Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Phan Trí Dũng

Luyện từ và câu

QUAN HỆ TỪ

I/Mục tiêu:

Bước đầu nắm được khái niệm quan hệ từ.( ND Ghi nhớ ) Nhận biết được quan hệ từ ; trong các câu văn (BT1 mục 3); xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu (BT2 ) ; biết đặt câu với quan hệ từ.(BT3).

II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ thể hiện nội dung BT 1, 2.

III/ Hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra : 5 phút. Kiểm tra theo nhóm 4. HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về đại từ xưng hô.

- Nhóm trưởng tổ chức kiểm rồi báo cáo kết quả.

- GV nhận xét.

2/ GV giới thiệu bài: 3 phút. GV nêu mục tiêu tiết học.

3/ Bài mới: a/ Phần nhận xét:10 phút

 

doc20 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 83 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Phan Trí Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững từ chỉ người nghe: chị, các người)
- Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới? ( từ : chúng)
Những từ trên gọi là đại từ xưng hô. Vậy thế nào là đại từ xưng hô? ( HS nêu)
Bài 2 : - Yêu cầu HS đọc lại lời của Hơ Bia và cơm
 - Theo em , cách xưng hô của mỗi nhân vật ở trong đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào? (Cách xưng hô của cơm rất lịch sự, cách xưng hô của Hơ Bia thô lỗ, coi thường người khác.)
Bài 3 : - Gọi HS đọc yêu cầu bai GV giao phiếu - HS thảo luận theo cặp
- HS trình bày trước lớp.
Gợi ý: Tìm từ ngữ:
Đối tượng
Gọi
Tự xưng
- Với thầy giáo, cô giáo
Thầy, cô
em, con
- Với bố, mẹ
ba, thầy, tía, mẹ, má, mạ, u, bầm, 
con
- Với anh, chị
anh, chị
em
- Với em
em
anh (chị) 
- Với bạn bè
bạn, cậu, đằng ấy, 
tôi, tớ, mình, 
KL:Để lời nói đảm bảo tính lịch sự cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, tuổi tác, giới tính, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc đến.
c. Ghi nhớ: -5P Gọi HS đọc phần ghi nhớ
d. Luyện tập: 13P
 Bài 1 : - Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS thảo luận nhúm và làm bài trong nhóm
- Gọi HS trả lời, GV gạch chân từ: ta, chị, em, tụi, anh.
- HS NK nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô.
- HS trả lời
+ Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em: kiêu căng coi thường rùa .
+ Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh: Tự trọng , lịch sự với thỏ
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu bài
- 1 HS lên bảng làm
- GV nhận xét bài trên bảng . (Thứ tự các từ cần điền : Tôi, Tôi, Nó ,Tôi ,Nó ,Tôi)
- Gọi HS đọc bài đúng
- 1 HS đọc lại bài văn đó điền đầy đủ.
3. Củng cố dặn dò :2P - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị tiết sau.
--------------------------------------------------------------
Buổi chiều: Địa lí
LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN.
I. Mục tiêu :
Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta .
+ Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng , khai thác gỗ và lâm sản ; phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du . 
+ Ngành thủy sản gồm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản , phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhều sông , hồ ở các đồng bằng .
- KN : Sử dụng sơ đồ , bảng số liệu , biểu đồ , lược đồ để nhận biết về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thủy sản.
- HS có năng khiếu: + Biết nước ta có những ĐK thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản: vùng biển rộng có nhiều hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiệm, nhu cầu về thuỷ sản ngày càng tăng.
- Biết các biện pháp bảo vệ rừng.
