Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2015-2016

Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc SGK, sau đó dựa vào SGK và lược đồ kể lại một số sự kiện về chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. GV có thể nêu các câu hỏi gợi ý sau để HS dựa vào đó và xây dựng các nội dung cần trình bày: - HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS. Lần lượt từng HS vừa chỉ trên lược đồ vừa kể, các HS cùng nhóm nghe và góp ý cho bạn.

+ Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường? Nêu cụ thể từng đường. + Quân địch tấn công lên Việt Bắc bằng một lực lượng lớn và chia thành 3 đường:

• Binh đoàn quân dù nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn.

• Bộ binh theo đường số 4 tấn công lên đèo Bông Lau, Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Kạn.

• Thuỷ binh từ Hà Nội theo sông sông Hồng và sông Lô qua Đoan Hùng đánh lên Tuyên Quang.

+ Quân ta đã tiến công, chặn đánh quân địch như thế nào ? + Quân ta đánh địch ở cả 3 đường tấn công của chúng :

• Tại thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn khi địch vừa nhảy dù xuống đã rơi vào trận địa phục kích của bộ đội ta.

• Trên đường số 4 ta chặn đánh địch ở đèo Bông Lau và giành thắng lợi lớn.

• Trên đường thuỷ, ta chặn đánh địch ở Đoan Hùng, tàu chiến và ca nô Pháp bị đốt cháy trên dòng sông Lô.

+ Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như thế nào? + Sau hơn một tháng bị sa lầy ở Việt Bắc, địch buộc phải rút quân. Thế nhưng đường rút quân của chúng cũng bị ta chặn đánh dữ dội tại Bình Ca, Đoan Hùng.

+ Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu, quân ta thu được kết quả ra sao? + Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu ta đã tiêu diệt hơn 3000 tên địch, bắt giam hàng trăm tên; bắn rơi 16 máy bay địch, phá huỷ hàng trăm xe cơ giới, tàu chiến, ca nô.

Ta đã đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của địch lên Việt Bắc, bảo vệ được cơ quan đầu não của kháng chiến.

- GV tuyên dương các HS đã tham gia thi tuyên bố HS thắng cuộc.

 

