Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp)

I. Mục tiêu:

Giúp HS:

- Biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân.

- Bước đầu có kĩ năng trừ hai số thập phân và vận dụng kĩ năng đó trong giải bài toán có nội dung thực tế.

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tự tìm cách thực hiện trừ hai số thập phân.

a. Cho HS tự nêu ví dụ 1 (trong SGK), tự nêu phép tính để tìm số mét vải may quần, để có: 4,29 - 1,84 = ? (m)

- Cho HS tìm cách thực hiện phép trừ hai số thập phân, chẳng hạn, phải:

+ Chuyển về phép trừ hai số tự nhiên (như SGK)

+ Chuyển đổi đơn vị đo để nhận biết kết quả của phép trừ (tương tự như phần im đậm trong SGK):

 

docx21 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị, em/ bạn bè. Để lời nói đảm bảo tính lịch sự, cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, tuổi tác, giới tính,
-HS trả lời miệng - HS khác NX - GV chốt lời giải đúng :
- Lời giải:
Đối tượng
+ Với thầy giáo, cô giáo
+ Với bố, mẹ
+ Với anh, chị
+ Với em
+ Với bạn bè
Gọi
Thầy cô
Bố, cha, ba, thầy, tía,mẹ, má, mạ, u, mệ, bầm, bủ,
Anh, chị
Em
Bạn, câu, đằng ấy,..
Tự xưng
Em, con
Con
Em
Anh (chị)
Tôi, tớ, mình,
Hoạt động 3. Phần Ghi nhớ 
 	HS đọc và nhắc lại nội dung ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 4.Hướng dẫn HS Luyện Tập 
Bài tập 1
-HS đọc YC bài tập .
 - GV nhắc HS chú ý: để giải đúng BT1, cần tìm những câu có đại từ xưng hô trong đoạn văn, sau đó tìm đại từ xưng hô trong từng câu.
- HS đọc thầm lại đoạn văn, làm bài miệng; phát biểu ý kiến.
-HS khác NX - GV chốt lời giải đúng :
Lời giải:
+ Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em: kiêu căng,coi thường rùa.
+ Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh: tự trọng, lịch sự với thỏ.
-Chốt KT : Vì sao những từ này là đại từ ?
Bài tập 2
-HS đọc YC bài tập .
 - HS đọc thầm đoạn văn 
- GV hỏi: Đoạn văn có những nhân vật nào?Nội dung đoạn văn kể chuyện gì? (Bố chao hốt hoảng kể với các bạn chuyện nóvà Tu Hú gặp trụ chóng trời. Bồ Các giải thích đó chỉ là tụ điện cao thế mới được xây dựng. Các loài chim cười Bồ Chao quá sợ sệt)
- HS suy nghĩ, làm bài, điền vào 6 chỗ trống các đại từ xưng hô thích hợp: Tôi, nó hay chúng ta. Ghi lại các từ đó theo thứ tự từ 1 đến 6. 
- HS phát biểu ý kiến. HS khác NX .GV chốt đúng .
 - Cả lớp sửa lại bài theo lời giải đúng:
Thứ tự điền vào các chỗ trống: 1- Tôi, 2- Tôi, 3- Nó, 4 - Tôi, 5 -Nó, 6- chúng ta.
- Một, hai HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đủ các đại từ xưng hô.
Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò 
- Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong bài.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS nhớ kiến thức đã học về đại từ xưng hô để biết lựa chọn, sử dụng từ chính xác, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
Thứ tư ngày 13 tháng 11 năm 2019
BUỔI SÁNG
Toán:
Tiết 53: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố:
- Kĩ năng trừ hai số thập phân.
- Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng và trừ.
- Cách trừ một số cho một tổng.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Ôn cách trừ 2 số thập phân
- Cho HS nêu cách trừ 2 số thập phân.
- HS khác nhận xét.
 Bài 1: HS tự làm (đặt tính, tính) vào vở.
- T/c rồi chữa bài.
 Khi chữa bài nên khuyến khích HS nêu cách thực hiện trừ hai số thập phân.
Chú ý: Số tự nhiên (chẳng hạn số 81) được coi là số thập phân đặc biệt (chẳng hạn: 81,00).
- Hs dưới lớp đổi vở kiểm tra.
Hoạt động 2: Ôn cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính
Bài 2 (a,c): HS tự làm rồi chữa bài.
