Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 - Phan Trí Dũng
Đạo đức
KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ ( TIẾT1)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
* HSCNK: Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập; Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
ảnh chụp hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc sản phẩm của ngành công nghiệp. -Ngành công nghiệp giúp gì cho đời sống của nhân dân? (Cung cấp máy móc cho SX, các đồ dùng cho đời sống và xuất khẩu) -GV thống kê các ngành công nghiệp, sản phẩm, sản phẩm được xuất khẩu. HĐ 2: (7phút) Trò chơi “Đối đáp vòng tròn?” -GV chia lớp thành 6 nhóm,lần lượt mỗi đội đa ra câu hỏi cho đội bạn trả lời,theo vòng tròn,đội 1 đố đội 2... - Các câu hỏi phải hỏi về các ngành sản xuất công nghiệp hoặc các sản phẩm của ngành này. -GV tổng kết cuộc chơi và kết luận: Nước ta có nhiều ngành công nghiệp, Sản phẩm của từng ngành cũng rất đa dạng.H.a Thuộc ngành công nghiệp cơ khí H.b Thuộc công nghiệp điện.( nhiệt điện) H,c,d thuộc ngành sản xuất hàng tiêu dùng Hàng CN xuất khẩu của nước ta là dầu mỏ, than, quần áo, giày dép, cá tôm đông lạnh HĐ 3:(8 phút) Một số nghề thủ công của nước ta. -Nêu tên nghề thủ công hoặc sản phẩm thủ công? -Sản phẩm của nghề thủ công đó được làm từ gì?có được xuất khẩu ra nước ngoài không? GV kết luận: Nước ta có rât nhiều nghề thủ công. -Địa phương ta có nghề thủ công nào? (HS trả lời) HĐ4: (5phút) Vai trò và đặc điểm của nghề thủ công nước ta. -Em hãy nêu đặc điểm của nghề thủ công nước ta? -Nghề thủ công có vai trò gì đối với đời sống của nhân dân ta? HS trả lời, GV kết luận: - Vai trò: tận dụng lao động, nguyên liệu, tạo nhiều SP cho đời sống SX và xuất khẩu. - Đặc điểm: + Nghề thủ công ngày càng PT rộng khắp cả nước, dựa vào sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có + Nước ta có nhiều hàng thủ công nổi tiếng từ xa xưa như lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng, gốm Biên Hoà, .... 4/ Củng cố, dặn dò: (5phút) - GV nhận xét tiết học. -Tuyên dương các HS tích cực xây dựng bài --------------------------------------------------------- Khoa học Bài 23: SẮT,GANG,THÉP. I-Mục tiêu: Giúp HS. -Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép. -Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép. -Quan sát nhận biết 1 số đồ dùng làm từ gang thép và nêu cách bảo quản chúng. II-Đồ dùng: -Hình minh họa trang 48, 49 SGK; Dây thép, gang. III-Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra : 5 phót. Kiểm tra theo nhóm 4. Em hãy nêu đặc điểm và ứng dụng của tre, của mây, song? - Nhóm trưởng tổ chức kiểm rồi báo cáo kết quả. GV nhận xét. 2/ Giới thiệu bài. (1phút) GV nêu mục tiêu bài học và ghi mục bài lên bảng. 3/ Bài mới: HĐ1.(10phút) Nguồn gốc và tính chất của sắt, gang, thép. -HS thảo luận nhóm 4:+ Quan sát các vật liệu:dây thép,cái kéo, gang. +Đọc thông tin trang 48 SGK, so sánh nguồn gốc, tính chất của sắt, gang, thép. +HS hoàn thành vào VBT Sắt Gang Thép Nguồn gốc Có trong thiên thạch và trong quặng sắt Hợp kim của sắt và các bon Hợp kim của sắt, các bon(ít các bon hơn sắt) và thêm một số chất khác Tính chất -Dẻo, dễ uốn,dễ kéo thành sợi, dễ rèn,dập -Có màu xám trắng,có ánh kim Cứng, giòn, không thể uốn hay kéo thành sợi. - Cứng, bền, dẻo. - Có loại bị gỉ trong không khí ẩm,có loại không -GV hỏi: + gang, thép được làm ra từ đâu? (Từ sắt và các bon) + Gang ,thép có điểm nào chung? (Đều có sắt và các bon) + Gang, thép khác nhau ở điểm nào? (Thép có ít các bon hơn gang và có thêm 1 số chất khác) HĐ 2: (10phút) Ứng dụng của gang, thép trong đời sống. -HS hoạt động theo nhóm 2: Quan sát từng hình minh họa trong SGK trang 48,49,trả lời câu hỏi. +Tên sản phẩm là gì? +Chúng được làm từ vật liệu nào?, HS quan sát hình ở SGK và báo cáo kết quả, HS khác nhận xét, GV bổ sung ghi lên bảng +Sắt,gang,thép còn được dùng để s/x những dụng cụ,chi tiết máy móc,đồ dùng nào nữa?