doc20 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i gà”
- 2 HS lần lượt nêu.
- Nghe và nhắc lại.
- HS thực hành làm sản phẩm.
- HS làm việc theo yêu cầu của GV.
- 2 HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe.
- HS nối tiếp nhau kể. Các HS khác theo dõi và bổ sung.
Tiết 3: Địa lí
GIAO THÔNG VẬN TẢI
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông ở nước ta:
 + Nhiều loại đường và phương tiện giao thông.
 + Tuyến đường sắt Bắc-Nam và quốc lộ 1A là tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất của đất nước.
 - Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống nhất, quốc lộ 1A.
 - Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải. 
Học sinh khá, giỏi:
 - Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta: toả khắp nước; tuyến đường chính chạy theo hướng Bắc Nam.
 - Giải thích tại sao nhiều tuyến giao thông chính của nước ta chạy theo chiều Bắc-Nam: do hình dáng đất nước theo hướng Bắc-Nam.
	- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ các đường giao thông và có ý thức chấp hành Luật giao thông khi đi đường.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	- GV: Bản đồ Giao thông Việt Nam.
	- GV và HS sưu tầm một số tranh ảnh về các loại hình và phương tiện giao thông.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra - Giới thiệu bài mới
- GV gọi HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét .
- HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Xem lược đồ công nghiệp Việt Nam và cho biết các ngành công nghiệp khai thác dầu, than, a-pa-tít có ở những đâu?
+ Vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển.
- GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- GV tổ chức cho HS thi kể các loại hình các phương tiện giao thông vận tải.
- HS cả lớp hoạt động theo chủ trò 
+ Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 10 em, đứng xếp thành 2 hàng dọc ở hai bên bảng.
+ HS lên tham gia cuộc thi.
+ Phát phấn cho 2 em ở đầu hai hàng của 2 đội.
Ví dụ về các loại hình, các phương tiện giao thông mà HS có thể kể:
+ Đường bộ: ô tô, xe máy, xe đạp, xe ngựa, xe bò, xe ba bánh,. . .
+ Đường thuỷ: tàu thuỷ, ca nô, thuyền, sà lan,
+ Đuờng biển: tàu biển
+ Đường sắt: tàu hoả.
+ Đường hàng không: máy bay
+ Yêu cầu mỗi em chỉ viết tên của một loại hình hoặc một phương tiện giao thông.
+ HS thứ nhất viết xong thì chạy nhanh về đội đưa phấn cho bạn thứ hai lên viết, chơi như thế cho đến khi hết thời gian (2 phút), nếu bạn cuối cùng viết xong mà vẫn còn thời gian thì lại quay về bạn đầu tiên.
+ Hết thời gian, đội nào kể được nhiều loại hình, nhiều phương tiện hơn là đội thắng cuộc.
- GV nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc.
+ Các bạn đã kể đuợc các loại hình giao thông nào?
+ Chia các phương tiện giao thông có trong trò chơi thành các nhóm, mỗi nhóm là các phương tiện hoạt động trên cùng một loại hình.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
- GV treo Biểu đồ khối lượng hàng hoá phân theo loại hình vận tải năm 2003 và hỏi HS: 
+ Biểu đồ biểu diễn cái gì?
- HS quan sát, đọc tên biểu đồ và nêu: 
+ Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo loại hình giao thông.
+ Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng hoá vận chuyển được của các loại hình giao thông nào?
+ Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng hoá vận chuyển được của các loại hình giao thông: đường sắt, đường ô tô, đường sông, đường biển
+ Khối lượng hàng hoá được biểu diễn theo đơn vị nào?
+ Theo đơn vị là triệu tấn.
+ Năm 2003, mỗi loại hình giao thông vận chuyển được bao nhiêu triệu tấn hàng hoá?
+ HS lần lượt nêu:
• Đường sắt là 8,4 triệu tấn.
• Đường ô tô là 175,9 triệu tấn.
• Đường sông là 55,3 triệu tấn.
• Đường biển là 21,8 triệu tấn.
+ Qua khối lượng hàng hoá vận chuyển được của mỗi loại hình, em thấy loại hình nào giữ vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá ở VN?
+ Đường ô tô giữ vai trò quan trọng nhất, chở được khối lượng hàng hoá nhiều nhất.
+ Theo em, vì sao đường ô tô lại vận chuyển được nhiều hàng hoá nhất?
+Vì ô tô có thể đi trên mọi địa hình, đến mọi địa điểm để giao nhận hàng nên nó chở được nhiều hàng nhất. Đường thuỷ, đường biển đi được trên những tuyến nhất định, đường sắt chỉ đi được ở những nơi có đường ray.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
- GV treo lược đồ giao thông vận tải và hỏi đây là lược đồ gì, cho biết tác dụng của nó.
- HS nêu: Đây là lược đồ giao thông Việt Nam, dựa vào đó ta có thể biết các loại hình giao thông Việt Nam, biết loại đường nào đi từ đâu đến đâu,...
- GV nêu: Chúng ta cùng xem lược đồ để nhận xét về sự phân bố các loại hình giao thông của nước ta.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực hiện phiếu học tập sau:
- HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS, cùng thảo luận để hoàn thành phiếu.
- GV cho HS trình bày ý kiến trước lớp.
- GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS nếu cần.
