Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Phan Trí Dũng

Địa lí

NÔNG NGHIỆP

I/ Mục tiêu:

-Nêu được 1 số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta:

+Trồng trọt là ngành chớnh của nụng nghiệp.

+ Lúa gạo được trồng nhiều ở các đồng bằng; cây công nghiệp được trồng nhiều ở vùng núi và cao nguyên.

+ Lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng; trâu bũ được nuôi nhiều ở vùng núi và cao nguyên.

- Biết nước ta trồng nhiều loại cây trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.

 - Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của của 1 số loài cây trồng , vật nuôi chính ở nước ta ( lỳa gạo, cà phờ, cao su, chố; trõu, bũ, lợn).

- Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận biết về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp, gia cầm:Lúa ở đồng bằng,cây công nghiẹp ở vùng núi, cao nguyên; trâu bò ở vùng núi.

II/ Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Kinh tế Việt Nam.

 - Tranh ảnh về các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả ở nước ta.

III/ Hoạt động dạy học:

1/ Bài cũ: 5 phút- Kiểm tra theo nhóm 4. HS nêu ghi nhớ đã học ở tiết trước?

- Nhóm trưởng tổ chức kiểm rồi báo cáo kết quả.

- GV nhận xét.

2/ Giới thiệu bài: 1 phút. Giáo viên nêu mục tiêu bài học và ghi mục bài lên bảng.

3/ Bài mới: 30 phút

 

