Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Phú Quốc

I.MỤC TIÊU:

- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.

- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.

- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.

* HS (HTT): Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.

* HTVLTTGĐĐHCM: Kính trọng nhân dân.

*KNS: Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới người già, trẻ em.

 - Kĩ năng giao tiếp ứng xử với người già, trẻ em trong nhà, ở trường và ngoài xã hội.

II.CHUẨN BỊ: SGK.

III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:

1.Nội dung: Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ ; Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ ; Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.

2.Phương pháp: Trực quan, kể chuyện, giảng giải, hỏi đáp, đàm thoại.

 3.Hình thức: Học cá nhân, nêu vấn đề, thực hành trò chơi, thảo luận nhóm.

 

doc25 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Phú Quốc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t ghép tiếng bảo (gốc Hán) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức (BT2) ; Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3.	
2.Phương pháp: Giảng giải, thực hành, động não, hỏi đáp.
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm. 
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Thế nào là quan hệ từ? Cho ví dụ?
- Đặt 1 câu có dùng cặp từ chỉ quan hệ và cho biết cặp từ đó biểu thị ý gì?
- Nhận xét.
-  là từ nối các từ ngữ hoặc các câu nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.
- Nếu trời mưa thì em sẽ đến lớp muộn. (nếu thì.) biểu thị giả thiếtkết quả.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trong số những từ ngữ gắn với chủ điểm “Giữ lấy màu xanh, bảo vệ môi trường”, có một số từ ngữ gốc Hán. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được nghĩa của từ ngữ đó. 
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1:
- YCHS đọc bài.
- YCHS thảo luận nhóm 2.
Bài 2: (không làm)
- YCHS đọc bài.
- YCHS thảo luận nhóm 2.
- GV chốt lại.
- HS giải nghĩa từ
.Bảo toàn: giữ cho nguyên vẹn
.Bảo tồn: giữ lại không để mất đi
.Bảo trợ: đỡ đầu và giúp đỡ
.Bảo vệ: chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho nguyên vẹn.
.Bảo quản: giữ gìn cho khỏi hư hao
Bài 3:
- YCHS đọc bài.
- YCHS làm bài cá nhân.
* GDBVMT: GD lòng yêu quí, ý thức bảo vệ môi trường và có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
- Lắng nghe. 
- HS đọc. (CHT)
- HS trao đổi nhóm 2. Đại diện nhóm nêu.
+ Giống: Cùng là các yếu tố về môi trường.
+ Khác: 
- Khu dân cư: khu vực dành cho nhân dân ăn ở, sinh hoạt.
- Khu sản xuất: khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp.
- Khu bảo tồn thiên nhiên: khu vực trong đó các loài cây, con vật, và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, gìn giữ lâu dài.
- KQ: A1 – B2 ; A2 – B1 ; A3 – B3.
- HS đọc. (CHT)
- HS trao đổi nhóm 2. Đại diện nhóm nêu.
.VD: bảo đảm, bảo hiểm, bảo quản, bảo tàng, bảo tồn, bảo trợ, bảo vệ..
.Đảm bảo: làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được.
.Bảo hiểm: trả khoản tiền thoả thuận khi có tai nạn xảy đến với người đóng bảo hiểm.
.Bảo tàng: nơi giữ những tài liệu, hiện vật lịch sử.
- HS đọc. (CHT)
- HS làm bài cá nhân.
- KQ: giữ gìn, gìn giữ.
.VD: Chúng em giữ gìn môi trường.
 .Chú bảo vệ trường em rất chăm chỉ. 
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: “Luyện tập quan hệ từ”
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
****************************
Tiết 12: Địa lí
CÔNG NGHIỆP
I.MỤC TIÊU: 
- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp:
 + Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí,
 + Làm gốm, chạm khắc gỗ, làm hàng cói,
- Nêu tên 1 số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
 	- Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
* HS (HTT):
 	+ Nêu đặc điểm của nghề thủ công truyền thống của nước ta: nhiều nghề, nhiều thợ khéo tay, nguồn nguyên liệu có sẵn.
 	+ Nêu những ngành công nghiệp và nghề thủ công ở địa phương (nếu có).