- 2 nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày 1 câu hỏi, nhóm trình bày bài tập 2 phải sử dụng lược đồ để trình bày.
- HS cả lớp theo dõi kết quả làm việc của nhóm bạn và nhận xét.
Củng cố, dặn dò
	- GV hỏi HS: Em biết gì về đường Hồ Chí Minh (đường Trường Sơn)? (Đây là con đường đã đi vào lịch sử chống Mĩ của dân tộc ta. Hiện nay, đường Hồ Chí Minh đang được xây dựng để góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng núi phía tây đất nước.
	- GV tổng kết giờ học, tuyên dương các HS tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.
	- GV dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau “Thương mại và du lịch”.
Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 2: Khoa học (5A)
GỐM XÂY DỰNG: GẠCH, NGÓI
(Đã soạn Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2015 )
Tiết 3: Lịch sử (5B)
THU ĐÔNG 1947,
VIỆT BẮC “MỒ CHÔN GIẶC PHÁP”.
I.MỤC TIÊU:
Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947 trên lược đồ, nắm đuợc ý nghĩa thắng lợi (phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến):
 - Âm mưu của Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng bộ đội chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh.
 - Quân Pháp chia làm ba mũi (nhảy dù, đường bộ và đường thuỷ) tiến công lên Việt Bắc.
 - Quân ta phục kích chặn đánh địch với các trện tiêu biểu: Đèo Bông Lau, Đoan Hùng,...Sau hơn một tháng bị sa lầy, địch rút lui, trên đường rút chạy quân địch còn bị ta chặn đánh dữ dội.
 - Ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn công qui mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến.
Giáo dục HS tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc ta.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Hình minh hoạ trong SGK.	
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra - Giới thiệu bài mới
- GV gọi HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét.
- HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Em hãy nêu dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp.
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì? Đọc một đoạn trong lời kêu gọi mà em thích nhất.
- GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc SGK và trả lời 2 câu hỏi:
- HS đọc SGK và tự tìm câu trả lời. Câu trả lời tốt là: 
+ Sau khi đánh chiếm được Hà Nội và các thành phố lớn thực dân Pháp có âm mưu gì?
+ Sau khi đánh chiếm được các thành phố lớn, thực dân Pháp âm mưu mở cuộc tấn công với quy mô lớn lên căn cứ Việt Bắc.
+ Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó?
+ Chúng quyết tâm tiêu diệt Việt Bắc vì đây là nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. Nếu đánh thắng chúng có thể sớm kết thúc chiến tranh xâm lược và đưa nước ta về chế độ thuộc địa.
+ Trước âm mưu của thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì?
+ Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã họp và quyết định: Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc.
- GV cho HS trình bày ý kiến trước lớp.
- Mỗi HS trình bày 1 ý kiến, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.
- GV kết luận về nội dung hoạt động theo các ý trên.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc SGK, sau đó dựa vào SGK và lược đồ kể lại một số sự kiện về chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. GV có thể nêu các câu hỏi gợi ý sau để HS dựa vào đó và xây dựng các nội dung cần trình bày:
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS. Lần lượt từng HS vừa chỉ trên lược đồ vừa kể, các HS cùng nhóm nghe và góp ý cho bạn.
+ Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường? Nêu cụ thể từng đường.
+ Quân địch tấn công lên Việt Bắc bằng một lực lượng lớn và chia thành 3 đường:
• Binh đoàn quân dù nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn.
• Bộ binh theo đường số 4 tấn công lên đèo Bông Lau, Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Kạn.
• Thuỷ binh từ Hà Nội theo sông sông Hồng và sông Lô qua Đoan Hùng đánh lên Tuyên Quang.
+ Quân ta đã tiến công, chặn đánh quân địch như thế nào ?
+ Quân ta đánh địch ở cả 3 đường tấn công của chúng :
• Tại thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn khi địch vừa nhảy dù xuống đã rơi vào trận địa phục kích của bộ đội ta.
• Trên đường số 4 ta chặn đánh địch ở đèo Bông Lau và giành thắng lợi lớn.
• Trên đường thuỷ, ta chặn đánh địch ở Đoan Hùng, tàu chiến và ca nô Pháp bị đốt cháy trên dòng sông Lô. 
+ Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như thế nào?
+ Sau hơn một tháng bị sa lầy ở Việt Bắc, địch buộc phải rút quân. Thế nhưng đường rút quân của chúng cũng bị ta chặn đánh dữ dội tại Bình Ca, Đoan Hùng.
+ Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu, quân ta thu được kết quả ra sao?
+ Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu ta đã tiêu diệt hơn 3000 tên địch, bắt giam hàng trăm tên; bắn rơi 16 máy bay địch, phá huỷ hàng trăm xe cơ giới, tàu chiến, ca nô.