docx19 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 80 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 - Phan Trí Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..................................... 
Câu 2(2điểm): Một bếp ăn dự trữ có số gạo đủ cho 12 người ăn trong 25 ngày, thực tế đã có 15 người ăn. Hỏi số gạo dự trữ đó đủ ăn trong bao nhiêu ngày?
Biết mức ăn của mỗi người như nhau.
Giải
Câu 12(1điểm): Tìm số lớn nhất có 4 chữ số được viết bởi các chữ số khác nhau và tổng các chữ số của nó là 26. 
-HS đại diện nạp bài
- Giám khảo chấm bài và công bố kết quả,chỉ ra chỗ sai
- Gv gọi một số HS có năng khiếu chữa bài
IV. Kết thúc buổi sinh hoạt
- GV nhận xét buổi sinh hoạt.
--------------------------------------------------
Tiếng Việt
ÔN TẬP(T2)
I/ Mục tiêu:
- HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc trong 9 tuần qua, phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn văn đoạn thơ, thuộc 2-3 bải thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn 
- Nghe-Viết đúng bài chính tả.Tốc độ viết khoảng 95 chữ/15”, không mắc quá 5 lỗi
** GDMT: Giáo dục môi trường thông qua việc lên án những người phá hoại môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước (qua bài chính tả)
II/ Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ GV giới thiệu bài: 2 phút. - Nêu mục tiêu yêu cầu của tiết 
2/ Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 13 phút.- GV tiếp tục gọi HS lên kiểm tra đọc.
3/ Nghe - Viết chính tả: 17 phút 
a. Tìm hiểu nội dung bài viết + GV đọc bài 
+ Nhắc một số từ ghi chú ( Cầm trịch ; canh cánh)
?.Từ nào trong bài thể hiện nỗi lòng của tác giả muốn bảo vệ, giữ gìn rừng ? (canh cánh) 
? Đoạn văn cho ta biết gì? Nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.
b. Hướng dẫn viết chính tả 
+ Luyện viết từ khó : - GV đọc các từ khó viết : nỗi niềm, ngược, cầm trịch , đỏ lừ. .. ; viết hoa các danh từ riêng (2HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.) 
+ Nhận xét chữa bài 
+ Sửa những chữ viết sai 
+ Viết chính tả :
- Nhắc HS ngồi đúng tư thế . . .
 - Đọc bài cho HS viết (đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn của câu cho HS viết) 
- GV đọc lại toàn bài chính tả cho HS rà soát lại bài.
c) Tập phát hiện và sửa lỗi sai trong bài chinh tả - Chấm một số bài 
- Nhận xét chữa những lỗi phổ biến cho HS - HS tự đọc bài; phát hiện lỗi sai và sửa vào vở của mình .
4/ Củng cố, dặn dò: 3 phút. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS ôn tập ở nhà.
----------------------------------------------------
Tiếng việt
 ÔN TẬP(T3)
I/ Mục tiêu:
- HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc trong 9 tuần qua, phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn văn đoạn thơ, thuộc 2-3 bải thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn 
-Tìm và ghi lại được các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học. (HS khá giỏi nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài.)
II/ Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL.
	 - Tranh, ảnh minh hoạ các bài văn miêu tả đã học.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ GV giới thiệu bài: 3 phút. - GV nêu mục tiêu tiết học.
2/ Kiểm tra tập đọc và HTL: 15 phút.
- GV tiếp tục gọi HS lên kiểm tra đọc.
3/Thực hành: HD làm bài tập: 13 phút.
- GV ghi lên bảng tên 4 bài văn: Quang cảnh làng mạc ngày mùa; Một chuyên gia máy xúc; Kì diệu rừng xanh; Đất Cà Mau.
 + Gợi ý và giao việc 
- Hãy chọn một bài văn và ghi lại chi tiết mà em thích nhất trong bài văn ấy?
- Có thể chọn nhiều hơn một chi tiết trong một bài hoặc nhiều bài nhiều chi tiết
- Chú ý hướng dẫn HS cách trình bày:
- HS làm việc độc lập: Mỗi em chọn một bài văn, ghi lại chi tiết mình thích nhất trong bài và giải thích lí do vì sao lại thích chi tiết đó?
