Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thu Huyền

I. MỤC TIÊU.

- Giúp HS: Nhớ - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Hành trình của bầy ong. Trình bày đúng các câu thơ lục bát; Làm được bài tập về viết từ ngữ có tiếng chứa âm đầu s/ x; Rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho hs.

- Phát triển năng lực hợp tác, tự đánh giá kết quả học tập trình bày khoa học.

- Giáo dục ý thức rèn chữ viết.

II. CHUẨN BỊ.

 - Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ.

 - Học sinh: sách, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

 

doc21 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thu Huyền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài lưỡng cư,..
* Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều loại động vật và thực vật
- HS thảo luận nhóm 4 để trả lời.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét
- HS đọc yêu cầu BT2
- Hs thảo luận nhóm 
- Đại diện 2 nhóm trình bày
+ Hành động bảo vệ môi trường: .
+Hành động phá hoại môi trường: 
bắn thú rừng,chặt cây...
- HS đọc yêu cầu BT3
- HS tự chọn đề tài và viết
- HS trình bày bài viết.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- HS lắng nghe
...
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU.
- Sau bài học, HS: Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm của bản thân hoặc những người xung quanh để bảo vệ môi trường. Theo dõi bạn kể, nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn. Rèn kĩ năng kể chuyện hay cho hs. 
- Phát triển năng lực làm việc trong nhóm, lớp.
- Giáo dục ý thức BVMT qua các câu chuyện các em kể có nội dung BVMT.
II. CHUẨN BỊ.
 	 - Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
A. Giới thiệu bài.
B. Hướng dẫn HS kể chuyện.
HĐ 1/ Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Gọi HS đọc đề và HD xác định đề.
- HD học sinh tìm chuyện ngoài sgk.
- Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà cho tiết học này.
HĐ 2/ HD thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Dán bảng phụ ghi tiêu chuẩn 
đánh giá bài kể chuyện.
 +Nội dung.
 +Cách kể.
+Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
- Ghi lần lượt tên HS tham gia thi kể và tên câu chuyện các em kể.
- Nhận xét bổ sung
4. Củng cố - dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Đọc đề và tìm hiểu trọng tâm của đề.
- Xác định rõ những việc cần làm theo yêu cầu.
- Đọc nối tiếp các gợi ý trong sgk.
+ Tìm hiểu và thực hiện theo gợi ý.
- Một số em nối tiếp nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể.
- HS lập dàn ý câu chuyện định kể (gạch đầu dòng các ý sẽ kể)
* Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Kể chuyện trong nhóm.
Thi kể trước lớp.
Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Trao đổi với bạn hoặc thầy cô về các nhân vật, ý nghĩa câu chuyện
- Cả lớp nhận xét theo các tiêu chuẩn:
- Cả lớp bình chọn bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất; bạn đặt câu hỏi hay nhất.
- Về nhà kể lại cho người thân nghe.
...
Tập đọc
TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN
I. MỤC TIÊU.
- Giúp HS: Đọc đúng: chiến trang, lấn biển, là lá chắn, xói lở, sóng lớn, 
Đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học; Hiểu nội dung bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn khi được khôi phục; Rèn kĩ năng đọc văn bản khoa học cho hs.
- Phát triển năng lực hợp tác, chia sẻ cách đọc cho bạn.
- Giáo dục hs nâng cao ý thức BVMT.
II. CHUẨN BỊ.
GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn luyện đọc.
HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ 1/ Kiểm tra bài 
Dạy bài mới: Giới thiệu bài
HĐ 2/ - Luyện đọc:
- Gọi một HS đọc toàn bài. Chia đoạn 
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn (2 lần) - kết hợp sửa lỗi, giải nghĩa từ
- Luyện đọc theo cặp, 1cặp đọc trước lớp, GV đọc mẫu toàn bài.`
HĐ 3/ - Tìm hiểu bài:
- Tổ chức cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK.
* Nội dung bài:
HĐ 4/ - Luyện đọc diễn cảm:
 - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn, nêu cách đọc từng đoạn.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3.
+ Treo bảng phụ đoạn cần đọc.
+ Đọc mẫu
+ Học sinh luyện đọc theo cặp 
