Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2014-2015 - Phạm Thị Ngọc Thúy

Luyện từ và câu

ĐẠI TỪ XƯNG HÔ

I . / MỤC TIÊU :

- Nắm được khái niệm đại từ xưng hô( Nội dung ghi nhớ).

- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn( BT1 mục III). Chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào ô trống(BT2).

- GD ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt .

II . / CHUẨN BỊ :

GV: - BT1 viết sẵn trên bảng lớp

 - BT 2 viết sẵn vào bảng phụ

HS: - SGK, VBT

III . / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ :

- Nhận xét kết quả bài kiểm tra giữa kì

3. Bài mới :

a. Giới thiệu bài:

b. Tìm hiểu ví dụ:

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Đoạn văn có những nhân vật nào

- Các nhân vật làm gì?

- Những từ nào được in đậm trong câu văn trên?

- Những từ đó dùng để làm gì?

- Những từ nào chỉ người nghe?

- Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới?

- Thế nào là đại từ xưng hô?

Bài 2:

 - Yêu cầu HS đọc lại lời của Hơ- bia và cơm

- Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở trong đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào?

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- HS thảo luận theo cặp

- Gọi HS trả lời

- Nhận xét các cách xưng hô đúng.

KL: Để lời nói đảm bảo tính lịch sự cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, tuổi tác, giới tính, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được ngắc đến.

c. Ghi nhớ:

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ

d. Luyện tập:

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài trong nhóm

- Gọi HS trả lời, GV gạch chân từ: ta, chú, em, tôi, anh.

- Nhận xét .

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- 1 HS lên bảng làm

- GV nhận xét bài trên bảng

- Gọi HS đọc bài đúng

- 1 HS đọc lại bài văn đã điền đầy đủ.

4. Củng cố :

- Nêu cách xưng hô cho đúng với người lớn tuổi?

5. Hướng dẫn về nhà :

 Chuẩn bị tiết sau

- Nghe

- HS đọc

+ Có Hơ Bia, cơm và thóc gạo

+ Cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau . Thóc gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng

+ Chị, chúng tôi, ta, các ngươi, chúng.

+ Những từ đó dùng để thay thế cho Hơ Bia, thóc gạo, cơm

+ Những từ chỉ người nghe: chị, các ngươi

+ Từ : chúng

- HS trả lời

- HS đọc

+ Cách xưng hô của cơm rất lịch sự, cách xưng hô của Hơ Bia thô lỗ, coi thường người khác.

- HS đọc

- HS thảo luận

- HS nối tiếp nhau trả lời

+ Với thầy cô: xưng là em, con

+ Với bố mẹ: xưng là con

+ Với anh em: xưng là em, anh, chị

+ với bạn bè: xưng là tôi, tớ, mình

- HS đọc ghi nhớ

- Gọi HS đọc

- HS thảo luận nhóm

- HS trả lời

- HS đọc

- 1 HS làm trên bảng phụ cả lớp làm vào vở.

- HS trả lời .

 

