Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2015-2016

Tiết 3: Địa lí

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

 - Ôn tập củng cố những kiến thức lịch sử đã học.

 - Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:

 + Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp.

 + Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 02/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

 + Cuối năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

 + Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.

- Giáo dục HS tự hào về truyền thống lịch sử Việt Nam.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 + GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập.

 + HS: Nội dung ôn tập.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

 

doc13 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Thứ hai ngày 9 tháng 5 năm 2016
Buổi chiều dạy lớp 5B
Tiết 1: Khoa học
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN
MÔI TRƯỜNG RỪNG.
(Đã soạn Thứ năm ngày 5 tháng 5 năm 2016)
Tiết 2: Kĩ thuật
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (TIẾT 1)
(Đã soạn Thứ năm ngày 5 tháng 5 năm 2016)
Tiết 3: Địa lí
ÔN TẬP CUỐI NĂM
(Đã soạn Thứ tư ngày 4 tháng 5 năm 2016
Thứ ba ngày 10 tháng 5 năm 2016
Buổi sáng
Tiết 2: Khoa học (5A)
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN
MÔI TRƯỜNG ĐẤT
I.MỤC TIÊU:
- Nêu nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá.
- GDKNS: + Kĩ năng lựa chọn, xử lí thông tin để biết được một trong các nguyên nhân dẫn đến đất trồng ngày càng bị thu hẹp là do đáp ứng những nhu cầu phục vụ con người; do những hành vi không tốt của con người đã để lại hậu quả xấu với môi trường đất.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường đất.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	Hình minh hoạ trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- GV gọi HS trả lời câu hỏi về nội dung bài Tác động của con người đến môi trường rừng.
- GV nhận xét HS.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Tác động của con người đến môi trường đất.
b.Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4. Yêu cầu các nhóm quan sát hình, trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Hình 1 và 2 cho biết con người sử dụng đất vào việc gì?
+ Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó?
- Gọi HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu cả lớp thảo luận:
+ Nêu một số dẫn chứng về nhu cầu sử dụng diện tích đất thay đổi.
+ Phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.
® GV kết luận: Nguyên nhân chình dẫn đến diện tích đất trồng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, cần nhiều diện tích đất ở hơn.
* Hoạt động 2: Thảo luận
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi. Yêu cầu các nhóm trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Con người đã làm gì để giải quyết mâu thuẫn giữa việc thu hẹp diện tích đất trồng với nhu cầu về lương thực ngày càng nhiều hơn?
+ Người nông dân ở địa phương bạn đã làm gì để tăng năng suất cây trồng?
Việc làm đó có ảnh hưởng gì đến môi trường đất trồng?
Phân tích tác hại của rác thải đối với môi trường đất.
- Gọi HS báo cáo kết quả thảo luận.
® GV kết luận:
Để giải quyết việc thu hẹp diện tích đất trồng, phải áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật cải tiến giống vật nuôi, cây trồng, sử dụng phân bón hoá học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,
Việc sử dụng những chất hoá học làm cho môi trường đất bị ô nhiễm, suy thoái.
Việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh gây nhiễm bẩn môi trường đất.
4.Củng cố-dặn dò:
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau “Tác động của con người đến môi trường không khí và nước”.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi của GV.
- Nghe, nhắc lại tên bài và ghi vào vở.
Nhóm trưởng điều khiển quan sát các hình trong SGK.
Đại diện trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
+ Hình 1 và 2 cho thấy con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay phần đồng ruộng hai bên bờ sông được sử dụng làm đất ở, nhả cửa mọc lên san sát.
+ Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi là do dân số ngày một tăng nhanh.
- HS trình bày.
+ Nhu cầu lập khu công nghiệp, nhu cầu độ thị hoá, cần phải mở thêm trường học, mở thêm hoặc mở rộng đường.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
Đại diện trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc.