( mâm gang, cuốc, lưỡi cày.....) HĐ3:(5phút) Cách bảo quản một số đồ dùng được làm từ sắt và hợp kim của sắt. -Nhà em có những đồ dùng nào được làm từ sắt, gang, thép?(HS nối tiếp nhau kể) +Hãy nêu cách bảo quản các đồ dùng đó của gia đình mình?( HS nêu. ) GV kết luận:Bôi trơn bằng dầu chống gỉ, lau chùi sạch sẽ sau khi dùng. 3.Củng cố, dặn dò: (5phút) - Hãy nêu tính chất của sắt, gang, thép? -GV nhận xét tiết học. -------------------------------------------------------------- Toán. TIẾT 58: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN. I-Mục tiêu: Giúp HS : -Biết nhân một số thập phân với một số thập phân. -Biết được tính chất giao hoán của phép nhân hai số thập phân.( BT 1a, 1c và BT2) II-Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra : (5 phút) Kiểm tra theo nhóm 4. làm bài tập 3 trong SGK - Nhóm trưởng tổ chức kiểm rồi báo cáo kết quả. - GV nhận xét. 2/ Giới thiệu bài. (1phút) GV nêu mục tiêu bài học và ghi mục bài lên bảng. 3/ Bài mới:: (15phút) Hình thành quy tắc nhân một STP với một STP. a)Ví dụ 1: - Gợi ý để HS có thể tự rút ra nhận xét diện tích mảnh vườn bằng tích của chiều dài và chiều rộng ta có phép nhân: 6,5 x 4,8 = ? (m2) - Gợi ý HS đổi: 64 x 48 = 3072 dm2; rồi chuyển: 3072 dm2 = 30,72 m2. Vậy kết quả là: 6,4 x 4,8 = 30,72 (m2) 256 64 48 x 512 3072 (dm2) 6,4 4,8 x 512 256 30,72 (m2) - HDHS đối chiếu hai kết quả của phép nhân. - Yêu cầu HS tự rút ra nhận xét cách nhân một số thập phân với một số thập phân. * Nhân như nhân 2 số tự nhiên * Đếm xem phần của các thừa số có bao nhiêu chữ số thì dùng dấu phẩy tách ở tích bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái *GV nêu VD 2 và y/c HS thực hiện phép nhân: 4,75 1,3 = HS làm vào vở, 1 HS nêu cách làm – Gv ghi lên bảng. 4,75 x 1,3 1425 475 6,175 *HS nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân. *GV nhấn mạnh 3 thao tác: nhân, đếm và tách. 4/ Thực hành.:( 5phút) HS làm bài tập vào vở, GV chấm chữa bài. 0,24 x 4,7 108 096 1,068 Bài1(a,c): cả lớp làm vào vở, GV giúp đỡ HS yếu và chấm chữa bài. 2 HS chữa bài trên bảng lớp. a) 25,8 c x 1,5 1290 258 38,70 Bài 2.a. HS cả lớp làm vào vở, HS nêu kq GV ghi ghi vào bảng, a b a x b b x a 2,36 4,2 2,36 x 4,2 = 9,912 4,2 x 2,36 = 9,912 3,05 2,7 3,05 x 2,7 = 8,235 2,7 x 3,05 = 8,235 HD HS rút ra tính chất giao hoán của phép nhân. a x b = b x a 2b. HS vận dụng tính chất giao hoán để nêu kết quả. 4,34 x 3,6 = 15,624 9,04 x 16 = 144,64 3,6 x 4,34 = 15,624 16 x 9,04 = 144,64 7,826 x 4,5 39130 31304 55,2170 16,25 x 6,7 11375 9750 108,875 * HS NK làm hết phần bài tập 1 b. d ) Bài 3. HS đọc đề bài, GV hướng dẫn HS tìm hiếu đề bài và hướng dẫn HS giải, GV chấm chữa bài . Giải Chu vi vườn cây đó là: (15,62 + 8,4) x 2 = 48,04( m) Diện tích hình chữ nhật là: là: 15,62 x 8,4 = 131,208(m2) Đ/S: 48,04(m); 131,208 (m2) 5/ Củng cố- dặn dò: (5phút) Gọi một số HS nêu lại quy tắc nhân 1 STP với 1 STP Nhận xét chung tiết học. –––––––––––––––––––––––– Thứ 5 