doc35 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2014-2015 - Phạm Thị Ngọc Thúy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o vệ rừng.
- Việc khai thác gỗ và các lâm sản khác phải chú ý điều gì?
2-Sự thay đổi về diện tích của rừng nước ta:
- GV treo bảng số liệu về diện tích rừng của nước ta yêu cầu.
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng phân tích bảng số liệu, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng nước ta tăng hay giảm bao nhiêu triệu ha? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó?
+ Từ năm 1995 đến năm 2005, diện tích rừng của nước ta thay đổi như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó?
- Gọi HS trình bày ý kiến trước lớp.
3-Ngành khai thác thuỷ sản:
- GV treo biểu đồ thuỷ sản và nêu câu hỏi giúp HS nắm được các yếu tố của biểu đồ:
+ Biểu đồ biểu diễn điều gì?
+ Trục ngang của biểu đồ thể hiện điều gì?
+ Trục dọc của biểu đồ thể hiện điều gì? Tính theo đơn vị nào?
+ Các cột màu đỏ trên biểu đồ thể hiện điều gì?
+ Các cột màu xanh trên biểu đồ thể hiện điều gì?
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập 
- GV nhận xét .
4. Củng cố :
- Kể các việc của trồng và bảo vệ rừng?
- Em sẽ làm gì để bảo vệ rừng.
5. Hướng dẫn về nhà :
- Chuẩn bị tiết sau.
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi:
+ Kể một số loại cây trồng ở nước ta?
+ Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và vững chắc?
- HS nêu: lâm nghiệp có hai hoạt động chính, đó là trồng và bảo vệ rừng; khai thác gỗ và lâm sản khác.
- Các việc của hoạt động trồng và bảo vệ rừng là: Ươm cây giống, chăm sóc cây rừng, ngăn chặn các hoạt động phá hoại rừng,...
- Việc khai thác gỗ và các lâm sản khác phải hợp lí, tiết kiệm không khai thác bừa bãi, phá hoại rừng.
- HS làm việc theo cặp, dựa vào các câu hỏi của GV để phân tích bảng số liệu và rút ra sự thay đổi diện tích của rừng nước ta trong vòng 25 năm, từ năm 1980 đến năm 2004.
+ Từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng nước ta mất đi 1,3 triệu ha. Nguyên nhân chính là do hoạt động khai thác rừng bừa bãi, việc trồng rừng, bảo vệ rừng lại chưa được chú ý đúng mức.
+ Từ năm 1995 đến năm 2004, diện tích rừng nước ta tăng thêm được 2,9 triệu ha. Trong 10 năm này diện tích rừng tăng lên đáng kể là do công tác trồng rừng, bảo vệ rừng được Nhà nước và nhân dân thực hiện tốt.
- Mỗi HS trả lời 1 câu hỏi, HS cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- HS đọc tên biểu đồ và nêu:
+ Biểu đồ biểu diễn sản lượng thuỷ sản của nước ta qua các năm.
+ Trục ngang thể hiện thời gian, tính theo năm.
+ Trục dọc của biều đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản, tính theo đơn vị là nghìn tấn.
+ Các cột màu đỏ thể hiện sản lượng thuỷ sản khai thác được.
+ Các cột màu xanh thể hiện sản lượng thuỷ sản nuôi trồng được.
- Mỗi nhóm 4 HS cùng xem, phân tích lược đồ và làm các bài tập.
__________________________________________
Luyện từ và câu
Đại từ xưng hô
I . / Mục tiêu :
- Nắm được khái niệm đại từ xưng hô( Nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn( BT1 mục III). Chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào ô trống(BT2).
- GD ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt .
II . / Chuẩn bị :
GV: - BT1 viết sẵn trên bảng lớp
 - BT 2 viết sẵn vào bảng phụ
HS: - SGK, VBT
Iii . / Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nhận xét kết quả bài kiểm tra giữa kì 
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài:
b. Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- Đoạn văn có những nhân vật nào 
- Các nhân vật làm gì?
- Những từ nào được in đậm trong câu văn trên?
- Những từ đó dùng để làm gì?
- Những từ nào chỉ người nghe?
- Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới?
- Thế nào là đại từ xưng hô?
Bài 2:
 - Yêu cầu HS đọc lại lời của Hơ- bia và cơm
- Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở trong đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào?