Tiết 3: Lịch sử (5B)
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ
Tiết 4: Khoa học (5B)
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ II MÔN KHOA HỌC
Buổi chiều dạy lớp 5C
Tiết 1: Kĩ thuật
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (TIẾT 1)
(Đã soạn Thứ năm ngày 5 tháng 5 năm 2016)
Tiết 2: Ôn Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Củng cố cho HS về trung bình cộng, các phép tính, chu vi, diện tích các hình.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV nhận xét một số bài .
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 3,5 : 1,75 = ...
A. 0,002 B.0,2 C. 0,2 D. 0,02
b) Khoảng thời gian từ 7 giờ 20 phút đến 8 giờ kém 10 phút là:
A.20 phút B.30 phút 
C.40 phút D. 50 phút.
c) Biết 95% của một số là 950. Vậy của số đó là:
A.19 B. 95 
C. 100 D. 500
Bài tập 2: 
a) Tìm trung bình cộng của: ; ; 
b) Tìm x: x + 6,75 = 43,56 – 8,72 
Bài tập3:
 Một người đi trên quãng đường từ A đến B. Lúc đầu đi được quãng đường, nghỉ 10 phút rồi đi tiếp quãng đường. Tính ra, người đó đã đi được 36 km. Hỏi quãng đường AB dài bao nhiêu km?
Bài tập4: (HS có NL)
Hai ô tô xuất phát từ A đến B cùng một lúc và đi ngược chiều nhau. Sau 2 giờ chúng gặp nhau, quãng đường AB dài 162km.
a) Tính vận tốc của mỗi ô tô, biết vận tốc của ô tô đi từ A bằng vận tốc của ô tô đi từ B.
b) Chỗ 2 xe gặp nhau cách A bao nhiêu km?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Đáp án:
a) Khoanh vào D
b) Khoanh vào B
c) Khoanh vào C
 Lời giải : 
a) + + : 3 
= + + : 3 
= : 3 = 
b) x + 6,75 = 43,56 – 8,72 
 x + 6,75 = 34,74
 x = 34,74 – 6,75
 x = 27,99
Lời giải:
Phân số chỉ quãng đường đi 2 lần là:
 + = (quãng đường)
Quãng đường AB dài là:
 36 : 9 20 = 80 (km)
 Đáp số: 80 km
Lời giải:
Tổng vận tốc của 2 xe là:
 162 : 2 = 81 (km)
81 km km
Ta có sơ đồ:
V xe A
V xe B 
Vận tốc của xe A là:
 81 : (4 + 5) 4 = 36 (km/giờ)
Vận tốc của xe B là:
 81 – 36 = 45 (km/giờ)
Chỗ 2 xe gặp nhau cách A số km là:
 36 2 = 72 (km) 
 Đáp số: a) 36 km/giờ ; 45 km/giờ
 b) 72 km
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG ANH
Thứ Tư ngày 11 tháng 5 năm 2016
Buổi sáng dạy lớp 5C
Tiết 3: Địa lí
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	 - Ôn tập củng cố những kiến thức lịch sử đã học.
 - Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:
 + Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp.
 + Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 02/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
 + Cuối năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
 + Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.
- Giáo dục HS tự hào về truyền thống lịch sử Việt Nam. 	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 + GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, phiếu học tập.
 + HS: Nội dung ôn tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra:
- Nêu nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến 1945
- Nêu ý nghiã của Cách mạng Tháng 8
- GV nhận xét và ghi điểm.
2-Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học 
*Hoạt động 1: Ôn tập từ bài 19 đến bài 26.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trình bày kết quả.
- GV chốt lại ý đúng.
*Hoạt động 2: Ôn tập từ bài 27 đến bài 31.
- GV cho HS đọc câu hỏi trong SGK từ bài 27 đến bài 33.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
3.Củng cố - dặn dò:
- GV tổng kết nội dung ôn tập.
- Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức và kĩ năng đã học.
 - 2 HS trả lời
- HS đọc câu hỏi cuối bài trong SGK, thảo luận và trình bày.
- HS đọc SGK và thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình.
- Cả lớp nhận xét.
Tiết 4: Lịch Sử
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ
Buổi chiều dạy lớp 5A
Tiết 1: Đạo đức
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUÊ HƯƠNG EM
I. Mục tiêu:
- HS biết những việc làm để bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.
- Thực hiện một số việc làm để bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.
- Tỏ thái độ đồng tình với những việc làm để bảo vệ môi trường . Phản đối những việc làm gây ô nhiễm môi trường.
II. Đồ dùng:
Tranh, ảnh
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu dấu hiệu của người nghiện ma túy?
? Tác hại của nghiện ma túy?
? Em cần làm gì để phòng tránh ma túy?
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: 
- ? Đất trồng, rừng ở Thái Nguyên bị thu hẹp do những nguyên nhân nào?
? Đất và nước ở Thái Nguyên bị ô nhiễm do những nguyên nhân nào?