 	+ Xác định trên bản đồ những địa phương có mặt hàng thủ công nỗi tiếng.
* SDNLTK&HQ: Sử dụng tiết kiệm hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất sản phẩm công nghiệp của nước ta.
	 - Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm của các ngành công nghiệp, đặc biệt than, dầu mỏ, điện,
* GDBĐKH: Các hoạt động công nghiệp luôn tạo ra khí nhà kính-Con người có thể hành động và kiểm soát lượng khí thải ở các hoạt động này.
	 - Ý thức chăm sóc bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng ; Luôn thực hiện lối sống thân thiện với môi trường và là tấm gương để lôi cuốn những người xung quanh cùng thay đổi. 	
II.CHUẨN BỊ: 
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Tranh ảnh 1 số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp ; Nêu tên 1 số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp ; Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
2.Phương pháp: Trưc quan, quan sát, động não, hỏi đáp.
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm. 
 GV
 HS
A.Kiểm tra: 
- Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì? Phân bố chủ yếu ở đâu?
- Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thuỷ sản?
- Nhận xét. 
- Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động trồng và bảo vệ rừng khai thác gỗ và các lâm sản khác. Được phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du. 
- Thủy sản có nhiều điều kiện phát triển do nước ta có vùng biển rộng lớn, có nhiều hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiệm, nhu cầu thuỷ sản ngày càng tăng.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
- Hãy kể tên một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta? 
- GV: Những mặt hàng nêu trên gọi chung là ngành công nghiệp. Vậy CN và tiểu thủ CN có vai trò như thế nào? Địa phương nào có mặt hàng nổi tiếng? Bài học sẽ giúp các em hiểu điều đó qua bài: “Công nghiệp”.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Các ngành công nghiệp.
- YCHS đọc thông tin ở SGK và trả lời: Kể tên các ngành công nghiệp và sản phẩm của các ngành công nghiệp ở nước ta?
- Em có nhận xét gì về những ngành công nghiệp nước ta?
- YCHS quan sát H1 cho biết các Ha thể hiện ngành CN nào?
- Ngành công nghiệp có vai trò như thế nào đối với đời sống sản xuất? 
- Nêu những ngành công nghiệp có ở địa phương mà em biết? 
* Kết luận: Nước ta có rất nhiều ngành công nghiệp. Sản phẩm của từng ngành đa dạng (cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác khoáng sản ). Sử dụng tiết kiệm hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất sản phẩm công nghiệp.
* SDNLTK&HQ: Sử dụng tiết kiệm hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất sản phẩm công nghiệp.
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm của các ngành công nghiệp, đặc biệt than, dầu mỏ, điện,
* GDBĐKH: Các hoạt động công nghiệp luôn tạo ra khí nhà kính. 
- Con người có thể hành động và kiểm soát lượng khí thải ở các hoạt động này.
- Ý thức chăm sóc bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng ; Luôn thực hiện lối sống thân thiện với môi trường và là tấm gương để lôi cuốn những người xung quanh cùng thay đổi. 
Hoạt động 2: Nghề thủ công
- YCHS đọc thông tin SGK và cho biết tên những nghề thủ công nổi tiếng ở nước ta mà em biết? 
- Địa phương em có nghề thủ công nào? 
- Ngành thủ công nước ta có vai trò và đặc điểm ra sao? 
- YCHS chỉ trên lược đồ những nơi có các mặt hàng thủ công nổi tiếng?
* Kết luận: Nước ta có rất nhiều nghề thủ công nổi tiếng, các sản phẩm thủ công có giá trị kinh tế cao, nghề thủ công lại tạo nhiều việc làm cho nhân dân, tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ trong nước. Vì thế mà nhà nước đang có nhiều chính sách khuyến khích phát triển các làng nghề thủ công truyền thống.
- YCHS đọc ghi nhớ.
- HS kể. (HTT) 
- HS nghe.
- Thảo luận nhóm 4. Trình bày kết quả.
+ Khai thác khoáng sản (than, dầu mỏ, quặng sắt)
+ Điện (điện)
+ Luyện kim (gang, thép, đồng, thiếc)
+ Cơ khí (các loại máy móc, PTGT)