+ Tổ chức cho học sinh thi đọc.
- Nhận xét.
 HĐ 5/ - Củng cố- dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
- HS đọc bài Người gác rừng tí hon, nêu nội dung bài.
- HS lắng nghe.
- Một HS giỏi đọc toàn bài, chia đoạn: 3 đoạn.
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn (2 lần) - kết hợp sửa lỗi, giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK. 
- Đại diện các nhóm trả lời lần lượt từng câu hỏi trong SGK.
- HS đọc nội dung bài..
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn, nêu cách đọc từng đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3 theo hướng dẫn của GV.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp
...
...
Khoa học
NHÔM
I. MỤC TIÊU.
- Sau bài học, HS: Nhận biết một số tính chất của nhôm. Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống; Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và nêu cách bảo quản; Có kĩ năng nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và cách bảo quản.
- Phát triển năng lực biết trình bày ‎ kiến của mình trước lớp.
- GD HS biết bảo quản đồ dùng bằng nhôm.
II. CHUẨN BỊ.
 - GV: Hình vẽ trong SGK trang 52, 53 SGK. Một số thìa nhôm hoặc đồ dùng bằng nhôm, giấy khổ to, phiếu HT.
 - HS: Sưu tầm các thông tin và tranh ảnh về nhôm, 1 số đồ dùng được làm bằng nhôm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
Bài mới: Giới thiệu bài mới: Nhôm.
Hoạt động 1: Làm vệc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được.
 * Bước 1: Làm việc theo nhóm. 
 * Bước 2: Làm việc cả lớp.
® GV chốt: Nhôm sử dụng rộng rãi để chế tạo các dụng cụ làm bếp, vỏ của nhiều loại đồ hộp, khung cửa sổ, 1 số bộ phận của phương tiện giao thông
 Hoạt động 2: Làm việc với vật thật.
	* Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Giáo viên đi đến các nhóm giúp đỡ.
 * Bước 2:
Làm việc cả lớp.
® GV kết luận: Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng.
 Hoạt động 3: Làm việc với SGK.
 * Bước 1: Làm việc cá nhân.
GV phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh làm việc theo chỉ dẫn SGK trang 53.
 * Bước 2: Chia sẻ nhóm bàn.
 * Bước 3: Chia sẻ trước lớp.
® GV kết luận: Nhôm là kim loại
Không nên đựng thức ăn có vị chua..
Hoạt động nhóm, lớp.
- Học sinh viết tên hoặc dán tranh ảnh những sản phẩm làm bằng nhôm đã sưu tầm được vào giấy khổ to.
Các nhóm treo sản phẩm, cử người trình bày.
Hoạt động nhóm, lớp.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát thìa nhôm hoặc đồ dùng bằng nhôm khác được đem đến lớp và mô tả màu, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của các đồ dùng bằng nhôm đó.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động cá nhân, lớp.
 Nhôm
 a) Nguồn gốc: Có ở quặng nhôm
b) Tính chất (SGK)
- HS trình bày bài làm, HS khác góp ý.
Thi đua: Trưng bày các tranh ảnh về nhôm và đồ dùng của nhôm?
Ngày soạn: 27/11/2016
	Thứ tư ngày 30 tháng 11 năm 2016
	Toán
	CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU.
- Sau bài học, HS: Biết cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên. Bước đầu biết thực hành phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên (trong làm tính, giải bài toán); Rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Phát triển năng lực học cá nhân trên lớp, giao tiếp điều khiển chữa bài.
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II. CHUẨN BỊ.
 - Giáo viên: nội dung bài, bảng nhóm.
 - Học sinh: sách, vở, bảng con...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
 Bài mới. Giới thiệu bài.
* HĐ 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
a/ Ví dụ 1.
- HD cách tính với số thập phân, rút ra cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
b/ Ví dụ 2. (tương tự).
* HD rút ra quy tắc.
* HĐ 2: Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Hướng dẫn làm bảng.
- Lưu ý cách đặt tính.
Bài 2 (a, b): Hướng dẫn làm nhóm cộng tác 2.
- Gọi các nhóm chữa bảng.
- Gv chốt bài.
Bài 3: Hướng dẫn làm vở.
- Chấm chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài.
* Nêu bài toán, rút ra phép tính.
+ Chuyển thành phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên.
+ Đặt tính và tính.
- Nêu cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
