
- Giảng bài
* HĐ 2: Học sinh thực hành làm sản phẩm tự chọn.
+ Cách tiến hành:
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ thực hành của học sinh.
- Gv chia nhóm để học sinh dễ thực hành.
- Phân chia vị trí cho các nhóm thực hành.
- Học sinh thực hành nội dung tự chọn.
- GV đến từng nhóm quan sát HS thực hành và có thể hướng dẫn thêm nếu HS còn lúng túng.
* HĐ 3: Đánh giá kết quả học tập.
- Tổ chức cho HS các nhóm đánh giá chéo theo gợi ý SGK.
- HS báo cáo kết quả đánh giá.
- GV nhận xét, đánh kết quả thực hành của các nhóm, cá nhân.
* HĐ 4. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.Về nhà học bài
- Chuẩn bị: Cắt khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn.
- HS nối tiếp nhau nêu.
- HS nghe.
- Học sinh chọn nội dung để thực hành.
- VD: Cắt, khâu, thêu chiếc khăn tay.
Cắt, khâu, thêu chiếc túi xách tay.
- HS thực hành theo nhóm 4.
- Một HS đọc to gợi ý đánh giá SGK.
- Các nhóm đánh giá.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS nghe.
.
Tập làm văn
LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. MỤC TIÊU
- Sau bài học: HS hiểu thế nào là biên bản cuộc họp; thể thức của biên bản, nội dung, tác dụng của biên bản; trường hợp nào cần lập biên bản; trường hợp nào không cần lập biên bản. Bước đầu lập được biên bản một cuộc họp tổ hay họp lớp.
- Rèn kĩ năng làm biên bản cuộc họp.
- Giáo dục hs lòng say mê học tập.
II. CHUẨN BỊ.
 - GV: Bảng phụ. 
- HS: SGK.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
* Bài mới: - Giới thiệu bài: 
* HĐ 1: Phần nhận xét:
- GV theo dõi.
- Hãy trao đổi theo cặp để trả lời BT2
- GV chốt lại các ý chính.
* HĐ 2. Phần ghi nhớ:
- GV theo dõi
* HĐ 3. Luyện tập:
Bài 1: Theo em, những trường hợp nào dưới đây cần ghi biên bản? Vì sao?
- GV đưa bảng phụ có ghi BT1
- GV theo dõi
- GV kết luận: đó là những trường hợp: a, c, e, g.
Bài 2: Hãy đặt tên cho các biên bản ở bài 1
- GV chốt lại những ý kiến đúng
 5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc biên bản đại hội chi đội ở SGK.
- 1 HS đọc BT2.
- HS trao đổi.
- 1 số HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc phần ghi nhớ ở SGK.
- 2 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ không nhìn SGK.
- HS đọc BT1.
- HS trao đổi theo cặp.
- Đại diện các nhóm lên khoanh tròn chữ cái trước trường hợp cần ghi biên bản và giải thích lý do
- Lớp nhận xét.
- HS đọc BT2
- HS suy nghĩ rồi phát biểu.Ví dụ:
 + Biên bản đại hội chi đội
 + Biên bản bàn giao tài sản
 + Biên bản xử lý vi phạm luật lệ giao thông
- HS lắng nghe.
....
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I. MỤC TIÊU
 - Giúp HS: Ôn tập và hệ thống hoá kiến thức về: động từ, tính từ, quan hệ từ.
 - Có kĩ năng sử dụng động từ, tính từ, quan hệ từ để viết đoạn văn.
 - Có thái độ học tập tích cực, chủ động, tự giác.
II. CHUẨN BỊ.
 - GV: Bảng nhóm, bút dạ.
 - HS: SGK.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* HĐ 1. Kiểm tra bài cũ 
1- Giới thiệu bài 
2- Hướng dẫn làm bài tập 
* HĐ 2. Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Lần lượt yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: 
- GV nhận xét và treo bảng phụ yêu cầu HS đọc lại. 
- Yêu cầu HSHĐ nhóm cộng tác tự phân loại các từ in đậm trong đoạn văn thành động từ, tính từ, quan hệ từ.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng: 
 + Động từ: trả lời, nhịn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ.
 + Tính từ: xa, vời vợi, lớn.
 + Quan hệ từ: qua, ở, với.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 
 - Yêu cầu HS đọc lại khổ thơ 2 trong bài Hạt gạo làng ta.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng nhóm
 - Gọi HS đọc đoạn viết của mình.
 - Tuyên dương những bài viết hay.
 3- Củng cố – dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện theo y/c. 
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 
- HS nêu ý kiến 
+ Thế nào là động từ? 
+ Thế nào là tính từ? 
+ Thế nào là quan hệ từ?
- Lớp làm vở vào vở chia sẻ trong nhóm.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài - 1 HS làm ra bảng nhóm, cả lớp làm bài vào vở.
- HS đọc đoạn viết của mình.
....
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
GIAO LƯU VỚI CÁC CỰU CHIẾN BINH Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS hiểu sâu sắc thêm về phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ và những truyền thốngvẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Phát triển nâưng lực hợp tác.
- Giáo dục các em lòng yêu quê hương, đất nước và tự hào về những truyền thống vẻ vang, anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ
Tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ... các trận đánh lớn của Quân ta.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Bước 1: Chuẩn bị.
+) Đối với GV:
- GV phổ biến cho HS nắm được chủ đề của cuộc giao lưu.
- HS sưu tầm các tư liệu, bài thơ, bài hát, câu đố, tranh ảnh về ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
- HS chuẩn bị một số câu hỏi thảo luận liên quan đẽn chủ đề hoặc đưa ra một số câu hỏi định hướng.
+) Đối với HS:
- Tích cực, chủ động tham gia các nhiệm vụ được phân công.