+ Hóa chất (phân bón, thuốc trừ sâu, xà phòng)
+ Dệt, may mặc (các loại vải, quần áo)
+ Chế biến LTTP (gạo, đường, bia, bánh kẹo)
+ SX hàng tiêu dùng (dụng cụ y tế, đồ dùng gia đình)
· Nước ta có rất nhiều ngành công nghiệp.
· Sản phẩm của từng ngành đa dạng (cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác khoáng sản.).
· Hàng công nghiệp xuất khẩu: dầu mỏ, than, gạo, quần áo, giày dép, cá tôm đông lạnh.
- H.a: Ngành CN cơ khí
- H.b: Ngành CN điện
- H.c,d: Ngành CN SX hàng tiêu dùng.
- Cung cấp máy móc cho sản xuất, các đồ dùng cho đời sống, xuất khẩu.gạo, quần áo, giày dép, cá tôm đông lạnh.
- Đông lạnh ; may mặc, cơ khí.
- HS trả lời: Lụa Hà Đông ; gốm Bát Tràng ;
cói Nga Sơn ; chạm khắc đá Đà Nẵng..
- Mắm Châu Đốc, chạm khắc gỗ Long Điền,
lụa Tân Châu, lưỡi câu Mỹ Hòa.
+ Vai trò: Tận dụng lao động, nguyên liệu tạo nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống, sản xuất và xuất khẩu.
+ Đặc điểm:
.Phát triển rộng khắp dựa vào sự khéo tay 
của người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có.
.Nước ta có nhiều mặt hàng thủ công nổi tiếng từ xa xưa.
- HS chỉ: Hà Đông, Bát Tràng, Thanh Hóa, Biên Hòa, Ninh Bình, Đà Nẵng.
- 2HS đọc. (CHT)
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: “Công nghiệp” (tiếp theo)
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
***************************
Thứ tư, ngày 13 tháng 11 năm 2019
Tiết 58: Toán
 NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN
I.MỤC TIÊU: Biết:
- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Phép nhân 2 STP có tính chất giao hoán.
- Làm bài 1(a, c), 2.
II.CHUẨN BỊ: Bảng hình thành ghi nhớ, phấn màu.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Biết nhân một số thập phân với một số thập phân ; Phép nhân 2 STP có tính chất giao hoán ; Làm bài 1(a, c), 2. 
	2.Phương pháp: Luyện tập, thực hành, động não, hỏi đáp.
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm.
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- YCHS đặt tính rồi tính:
 a) 12,6 x 80 =
 b) 25,71 x 40 =
- Nhận xét.
- HS tính: 
a) 1008 
b) 10284
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trong giờ học này chúng ta cùng tìm hiểu cách nhân một số thập phân với một số thập phân.
2.Hướng dẫn HS nắm được quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
a)VD1:
- YCHS nêu ví dụ như SGK.
- Muốn tình DT mảnh vườn ta làm như thế nào?
- GV ghi bảng: 6,4 x 4,8 = ?
- YCHS thực hiện phép nhân.
- GV: Có thể tính số đo chiều dài và chiều rộng bằng dm.
- GV thực hiện phép nhân.
 6,4
 x 4,8
 5 1 2
 2 5 6
 3 0,7 2
- YCHS nêu nhận xét cách nhân qua VD1
b)VD2: 
- YCHS thực hiện phép nhân 4,75 ´ 1,3
- Muốn nhân một STP với 1 STP ta làm như thế nào? 
- GV chốt lại:
+ Nhân như nhân số tự nhiên.
+ Đếm phần thập phân cả 2 thừa số.
+ Dùng dấu phẩy tách ở phần tích chung
(kể từ phải sang trái).
3.Thực hành:
Bài 1: 
- YCHS đọc yc bài.
- YCHS thực hiện bảng con
- YCHS nêu lại phương pháp nhân.
Bài 2:
-YC HS đọc yc bài.
- YCHS thực hiện SGK.
- Qua BT này em có nhận xét gì? 
- GV chốt lại: tính chất giao hoán.
- YCHS nêu kết quả BT 2b.
Bài 3: (Nếu còn thời gian)
- YCHS đọc yc bài.
- YCHS tóm tắt, giải.
Tóm tắt:
Chiều dài : 15,62 m
Chiều rộng : 8,4 m
Chu vi :  m?
Diện tích :. m2?
- Lắng nghe.
- HS đọc. (HTT) 
- Lấy chiều dài x chiều rộng.
- HS thực hiện tính.
	6,4 m = 64 dm
	4,8 m = 48 dm
	64 ´ 48 = 3072 dm2 
	 = 30,72 m2
Vậy: 6,4 ´ 4,28 = 30,72 m2
- HS nêu: nhân-đếm-tách.
- HS thực hiện,1HS sửa bài trên bảng. Cả lớp nhận xét.
- HS nêu cách nhân một số thập phân với một số thập phân.
- HS lần lượt lặp lại ghi nhớ.
- HS đọc. (CHT)
- HS làm bài. 
- HS nêu.
- KQ: a) 38,70 ; b)108,875 ; c)1,128 ; d)35,2170 
- HS đọc. (CHT)
- HS làm bài vào SGK, 1HS làm việc trên phiếu trình bày kết quả.
 a
 b
 a x b
 b x a
 2,36
 4,2
 9,912
 9,912
 3,05 
 2,7 
 8,235
 8,235
- Khi đổi chỗ hai thừa số của một tích thì tích không thay đổi: a x b = b x a
- HS trả lời miệng KQ.
- HS đọc. (CHT)
- HS làm bài.	
 Bài giải
Chu vi vườn cây là:
(15,62 + 8,4) x 2 = 48,04 (m)
Diện tích vườn cây là:
15,62 x 8,4 = 131,208 (m2)
Đáp số : 48,04 m
 131,208 m2
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: “Luyện tập”.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
***************************
Tiết 24: Tập đọc
HÌNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I.MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát. 
- Hiểu được những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời. (Trả lời các CH trong SGK, thuôc hai khổ thơ cuối).
* HS(HTT) thuộc và đọc diễn cảm toàn bài.
II. CHUẨN BỊ: Bức tranh minh hoạ SGK.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát ; Hiểu được những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời ; (Trả lời các CH trong SGK, thuôc hai khổ thơ cuối).
2.Phương pháp: Trực quan, làm mẫu, giảng giải, thực hành, động não, đàm thoại. 
	3.Hình thức: Học cá nhân, luyện tập, thảo luận nhóm.
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? 
- Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh.
- Nhận xét.
- Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ, mùi thơm rãi theo triền núi, bay vào những thôn xóm, làn gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, hương thơm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng.
- Qua một năm,-lớn cao tới bụng-thân lẻ đâm thêm nhiều nhánh-sầm uất-lan tỏa-xòe lá-lấn.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Tiết tập đọc hôm nay chúng ta học bài Hành trình của bầy ong.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- YC 1HS đọc bài đọc.
- Bài đọc chia làm mấy đoạn? 
- YCHS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài. 
.L1: Luyện phát âm: cánh đẫm, thăm thẳm, rong ruổi.
.L2: giải nghĩa các từ ở cuối bài. 
- YCHS luyện đọc theo cặp. 
- GV đọc mẫu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
+ Khổ1:
- Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong?
*Rút từ: hành trình.
+ Khổ 2,3:
- Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào?
* Rút từ: thăm thẳm, bập bùng.
- Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt? 
- Em hiểu nghĩa câu thơ: “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” thế nào?
+ Khổ 4:
- Qua hai câu thơ cuối bài, tác giả muốn nói lên điều gì về công việc của loài ong?
- YCHS đọc toàn bài tìm nội dung của bài? 
- Lắng nghe. 
- HS đọc. (HTT) 
- 4 đoạn.
+ Đ 1: Từ đầu  sắc màu.
+ Đ 2: Tìm nơi  không tên.
+ Đ 3: Bầy ong mật thơm 
+ Đ 4: Phần còn lại.
- 4HS đọc (2 lượt).
- 1HS đọc. (CHT)
- 1HS đọc phần chú giải. (CHT) 
- HS đọc theo cặp.
+ HS đọc khổ1.
- Đôi cánh của bầy ong đẫm nắng trời, không gian là nẻo đường xa-bầy ong bay đến trọn đời, thời gian vô tận.
+ HS đọc khổ 2,3.
- Ong rong ruổi trăm miền: nơi rừng sâu, nơi biển xa, nơi quần đảo.
.Nơi rừng sâu: bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
.Nơi biển xa: có hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa .
.Nơi quần đảo: có loài hoa nở như là không tên.
- Đến nơi nào bầy ong chăm chỉ giỏi giang cũng tìm được hoa làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời.
+ HS đọc khổ 4.
- Công việc của loài ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ và lớn lao: ong giữ lại cho con người những mùa hoa đã tàn nhờ đã chắt được trong vị ngọt, mùi hương của hoa những giọt mật tinh túy. Thưởng thức mật ong, con người như thấy những mùa hoa sống lại không phai tàn.
- Những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời. (HTT) 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. 
- YC 4HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ, cả lớp theo dõi tìm đúng giọng đọc của bài thơ.
- GV đọc mẫu.
- YCHS nhẩm đọc thuộc lòng 2 khổ thơ. – HS(HT) thuộc và đọc diễn cảm toàn bài.
- Học thuộc bài thơ.
- 4HS nối tiếp nhau đọc. 
Giọng đọc nhẹ nhàng trìu mến, ngưỡng mộ, nhịp thơ chậm rãi, dàn trải, tha thiết.
- HS luyện đọc theo cặp. 
- Thi đọc diễn cảm, HTL .
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: “Người giữ vườn tí hon”.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
**************************
 Tiết 12: Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