- HS nối tiếp đọc bài của mình GV và cả lớp nhận xét, bổ sung. 
VD : Trong bài văn tả Quang cảnh làng mạc ngày mựa em thích nhất chi tiết : những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi bồ đề treo lơ lửng. Vì từ vàng lịm vừa tả màu sắc vừa tả vị ngọt của quả xoan chín mọng; còn hình ảnh tả chùm quả xoan với chuỗi bồ đề thật gợi tả hoặc: “nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy” Đấy là hình ảnh đẹp và sinh động gợi hình ảnh cụ gỏi duyờn dỏng trong tà áo lộng lẫy, cách dùng từ vạt áo nắng, đuôi áo nắng rất mới mẻ.
 + Nhận xét tuyên dương những HS có nhiều cố gắng; làm việc nghiêm túc và có cách trình bày gọn rừ . . .
4/ Củng cố, dặn dò: 3 phút . - GV nhận xét tiết học. Dặn HS ôn tập ở nhà
–––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
Thứ 5 ngày 14 tháng 11 năm 2019.
Tiếng Việt
ÔN TẬP(T6)
I/ Mục tiêu:
- Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu bài tập 1 và bài tập 2(mục a,b,c). 
Đặt được câu để phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, BT4
- HS NK làm toàn bộ bài tập 2
II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ kẻ nội dung BT1, BT2 và BT4.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ GV giới thiệu bài: 1 phút. GV nêu mục tiêu tiết học.
2/ Thực hành: HD giải bài tập:25 phút.
Bài tập 1: - Vì sao cần thay những từ in đậm đó bằng từ đồng nghĩa khác? (Vì các từ đó được dùng chưa chính xác).
- HS làm vào bảng phụ; Đại diện lên trình bày.
Gợi ý:
Câu
Từ dùng không chính xác
Lí do
Thay bằng từ đồng nghĩa
Hoàng bê chén nước bảo ông uống.
bê; bảo
Chén nước nhẹ, không cần bê.
Cháu bảo ông là thiếu lễ độ.
bưng
mời
Ông vò đầu Hoàng.
vò
Vò là chà đi xát lại làm cho rối, nhàu nát hoặc làm cho sạch; không thể hiện đúng hành động của ông.
xoa
Cháu vừa thực hành xong bài tập rồi ông ạ.
thực hành
Thực hành là từ chỉ chung việc áp dụng lí thuyết vào thực tế, khác với áp dụng vào cụ thể bài tập.
làm
Bài tập 2:- GV cho HS làm vào bảng phụ. Thi đọc thuộc các câu tục ngữ sau khi đã điền đúng các từ trái nghĩa.
	- Lời giải: no, chết, bại, đậu, đẹp.
Bài tập 4: GV nhắc HS đặt câu đúng với những nghĩa đã cho của từ đánh.
	- HS đặt câu và trình bày trước lớp.
Ví dụ:
a) Làm đau bằng cách dùng tay hoặc dùng roi, gậy .. đập vào thân người.
- Bố em không bao giờ đánh con.
- Đánh bạn là không tốt.
b) Dùng tay là cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh.
- Lan đánh đàn rất hay.
- Hùng đánh trống rất cừ.
c) Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra bằng cách xát, xoa.
- Mẹ em đánh xoong nồi sạch bong.
- Em thường đánh ấm chén giúp mẹ.
4/ Cũng cố, dặn dò: 3 phút. - GV nhận xét tiết học.
	 - Dặn chuẩn bị cho kiểm tra.
-------------------------------------------------
Toán
49: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Cũng cố kĩ năng cộng các số thập phân.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
- Cũng cố về giải toán có nội dung hình học.
II/ Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: 2 phót. Kiểm tra theo nhóm 4. - Nêu quy tắc cộng 2 số thập phân?
- Nhóm trưởng tổ chức kiểm rồi báo cáo kết quả.
- GV nhận xét.
2/ GV giới thiệu bài: 3 phút. GV nêu mục tiêu tiết học.
3/ Thực hành: 30 phút . GVHDHS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: GV kẻ bảng như trong SGK, nêu giá trị của a và của b ở từng cột rồi cho HS tính giá trị của a + b; của b + a; sau đó so sánh các giá trị để thấy a + b = b + a.
VD: 5,7 + 6,24 bằng 6,24 + 5,7 vì đều bằng 11,94.
	- Cho HS nhận xét để nêu được "Phép cộng các số thập phân có tính chất giao hoán: khi đổi chỗ hai số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi". HS nhắc lại và viết: a + b = b + a.
Bài 2: GV cho HS tự làm rồi chữa bài.
3,8
13,26
9,46
+
9,46
3,8
13,26
+
	a) 	Thử lại
Bài 3 GV cho HS tự làm rồi chữa bài:
Bài giải