* Làm bảng ví dụ 2 (sgk).
+ Chữa, nhận xét.
* Quy tắc: (sgk).
* Đọc yêu cầu.
- Làm bảng, chữa (nêu bằng lời kết hợp với viết bảng).
+ Nhận xét bổ sung.
* Đọc yêu cầu của bài.
- 1 nhóm làm bảng nhóm, báo cáo kết quả.
- Chữa, nhận xét.
* Đọc yêu cầu bài toán.
- Làm vở, chữa bảng.
Bài giải
TB mỗi giờ người đi xe máy đi được là: 126,54 : 3 = 42,18 (km)
 Đáp số: 42,18 km.
...
Kĩ thuật
CẮT, KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN
I. MỤC TIÊU.
- Biết cách cắt, khâu, thêu trang trí một sản phảm tự chọn.
 - Phát triển năng lực vận dụng những điều đã học đẻ giải quyết nhiệm vụ.
 - Rèn luyện tính khéo léo của đôi tay và khả năng sáng tạo, học sinh yêu
 thích tự hào với sản phẩm do mình làm.
II. CHUẨN BỊ.
 - Bộ dụng cụ cắt, khâu , thêu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ 1. Kiểm tra bài cũ.
* Nêu quy trình thêu dấu nhân.
- Nhận xét, tuyên dương.
HĐ 2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài: ghi bảng.
b. Nội dung.
Mục tiêu: Giúp học sinh biết chọn sản phẩm để làm.
+ Cách tiến hành:
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ thực hành của học sinh.
- Gv chia nhóm để học sinh dễ thực hành.
- Học sinh thực hành nội dung tự chọn.
- GV theo dõi giúp đỡ HS các nhóm.
- Cuối tiết học, GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- GV đánh giá kết quả học tập
HĐ 3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài.
- HS nối tiếp nhau nêu.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS nghe.
- HS chuẩn bị bộ đồ dùng: cắt khâu, thêu..
- HS tự chọn nhóm theo ý thích của mình để thực hành cắt, khâu, thêu theo sản phẩm tự chọn của mình.
- HS thực hành.
- HS trình bày sản phẩm.
- HS quan sát các sản phẩm và nhận xét.
- HS nghe.
- HS nghe.
.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình)
I. MỤC TIÊU.
- Sau bài học: HS nêu được những chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn. Biết lập dàn ý cho bài văn tả ngoại hình một người thường gặp; Rèn kĩ năng viết đoạn văn tả ngoại hình của văn tả người cho hs.
- Phát triển năng lực chia sẻ với nhóm, lớp.
- Giáo dục hs ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, giấy khổ to.
- HS: SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1) Giới thiệu bài: 
HĐ 2) Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài 1: GV chia nhóm cộng tác 4: nhóm lẻ làm bài 1a, nhóm chẵn làm bài 1b, rồi phát giấy khổ to, bút.
 + Nhóm lẻ: 
- Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà?
- Tóm tắt các chi tiết ở từng câu.
- Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào?
+Nhóm chẵn:
- Đoạn văn sau tả những đặc điểm nào về ngoại hình của Thắng?
- Những đặc điểm đó cho biết điều gì về tính tình của Thắng?
*Gv chốt lại các ý kiến đúng.
- Khi tả nhân vật ta cần phải tả như thế nào?
*Bài 2: GV nhắc lại yêu cầu
- GV theo dõi.
- GV đưa bảng phụ có ghi sẵn dàn ý khái quát của bài văn tả người.
- GV theo dõi.
- GV nhận xét, tuyên dương các em làm dàn ý hay.
3) Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc BT1
- HS đọc yêu cầu bài tập của nhóm mình.
*Tả mái tóc của bà qua con mắt quan sát của một cậu bé 3 tuổi.
* Câu 1: giới thiệu bà; câu 2: tả khái quát mái tóc; câu 3: Tả độ dày của mái tóc.
* Quan hệ chặt chẽ với nhau,câu sau làm rõ cho câu trước.
*Tả chiều cao, nước da, thân hình, cặp mắt, cái miệng, cái trán dô.
...Thông minh, bướng bỉnh, gan dạ.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trình bày ý kiến.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- Hs đọc BT2.HS rà soát lại kết quả quan sát đã chuẩn bị.
- 1 số HS trình bày kết quả.
- HS lập dàn ý.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS trình bày dàn ý đã lập.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU.
- Giúp HS: Nhận biết các cặp quan hệ từ trong câu và tác dụng của chúng. (BT1); Luỵện tập sử dụng các cặp quan hệ từ phù hợp (BT2)
+ Bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh hai đoạn văn (BT3); Rèn kĩ năng sử dụng đúng quan hệ từ.
- Phát triển năng lực tự học.
- Giáo dục HS nâng cao ý thức BVMT.
II. CHUẨN BỊ.
- GV: Bảng phụ viết 2 đoạn văn ở BT 3b.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
HĐ 1/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Hãy đọc và tìm quan hệ từ trong câu a và b