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- HS thảo luận theo cặp
- Gọi HS trả lời
- Nhận xét các cách xưng hô đúng.
KL: Để lời nói đảm bảo tính lịch sự cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, tuổi tác, giới tính, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được ngắc đến.
c. Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
d. Luyện tập:
bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài trong nhóm
- Gọi HS trả lời, GV gạch chân từ: ta, chú, em, tôi, anh.
- Nhận xét . 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- 1 HS lên bảng làm
- GV nhận xét bài trên bảng
- Gọi HS đọc bài đúng
- 1 HS đọc lại bài văn đã điền đầy đủ.
4. Củng cố :
- Nêu cách xưng hô cho đúng với người lớn tuổi?
5. Hướng dẫn về nhà :
 Chuẩn bị tiết sau
- Nghe
- HS đọc
+ Có Hơ bia, cơm và thóc gạo
+ Cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau . Thóc gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng
+ Chị, chúng tôi, ta, các ngươi, chúng.
+ Những từ đó dùng để thay thế cho Hơ Bia, thóc gạo, cơm
+ Những từ chỉ người nghe: chị, các ngươi
+ Từ : chúng
- HS trả lời
- HS đọc
+ Cách xưng hô của cơm rất lịch sự, cách xưng hô của Hơ Bia thô lỗ, coi thường người khác.
- HS đọc
- HS thảo luận
- HS nối tiếp nhau trả lời
+ Với thầy cô: xưng là em, con
+ Với bố mẹ: xưng là con
+ Với anh em: xưng là em, anh, chị
+ với bạn bè: xưng là tôi, tớ, mình
- HS đọc ghi nhớ
- Gọi HS đọc
- HS thảo luận nhóm
- HS trả lời
- HS đọc
- 1 HS làm trên bảng phụ cả lớp làm vào vở.
- HS trả lời .
__________________________________________
Tập làm văn
Trả bài văn tả cảnh
I . / Mục tiêu :
- Nhận thức đúng các lỗi về câu, cách dùng từ, lỗi diễn đạt, trình tự miêu tả ... trong bài văn tả cảnh của mình và của bạn khi đã được thầy cô chỉ rõ.
- HS tự sửa lỗi của mình trong bài văn..
- HS hiểu được cái hay của những bài văn hay của bạn, có ý thức học hỏi từ những bạn học giỏi để viết những bài văn sau được tốt hơn.
- Giỏo dục ý thức bảo vệ thiờn nhiờn.
II . / Chuẩn bị :
 GV: Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, hình ảnh... cần chữa chung cho cả lớp.
 HS: Vở bài tập
Iii . / Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra bài tập ở nhà của HS
3. Bài mới :
a. Nhận xét chung bài làm của HS :
- Gọi HS đọc lại đề bài tập làm văn
GV: Đây là bài văn tả cảnh. Trong bài văn các em miêu tả cảnh vật là bài chính, cần lưu ý để tránh nhầm sang văn tả người hoặc tả cảnh sinh hoạt.
- Nhận xét chung:
+ Ưu điểm:
+ Nhược điểm: 
- Viết lên bảng các lỗi điển hình 
- Yêu cầu HS thảo luận phát hiện ra và cách sửa
- Trả bài cho HS
 b. Hướng dẫn chữa bài :
Bài 1:
- Gọi HS đọc 1 bài
- Yêu cầu HS tự nhận xét, chữa lỗi
- Bài văn nên tả theo trình tự nào là hợp lí nhất?
- Mở bài theo kiểu nào để hấp dẫn
- Thân bài cần tả những gì?
- Phần kết bài nên viết như thế nào?
- Gọi các nhóm trình bày
- GV nhận xét
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Đọc cho HS nghe những đoạn văn hay
- Gọi 3 HS đọc bài văn của mình
- Yêu cầu HS tự viết lại đoạn văn
- Gọi HS đọc lại đoạn văn vừa viết
- Nhận xét em viết tốt
4. Củng cố :
- Nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh ?
5. Hướng dẫn về nhà :
- Dặn HS đọc lại bài văn, ghi nhớ các lỗi .
- Chuẩn bị tiết sau
- HS đọc
+ HS hiểu đề
+ Bố cục của bài văn khá rõ ràng
+ Trình tự miêu tả khá hợp lí
+ Diễn đạt câu, ý
+ Lỗi chính tả: GV nêu tên các HS viết bài tốt, lời văn hay...
+ Lỗi điển hình về ý, dùng từ đặt câu cách trình bày bài văn, lỗi chính tả
- HS đọc bài
- HS thảo luận
- Trình bày, bổ sung
- HS đọc
- 3 HS đọc bài của mình
- HS viết bài
- HS đọc bài vừa viết
- HS trả lời .
Thể dục
Học động tác toàn thân. trò chơi “chạy nhanh theo số”
I . / Mục tiêu :
- Học động tác toàn thân. Chơi trò chơi Chạy nhanh theo số .
- Biết cách thực hiện động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Biết cách chơi và tham gia được trò chơi “ Chạy nhanh theo số”