ngày 10 tháng 12 năm 2020 Toán Tiết 60: LUYỆN TẬP. I-Mục tiêu: Biết: -Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân. -Bước đầu sử dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính. (BT 1, 2 .) II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III-Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: (5phút) -HS nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân. -HS lấy VD và thực hiện phép nhân 2. Giới thiệu bài. (2 phút) 3/ Thực hành. (26 phút) Hướng dẫn HS tự làm bài và Chữa bài Gv chấm chữa bài. Bài 1:a. GV kẻ sẵn bảng phần a lên bảng lớp HS tự làm và ghi kết quả vào vở a b c (a x b) x c a x ( b x c) 2,5 3,1 0,6 (2,5 x3,1) x0,6 = 4,65 2,5 x (3,1 x 0,6) = 4,65 1,6 4 2,5 ( 1,6 x 4) x 2,5 = 16 1,6 x (4 x 2,5 )= 16 4,8 2,5 1,3 (4,8 x 2,5) x 1,3= 15,6 4,8 x (2,5 x 1,3) = 15,6 GV hướng dẫn HS nhận ra được phép nhân các số thập phân cũng có tính chất kết hợp và biết áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính bằng cách thuận tiện nhất qua bài tập 2b. 2b. 9,65 x 0,4 x 0,25 = 9,65 x ( 0,4 x 0,25) = 9,65 x1 = 9,65 7,38 x 1,25 x 80 = 7,38 x ( 1,25 x 80) = 7,38 x 10 = 73,8 0,25 x 40 x 9,84 = (0,25 x 40) x 9,84 = 10 x 9,84 =98,4 34,3 x 5 x 0,4 =34,3 x ( 5 x 0,4) = 34,3 x 2 = 68,6 Bài 2:HS làm vào vở 2 HS lên bảng làm, cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng Tính bằng cách thuận tiện nhất. a. (28,7 + 34,5 ) x 2,4 = 63,2 x 2,4 = 151,68; 28,7 + 34,5 x 2,4 = 28,7 +82,8 =111,5 Bài 3.HSNK. GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài và tự làm bài vào vở, một HS làm bài vào bảng nhóm. GV chấm chữa 1 số vở của HS. Giải Trong 2,5 giờ người đó đi được quảng đường là: 12,5 x 2,5 = 31,25 km Đ/S: 31,25 km 4/. Củng cố, dặn dò: (2 phút) Nhận xét chung. Dặn HS xem lại bài -------------------------------------------------- Luyện từ và câu. LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ. I-Mục tiêu: - Tìm được các quan hệ từ và chúng biểu thị những quan hệ gì trong câu (BT1.2). -Tìm được qht thích hợp theo yêu cầu của BT3; Biết đặt câu với qht đã cho. - HS NK đặt được 3 câu với 3 qht ở BT4. II-Hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ: (5phút) - Kiểm tra theo nhóm 4. Nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài quan hệ từ? đặt câu với một quan hệ từ? Nhóm trưởng nêu lại yêu cầu. Các nhóm tự kiểm tra rồi báo cáo kết quả. GV kiểm tra xác suất.và nhận xét. 2/ Giới thiệu bài: : (2phút) GV nêu mục tiêu bài học và ghi mục bài lên bảng. 3/ Thực hành. (5phút) Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1: -HS đọc nội dung bài tập 1:tìm các quan hệ từ trong đoạn trích, mỗi quan hệ từ nối với những từ ngữ nào trong câu. -HS phát biểu ý kiến:Gạch 2 gạch dưới quan hệ từ tìm được,gạch 1 gạch dưới những từ ngữ được nối với những quan hệ từ đó. Của nối cái cày với người H’mông. Bằng nối bắp cày với gỗ tốt màu đen. Như (1) nối vòng với hình cánh cung. Như (2) nối hùng dũng với chàng hiệp sĩ cố đeo cung ra trận. Bài tập 2: -HS đọc nội dung bài tập 2,thảo luận nhóm 2 -HS phát biểu ý kiến. -GV chốt lại lời giải đúng. +Nhưng: biểu thị quan hệ tương phản. +Mà: biểu thị quan hệ tương phản. +Nếu...thì : biểu thị quan hệ điều kiện,giả thiết-kết quả. Bài tập 3: -GV giúp HS nắm vững y/c bài tập -HS điền quan hệ từ thích hợp vào ô trống. a- và b- và, ở, của c- thì; thì. d- và, nhưng Bài tập 4: -HS thi đặt câu với các quan hệ từ (mà, thì, bằng) theo nhóm. -Đại diện nhóm lên trình bày kết quả