- GV- HS nhận xét, bổ sung
- GV kết luận.
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trả lời
Hoạt động 2: 
? Em hãy nêu những việc làm để bảo vệ môi trường ở địa phương mình?
- HS- GV nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trả lời
3, Củng cố, dặn dò:
- Nêu bài học của bản thân qua nội dung bài?
- Nhận xét, dặn dò HS.
Tiết 2: Lịch sử
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ II MÔN KHOA HỌC
Thứ năm ngày 12 tháng 5 năm 2016
Buổi sáng dạy lớp 5A
Tiết 1: Toán
ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ.
I.MỤC TIÊU:
- Biết đọc số liệu trên biểu đồ, bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu.
- Làm được bài tập 1, 2a, 3.
- Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
Các biểu đồ trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Gọi HS nhắc lại quy tắc, công thức tính chu vi, diện tích của một số hình đã học.
- GV nhận xét.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu:
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
b.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau cùng làm bài, 1 HS nêu câu hỏi cho HS khác trả lời sau đó đổi việc cho nhau.
- Gọi HS trình bày từng câu hỏi trước lớp, sau đó nhận xét HS.
Bài 2 
- GV yêu cầu HS đọc phần a.
- Hỏi: Lớp 5A có bao nhiêu bạn thích ẵn táo?
- Nêu cách ghi của 8 HS thích ăn táo.
- GV nêu: Tất cả có bao nhiêu gạch, mỗi cụm biểu diễn mấy HS.
- GV giảng lại cách ghi số HS sau đó yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét HS.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
4.Củng cố-dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại các biểu đồ trong bài và chuẩn bị bài sau “Luyện tập chung”.
- HS nối tiếp nhau nêu.
- Nghe, nhắc lại tên bài và ghi vào vở.
- HS đọc đề bài, quan sát biểu đồ và trả lời được các câu hỏi của bài như sau :
a. 5 học sinh (Lan, Hoà, Liên, Mai, Dũng). Lan: 3 cây, Hoà: 2 cây, Liên: 5 cây, Mai: 8 cây, Dũng: 4 cây.
b. Hoà: 2 cây
c. Mai: 8 cây
d. Mai và Liên
e. Lan và Hoa
- HS đọc đề bài trong SGK.
- HS : Lớp5A có 8 bạn thích ăn táo.
- Ghi thành 2 cụm kí hiệu, cụm thứ nhất gồm 4 gạch thẳng và 1 gạch chéo đi qua cả 4 gạch thẳng; cụm thứ hai là 3 gạch thẳng.
- HS: 2 cụm có 8 gạch, cụm 1 có 5 gạch biểu diễn 5 HS, cụm 2 có 3 gạch biểu diễn 3 HS, tổng số 8 gạch biểu diễn 8 HS.
- 1 HS lên bảng lớp làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS nhận xét, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- HS theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra lại bài của mình.
- HS đọc đề bài và quan sát biểu đồ để rút ra nhận xét: Số HS thích chơi bóng đá có tỉ số phần trăm lớn nhất nên sẽ có nhiều HS thích nhất. Vậy số HS thích chơi bóng đá là 25 em. Khoanh tròn vào đáp án C.
Tiết 2: Kỹ thuật 
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (TIẾT 2)
I.MỤC TIÊU:
	- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
	- Lắp được một mô hình tự chọn.
	- Giáo dục tính sáng tạo và cẩn thận.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu của tiết học.
b. Thực hành lắp mô hìmh đã chọn:
a) Chọn chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận.
c) Lắp ghép mô hình hồn chỉnh.
4.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS giữ cẩn thận các bộ phận đã lắp dở để tiết sau hoàn thành sản phẩm.
- Nghe và nhắc lại tên bài.
Tiết 3: Địa lí 
ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU:
- Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới.
 - Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Yêu thích môn Địa lí; say mê khám phá thế giới.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Bản đồ thế giới để trống tên các châu lục và các đại dương.
- Quả Địa cầu.
- Phiếu học tập của HS.
- Thẻ từ ghi tên các châu lục và các đại dương
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.ổn định:
2. Kiểm tra: 
- Nước Việt Nam nằm ở khu vực nào? Thuộc châu lục nào? Diện tích nước ta là bao nhiêu?
3. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài:
b.Tìm hiểu bài: 
* Hoạt động 1: (làm việc cá nhân): 
- GV yêu cầu HS lên chỉ các các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ thế giới và bản đồ Việt Nam, quả địa cầu. 
- Hoc sinh làm bài trên phiếu học tập.
Tên nước
Thuộc châu lục
Tên nước
Thuộc châu lục
Trung Quốc
Ai Cập
Hoa Kì
LB Nga
Căm-Pu-chia
Ô-xtrây-li-a
Pháp
Anh
Lào
Nhật Bản
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
* Hoạt động 2 : (làm việc nhóm bàn):
- GV yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành bài tập sau: Chọn ý đúng: 