- Yêu thích luyện tập TDTT.
II . / Địa điểm và phương tiện :
 Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
 Phương tiện: 1 còi, 2 cờ đuôi nheo .
II . / Nội dung và phương pháp :
Nội dung
Phương pháp
1. Phần mở đầu : 6 – 10 phút
- Tập hợp lớp, báo cáo sĩ số, chúc sức khoẻ GV.
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu của giờ học.
- KĐ : HS chạy chậm theo địa hình tự nhiên quanh nơi tập.
- HS quay các khớp
- Kiểm tra : HS tập động tác chân.
2. Phần cơ bản : 18 – 22 phút
- HS ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân và vặn mình 2 – 3 lần.
- Học động tác toàn thân.
- GV tập mẫu, HS quan sát và tập theo 
Cả lớp tập, GV quan sát chung và sửa 
Lớp trưởng hô cho cả lớp tập.
- Ôn 5 động tác thể dục đã học
- Ôn 5 động tác thể dục đã học theo sự hướng dẫn của GV.
- Cả lớp tập lại vài lần
- GV nhận xét, tuyên dương
- Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số”
- GV nêu tên trò chơi, cho HS chơi theo sự hướng dẫn của GV
- GV quan sát chung và nhận xét, tuyên dương động viên nhóm làm tốt
3. Phần kết thúc : 4 - 6 phút
- Tập động tác hồi tĩnh.
- Giao bài tập về nhà
- Giải tán
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
X
- HS chạy theo đội hình vòng tròn và khởe động: Xoay các khớp tay, chân, vai, hông
- HS chơi trò chơi do GV tự chọn
- Cả lớp tập
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
X
- Các tổ lên báo cáo GV kết quả luyện tập của nhóm mình
- HS chơi theo sự hướng dẫn của GV
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
X
- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát theo nhịp
- Về nhà tập lại 5 động tác đã học.
- Cả lớp hô: Khoẻ
Thứ tư, ngày 05 tháng 11 năm 2014
Mĩ thuật
___________________________________________
Âm nhạc
___________________________________________
Toán
Luyện tập
I . / Mục tiêu :
- Biết trừ hai số thập phân.
- Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng,phép trừ các số thập phân. Cách trừ 1 số cho 1 tổng.
 Bài tập cần làm : 1 ; 2( a,c ) ; 4( a ) . 
* BT phát triển – mở rộng : Bài 1b,d . Bài 4 b .
- GD học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
II . / Chuẩn bị :
 	GV: Bảng số trong bài tập 4 viết sẵn vào bảng phụ.
 	HS: SGK
Iii . / Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét .
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : 
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- GV yêu cầu HS tự đặt tính và tính.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét .
Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài, sau đó yêu cầu 4 HS vừa lên bảng nêu rõ cách tìm x của mình.
- GV nhận xét .
Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và nhận xét.
Bài 4:
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra quy tắc về trừ một số cho một tổng.
+ Em hãy so sánh giá trị của hai biểu thức a- b – c và a – (b+c) khi a = 8,9 ; b = 2,3 ; c = 3,5.
- Khi thay đổi các chữ bằng cùng một bộ số thì giá trị của biểu thức a – b – c và a – (b + c) như thế nào so với nhau ?
- Nhận xét
- áp dụng quy tắc làm bài 4 b
* BT phát triển – mở rộng :
Hướng dẫn HS khá, giỏi làm .
Bài 1b,d .
Bài 4 b .
4. Củng cố :
- Nhắc lại tính chất “ Một số trừ đi một tổng”
5. Hướng dẫn về nhà :
- Chuẩn bị tiết sau
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài bạn làm cả về phần đặt tính và thực hiện phép tính.
- Kết quả:
a) 38,81; b) 16,73 ; c) 45,24; d) 47,55
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) x + 4,32 = 8,67
 x = 8,67- 4,32(SH = T- SH)
 x = 4,35
c) x - 3,64 = 5,86
 x = 5,86 + 3,64 (SBT=H+ST)
 x = 9,5
Bài giải:
Quả thứ 2 cân nặng là:
4,8 - 1,2 = 3,6 (kg)
Quả 1 và quả 2 cân nặng là:
4,8 + 3,6 = 8,4 (kg)
Quả thứ 3 cân nặng là:
14,5 - 8,4 = 6,1 (kg)
Đáp số: 6,1 kg
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
+ Giá trị của biểu thức a – b – c bằng giá trị của biểu thức a – (b+c) và bằng 3,1.
- Giá trị của hai biểu thức luôn bằng nhau.