- Gv nhận xét và chốt lại lời giải đúng
 a) Nhờmà
 b) Không nhữngmà còn
Bài 2: Chuyển 2 câu thành 1 câu bằng cách lựa chọn và sử dụng 1 trong 2 cặp từ đã cho.
- GV theo dõi.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Hai đoạn văn trên bảng phụ có gì khác nhau? Đoạn nào hay hơn? Vì sao?
- Gv chốt lại: So với đoạn a, đoạn b có thêm 1 số quan hệ từ và các cặp từ quan hệ. Đoạn a hay hơn đoạn b, vì các quan hệ từ ở đoạn b làm cho câu văn nặng nề. Vì vậy cần sử dụng các quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc bài tập 1
- HS trả lời
- Lớp nhận xét
- HS đọc bài tập 2
- HS làm việc theo cặp rồi lên chữa bài ở bảng kết hợp nói lên mối quan hệ vè ý nghĩa giữa các câu
- HS đọc bài tập 3
- HS làm việc theo cặp
- HS trình bày ý kiến
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
....
 Giáo dục ngoài giờ lên lớp
GIAO LƯU VÀ TÌM HIỂU VỀ NGÀY THÀNH LẬP QĐND VÀ NGÀY QPTD
I. MỤC TIÊU.
- Giúp HS biết được ý nghĩa của ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày Quốc phòng toàn dân 22 - 12.
- Phát triển năng lực chia sẻ trong giao tiếp.
- Giáo dục các em lòng biết ơn đối với sự hy sinh lớn lao của các anh hùng, liệt sĩ và tự hào về truyền thống cách mạng vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
II. CHUẨN BỊ.
Tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi ... liên quan đến chủ đề cuộc giao lưu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Bước 1: Chuẩn bị.
- GV phổ biến cho HS nắm được chủ đề của cuộc giao lưu.
- HS sưu tầm các tư liệu, bài thơ, bài hát, câu đố, tranh ảnh về ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Nội dung: Tìm hiểu các sự kiện lịch sử, các nhân vật anh hùng dân tộc, anh hùng các mạng theo hình thức giải ô chữ ...
- Hình thức thi: Mỗi tổ cử 3 - 5 người, có một đội trưởng.
Bước 2: Tổ chức cuộc thi.
- Ổn định tổ chức, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, Ban giám khảo.
- Ban giám khảo phổ biến luật chơi.
- Người dẫn chương trình đọc câu hỏi tương ứng với ô chữ hàng ngang mà các đội 1, 2, 3, 4 lựa chọn.
Bước 3: Tổng kết và trao giải thưởng.
- Ban giám khảo đánh giá, nhận xét cuộc thi; thái độ của các đội.
- Công bố kết quả cuộc thi.
- Đại diện đại biểu lên trao phần thưởng và phát biểu ý kiến.
*) Nhận xét tiết học. CB bài sau.
.
Lịch sử
“THÀ HI SINH TẤT CẢ, CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”
I. MỤC TIÊU.
- Sau bài học, HS: Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp. Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta dành được độc lập, nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta; Rèn kĩ năng kể chuyện, kĩ năng nhận biết.
- Phát triển năng lực hợp tác.
- GD HS lòng yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ.
 - GV: Bảng phụ, tư liệu.
 - HS: Sưu tầm tư liệu về những ngày đầu kháng chiến bùng nổ tại điạ phương
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
Bài mới: Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Tiến hành toàn quốc k/chiến
GV treo bảng phụ thống kê các sự kiện 23/11/1946; 17/12/1946; 18/12/1946.
GV hướng dẫn HS quan sát bảng thống kê và nhận xét thái độ của thực dân Pháp.
Kết luận: Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, ND ta không còn con đường ào khác là buộc phải cầm súng đứng lên .
GV trích đọc một đoạn tư liệu lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, và nêu câu hỏi:
+ Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc của nhân dân ta?
Hoạt động 2: Những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
• Nội dung thảo luận.
+Tinh thần quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh của quân và dân thủ đô HN như thế nào?
+Đồng bào cả nước đã thể hiện tinh thần kháng chiến ra sao?
+Vì sao quân và dân ta lại có tinh thần quyết tâm như vậy?
® Giáo viên chốt.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét ® giáo dục 
- Lắng nghe
Họat động lớp, cá nhân.
- Học sinh nhận xét về thái độ của thực dân Pháp.
Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, góp ý
- Nghe
- HS đọc to cho cả lớp nghe
Hoạt động nhóm (nhóm 4)
- HS làm cá nhân.
- Chia sẻ trong nhóm, rút ra kết luận.
- Chia sẻ trước lớp.