Ta đã đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của địch lên Việt Bắc, bảo vệ được cơ quan đầu não của kháng chiến.
- GV tuyên dương các HS đã tham gia thi tuyên bố HS thắng cuộc.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- GV lần lượt nêu các câu hỏi cho HS suy nghĩ trả lời để rút ra ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947.
- HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến trước lớp.
+ Thắng lợi của chiến dịch đã tác động thế nào đến âm mưu đánh nhanh – thắng nhanh, kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp?
+ Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 đã phá tan âm mưu đánh nhanh - thắng nhanh kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
+ Sau chiến dịch, cơ quan đầu não kháng chiến của ta ở Việc Bắc như thế nào?
+ Cơ quan đầu não của kháng chiến tại Việt Bắc được bảo vệ vững chắc.
+ Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi chứng tỏ điều gì về sức mạnh và truyền thống của nhân dân ta?
+ Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi cho thấy sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân ta.
+ Thắng lợi tác động thế nào đến tinh thần chiến đấu của nhân dân cả nước?
+ Thắng lợi của chiến dịch đã cổ vũ phong trào đấu tranh của toàn dân ta.
- GV tổng kết lại các ý chính về ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947.
Củng cố, dặn dò
- GV hỏi: Tại sao nói : Việc Bắc thu - đông 1947 là "mồ chôn giặc Pháp"?
- 1 HS nêu ý kiến, các HS khác bổ sung ý kiến: Trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, giặc Pháp dùng không quân, thuỷ quân ...
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài học sau “Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950”.
Tiết 4: Khoa học (5B)
XI MĂNG
I.MỤC TIÊU:
 	- Nhận biết một số tính chất của xi măng.
 	- Nêu được một số cách bảo quản xi măng.
 	- Quan xát nhận biết xi măng.
	- Giáo dục HS yêu thích, say mê tìm hiểu khoa học.
 	Tích hợp GDBVMT: - Nhận biết trong quá trình sản xuất xi măng không làm cho môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Hình minh họa trang 58, 59 SGK.
- Các câu hỏi thảo luận được ghi sẵn vào phiếu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
 - Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi nội dung bài cũ, sau đó nhận xét.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
- Bài học hôm nay sẽ cung cấp cho các em những kiến thức khoa học về xi măng.
b.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Xi măng được dùng để làm gì?
+ Hãy kể một số nhà máy xi măng ở nước ta mà em biết?
- GV liên hệ và giúp HS nhận biết được việc sản xuất xi măng cần hợp lí để môi trường thiên nhiên không bị ô nhiễm.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tìm hiểu kiến thức khoa học”.
- Cách tiến hành:
+ Cho HS hoạt động theo tổ.
+ Yêu cầu HS trong tổ cùng đọc bảng thông tin trang 59 SGK.
+ Yêu cầu dựa vào các thông tin đó và những điều mình biết để tự hỏi đáp về công dụng, tính chất của xi măng.
- Tổ chức cuộc thi:
+ Mỗi tổ cử một đại diện làm BGK, lớp trưởng là người dẫn chương trình.
 + Lớp trưởng bốc câu hỏi và đọc. Tổ nào có câu trả lời thì phất cờ ra hiệu. Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai trừ 2 điểm. Cuối cuộc thi nhóm nào ghi được nhiều điểm nhất là nhóm thắng cuộc.
- Nhận xét, tổng kết cuộc thi.
4.Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà ghi nhớ các thông tin về xi măng và tìm hiểu về thủy tinh.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Kể tên những đồ gốm mà em biết?
+ Hãy nêu tính chất của gạch ngói và TN chứng tỏ điều đó?
+ Gạch, ngói được làm bằng cách nào?
- Nghe và nhắc lại tên bài.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Hoạt động theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- Mỗi nhóm cử 3 đại diện tham gia thi.
Buổi chiều dạy lớp 5C
Tiết 1: Kĩ thuật
CẮT, KHÂU, THÊU TỰ CHỌN (TIẾT 3)
(Đã soạn Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2015 )
Tiết 2: Ôn Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Củng cố về phép chia số thập phân
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên, ta làm thế nào?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV nhận xét.
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
a) 7,44 : 6 b) 0,1904 : 8
c) 6,48 : 18 d) 3,927 : 11
Bài tập 2: Tính bằng cách thuận tiện:
a)70,5 : 45 – 33,6 : 45
b)23,45 : 12,5 : 0,8
Bài tập 3: Tìm x:
a) X x 5 = 9,5
b) 21 x X = 15,12
Bài tập 4: (HS có NL)
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 6,18	38
 2 38	
 10 0,16 
- Thương là:.........
- Số dư là:.............
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
a) 1,24 b) 0,0213
c) 0,36 d) 0,357
Lời giải:
a) 70,5 : 45 – 33,6 : 45
 = ( 70,5 – 33,6) : 45
 = 36,9 : 45
 = 0,82.
b) 23,45 : 12,5 : 0,8
 = 23,45 : (12,5 x 0,8)
 = 23,45 : 10
 = 2,345
Lời giải:
a) X x 5 = 9,5
 X = 9,5 : 5
 X = 1,9
b) 21 x X = 15,12
	X = 15,12 : 21
 X = 0,72
Lời giải:
- Thương là: 0,16
- Số dư là:0,1