trên bảng,đọc to,rõ ràng từng câu văn. Ví dụ: Em dỗ mãi mà bé vẫn khóc. Tôi không đến thì gọi điện nhé. Tôi bằng lòng với kết quả. Gv chấm 5-7 bài, nhận xét chung 4/ Củng cố,dặn dò: (5phút) -GV nhận xét tiết học; Về nhà xem lại BT 3,4 ------------------------------------------------------------- Tập làm văn. LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI. (Quan sát và chọn lọc chi tiết) I-Mục tiêu: -Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu(Bà tôi, Người thợ rèn). II-Đồ dùng: Phiếu khổ to, bút dạ. III-Hoạt động dạy học: 1/ Bài cũ: (5phút) Kiểm tra theo nhóm 4: Nêu ghi nhớ về cấu tạo của bài văn tả người ? Nhóm trưởng nêu lại yêu cầu. Các nhóm tự kiểm tra rồi báo cáo kết quả. GV kiểm tra xác suất.và nhận xét. 2/ Giới thiệu bài: (2phút) GV nêu mục tiêu bài học và ghi mục bài lên bảng. 3/ Thực hành: (25phút) Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1:-HS đọc bài Bà tôi, thảo luận nhóm 2, ghi lại những đặc điểm của người bà trong đoạn văn. -HS trình bày kết quả ; Cả lớp và GV bổ sung. + Mái tóc: đen, dày kì lạ, phủ kín 2 vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối; mớ tóc dày khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn. + Đôi mắt: Khi bà mỉm cười hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả; ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. + Khuôn mặt: đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ. + Giọng nói: trầm bổng ngân nga như tiếng chuông; khắc sâu vào trí nhớ cậu bé ; dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống như những đoá hoa..) Bài tập 2: -HS thảo luận nhóm 4, tìm những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc. -HS phát biểu ý kiến, GV ghi vắn tắt lên bảng. + Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy 1 con cá sống. + Quai những nhát búa hăm hở ( khiến con cá lửa....... chịu khuất phục) + Quặp thỏi thép trong đôi kìm sắt dài dúi đầu nó vào giữa đống than hồng ; lệnh cho thợ phụ thổi bể. + Lôi con cá lửa, quật nó lên hòn đe, vừa hằm hằm.........nói rõ to: “ Này... này...Này.” ( khiến con cá lửa .....nhát búa như trời giáng). + Trở tay ném thỏi sắt đánh xèo 1 tiếng vào chậu nước đục ngầu( làm chậu nước bùng sôi lên sùng sục; con cá sắt chìm nghỉm, biến thành chiếc lưỡi rựa vạm vỡ, duyên dáng. + Liếc nhìn lưỡi rựa như 1 kẻ chiến thắng, lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới. -Một số HS đọc lại phần tóm tăt trên bảng 4/ Củng cố, dặn dò: (3 phút) -HS nêu tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả: Làm cho đối tượng này không giống đối tượng khác; bài viết sẽ hấp dẫn . –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Thứ 6 ngày 11 tháng 12 năm 2020 Toán. LUYỆN TẬP CHUNG. I-Mục tiêu: Giúp HS : -Củng cố về phép cộng,phép trừ và phép nhân các số thập phân. -Biết nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân. ( BT: 1; 2; 4a) II-Hoạt động dạy học: 1-Bài cũ: (5phút) Gọi 2 HS lên bảng làm bài và2 HS trả lời câu hỏi. ? Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm như thế nào ? 