II/ Đồ dựng dạy học: Máy chiếu
III/ Các hoạt động dạy học: 
1/ Giới thiệu bài: 3 phút. GV nêu mục tiêu tiết học.
2/ Bài mới:26P
a/ Lâm nghiệp:
´* Hoạt động 1: (7p) Làm việc cả lớp.
- HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trong SGK.
Kết luận: Lâm nghiệp gồm có các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: HS quan sát bảng số liệu và chuẩn bị trả lời câu hỏi.
GV gợi ý:
a) So sánh các số liệu để rút ra nhận xét về sự thay đổi của tổng diện tích rừng. (Tổng 
diện tích rừng = diện tích rừng tự nhiên + diện tích rừng trồng.
b) Dựa vào bảng số liệu để giải thích.
Bước 2: HS trình bày kết quả.
Kết luận: + Từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng bị giảm do khai thác bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy.
+ Từ năm 1995 đến năm 2004, diện tích rừng tăng do Nhà nước, nhân dân tích cực trồng và bảo vệ rừng.
b/ Ngành thuỷ sản:13 phút.
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
	- Hãy kể tên một số loài thuỷ sản mà em biết? (cá, tôm, cua, mực, )
	- Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thuỷ sản?
	- HS trình bày.
GV kết luận: - Ngành thuỷ sản gồm: đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
 - Sản lượng đánh bắt nhiều hơn nuôi trồng.
 - Sản lượng thuỷ sản ngày càng tăng, trong đó sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh hơn sản lượng đánh bắt.
 - Các loại thuỷ sản đang được nuôi nhiều: các loại cá nước ngọt (cá ba sa, cá tra, cá trôi, cá trắm, cá mè, ); cá nước lợ và nước mặn: cá song, cá tai tượng, cá trình, ; các loại tôm: tôm sú, tôm hùm, trai, ốc, 
 - Ngành thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng ven biển và nơi có nhiều sông, hồ.
3 .Củng cố – dặn dò 5’ - GV nhận xét giờ học
------------------------------------------------------
Khoa học
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Xác định giai đoạn tuổi dậy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh.
- Vẽ hoặc viết sơ đồ cách phòng tránh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV/AIDS.
II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh hình 2, 3 SGK trang 44 SGK.
III/ Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra : 5 phút. Kiểm tra theo nhúm 4. Hãy vẽ sơ đồ tuổi dậy thì của con trai và con gái.
- Nhóm trưởng tổ chức kiểm rồi báo cáo kết quả.
- GV nhận xột.
2/ GV giới thiệu bài: 3 phút. GV nêu mục tiêu tiết học.
3/Bài mới: 
*HĐ1: 10 phút: Tổ chức trò chơi Ô chữ kì diệu
 - GV đưa ra 15 ô chữ hàng ngang và một ô chữ hình chữ S. Mỗi ô chữ hàng ngang là một nội dung kiến thức đã học với kèm theo gợi ý:
 - Khi GV đọc gợi ý cho các hàng, các nhóm chơi phải phất cờ để giành được quyền trả lời.
 + Nhóm trả lời đúng được 10 điểm.
 + Nhóm trả lời sai nhường quyền trả lời cho nhóm khác.
 + Nhóm thắng cuộc là nhóm giành được nhiều điểm nhất.
 + Tìm được ô chữ hình chữ S được 20 điểm.
Trò chơi kết thúc khi ô chữ hình chữ S được đoán.
*HĐ2 : 15 phút:Tổ chức thi Nhà tuyên truyền giỏi
-HS lựa chọn vẽ tranh cổ động, tuyên truyền theo các chủ đề:
 Vận động phòng tránh các chất gây nghiện; Vận động phòng tránh xâm hại trẻ em; Vận động nói không với ma tuý, rượu, bia; Vận động thực hiện an toàn giao thông.
Các nhóm vẽ xong cử đại diện lên thuyết trình ý tưởng của nhóm mình.
GV nhận xét tuyên dương nhóm có ý tưởng hay nhất, HS thuyết trình hay nhất.
4- Củng cố dặn dò: 3 phút: 
 - GV nhận xét tiết học. Dặn HS hoàn thành bài vẽ
----------------------------------------------------------
SHCLB.
CÂU LẠC BỘ EM YÊU TIẾNG VIỆT
I.Mục tiêu: 
Giúp học sinh củng cố về tờ nhiều nghĩa,đại từ, từ trái nghĩa,mở rộng vốn từ hợp tác