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
GIAO LƯU VỚI CÁC CỰU CHIẾN BINH Ở ĐỊA PHƯƠNG
1- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG. 
- Giúp HS hiểu sâu sắc thêm về phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ và những truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam. 
- Giáo dục các em lòng yêu quê hương, đất nước và tự hào về những truyền thống vẻ vang, anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam. 
2- QUY MÔ HOẠT ĐỘNG 
Tổ chức quy mô khối lớp hoặc toàn trường. 
3- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN. 
- Tư liệu, tranh ảnh, bản đồ về các trận đánh lớn của quân đội ta hoặc các sự kiện cách mạng đã diễn ra tại địa phương. 
- Micro, loa, ampli 
4- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 
Bước 1; Chuẩn bị 
*Đối với GV
- Thông báo cho cả lớp về nội dung buổi nói chuyện, thời gian, địa điểm tổ chức. 
- Chủ động liên hệ với đại biểu cựu chiến binh tiêu biểu hoặc cán bộ tuyên huấn tại địa phương để nói chuyện cho HS. 
- Định hướng cho đại biểu chuẩn bị các tư liệu tranh ảnh, sơ đồ  liên quan đến chủ đề. 
-yêu cầu HS chuẩn bị một số câu hỏi thảo luận liên quan đến chủ đề hoặc đưa ra trước một số câu hỏi định hướng trước khi nghe nói chuyện để các em tự tìm hiểu, thu nhập tài liệu, tranh ảnh về các sự kiện kịch sử đã diễn ra tại địa phương. 
* Đối với HS 
Tích cực chủ động tham gia các nhiệm vụ được phân công 
Bước 2: Tiến hành buổi giao lưu 
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu dự, đại biểu cựu chiến binh 
- Nêu chương trình buổi giao lưu. 
- Nghe đại biểu cựu chiến binh nói chuyện và thảo luận 
- Người dẫn chương trình mời HS trong lớp nêu các câu hỏi, các đại biểu cựu chiến binh trả lời. 
- Các địa biểu trả lời câu hỏi, giải thích, kể chuyện.. theo yêu cầu mà HS nêu ra. Đồng thời, đại biểu cũng có thể đặt những câu hỏi hoặc đưa ra những yêu cầu nào đó với lớp, lớp sẽ cử HS đại diện trả lừi hoặc đáp ứng các yêu cầu đó. 
- Biểu diễn văn nghệ . 
Lớp tổ chức một số tiết mục văn nghệ (có thể mời các đại biểu tham gia giao lưu) theo chủ đề ca ngợi anh bộ đội cụ hồ và truyền thống vẻ vang, hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tạo không khí sôi nổi đoàn kết. 
Bước 3: kết thúc buổi giao lưu. 
- Đại diện HS phát biểu ý kiến, cảm ơn và tặng hoa cho các đại biểu cựu chiến binh tham dự buổi giao lưu 
- GV nhận xét và nhắc nhở HS thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt, noi gương anh bộ đội cụ hồ. 
- Kết thúc buổi giao lưu. 
4, CỦNG CỐ DẶN DÒ : Nhận xét tiết học dặn dò VN 
Thứ Tư ngày 9 tháng 12 năm 2015
Buổi sáng dạy lớp 5C
Tiết 3: Địa lí
GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Đã soạn Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2015 )
Tiết 4: Lịch Sử
THU ĐÔNG 1947,
VIỆT BẮC “MỒ CHÔN GIẶC PHÁP”.
(Đã soạn Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2015 )
Buổi chiều dạy lớp 5A
Tiết 1: Đạo đức
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (TIẾT 1).
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
 - Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
 - Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ.
Tích hợp GDKNS: - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với phụ nữ
 - Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới phụ nữ.
 - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bà mẹ, chị em gái,cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội.
 - Biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	- Thẻ màu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài cũ.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài : 
b.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Hoạt động1: Tìm hiểu thông tin trang 22, SGK.
- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm quan sát, chuẩn bị giới thiệu nội dung một bức ảnh trong SGK.
- Kết luận: Bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Trâm, chị Nguyễn Thúy Hiền và bà mẹ trong bức ảnh “Mẹ địu con lên nương” đều là những người phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước ta, trên các lĩnh vực quân sự, khoa học, thể thao kinh tế.
- HS thảo luận các gợi ý:
+ Em hãy kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết.
+ Tại sao những người phụ nữ là những người đáng được kính trọng?
- GV mời một số HS lên trình bày ý kiến.
- GV mời 1 – 2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
- GV viên mời một số HS lên trình bày ý kiến.
- GV kết luận:
+ Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phự nữ là (a), (b).
+ Việc làm biểu hiện chưa tôn trọng phụ nữ là (c), (d).
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2 SGK)
- HS nêu yêu cầu của bài tập 2 và hướng dẫn HS cách thức bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến.
- GV mời một số HS giải thích lí do, cả lớp nghe và bổ sung.
- GV kết luận:
+ Tán thành với các ý kiến (a), (d)
+ Không tán thành với các ý kiến 

File đính kèm:

  • doctuàn 14.doc