C1: 3,8 -1,4 - 3,6 = 8,3 - (1,4+3,6)
 = 8,3 - 5 
 = 3,3
C2: 83 - 1,4 - 3,6 = 6,9 - 3,6 
 = 3,3
b) 6,85 + x = 10,29
x = 10,29 - 6,85 (SH = T - SH)
x = 3,44
d) 7,9 - x = 2,5
 x = 7,9 - 2,5 (ST=SBT-H)
 x = 5,4
C1: 18,64 - (6,24 + 10,5)
= 18,64 - 16,74
 = 1,9
C2: 18,64 - (6,2 +10,5) 
 = 18,64 - 6,24 - 10,5
 = 12,40 - 10,5 
 = 1,9
Kể chuyện
Người đi săn và con nai
I . / Mục tiêu :
- Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ và lời gợi ý(BT1); tưởng tượng và nêu được kết thúc câu chuyện mộy cách hợp lí.(BT2)
- Kể nối tiếp được từng đoạn câu chuyện.
- GD ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
II . / Chuẩn bị :
 - GV: Tranh minh hoạ trang 107
 - HS: Đọc trước truyện ở nhà
Iii . / Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS kể chuyện về một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc nơi khác?
- GV nhận xét .
3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài: Người đi săn và con nai
 b. Hướng dẫn kể chuyện :
* GV kể chuyện:
- GV kể lần 1: chậm rãi, thong thả, phân biệt lời của từng nhân vật, bộc lộ cảm xúc ở đoạn tả vẻ đẹp của con nai và tâm trạng của người đi săn.
+ Súng kíp là loại súng nào?
- GV kể chuyện lần 2: Kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ
* Kể trong nhóm:
- Tổ chức HS kể trong nhóm theo hướng dẫn:
+ Yêu cầu từng em kể từng đoạn trong nhóm theo tranh
+ Dự đoán kết thúc câu chuyện : Người đi săn có bắn con nai không? chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?
+ Kể lại câu chuyện theo kết thúc mà mình dự đoán.
* Kể trước lớp :
- Tổ chức thi kể 
- Yêu cầu HS kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện
- GV kể tiếp đoạn 5
- Gọi 3 HS thi kể đoạn 5
- Gọi HS kể toàn chuyện khuyến khính HS dưới lớp đưa ra câu hỏi:
+ Vì sao người đi săn muốn bắn con nai?
+ Tại sao dòng suối, cây trám đến khuyên người đi săn đừng bắn con nai?
+ Vì sao người đi săn không bắn con nai?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- Nhận xét HS kể 
4. Củng cố :
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
? Em làm gì để bảo vệ các động vật hoang dã?
5. Hướng dẫn về nhà :
- Kể lại chuyện cho người thân nghe
- Chuẩn bị tiết sau : Kể chuyện đã nghe đã học có nội dung bảo vệ môi trường.
- 2 HS kể
- HS lắng nghe.
+ Súng trường loại cũ chế tạo theo phương pháp thủ công, nạp thuốc phóng và đạn từ miệng nòng, gây hoả bằng một kíp kiểu và đập đặt ở đuôi nòng.
- HS kể trong nhóm cho nhau nghe 
- HS thi kể .
- HS kể đoạn 5 .
- HS nghe .
- 3 HS thi kể .
- HS trả lời
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý. Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiên
Thứ năm, ngày 06 tháng 11 năm 2014
Tập đọc
 Ôn tập đọc phân vai vở kịch :
Lòng dân 
 (Theo Nguyễn Văn Xe)
I ./ Mục tiêu :
- Đọc đúng các tiếng ,từ khó , đọc đúng ngữ điệu các câu hỏi, các câu kể, câu cầu khiến, câu cảm trong vở kịch.
- Biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc linh hoạt, phù hợp với tính cách của từng nhân vật và tình huống trong đoạn kịch . (HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính các nhân vật).
- GD HS yờu thớch mụn học.
 Ii ./ Đồ dùng dạy- học :
 -Tranh minh hoạ SGK. Phấn màu.
III ./ các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS phân vai đọc đoạn kịch Lòng dân phần 1.
- GV nhận xét, cho điểm.
- HS đọc nhóm 5.
Lớp theo dõi, nhận xét.
3. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài :
 b. Hướng dẫn HS đọc phân vai :
Luyện đọc.
- Gọi 1 HS đọc phần 2 vở kịch.
? Có thể chia phần 2 vở kịch như thế nào? 
- Đọc nối tiếp.
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải, GV kết hợp giải nghĩa một số từ.
- HS lắng nghe.
- 1 HS khá đọc. 
 + Đoạn 1: Từ đầu. . . . cản lại.
 + Đoạn 2: Tiếp : . . . . chưa thấy
 + Đoạn 3: Còn lại.
- HS đọc nối tiếp hết vở kịch (2 lượt)
- HS đọc .
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
GV đọc mẫu
- HS đọc theo cặp (2 vòng)
- HS theo dõi cách đọc của GV