 - Tạo cho HS một sân chơi bổ ích và hứng thú học tiếng Việt
II.Đồ dùng dạy học:
Máy tính,đèn chiếu
Phiếu bài tập
III.Các hoạt động dạy học:
1. GV giới thiệu giờ học
Lớp trưởng lên giới thiệu buổi sinh hoạt
+ Văn nghệ
+ Phần thi cá nhân
 + Phần thi chung sức
3. Phần thi cá nhân:
 - Nêu luật chơi
 - Phát bài
 - Cá nhân làm bài
Phần trắc nghiệm:
1. Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ im lặng?.
A. ồn ào, nhộn nhịp, đông đúc. B. ồn ào, nhộn nhịp, huyên náo.
C. ồn ào, nhộn nhịp, vui vẻ.
2.Trong các câu dưới đây, dãy câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa?
A. Trăng đã lên cao./ Kết quả học tập cao hơn trước.
B. Trăng đậu vào ánh mắt./ hạt đậu đã nảy mầm.
C. Ánh trăng vàng trải khắp nơi. / Thì giờ quý hơn vàng. 
3. Đại từ xưng hô được dùng để làm gì?
A. Là từ để xưng hô
B. Là từ để chỉ người nói
C. Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.\
4. Trong câu: Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. Đại từ em dùng để làm gì?
A. Thay thế danh từ, B. Thay thế động từ C. Để xưng hô
5. Đặt câu có cặp quan hệ từ: Chẳng những.......mà còn.....
 - Lớp trưởng đọc đáp án
Các cặp đổi chéo bài nhau và ghi số câu đúng
HS nạp bài về cho GV kiểm tra
Trong thời gian Gv kiểm tra bài lớp trươngr cho cả lớp chơi trò chơi “ Đố vui”
GV công bố kết quả
Chung sức: - Bầu ban giám khảo
Nêu luật chơi
Phát bài và làm bài
Câu 1: “thoáng một nổi buồn”, Từ trái nghĩa với từ “buồn” là:
A. Vui vẻ. B. Buồn rầu. C. Bất hạnh. D. Hạnh phúc
 Câu 2: Từ “cháu” trong câu “Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng” thuộc từ loại:
A. Đại từ B. Danh từ C. Tính từ D. Động từ
Câu 3:.Tìm 2 từ:
a.Chứa tiếng hợp có nghĩa là gộp lại(thành lớn hơn)
b.Có tiếng hợp có nghĩa là đúng với yêu cầu đòi hỏi..nào đó’.
Câu 4: Trong các từ in đậm sau đây,những từ nào là đồng âm từ nào là nhiều nghĩa?
- Lúa ngoài đồng đã chín vàng.
- Bài kiểm tra toán hôm nay em được chín điểm.
- Nghĩ cho chín rồi hãy nói.
Câu 5: Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ có chứa cặp từ trái nghĩa.
- Giám khảo chấm bài và công bố kết quả,chỉ ra chỗ sai
- Gv gọi một số HS có năng khiếu chữa bài
5. Kết thúc buổi sinh hoạt
- GV nhận xét buổi sinh hoạt. 
------------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 21 tháng 11 năm 2019
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu :
 + Biết cộng, trừ số thập phân. 
 + Tính giá trị của biểu thức số, tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
 + Vận dụng tính chất của phép cộng, phép trừ để tính bằng cách thuận nhất.
 + Làm được các BT: 1;2;3.
II. Đồ dùng dạy học Bảng nhãm, vở 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Kiểm tra : 5 phút. Kiểm tra theo nhóm 4. Nêu cách cộng, trừ hai số thập phân?
- Yêu cầu hs làm bài tập sau : 85,16 + 12,235 ; 563,7- 210,14
- Nhóm trưởng tổ chức kiểm rồi báo cáo kết quả.
- GV nhận xét.
2/ GV giới thiệu bài: 3 phút. GV nêu mục tiêu tiết học.
3/ Thực hành:26P
Bài 1: GVHDHS tự làm rồi chữa bài. Lưu ý HS đặt tính và tính đúng. Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính. 
Bài 2: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết:
	a) 	x - 5,2 = 1,9 + 3,8	b) 	x + 2,7 = 8,7 + 4,9
	x - 5,2 = 5,7	x + 2,7 = 13,6
	x 	 = 5,7 + 5,2	x	 = 13,6 - 2,7
	x	 = 10,9	x	 = 10,9 
Bài 3: HS tự làm bài rồi chữa bài. Yêu cầu HS giải thích cách làm.
VD: b) 42,37 - 28,73 - 11,27 = 42,37 - (28,73 + 11,27)
	 = 42,37 – 40 = 2,37
Bài 4:HS NK GV cho HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng và giải.
Bài giải:
	Quãng đường người đi xe đạp trong giờ thứ hai là: 13,25 - 1,5 = 11,75 (km)