25,3 3,21 4,6 5,8 - 2 HS lờn bảng làm bài, lớp làm .2 HS khác trả lời -GV nhận xột. 2-Bài mới: HĐ 1: (1phút) Giới thiệu bài. HĐ 2: (25phút)GV hớng dẫn HS làm bài tập và chấm chữa bài. :Bài 1: Đặt tính rồi tính . - Cho HS đọc yêu cầu của đề bài. - GV cho HS nêu cách làm . - 3 HS lờn bảng, lớp làm bài vào vở. - GV nhận xột, chữa bài. a)375,86 b)80,457 c)48,16 + 29,05 - 26,827 x 3,4 404,91; 53,648; 163,744 Bài 2:Củng cố quy tắc nhân nhẩm một số thạp phân với 10,100,1000...và nhân nhẩm một số thập phân với 0,1;0,01; 0,001... - Gọi HS đọc yêu cầu đề toán. + Muốn nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, ta làm như thế nào ? + Muốn nhõn nhẩm một số thập phõn với 0,1; 0,01 ; 0,001;ta làm như thế nào? - Y/c HS áp dụng quy tắc trên để thực hiện nhân nhẩm. - 3 HS lờn bảng làm, lớp làm vở.GV nhận xột, sửa sai a) 78,29 x 10 = 782,9 b) 265,307 x 100 = 26530,7 c) 0,68 x 10 = 6,8 78,29 x 0,1 = 7,829 265,307 x 0,001 = 2,65307 0,68 x 0,1= 0,068 Bài 4: HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm bài vào vở, 1 HS lờn bảng làm bài .- HS nhận xột bài bảng lớp. GV h/d để HS nêu đợc: (2,4 +3,8 )1,2 = 2,4 1,2 + 3,81,2 Từ đó nêu nhận xét: (a +b)c = a c + b c hoặc a c + b c = (a + b) c. - 2 HS nhắc lại quy tắc Bài 3: (HS NK) HS chữa bài.GV và cả lớp nhận xét. GiảiGiá tiền một kg đờng là: 38500: 5 = 7700(đồng) Số tiền mua 3,5 kg đờng là: 7700 x 3,5 = 26950 ( đồng) Số tiền trả ít hơn là: 38500 – 26950 = 11500 (đồng) 4b. HS NK 9,3 x 6,7 + 9,3 x 3,3 = 9,3 x (6,7 + 3,3) = 9,3 x 10 = 93 7,8 x 0,35 + 0,35 x 2,2 = (7,8 + 2,2) x 0,35 = 10 x 0,35 = 3,5 3-Củng cố, dặn dò:(2 phút): Nhận xét chung tiết học; Dặn HS học thuộc các quy tắc ------------------------------------------------------ Luyện từ và câu. MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. I-Mục tiêu: -Hiểu được khu bảo tồn đa dạng sinh học qua đoạn văn gợi ý ở BT 1; xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT 2. -Viết một đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu BT 3. II-Đồ dùng: Bảng phụ.làm bài tập 2 III-Hoạt động dạy học; 1-Bài cũ: (5 phút) Gọi 2 HS lên bảng làm bài - Đặt 1 câu có quan hệ từ “mà”; Đặt 1 câu có quan hệ từ “thì” - GV nhận xét, 2-Bài mới: HĐ 1: (1 phút) Giới thiệu bài; HĐ 2: (25 phút) Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1: -HS đọc nội dung bài tập. - GV chia nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:Thế nào là khu bảo tồn đa dạng sinh học ? HS trao đổi nhóm. - Đaị diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV kết luận; Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lu giữ nhiều động vật và thực vật. Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có động vật, có thảm thực vật rất phong phú. Bài 2:-HS đọc nội dung bài tập. GV phát bảng nhóm cho các nhóm Học sinh nêu yêu cầu bài 2. Đại diện nhóm trình bày kết qủa -GV cùng cả lớp chốt lại kết quả đúng: Hành động bảo vệ môi trường Hành động phá hoại môi trường Trồng cây,trồng rừng, phủ xanh đồi trọc Phá rừng, xả rác bữa bãi, đốt nương, săn bắt thú rừng, buôn bán động vật hoang dã... Bài 3:-HS đọc y/c bài tập. - GV giải thích yêu cầu của bài tập. * Mỗi HS chọn 1 cụm từ ở bài 2 để viết 1 đoạn văn về đề tài đó. - Cho HS viết bài - GV giúp những em còn lúng túng. - Cho HS đọc bài viết. - GV nhận xét, khen ngợi những bài viết hay. 3- Củng cố, dặn dò: (2 phút) -GV nhận xét tiết học. -Những HS viết đoạn văn cha đạt về nhà làm lại. ------------------------------------------------------ Đạo đức KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ ( TIẾT1) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ. - Nêu được những hành vi phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ. - Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ. * HSCNK: Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập; Bảng phụ III. Hoạt động dạy học 1.Hoạt động 1:10p Sắm