	Chiều dài của hình chữ nhật là: 16,34 + 8,32 = 24,66 (m)
	Chu vi của hình chữ nhật là: (24,66 + 16,34) x 2 = 82 (m).
	Đáp số: 82 m
Bài 4: GV cho HS tự làm rồi chữa bài:
Giải:
	Số mét vải cửa hàng đã bán trong hai tuần lễ là: 314, 78 + 525,22 = 840 (m)
	Tổng số ngày trong hai tuần lễ là: 7 x 2 = 14 (ngày)
	Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là: 840 : 14 = 60 (m)
	Đáp số: 60 m.
4/ Cũng cố, dặn dò: 3 phút. - GV nhận xét tiết học.
-------------------------------------------------------------
Địa lí
NÔNG NGHIỆP
I/ Mục tiêu: 
-Nêu được 1 số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta:
+Trồng trọt là ngành chớnh của nụng nghiệp.
+ Lúa gạo được trồng nhiều ở các đồng bằng; cây công nghiệp được trồng nhiều ở vùng núi và cao nguyên.
+ Lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng; trâu bũ được nuôi nhiều ở vùng núi và cao nguyên.
- Biết nước ta trồng nhiều loại cây trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.
 - Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của của 1 số loài cây trồng , vật nuôi chính ở nước ta ( lỳa gạo, cà phờ, cao su, chố; trõu, bũ, lợn).
- Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận biết về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp, gia cầm:Lúa ở đồng bằng,cây công nghiẹp ở vùng núi, cao nguyên; trâu bò ở vùng núi.
II/ Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Kinh tế Việt Nam.
	- Tranh ảnh về các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả ở nước ta.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: 5 phút- Kiểm tra theo nhóm 4. HS nêu ghi nhớ đã học ở tiết trước?
- Nhóm trưởng tổ chức kiểm rồi báo cáo kết quả.
- GV nhận xét.
2/ Giới thiệu bài: 1 phút. Giáo viên nêu mục tiêu bài học và ghi mục bài lên bảng.
3/ Bài mới: 30 phút 
a/ Ngành trồng trọt:* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- Dựa vào mục 1 trong SGK, hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong 
sản xuất nông nghiệp ở nước ta? (Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. ở nước ta, trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: HS quan sát hình 1 chuẩn bị trả lời câu hỏi.
Bước 2: HS trình bày kết quả.
Kết luận: Nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo là nhiều nhất, các cây công nghiệp và cây ăn quả được trồng ngày càng nhiều.
-Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng?(Vì nước ta có khí/h nhiệt đới).
- Nước ta đạt được thành tựu gì trong việc trồng lúa gạo?(Đủ ăn,dư gạo xuất khẩu).
GV: Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (chỉ đứng sau Thái Lan).
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
Bước 1: HS quan sát hình 1, kết hợp vốn hiểu biết trả lời câu hỏi cuối mục 1.
Bước 2: Trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ về vùng phân bố của một số cây trồng chủ yếu ở nước ta.
Kết luận: Cây lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng, nhiều nhất là đồng bằng Nam Bộ. Cây công nghiệp lâu năm trồng nhiều ở vùng núi. Vùng núi phía Bắc trồng nhiều chè; Tây Nguyên trồng nhiều cà phê, cao su, hồ tiêu, Cây ăn quả trồng nhiều ở đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phí Bắc.
- HS thi kể về các loại cây trồng ở địa phương mình.
b/ Ngành chăn nuôi:
* Hoạt động 4: Làm việc cả lớp.
- Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng? (Do nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng đảm bảo: ngô, khoai, sắn, thức ăn chế biến sẵn và nhu cầu thịt, trứng, sữa, của nhân dân ngày càng nhiều đã thúc đẩy ngành chăn nuôi ngày càng phát triển).
- HS trả lời câu hỏi 2 trong SGK.
- Trâu bò được nuôi nhiều ở vùng núi.
- Lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng.
4/ Củng cố, dặn dò: 3 phút. Nhận xét chung tiết học.
–––––––––––––––––––––––––
Thứ 6 ngày 27 tháng 11 năm 2020.