	Quãng đường người đi xe đạp đi trong 2 giờ đầu là: 13,25 +11,75 = 25 (km)
	Quãng đường người đi xe đạp trong giờ thứ ba là: 36 - 25 = 11 (km)
	Đáp số: 11 km
Bài 5:HS NK:
Số thứ nhất + số thứ hai = 4,7	(1)
Số thứ hai + số thứ ba = 5,5	(2)
Số thứ nhất + số thứ hai + số thứ ba = 8	(3)
Tìm mỗi số?
Cách giải
- Lấy tổng của ba số trừ đi tổng của số thứ nhất với số thứ hai ta tìm được số thứ ba.
- Lấy tổng của số thứ hai và số thứ ba trừ đi số thứ ba ta tìm được số thứ hai.
- Lấy tổng của số thứ nhất và số thứ hai trừ đi số thứ hai ta tìm được số thứ nhất.
4.Củng cố, dặn dũ: 3 P - GV nhận xét giờ học.
-Nhắc HS về học kĩ lại cách cộng, trừ số thập phân.
------------------------------------------------------------
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu :
Biết rút kinh nghiệm bài văn (bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, cách dùng từ ); nhận biết và sửa được lỗi trong bài .
Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II/ Đồ dùng dạy học: -Bảng lớp ghi đầu bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp.
III/ Các hoạt động dạy-học: 
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Phát triển bài ;30’
Nhận xét về kết quả làm bài của HS.
GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
a) Nêu nhận xét về kết quả làm bài: (HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân)
-Những ưu điểm chính:
+ Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục.
+ Một số em diễn đạt tốt : Trang; 
+ Chữ viết, cách trình bày đẹp: Trang; Đan, Dũng;.
.-Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế: Minh; Tâm Như; 
b) Hướng dẫn HS chữa lỗi chung:
+ Hướng dẫn chữa lỗi chung:
-GV chỉ các lỗi cần chữa đã viét sẵn trên bảng
-Mời HS lên chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp.
-HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng. (HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng để nhận ra chỗ sai, nguyên nhân, chữa lại)
+ Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài:
-HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi. (HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.)
-Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.
-GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc.
+ Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay. HS nghe.
+ Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. (HS trao đổi, thảo luận.)
- Viết lại một đoạn văn trong bài làm.
+ Mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại.
+ 1 số HS trình bày đoạn văn đã viết lại 
+ Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại. (Một số HS trình bày)
3/ Củng cố – dặn dò:5’ - GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài tèt ch­a ®¹t. Dặn những HS viết chưa đạt về nhà viết lại và chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------
Luyện từ và câu
QUAN HỆ TỪ
I/Mục tiêu:
Bước đầu nắm được khái niệm quan hệ từ.( ND Ghi nhớ ) Nhận biết được quan hệ từ ; trong các câu văn (BT1 mục 3); xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu (BT2 ) ; biết đặt câu với quan hệ từ.(BT3).
II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ thể hiện nội dung BT 1, 2.
III/ Hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra : 5 phút. Kiểm tra theo nhóm 4. HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về đại từ xưng hô. 
- Nhóm trưởng tổ chức kiểm rồi báo cáo kết quả.
- GV nhận xột.
2/ GV giới thiệu bài: 3 phút. GV nêu mục tiêu tiết học.
3/ Bài mới: a/ Phần nhận xét:10 phút
Bài tập 1: HS nêu, GV ghi bảng.
	- Gợi ý:
Câu
Tác dụng của từ in đậm
a) Rừng say ngây và ấm nóng
và nối say ngây với ấm nóng