vai xử lí tình huống - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. - GV nêu tình huống (GV chuẩn bị sẵn ở bảng phụ). *Lớp trưởng điều khiển. - HS thảo luận và sắm vai giải quyết tình huống. - Các nhóm trình bày trước lớp - HS nhận xét. - GV nhận xét. 2.Hoạt động 2: 10p Tìm hiểu truyện “ Sau cơn mưa” - 1HS khá đọc truyện. - HS thảo luận nhóm 2 và TLCH: + Các bạn trong chuyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em bé? + Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn? + Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn? - Đại diện nhóm trình bày - HS nhận xét. + Em học được điều gì từ các bạn nhỏ trong truyện? - HS đọc ghi nhớ. 3.Hoạt động 3:10p Thế nào là thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ? - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân. - GV phát phiếu học tập ( Mẫu phiếu GV chuẩn bị sẵn). - HS hoàn thành phiếu học tập và trình bày bài làm của mình. - HS nhận xét. - GV nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò 3 p. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau -------------------------------------------------- Hoạt động tập thể SINH HOẠT LỚP I . Mục tiêu: Sơ kết tuần đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuần 12 và đề ra kế hoạch tuần 13. II. Sinh hoạt Lớp trưởng nhận xét chung -Về nề nếp: + vệ sinh trực nhật + Sinh hoạt 15 phút đầu giờ + Thực hiện các quy định của đội như đồng phục, khăn quàng đỏ. + Đi học đúng giờ. -Về việc học tập: + không học bài: + Lười làm bài tập: + Không chú ý nghe giảng: Đề ra kế hoạch tuần 13 Thảo luận đề ra biện pháp thực hiện kế hoạch và khắc phục những nhược điểm trong tuần qua. Đề xuất tuyên dương, phê bình . Nhận xét của GV chủ nhiệm. –––––––––––––––––––––––––––––––––– HĐGDNGLL CHỦ ĐỀ: ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ I Mục tiêu: Giúp HS - Có một số hiểu biết về truyền thống cách mạng của của quân đội nhân dân Viêt Nam. - Biết tên một số anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong sự nghiệp giành lại độc lập tự do - Biết và nhớ được một số sự kiện lịch sử *Giáo dục HS sự tôn trọng và lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ, dân tộc ta huy sinh vì độc lập dân tộc. - Kính trọng biết ơn anh bộ đội cụ Hồ và các gia đình có công với cách mạng .Tự hào tiếp bước giữ gìn và phát huy truyền thống đó. II. Đồ dùng: Thăm ghi bộ câu hỏi. III. Hoạt động dạy – học Phần I: Khởi động ( 8p) - Ổn định tổ chức GV; Chúng ta đang sống trong những ngày của tháng 12, tháng cuối cùng của năm 2020, Thầy đố cả lớp biết tháng 12 này có ngày gì đặc biệt? ( Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam) Trong tiết HĐNGLL hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về quân đội nhân dân Việt Nam, về các chú bộ đội với chủ điểm “Anh Bộ đội cụ Hồ” Bây giờ chúng ta cùng nghe một bài hát và cùng hát nào! ( GV mở nhạc bài “Chú bộ đội” ) Tiếp theo chúng ta cùng đi vào phần II Phần II: Khám phá( 12p) - GV chuyển ý, Phổ biến phần thi khám phá dưới hình thức Hái hoa dân chủ - Chia lớp thành 5 đội chơi lần lượt cử người lên bốc thăm câu hỏi và về đội thảo luận trong vòng 30 giây rồi trả lời câu hỏi. Mỗi câu trả lời đùng sẽ giành được 10 điểm, Nếu trả lời sai thì quyền trả lời sẽ thuộc về đội nào có tín hiệu trả lời trước tiên và chuyển số điểm sang cho đội bạn. Sau khi HS trả lời GV xét công
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_5_tuan_12_nam_hoc_2020_2021_phan_tri_du.docx