Toán
T50: TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết tính tổng nhiều số thập phân.
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân 
- Biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- BT cần làm: Bài1(a,b); bài 2; bài 3 (a,c)
II/ Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: 2 phút. HS nêu ghi nhớ đã học ở tiết 1
2/ Bài mới: 
1/ HDHS tự tính tổng nhiều số thập phân. 15 phút.
a)	- GV nêu ví dụ và viết lên bảng: 27,5 + 36,75 + 14,5 = ? (l)
	- HDHS tự đặt tính, tự tính.
	- GV gọi một vài HS nêu cách tính tổng nhiều số thập phân.
b)	- HDHS tự nêu bài toán rồi chữa bài.
2/ Luyện tập: 15 phút.
	- GVHDHS tự làm các bài tập rồi chữa bài.
Bài 1: HS làm bài rồi chữa bài, yêu cầu HS nêu lại cách tính tổng nhiều số TP
Bài 2: GV gọi HS nêu lại tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và viết lên bảng: (a + b) + c = a + (b +c).
Bài 3: Yêu cầu HS nêu đã sử dụng tính chất nào của phép cộng các STP trong quá trình tính? VD: a) 12,7 + 5,89 + 1,3 = 12,7 + 1,3 + 5,89 = 14 + 5,89 = 19,89.
- Đã sử dụng tính chất giao hoán.
b)( HS khá, giỏi) 38,6 + 2,09 + 7,91 = 38,6 + (2,09 + 7,91) = 38,6 + 10 = 48,6.
- Đã sử dụng tính chất kết hợp.
3/ Củng cố, dặn dò: 3 phút. Nhận xét chung tiết học
--------------------------------------------------
Khoa học
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I/ Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
- Nêu một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ. 
*KNS: Kĩ năng phân tích phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn; kĩ năng cam kết thực hiện đúng luật GTĐB.
II/ Đồ dùng dạy học: - Thông tin và hình trang 40 - 41 SGK.
 - Sưu tầm tranh ảnh và thông tin về một số tai nạn giao thông.
III/ Hoạt động dạy học: 
1/ Bài cũ: 2 phút. Kiểm tra theo nhóm 4. Nêu các tình huống có thể bị xâm hại? Cách xử lí tình huống đó ? 
- Nhóm trưởng tổ chức kiểm rồi báo cáo kết quả.
- GV nhận xét.
2/ GV giới thiệu bài: 3 phút. GV nêu mục tiêu tiết học.
3/ Bài mới: 
* Hoạt động 1: 10 phút. Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: - HS nhận ra được những việc làm vi phạm luật giao thông của những người tham gia giao thông trong hình, nêu được hậu quả có thể xẩy ra của những sai phạm đó.
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
- HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 SGK và trao đổi chỉ ra những việc làm sai trái trong từng hình và hậu quả có thể xẩy ra.
- Gợi ý: Hình 1: Người đi bộ đi dưới lòng đường, trẻ em chơi dưới lòng đường. Vì sao? Hàng quán lấn chiếm vỉa hè. Điều gì có thể xẩy ra?
- Hình 2: Điều gì có thể xảy ra nếu cố ý vượt đèn đỏ?
- Hình 3: Điều gì có thể xảy ra đối với những người đi xe đạp hàng 3?
- Hình 4: Điều gì có thể xảy ra đối với những người chở hàng cồng kềnh?
* Bước 2: Làm việc cả lớp:
- Đại diện một số cặp lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn khác lên trả lời.
 KL: Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ là do lỗi
 tại người tham gia giao thông không chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ.
* Hoạt động 2: 13 phút. Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp an toàn giao thông.
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
?Hãy quan sát các hình 5, 6, 7 và cho biết nội dung các hình thể hiện công việc gì? 
- Hình 5: HS được học về Luật Giao thông đường bộ.
- Hình 6: Một bạn HS đi xe đạp sát lề đường bên phải và có đội mũ bảo hiểm.
- Hình 7: Những người đi xe máy đi đúng phần đường quy định.
?.Nội dung các hình 5, 6, 7 thể hiện được điều gì? (Khi tham gia giao thông phải thực hiện đúng luật giao thông)
? Muốn an toàn khi tham gia giao thông ta cần phải làm gì? (thực hiện nghiêm túc luật giao thông)
- GV yêu cầu HS nêu ra một biện pháp an toàn giao thông.
4/ Cũng cố, dặn dò: 3 phút. VG nhận xét chung tiết học 