b) Tiếng hót dìu dặt của Hoạ Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc 
của nối tiếng hót dìu dặt với Hoạ Mi
c) Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào.
như nối không đơm đặc với hoa đào nhưng nối 2 câu trong đoạn văn.
- GV: Những từ in đậm trong các ví dụ trên được dùng để nối các từ trong một câu
hoặc nối các câu với nhau nhằm giúp người đọc, người nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ về ý giữa các câu. Các từ ấy được gọi là quan hệ từ.
Bài tập 2: Gợi ý:
Câu
Tác dụng của từ in đậm
Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác thì mặt đất sẽ ngày càng thưa vắng bóng chim.
Nếu  thì (biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả.
Tuy mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật hỏ bé nhưng bầy chim vẫn thường rủ nhau về hội tụ.
tuy  nhưng (biểu thị quan hệ tương phản)
b/ Phần ghi nhớ:5 phút - HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
4/ Thực hành: 12 phút
Bài tập 1: Gợi ý: HS tìm và nêu tác dụng của quan hệ từ.
Câu
Tác dụng của từ in đậm
a) Chim, Mây, Nước và hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.
- và nối Chim, Mây, Nước với Hoa.
- của nối tiếng hót kì diệu với Hoạ Mi.
- rằng nối cho với bộ phận đứng sau.
b) Những hạt mưa to và nặng bắt đầu rơi xuống như ai ném đá, nghe rào rào.
- và nối to với nặng.
- như nối rơi xuống với ai ném đá.
c) Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
- với nối ngồi với ông nội.
- về nối giảng với từng loài cây.
Bài tập 2: Tương tự BT1:
Câu
Cặp QHT và tác dụng
Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát.
vì  nên (Biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả)
Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Hoàng vẫn luôn học giỏi.
tuy  nhưng (biểu thị quan hệ tương phản)
Bài tập 3: HS đọc những câu văn có từ nối vừa đặt. VD:
	- Vườn cây đầy bóng mát và rộn ràng tiếng chim hót.
	- Mùa đông, cây bàng khẳng khiu, trụi lá. Nhưng hè về, lá bàng lại xanh um.
	- Mùi hương nhè nhẹ của hoa dạ hương lan xa trong đêm.
5/ Củng cố, dặn dò:2phút - HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
GV nhận xét tiết học.
-–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ 6 ngày 04 tháng 12 năm 2020
Toán
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I/Mục tiêu:
 Biết nhõn một số thập phân với một số tự nhiên .
 Biết giải bài toán có phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên. ( BT: 1;3.)
II/ Các hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra : 5 phút. Kiểm tra theo nhóm 4. Yêu cầu hs làm bài tập sau : 
 35,6 – 18,65 = ?
- Nhóm trưởng tổ chức kiểm rồi báo cáo kết quả.
- GV nhận xét.
2/ GV giới thiệu bài: 3 phút. GV nêu mục tiêu tiết học.
3/ Bài mới
Phát triển bài : 30P
a) Vớ dụ 1: - GV nêu ví dụ: 1,2 x 3 = ? (m)
 - Cho HS đổi các đơn vị ra dm sau đó thực hiện phép nhân.
 12
x 3 
 36
-GV hướng dẫn HS thực hiện phép nhssn số thập phân với một số tự nhiên: 
Đặt tính rồi tính. 1,2
 x 3
 3,6 (m)
-Cho HS nờu lại cách nhân số thập phân : 1,2 với số tự nhiên 3.
- Yêu cầu hs so sánh 2 phép tính sau 
 12 . 1,2
 x 3 x 3
 36 3,6 (m)
b) Ví dụ 2:
-GV nêu ví dụ, hướng dẫn HS làm vào vë.
-HS thực hiện đặt tính rồi tính: GV nhận xét, ghi bảng.
 0,46
 x 12
 92
 46
 5,52
-Cho 2-3 HS nêu lại cách làm.
c) Nhận xét: -Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm thế nào? 
 -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần nhận xét
4/ Thực hành: 
Bài tập 1 : Đặt tính rồi tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào vở, 4 HS lên bảng làm 
-GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng a .7,5 ; b . 20,9 ; c. 2,048; d. 102