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- Yêu cầu HS vào cách đọc phân vai của một nhóm nêu cách đọc.
 GV nhận xét hướng dẫn cách đọc
- Tổ chức cho HS đóng kịch nhóm 6 - Yêu cầu 3 nhóm đóng kịch.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Nhóm 5 HS đọc đoạn kịch theo phân vai.
 Lớp theo dõi nhận xét cách đọc.
- HS đóng kịch, 1 học sinh nhắc lời nhân vật (nếu bạn quên).
- 3 nhóm thi diễn xuất, cả lớp theo dõi,bình chọn nhóm đóng kịch hay nhất, bạn đóng đạt nhất.
4. Củng cố :
- Yêu cầu HS nêu lại nội dung đoạn kịch.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Tập lại đóng vai đoạn kịch ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau: Mùa thảo quả.
- 2 HS nêu.
Toán
Luyện tập chung
I . / Mục tiêu :
 Giúp học sinh biết :
- cộng, trừ số thập phân ( BT 1;2;3).
- Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng,phép trừ các số thập phân. Cách trừ một số cho một tổng.
 Bài tập cần làm : 1 ; 2 ; 3 . * BT phát triển – mở rộng :bài 4, 5
- GD tình cảm yêu thích môn toán .
II . / Chuẩn bị :
 GV: Bảng phụ
 HS: Bảng con , SGK
Iii . / Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét .
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : 
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính với phần a,b.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét .
Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó gọi HS nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc và nêu đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV goị HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV nhận xét .
* BT phát triển – mở rộng :
Bài 4:
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự giải bài toán.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV nhận xét .
Bài 5:
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS trao đổi với nhau để tìm cách giải bài toán.
- GV gọi HS trình bày cách làm của mình trước lớp.
- GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán.
- GV nhận xét .
4. Củng cố :
- Nhắc lại cách cộng, trừ số thập phân ?
5. Hướng dẫn về nhà :
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 605,26 + 217,3 = 822,56 .
b) 800,56 – 384,48 = 416,08 .
c)16,39 + 5,25 – 10,3 = 21,64 –10,3 
 = 11,34
a) x - 5,2 = 1,9 + 3,8
 x = 5,2 + 5,7
 x = 10,9
b) x + 2,7 = 8,7 + 4,9
 x + 2,7 = 13,6
 x = 13,6 – 2,7
 x = 10,9
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 12,45 + 6,98 +7,55
 = (12,45 +7,55) +6,98
 = 20 + 6,98 
 = 26,98
b) 42,37 - 28,73 - 11,27 
= 42,37 - (28,73 +11,27) 
= 42,37 - 40 
= 2,37
Bài giải:
Giờ thứ hai người đó đi được quãng đường là:
13,25 - 15 = 11,75 (km)
Trong hai giờ đầu người đó đi được là:
13,25 + 11, 75 = 25 (km)
Giờ thứ ba người đó đi được là:
36 - 25 = 11 (km)
Đáp số: 11km
Bài giải:
Số thứ ba là:
8 – 4,7 = 3,3
Số thứ nhất là:
8 – 5,5 = 2,5
Số thứ hai là:
4,7 – 2,5 = 2,2
Đáp số: 2,5; 2,2; 3,3
- HS trả lời .
Luyện từ và câu
Quan hệ từ
I . / Mục tiêu :
 Giúp học sinh:
- Bước đầu nắm được khái niệm về“Quan hệ từ”( nội dung ghi nhớ); nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn( BT1,mục III ); xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu(BT2); biết đặt câu với quan hệ từ ( BT3 ).
- GD ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt .
II . / Chuẩn bị :
 GV: - Bảng lớp viết sẵn các câu văn ở phần nhận xét .
 - BT 2, 3 phần luyện tập viết sẵn vào bảng phụ .
 HS: - SGK, VBT .
Iii . / Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có đại từ xưng hô
- Nêu ghi nhớ?
- GV nhận xét .
3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu bài 
 b. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp
- Từ in đậm nối những từ ngữ nào trong câu
- Quan hệ mà từ in đậm biểu diễn quan hệ gì?
- Gọi HS trả lời
- GV nhận xét KL 
a) Rừng say ngây và ấm nóng.
b) Tiếng hót dìu dặt của hoạ mi...
c) Không đơm đặc như hoa đào nhưng cành mai...
- Quan hệ từ là gì?
- Quan hệ từ có tá

File đính kèm:

  • docTuan 11- TH.doc