I.MỤC TIÊU: 
- Kể lại được câu chuyện đã nghe và đã được đọc có nội dung bảo vệ môi trường ; lời kể rõ ràng, ngắn gọn.
- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể ; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. 
* GDBVMT: Qua từng câu chuyện giáo dục HS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. 
II.CHUẨN BI: HS chuẩn bị câu chuyện với nội dung bảo vệ môi trường.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Kể lại được câu chuyện đã nghe và đã được đọc có nội dung bảo vệ môi trường ; lời kể rõ ràng, ngắn gọn ; Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể ; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. 
2.Phương pháp: Kể chuyện, giảng giải, hỏi đáp, đàm thoại. 
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm.
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Kể lại toàn bộ câu chuyện “Người đi săn và con nai”
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- Nhận xét. 
- HS lần lượt kể lại chuyện.
- Hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên bảo vệ các loài vật quý. Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiên.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: “Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề.
- YCHS đọc yc đề.
- GV hướng dẫn HS gạch dưới ý trọng tâm của đề bài.
- YCHS đọc gợi ý SGK.
- YCHS chọn câu chuyện em sẽ kể. Đó là truyện gì? Em đọc truyện ấy ở đâu hoặc nghe truyện ấy ở đâu?
Hoạt động 2: Thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- GV hướng dẫn HS thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- YCHS thực hành kể trong nhóm 4.
- Tổ chức kể trước lớp (1-2HS)
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Cả lớp chọn câu chuyện có nội dung hay nhất.
* GDBVMT:.Qua từng câu chuyện giáo dục HS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề bài. (HTT) 
- HS phân tích đề bài, gạch chân trọng tâm.
- HS đọc gợi ý 1,2,3.
- HS suy nghĩ chọn nhanh nội dung câu chuyện, nêu tên câu chuyện vừa chọn.
- HS lập dàn ý, tập kể theo từng nhóm.
- Mỗi nhóm cử lần lượt các bạn thi đua kể (kết hợp động tác, điệu bộ). Các nhóm khác nhận xét cách kể và nội dung câu chuyện.
- Nhận xét nêu nội dung, ý nghĩa câu chuyện. HS cần nêu lên ý nghĩa câu chuyện sau khi kể.
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Bài sau: nhớ và kể lại được một hành động dũng cảm BVMT em đã thấy một việc làm tốt em hoặc người xung quanh đã làm để GDBVMT.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
****************************
Tiết 23: Khoa học
SẮT, GANG, THÉP
 I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết 1 số tính chất của sắt, gang, thép.
- Nêu được 1 số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép.
- Quan sát, nhận biết 1 số đồ dùng làm từ gang thép.
* GDBVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II.CHUẨN BỊ:
	- Hình vẽ trong SGK trang 48,49/SGK.
	- Đinh, dây thép (cũ và mới).	
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Nhận biết 1 số tính chất của sắt, gang, thép ; Nêu được 1 số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép ; Quan sát, nhận biết 1 số đồ dùng làm từ gang thép.
2.Phương pháp: Trực quan, quan sát, giảng giải, hỏi đáp, đàm thoại. 
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành trò chơi, thảo luận nhóm
 GV
 HS
A.Kiểm tra: 
.Kể tên một số đồ dùng bằng tre, mây song mà em biết? 
.Nêu cách bảo quản tre, mây, song có trong nhà em?
- Nhận xét.
- Đòn gánh, bộ bàn ghế tiếp khách, rổ, rá, tủ, giá để đồ, ghế.
- Không để nơi ẩm mốc, sơn dầu.
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài: Ở mỗi gia đình, ta thường sử dụng một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ sắt, gang, thép. Vậy nó có từ đâu? Tính chất gì? Cách bảo quản ra sao? Các em cùng tìm hiểu.....
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Nguồn gốc, tính chất của sắt, gang, thép.
- YCHS đọc

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_12_nam_hoc_2019_2020_nguyen_phu.doc
Giáo án liên quan