a/ Các nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam là: 
+ Trung Quốc, Lào, Căm- pu- chia.
+Trung Quốc, Lào, Thái lan.
+ Trung Quốc, Thái lan,Căm- pu- chia.
b/ Châu lục có số dân đông nhất là: 
+ Châu á
+ Châu Phi.
c/ Châu lục nằm ở phía tây của châu á và có 3 phía giáp biển và đại dương là: 
+ Châu Phi
+ Châu Âu 
+ Châu Mĩ
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. 
- GV kết luận.
* Hoạt động 3: (làm việc cả lớp): 
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận chung của bài.
4- Củng cố dặn dò:
- GV nhắc lại nội dung chính của bài.
- Nhận xét giờ học.
- HS về nhà chuẩn bị bài sau “Kiểm tra định kì cuối HKII”.
- 3 HS nêu, lớp nhận xét chữa bài.
- HS lên chỉ các các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ thế giới và bản đồ Việt Nam, quả địa cầu. 
- Một số HS lên bảng chỉ vị trí một số quốc gia đó.
+ Một số HS chỉ trên bản đồ vị trí kết hợp mô tả.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày. 
- 1- 2 HS lên bảng chỉ bản đồ.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- 1 - 2 HS nêu và đọc kết luận .
(Đã soạn Thứ hai ngày 9 tháng 5 năm 2016 )
Tiết 4: Khoa học
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC.
I.MỤC TIÊU:
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
- Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
	* GDKNS: + Kĩ năng phân tích, xử lí các thông tin và kinh nghiệm bản thân để nhận ra những nguyên nhân dẫn đến môi trường khồng khí và nước bị ô nhiễm.
 + Kĩ năng phê phán, bình luận phù hợp khi thấy tình huống môi trường không khí và nước bị hủy hoại.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường không khí và nước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	Hình trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Gọi 3 HS trả lời câu hỏi về nội dung bài Tác động của con người đến môi trường đất trồng.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
Tác động của con người đến môi trường không khí và nước.
b.Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Quan sát, thảo luận.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4. Yêu cầu các nhóm quan sát hình, trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi:
Nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ô nhiễm bầu không khí và nguồn nước.
Quan sát các hình trong SGK và thảo luận.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu những con tàu lớn bị đắm hoặc những đường dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ?
+ Tại sao một cây số trong hình bị trụi lá? Nêu mối liên quan giữa sự ô nhiễm môi trường không khí vối sự ô nhiễm môi trường đất và nước.
- Gọi HS báo cáo kết quả thảo luận.
® GV kết luận:
 Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nước, phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp và sự lạm dụng công nghệ, máy móc trong khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất.
* Hoạt động 2: Thảo luận
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi. Yêu cầu các nhóm trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi :
+ Liên hệ những việc làm của người dân dẫn đến việc gây ra ô nhiễm môi trường không khí và nước.
+ Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
- Gọi HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV kết luận về tác hại của những việc làm trên.
4.Củng cố-dặn dò:
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
- GV liên hệ và giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường không khí và nước.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau “Một số biện pháp bảo vệ môi trường”.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi của GV.
- Nghe, nhắc lại tên bài và ghi vào vở.
Nhóm trưởng điều khiển quan sát các hình trong SGK.
Đại diện trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
* Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, do sự hoạt động của nhà máy và các phương tiện giao thông gây ra.
 Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước:
+ Nước thải từ các thành phố, nhà máy và đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu.
+ Sự đi lại của tàu thuyền trên sông biển, thải ra khí độc, dầu nhớt,
+ Những con tàu lớn chở dầu bị đắm hoặc đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ.
+ Trong không khí chứa nhiều khí thải độc hại của các nhà máy, khu công nghiệp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận,
Đại diện trình bày. Các nhóm khác bổ sung.

File đính kèm:

  • doctuần 34.doc