Bài tập 2 ( HS NK ) 1 học sinh NK chữa bài
 Kết quả: 9,54 ; 40,35 ; 23,89
Bài tập 3 : -Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tỡm hiểu bài toán, làm vào vở.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Bài giải:
Trong 4 giờ ô tô đi được quãng đường là: 
 42,6 x 4 = 170,4 ( km )
Đáp số: 170,4 km
5/ Củng cố, dặn dò: 2P- hs nhắc lại muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm thế nào? - GV nhận xét giờ học. Dặn về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau
--------------------------------------------------
Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I/Mục tiờu:
 Viết được một lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rừ ràng,nêu được lí do kiến nghị , thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
Thực hành viết được lá đơn kiến nghị thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
Chọn nội dung phù hợp với địa phương 
* KNS: KN ra quyết định( làm đơn kiến nghị ngăn chặn hành vi phá hoại môi trường; KN đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.
II/ Đồ dựng dạy học: Bảng phụ .
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Giới thiệu bài:2 phỳt. - GV nêu mục tiêu bài học.
2/ Bài mới HDHS viết đơn: 20 phút.
* Tìm hiểu bài: GV Chép đề bài: Nơi em ở có cây to nhiều cành vướng vào đường dây điện , một số cành sà xuống thấp , mùa mưa bão đến dễ gây nghuy hiểm . em hãy giúp bác trưởng thôn làm đơn gửi Ủy ban Nhân dân xã đề nghị cho tỉa cành để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc. (1 HS đọc yêu cầu BT - Cả lớp đọc thầm)
- Cho HS liên hệ nêu những khó khăn mà đường giao thông ảnh hướng tới đời số, đi lại của dân địa phương. - HS nêu, nhận xét, bổ sung.
* Xây dựng mẫu đơn: Gọi HS nêu quy định bắt buộc khi viết đơn? ( Học sinh làm bài tập theo nhóm 2.- Các nhóm HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả.) 
- Giáo viên ghi nhanh những ý kiến của học sinh nêu.(Trình bày đúng quy định: Quốc hiệu tiêu ngữ, tên của đơn, nơi nhận đơn, tên người viết chức vụ, lý do viết đơn, chữ ký của người viết đơn.)
- Theo em tên của đơn là gì?( Đơn đề nghị / đơn kiến nghị)
Nơi nhận đơn em viết những gì ?- Kính gửi: Uỷ ban nhân dân xã; 
 - Người viết đơn ở đây là ai? ( Bác trưởng thôn.) 
- Em là người viết đơn tại sao không viết tên em? (Em chỉ là người viết hộ đơn bác trưởng thôn.)
- Phần lý do viết đơn em viết những gì? (Phải viết đầy đủ tình hình thực tế, những tác động xấu đã, đang, sẽ xẩy ra đối với con người và môi trường ở đây và có hướng giải quyết)
3/ Thực hành: viết đơn - Gợi ý: Khi viết đơn ngoài phần viết đúng quy định, phần lý do phải viết ngắn gọn, rõ ý có sức thuyết phục về vấn đề đang xảy ra để các cấp thấy rõ tác động xấu, nguy hiểm của tình hình để có hướng giải quyết ngay. ( HS dựa vào các câu hỏi gợi ý để làm BT, 2 HS viết vào bảng phụ.)
	- HS trình bày nội dung lá đơn.
	- HS đọc lá đơn, cả lớp và GV nhận xét. VD:
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kim Hoa, ngày 20.tháng 11 năm 2020.
ĐƠN KIẾN NGHỊ
Kính gửi: Công an xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn.
	Tên tôi là: Nguyễn Văn A.
	Sinh ngày: 02 - 12 - 1975
	Là xóm trưởng Minh Thủy, xã Kim Hoa
	Xin trình bày với cơ quan côn an một việc như sau: Đường giao thông thôn tôi trong thời gian qua do mưa nhiều nên rất lầy lội làm ảnh hưởng đến sự đi lại sinh hoat của người dân . Vì vậy, tôi viết đơn này khẩn cấp đề nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp khắc phục để 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_11_nam_hoc_2020_2021_phan_tri_du.doc