 Khi chữa bài nên yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết (chẳng hạn, nêu cách tìm một số hạng chưa biết hoặc nêu cách tìm phân số bị trừ chưa biết ...)
Hoạt động 3: Ôn cách thực hiện 1 số trừ đi 1 tổng
Bài 4 (a): HS tự làm bài rồi chữa bài.
 Khi chữa bài nên yêu cầu HS viết đầy đủ, chẳng hạn ở hàng đầu, cột a - b - c và cột a - (b +c) phải viết đầy đủ là:
16,8 - 2,4 - 3,6 = 10,8
và 16,8 - (2,4 + 3,6) = 10,8
 6
Phần “nhận xét” chỉ yêu cầu HS viết đúng:
a - b - c = a - (b + c)
a - (b + c) = a - b - c
II. Dặn dò.
Về nhà chuẩn bị cho bài sau.
Kể chuyện
Người đi săn và con nai
I- Mục tiêu: 
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của thầy (cô), kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ và lời gợi ý dưới tranh, phỏng đoán được kết thúc của câu chuyện; cuối cùng kể lại được câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng.
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Nghe thầy (cô) KC, ghi nhớ chuyện.
- Nghe bạn KC, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II - Đồ dùng dạy – học
Tranh minh hoạ trong SGK 
	III- Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 	
- Kiểm tra bài cũ
HS kể chuyện về một lần đi thăm cảnh đẹp ở điạ phương hoặc nơi khác.
- Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học 
- HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu của bài KC trong SGK.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS kể chuyện Người đi săn và con nai
 (2 hoặc 3 lần).
- GV chỉ kể 4 đoạn ứng với 4 tranh minh hoạ trong SGK. Bỏ lại đoạn 5 để HS tự phỏng đoán.
- Giọng kể chậm rãi, diễn tả rõ lời nói của từng nhân vật, bộc lộ cảm xúc ở những đoạn tả cảnh thiên nhiên, tả vẻ đẹp của con nai, tâm trạng người đi săn.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
a) Kể lại từng đoạn của câu chuyện
- GV lưu ý HS kể bằng lời của mình, không quá phụ thuộc vào lời kể của thầy (cô). 
 - HS kể chuyện theo cặp; sau đó kể trước lớp
b) Đoán xem câu chuyện kết thúc thế nào và kể tiếp câu chuyện theo phỏng đoán 
- GV lưu ý HS đoán xem: Thấy con nai đẹp quá, người đi săn có bắn nó không? Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?
-HS kể chuyện theo cặp; sau đó kể trước lớp.
- GV kể tiếp đoạn 5 của câu chuyện.
c) Kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV mời 1-2 HS kể toàn bộ câu chuyện.
- HS kể xong, trả lời câu hỏi:
+Vì sao người đi săn không bắn con nai?
(vì người đi săn thấy con nai rất đẹp, rất đáng yêu dưới ánh trăng nên không nỡ bắn nó: / Vì con nai đẹp quá, người đi săn say mê ngắm nó, quên giương súng/.)
+Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
(Hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loàivật quý. Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiện!)
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS, nhóm HS kể chuyện hay.
- yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện Người đi săn và con nai cho người thân và chuẩn bị nội dung cho tiết KC tuần 12: tìm và đọc kĩ một câu chuyện em đã được nghe, được đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
Tập đọc
Ôn các bài Tập đọc thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 9
Luyện đọc diễn cảm bài: Chuyện một khu vườn nhỏ.
I- Mục tiêu: 
1. Đọc Thuộc theo yêu cầu trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1-9.
2. Đọc phân vai đoạn cuổi bài Chuyện một khu vườn nhỏ.
II- các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 : 
- Giới thiệu bài GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Tổ chức luyện đọc học thuộc lòng.
a) Luyện đọc:
- Hs nhắc lại yêu cầu đọc thuộc lòng trong các bài tập đọc đã học.
- Gv nhắc lại yêu cầu cụ thể hơn: 
1. Bài : Thư gửi học sinh. Đoạn “Sau 80 năm..công học tập của các em.”
2. Sắc màu em yêu: Đọc thuộc khổ thơ mình yêu thích.
3. Bài ca về trái đât. Học thuộc 1 khổ thơ.
4. Ê-mi-li, con.Thuộc 1 khổ thơ.
5. Thiếng đàn Ba-la-lai-ca trên Sông Đà. Thuộc 1-2 khôt htơ.
6. Trước cổng trời. Thuộc những câu thơ yêu thích.
Tổ chức cho Hs luyện đọc cá nhân.
Gv gọi Hs đọc mỗi bài 1 lượt.
b) Thi đọc. 
	- Gv chia lớp thành 4 nhóm. Tổ chức cho các nhóm thi đọc.
 - Gv nêu tên bài và yêu cầu mỗi nhóm cử ra 1 người đọc. Lần lượt từng bài cho đến hết. Nhóm nào có nhiều bạn thuộc và thuộc nhiều bài nhất thỡ sẽ thắng cuộc.
c). Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
- 1-2 Hs đọc lại bài Truyện một khu vườn nhỏ.
- Hs nhắc lại nội dung bài.
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn cuối bài: Chuyện một khu vườn nhỏ.
- Hs nêu cá vai: Người dẫn truyện. Thu và ông.
- Gv đọc mẫu người dẫn truyện, 2 Hs đọc tốt trong lớp đọc 2 vai còn lại.
- Hs luyện đọc theo các nhóm 3. 
- T/c thi đọc trước lớp.
- Nhận xét đánh giá: Gọng đọc, khả năng diễn cảm. Biểu cảm trên khuôn mặt và cử chỉ điệu bộ của các nhóm.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
- Một số Hs đọc tốt đọc lại một số bài thật hay thật diễn cảm.
-GV nhận xét tiết học. 
Dặn HS tiếp tục học thuộc bài và nhắc nhở thêm một số em ít thuộc bài.
BUỔI CHIỀU
Lịch sử:
Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ 
(1858 - 1945)
I - Mục tiêu 
	Giúp HS nhớ lại những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 đến năm 1945 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó.
II- Đồ dùng dạy học 
- Bản đồ hành chính Việt Nam. 
- Bảng thống kê các sự kiện đã học (từ bài 1 đến bài 10)
III. Các hoạt động dạy - học 
GV gợi ý, dẫn dắt HS ôn lại những niên đại, sự kiện, tên đất, tên người chủ yếuđược đề cập đến trong quá trình của cuộc vận động giải phóng dân tộc hơn 80 năm.
GV chia lớp thành 2 nhóm, lần lượt nhóm này nêu câu hỏi, nhóm kia trả lời theo hai nội dung: Thời gian diễn ra sự kiện và diễn biến chính. Chú ý hướng HS vào những sự kiện lịch sử sau:
- Năm 1858: thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
- Nửa cuối thế kỷ XIX: phong trào chống Pháp của Trơng Định và phong trào Cần Vương.
- Đầu thế kỷ XX: phong trào Đông du của Phan Bội Châu 
- Ngày 3-2-1930: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
- Ngày 19-8-1945: khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
- Ngày 2-9-1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà thành lập.
 Tập trung vào hai sự kiện: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và Cách mạng tháng Tám.
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận về ý nghĩa lịch sử của hai sự kiện trên.
- HS thảo luận, trình bày ý kiến
Tập làm văn
Trả bài văn tả cảnh
I- Mục tiêu: 
1. Biết rút kinh nghiệm về các mặt bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, cách trình bày, chính tả.
2. Có khả năng phát hiện và sửa lỗi trong bài làm của mình, của bạn; nhận biết ưu điểm của những bài văn hay; viết lại được một đoạn trong bài cho hay hơn.
ii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1. Giới thiệu bài 	
GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Nhận xét về kết quả làm bài của HS : 
GV viết sẵn đề bài của tiết kiểm tra TLV giữa học kì I (tả cảnh) 
a) GV nhận xét về kết quả làm bài:
- Những ưu điểm chính về các mặt: xác định yêu cầu của đề bài, bố cục bài, diễn đạt, chữ viết, cách trình bày:
- Những thiếu sót, hạn chế về các mặt:
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh chữa bài 
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung
- Một số HS lên bảng chữa lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. GV giúp HS nhận biết chỗ sai, tìm ra nguyên nhân; chữa lại cho đúng.
b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài
- HS đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo, phát hiện lỗi trong bài làm của mình, sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
- GV theo dõi HS làm việc.
c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- GV đọc đoạn văn, bài văn hay ( gợi ý cho HS trao đổi về kinh nghiệm viết bài văn tả cảnh : (Mở bài như thế nào sẽ hay hơn? Thân bài tả cảnh gì là chính? Tả theo trình tự nào thì hợp lí? Nên tô đậm vẻ đẹp nào của cảnh? Bài văn bộc lộ cảm xúc như thế nào? Những câu văn nào giàu hình ảnh, cảm xúc?)
- Mỗi HS chọn một đoạn văn để viết lại cho hay hơn (đoạn tả cảnh ở phần thân bài, hoặc viết theo kiểu khác nhau đoạn mở bài, kết bài)
- Một số HS tiếp nối nhau đọc trước lớp đoạn viết. 
GV khích lệ sự cố gắng của HS.
Hoạt động 4.Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
-GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn để được đánh giá tốt hơn.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết TLV Luyện tập làm đơn
ÂM NHẠC: TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 3
NGHE NHẠC
I. Mục tiêu.
- Biết hát đúng giai điệu và lời ca.
- biết hát kết hợp vận động.
- Giáo dục hs lòng yêu thích môn Âm nhạc.
* TCTV: Học sinh đọc nhạc, hát.
II. Chuẩn bị.: - Máy tính, bài nhạc, loa.
- Thanh phách.
- Tranh minh hoạ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Khởi động.
- Mời ban văn nghệ và ban học tập lên cho lớp khởi động.
2. Bài mới: 
* Hoạt động 2: ( 15 phút ) 
Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 3
Tôi hát Son la son
- Gv treo bảng phụ bài TĐN số 3 lên bảng.
TĐN số 3. Tôi hát Son la son
- Gv bắt nhịp cho hs luyện thanh theo một nguyên âm “ La”.
- Gv hỏi hs bài TĐN được viết ở nhịp bao nhiêu ?
- Gv chỉ vào từng nốt nhạc trong bài TĐN và yêu cầu hs đọc đồng thanh tên nốt.
- Chia bài TĐN làm 3 câu nhỏ và hướng dẫn hs đọc nhạc và hát lời từng câu một.
- Sau khi hd hs đọc nhạc song gv bắt nhịp cho hs đọc nhạc cả bài.
- Hướng dẫn hs hát lời. 
- Gv bắt nhịp cho hs đọc nhạc và hát lời kết hợp vỗ tay.
* Hoạt động 2: ( 10 phút ) Nghe nhạc
- Cho học sinh nghe bài hát: Ru con.
- Yêu cầu học sinh nói lên cảm nhận khi nghe bài hát.
- Cho học sinh nghe lần 2.
- Nhận xét.	
4. Củng cố- dặn dò.( 4 phút )
- Ban học tập lên củng cố bài học.
- Gv đệm đàn và bắt nhịp cho hs đọc nhạc và hát lời bài: TĐN số 3.
Thứ năm ngày 14 tháng 11 năm 2019
Luyện từ và câu
Quan hệ từ
I- Mục tiêu: 
1. Bước đầu nắm được khái niệm quan hệ từ
2. Nhận biết được một vài quan hệ từ (hoặc cặp quan hệ từ) thường dùng; hiểu tác dụng của chúng trong câu hay đoạn văn; biết đặt câu với quan hệ từ.
II- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1 - kiểm tra bài cũ
HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về đại từ xưng hô tiết LTVC trước.
- Giới thiệu bài GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Phần nhận xét 
Bài tập 1:	-HS đọc YC bài tập.
-HS đọc câu văn, làm bài, phát biểu ý kiến. GV ghi nhanh ý kiến đúng của HS 
lên bảng, GV chốt lại lời giải:
Câu
a) Rừng say ngây và ấm nóng
b) Tiếng hót dìu dặt của Hoạ Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc
c) Hoa mai trổ từng chùng thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào.
Tác dụng của từ in đậm
Và nối say ngây với ấm nóng