Bước 2: Tiến hành buổi giao lưu.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu dự, đại biểu cựu chiến binh.
- Ban giám khảo phổ biến luật chơi.
- Người dẫn chương trình mời HS trong lớp nêu các câu hỏi, các đại biểu cựu chiến binh trả lời.
Bước 3: Tổng kết và trao giải thưởng.
- Đại diện HS phát biểu ý kiến, cảm ơn và tặng hoa cho các đại biểu cựu chiến binh tham dự buổi giao lưu.
- GV nhận xét và nhắc nhở HS thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt, noi gương anh bộ đội Cụ Hồ.
- Kết thúc buổi giao lưu.
*) Nhận xét tiết học. CB bài sau.
..
Lịch sử
THU - ĐÔNG 1947, VIỆT BẮC “MỒ CHÔN GIẶC PHÁP”
I. MỤC TIÊU
- Sau bài học, HS biết: Trình bày một số sự kiện của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi (phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến)
- Có kĩ năng sử dụng lược đồ, phát triển năng lực tự học.
- GD HS yêu đất nước, có ý thức kính trọng các anh hùng liệt sĩ.
II. CHUẨN BỊ.
+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam. Lược đồ phóng to.
 Tư liệu về chiến dịch Việt Bắc năm 1947.
+ HS: Tư liệu lịch sử.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
a. Giới thiệu bài
b. Phát triển các hoạt động: 
HĐ1:Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
 (HSHĐ nhóm cộng tác):
- - Tinh thần cảm tử của quân và dân thủ đô
Hà Nội và nhiều thành phần khác vào cuối năm 1946 đầu năm 1947 đã gây ra cho địch những khó khăn gì?
 - Muốn kết thúc nhanh cuộc chiến tranh,
 địch phải làm gì?
 - Tại sao căn cứ Việt Bắc trở thành mục t tiêu tấn công của địch?
→ Giáo viên nhận xét + chốt.
* HĐ 2: Hình thành biểu tượng về chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
(làm việc cả lớp và theo nhóm)
 - GV sử dụng lược đồ thuật lại diễn biến của c chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
-- Thảo luận nhóm 6, nội dung:
 + Lực lượng của địch khi bắt đầu tấn công
 lên Việt Bắc?
 + Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc
 quân địch rơi vào tình thế ntn?
+ Sau 75 ngày đêm đánh địch, ta đã thu
 được kết quả như thế nào?
+ Chiến thắng này có ảnh hưởng gì đến
 cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
→ Giáo viên nhận xét, chốt.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
Hoạt động nhóm.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Đại diện 1 số nhóm trả lời
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi trên bản đồ.
- Lắng nghe
 - Các nhóm thảo luận theo nhóm,
 trình bày kết quả thảo luận 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
..
Ngày soạn: 4/11/2016
Thứ năm ngày 9 tháng 11 năm 2016
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS: Biết thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân, vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn. Rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân và giải toán có lời văn.
- Phát triển năng lực tự học cá nhân trên lớp.
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ.
- GV: nội dung bài, bảng nhóm.
- HS: sách, vở, bảng con.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
* HĐ 1: Giới thiệu bài.
* HĐ 2: Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: Hướng dẫn làm bài cá nhân.
- Gọi nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Hướng dẫn làm bài cá nhân.
Bài 3: Hướng dẫn làm nhóm cộng tác.
- Gọi nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 4 (HS khá): Hướng dẫn làm vở.
- Chấm, chữa bài.
* HĐ 3. Củng cố - dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài.
* HS tự làm bài, nêu kết quả.
a/ 10; 10
b/ 15; 15
* Đọc yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài, báo cáo kết quả.
- Chữa, nhận xét.
* Đọc yêu cầu bài toán.
- Các nhóm làm bài, 1HS làm bảng nhóm, chia sẻ nhóm và trước lớp.
- Làm vở, chia sẻ nhóm, chữa bảng.
Bài giải Đáp số: 125m.
....
....
Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS: Từ những hiểu biết đã có về biên bản cuộc họp, HS thực hành viết biên bản một cuộc họp.HS viết được một biên bản cuộc họp theo yêu cầu. Rèn kĩ năng làm biên bản cuộc họp.
- Phát triển năng lực giao tiếp.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II. CHUẨN BỊ.
 - GV: nội dung bài, bảng phụ.
 - HS: sách, vở.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
* HĐ 1: Kiểm tra bài cũ.
1. Giới thiệu bài.
* HĐ 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
 - Gọi HS đọc đề bài và các gợi ý 1, 2, 3 trong sgk.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS; mời HS nói trước lớp: em chọn viết biên bản cuộc họp nào, cuộc họp ấy bàn về vấn đề gì, diễn ra vào thời điểm nào?
- GV và cả lớp trao đổi xem cuộc họp ấy có cần ghi biên bản không?
- Nhắc HS trình bày biên bản theo đúng quy định.
- GV dán bảng phụ dàn ý 3 phần của 1 biên bản cuộc họp.
- GV tuyên dương những nhóm làm tốt.
3. Củng cố - dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài.
HS làm theo yêu cầu.
- Lớp theo dõi.
- Thảo luận, kết luận ý đúng.
- HS đọc lại.
- HS làm bài theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm thi đọc biên bản, lớp cùng GV nhận xét.
....
....
Địa lý
GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. MỤC TIÊU
- Sau bài học, HS: Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông ở nước ta. Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống nhất, quốc lộ 1A.
- Có kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải. Phát triển năng lực tự học.
- (GDMT) HS có ý thức bảo vệ các đường giao thông và chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông.
II. CHUẨN BỊ.
	- GV: Bản đồ Giao thông Việt Nam.
	- HS sưu tầm một số tranh ảnh về các loại hình và phương tiện giao thông.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
H

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_14_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi.doc