...
Ngày soạn: 28/11/2016
Thứ năm ngày 1 tháng 12 năm 2016
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU.
- Giúp HS: Biết thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
Xác định số dư trong phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên. Củng cố quy tắc chia thông qua bài toán có lời văn; Rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Phát triển năng lực tự học cá nhân trên lớp.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ.
GV: Phấn màu, bảng phụ. 
 HS: Bảng con, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ 1: Luyện tập: 
Bài 1: Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại quy tắc chia.
- Nhận xét sửa sai.
Bài 2: Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính giá trị biểu thức.
- Giáo viên chốt lại thứ tự thực hiện phép tính của biểu thức.
- Gv nhận xét sửa sai.
Bài 3: Cho HS hoạt động nhóm CT.
- Hướng dẫn HS chia số dư cho đến hết:
 21,3 5
 1 3 4,26
 30 * Lưu ý HS khi chia số dư (SGK) 0
Bài 4: Cho HS thảo luận nhóm
- Giáo viên treo bảng phụ đề bài, tóm tắt, giải vào vở.- Nhận xét..
HĐ 2. Củng cố - dặn dò: N.xét giờ học
- Học sinh đọc đề.
 - 4 Học sinh làm bài trên bảng lớp.
 - Lớp làm vào vở.
 - Cả lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài, thảo luận nhóm đôi.
a. HS nhận xét về phép chia có dư và cách thử lại.
b. 1 Học sinh tìm số dư của phép chia và giải thích:
 43,19 21
 1 19 4,26
 14
Vậy số dư là 0,14 vì số 1 ở hàng phần mười; số 4 ở hàng phần trăm.
 - Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Chia sẻ tìm cách chia số dư 
- 2 HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc đề - Cả lớp đọc thầm.
 - Thảo luận nhóm 4 tìm ra cách giải.
 - Nêu tóm tắt, 1 HS lên bảng giải 
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình)
I. MỤC TIÊU.
- Giúp HS: Củng cố kiến thức về đoạn văn. Viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có; Rèn kĩ năng viết văn tả người cho hs.
- Phát triển năng lực tự học.
- Giáo dục hs yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ viết yêu cầu của BT1.
- HS: Dàn ý bài văn tả một người em thường gặp; kết quả quan sát và ghi chép.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ 1- Kiểm tra bài cũ:
- Hãy trình bày dàn ý bài văn tả người mà em thường gặp.
- Nhận xét - đánh giá bài làm của HS.
B - Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
HĐ 2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- GV giao việc: Các em xem lại dàn ý, chọn phần thân bài của dàn ý rồi chuyển thành đoạn văn.
- GV theo dõi và lưu ý HS: có thể viết 1 đoạn văn tả một số nét hay 1 nét tiêu biểu về ngoại hình.
- Gọi một số HS đọc bài viết của mình.
- GV nhận xét và khen những HS viết đoạn văn hay.
- Nhận xét - đánh giá bài chấm.
3. Cúng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về hoàn chỉnh đoạn văn vừa viết.
- 2 HS trình bày
- 2 HS đọc đề bài và phần gợi ý ở SGK.
- Hs tự làm bài để chuyển đoạn dàn ý thành đoạn văn.
- 1 số HS đọc đoạn văn mình viết.
- Cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
...	
Địa lý
CÔNG NGHIỆP (Tiếp)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp:Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển.Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển. Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là HN và thành phố HCM. Có kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp; Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ.
- Phát triển năng lực giao tiếp.
- GD HS yêu thích các ngành công nghiệp và có ý thức sử dụng tiết kiệm các sản phẩm công nghiệp. 
II. CHUẨN BỊ.
- GV: Phiếu học tập của HS.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
Giới thiệu bài
- Lắng nghe.
Hoạt động 1: GV yều cầu HS quan sát hình 3 trang 94 và cho biết tên, tác dụng của lược đồ.
- HS nêu
- Xem hình 3 và tìm những nơi có ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a-pa-tít, công nghiệp nhiệt điện, thuỷ điện.
- GV yêu cầu HS nêu ý kiến
- HS làm việc cá nhân.
- 5 HS nối tiếp nhau nêu về từng ngành công nghiệp, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- Nhận 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_13_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi.doc