Của nối tiếng hót dìu dặt với Hoạ Mi
Như nối không đơm đặc với hoa đào
Nhưng nối 2 câu trong đoạn văn
-GV: Những từ in đậm trong các ví dụ trên được dùng để nối các từ trong một câu hoặc nối các câu với nhau nhằm giúp người đọc, người nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ về ý nghĩa giữa các câu. Các từ ấy được gọi là quan hệ từ.
Bài tập 2
- Cách thực hiện tương tự BT1. HS gạch chân những cặp từ thể hiện quan hệ giữa các ý ở mỗi câu (rừng cây bị chặt phá - mặt đất thưa vắng bóng chim; mảnh vườn nhỏ bé – bầy chim vẫn về tụ hội.)	
 -HS khác NX .GV chốt ý đúng :
 Lời giải:
Câu
Cặp từ biểu thị quan hệ
Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác thì mặt đất sẽ ngày càng thưa thớt vắng bóng chim.
Nếuthì
(biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả)
Tuy mảnh vường ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim vẫn thường rủ nhau về tụ hội
Tuy nhưng 
(biểu thị quan hệ tương phản)
GV: Nhiều khi, các từ ngữ trong câu được nối với nhau không phải bằng một QHT mà bằng một cặp QHT nhằm diễn tả những quan hệ nhất định về nghĩa giữa các bộ phận cuả câu.
Hoạt động 3. Phần ghi nhớ 
HS đọc và nhắc lại nội dung Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 4. phần Luyện Tập 
Bài tập 1
-HS đọc YC bài tập .
-HS hoạt động cá nhân tìm các QHT trong mỗi câu văn, nêu tác dụng của chúng.
- HS phát biểu ý kiến
- HS khác NX- GV chốt ý đúng: 
Lời giải:
Câu
Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Hoạ Mi đã làm tất cả bừng tỉnh giấc.
b) Những hạt mưa to và nặng bắt đầu rơi xuống như ai ném đá, nghe rào rào.
c) Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
Tác dụng của từ in đậm
- và nối Chim, Mây, Nước với hoa
-của nối tiếng hót kì diệu với Hoạ mi
- rằng nối cho với bộ phận đứng sau
-và nối to với nặng
- như nối rơi xuống với ai ném đá.
-với nối ngồi với ông nội
-về nói giảng với từng loài cây.
-GV chốt KT : Nêu tác dụng của quan hệ từ: và ,của ,rằng, như ,với ,về ?
Bài tập 2 -Cách thực hiện tương tự BT1.
- Lời giải:
Câu
Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát.
Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Hoàng vẫn luôn học giỏi
Cặp QHT và tác dụng
Vìnên
(biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả)
tuy nhưng
 (biểu thị quan hệ tương phản)
-Chốt KT : Nêu tác dụng của cặp từ chỉ quan hệ :vì - nên , tuy - nhưng ?
Bài tập 3: -HS đọc YC bài tập.
-HS hoạt động cá nhân.
HS tiếp nối nhau đọc những câu văn có từ nối vừa đặt. 
HS khác NX - GV chốt đúng .
Hoạt động 5.Củng cố, dặn dò 
- Một HS nhắc lại nội dung ghi nhớ
-GV nhận xét tiết học. 
Toán:
Tiết 54: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng cộng, trừ hai số thập phân.
- Tính giá trị biểu thức số, tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
- Vận dụng tính chất của phép cộng, phép trừ để tính nhanh.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Ôn cách cộng, trừ số thập phân: 
- Cho HS nêu cách cộng, trừ số thập phân
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài. 
Bài 2 : HS tự làm
 Gọi HS lên bảng làm bài
 Khi chữa cho HS nêu cách tìm thành phần trong phép tính
Bài 3: HS tự làm bài rồi chữa bài.
 Khi chữa bài, GV nên khuyến khích HS nêu cách tính nhanh. 
iii. Dặn dò: Về làm bài tập 4,5. Chuẩn bị cho bài tiếp theo.
Kĩ thuật
Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
(1 Tiết)
I - Mục tiêu: HS cần phải:
- Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Có ý thức giúp gia đình .
II - Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh minh hoạ theo nội dung SGK 
- Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS
III- Các hoạt động dạy - học 
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
 	Hoạt động 1. Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
- HS nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thừng dùng (đã học ở bài 7).
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1(SGK) và đặt câu hỏi để HS nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau bữa ăn. GV nêu vấn đề: Nếu như dụng cụ nấu ăn, bát, đũa không được rửa sạch sau bữa ăn thì sẽ như thế nào?
- Nhận xét và tóm tắt nội dung của hoạt động 1: Bát, đũa, thìa, đĩa sau khi được sử dụng để ăn uóng nhất thiết phải được cọ rửa sạch sẽ, không để lưu cữu qua bữa sau hoặc qua đêm. Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống không những làm cho các dụng cụ đó sạch sẽ, khô ráo, ngăn chặn được vi trùng gây bệnh mà còn có tác dụng bảo quản, giữ cho các dụng cụ không bị hoen rỉ.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách rửa sạch dụng nấu ăn và ăn uông.
- HS mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn ở gia đình.
- Hướng dẫn HS quan sát hình, đọc nội dung mục 2(SGK) và đặt câu hỏi để yêu cầu HS so sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát được trình bày trong SGK .
- Nhận xét và hướng dẫn HS các bước rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống theo nội dung SGK . GV lưu ý HS một số điểm sau:
+ Trước khi rửa bát cần dồn hết thức ăn, cơm còn lại trên bát đĩa vào một chỗ.
 Sau đó tráng qua một lượt bằng nước sạch tất cả dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
+ Không rửa cốc (li) uống nước cùng với bát, đĩa, thìa, dĩa,để tránh làm cốc
 có mùi mỡ hoặc mùi thức ăn.
+Nên dùng nước rửa bát để rửa sạch mỡ và mùi thức ăn trên bát, đĩa. Về mùa
 đông, nên hoà nước rửa bát vào nước ấm để rửa cho sạch mỡ. Có thể dùng nước vo gạo để rửa bát cũng rất sạch.
+ Dụng cụ nấu ăn và ăn uống phải được rửa hai lần bằng nước sạch. Có thể rửa
 bát vào chậu, cũng có thể rửa trực tiếp dưới vòi nước. Dùng miếng rửa bát hoặc xơ mướp khô, búi rửa bát cọ sạch cả mặt trong và mặt ngòi của dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
+ Úp từng dụng cụ ăn uống đã rửa sạch vào rổ cho ráo nước rồi mới úp vào chạn.
 Nếu trời nắng, nên phơi rổ úp bát dưới nắng cho khô ráo.
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình rửa bát.
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh gía kết quả học tập của HS.
- Dựa vào mục tiêu, nội dung chính của bài iệm kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- HS báo cáo kết quả tự đánh gia. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
IV. nhận xét - dặn dò: - GV nhận xét ý thức học tập của HS.
Khoa học :
Bài 20 - 21: Ôn tập: Con người Và sức khoẻ
Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
	- Xác định giai đoạn tuổi dậy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh.
- Vẽ hoặc viết sơ đồ phòng tránh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; Nhiễm HIV \ AIDS.
II. Hoạt động dạy - học
Tiết 2
Hoạt động 2: Trò chơi “ ai nhanh, ai đúng?”.
- GV hướng dẫn HS thảo khảo sơ đồ cách phòng tránh bệnh viêm gan A trang 43 SGK.
- Sau đó, GV phân công hoặc cho các nhóm chọn ra một bệnh để vẽ sơ đồ về cách phòng tránh bệnh đó. Ví dụ:
+ Nhóm 1: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng tránh bệnh sốt rét.
+ Nhóm 2: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
+ Nhóm 3: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng tránh bệnh viêm não.
+ Nhóm 4: Viết (hoặc vẽ) 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_11_nam_hoc_2019_2020_ban_dep.docx