Từ nay chúng ta quyết tâm thực hiện đi bộ an toàn.
--------------------------------------------------------------
Đạo đức
Bài 5: TÌNH BẠN (Tiết 2)
I/ Mục tiÊu: Học xong bài này HS biết:
- Bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là khi khó khăn hoạn nạn. Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày. 
*KNS: Kĩ năng ra quyết định trong các tỡnh huống liờn quan; kĩ năng giao tiếp, ứng 
xử với bạn bè; kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với bạn bè.
II/ Đồ dùng dạy học: GV : Phiếu bài tập
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: 2 phút. HS nêu ghi nhớ đã học ở tiết 1
2/ Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục tiêu, giới thiệu bài và ghi mục bài, 1 số học sinh nối tiếp nhau nêu tên bài học.
3/Bài mới: 30 phút 
Hoạt động 1 : Xử lý tình huống .
MT: HS xử lý các tình huống đúng chính xác.
*KNS: Kĩ năng ra quyết định trong các tình huống liên quan.
 + Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận theo phiếu bài tập 
Câu hỏi gợi ý: + Em sẽ làm gì khi :
-Khi nhìn thấy bạn em làm một việc sai trỏi. (Khuyên ngăn bạn)
-Khi bạn em gặp chuyện vui. (Chúc mừng bạn)
-Khi bạn em bị bắt nạt. (Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn).
-Khi bạn em bị ốm phải nghỉ học.( Đến thăm hỏi bạn, chép bài giúp bạn, giảng bài cho bạn nếu bạn chưa hiểu.)
-Khi bạn bị những kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào những việc làm không tốt. (Khuyên ngăn bạn, chỉ cho bạn thấy chơi với những người đó là không tốt, khuyên bạn không sa vào những hành vi sai trái sẽ làm bố mẹ và thầy cô giáo phiền lòng.)
-Bạn phê bình khi em mắc khuyết điểm. (Không tự ái, cảm ơn bạn đó giúp mình nhận ra lỗi.)
-Khi bạn gặp chuyện buồn. (An ủi động viên giúp đỡ bạn)
-Nhận xột chốt lại vấn đề
 Kết luận : Cần biết khuyên ngăn, góp ý khi thấy tiến bộ. Như thế mới là người bạn tốt.
Hoạt động 2 : Học tập gương sáng.
MT: HS nêu được một số gương tốt về tình bạn.
*KNS: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè.
 -Gợi ý hướng dẫn :
+ Mỗi nhóm hãy tự lựa chọn một câu chuyện hoặc trình bày những câu ca dao các em sưu tầm được đề trình bày trước lớp (Thảo luận nhóm) 
+ Các nhóm tự thảo luận, trình bày câu chuyện hoặc câu ca dao, bài thơ bài hát . . . cho các bạn trong nhóm nghe 
+ Đại diện nhóm trình bày trước lớp 
+ Theo dõi và có thể hỏi thêm :
- Câu chuyện đó kể về những ai?
 -Em có nhận xét gì về . . . ( nhân vật trong chuyện )
 - Câu ca dao, bài thơ nói lên điều gì ?
 + Nhận xét tuyên dương những bạn có những câu chuyện hay. Kể chuyện, đọc thơ hay, diễn cảm. . .
Hoạt động 3 : liên hệ bản thân 
 MT:HS liên hệ thực tế bản thân để nhận ra những việc làm đúng sai để khắc phục hoặc sửa chữa . . .
*KNS: Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với bạn bè.
- Gợi ý hướng dẫn : 
+ Mỗi nhóm thảo luận và đưa những việc mà các thành viên trong nhóm làm được và chưa làm được. Từ đó thống nhất những việc nên làm để có một tình bạn đẹp của cả nhóm. 
+ Thực hiện theo yêu cầu (viết vào giấy khổ to và treo lên bảng)
+ Đại diện nhóm trình bày
+ Lớp góp ý bổ sung. 
- Nhận xét và chốt lại những việc làm (đúng, sai) thể hiện suy nghĩ của các em và tuyên dương những nhóm có những việc làm đúng và tốt cho tình bạn.
 Kết luận : Tình bạn đẹp không phải tự nhiên mà có. Mỗi chúng ta cần phải vun đắp, giữ gìn.
4/ Cũng cố, dặn dũ: 3 phỳt. Dặn HS chuẩn bị bài sau 
---------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu:Sơ kết đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuần 10 và đề ra kế hoạch tuần 11.
II. Sinh hoạt
Lớp trưởng nhận xét chung.
-Về nề nếp: + vệ sinh trực nhật; + Sinh hoạt 15 phút đầu giờ ; + Đi học đúng giờ ; + Thực hiện các quy định của đội như đồng phục, khăn quàng đỏ.
-Về việc học tập: + không học bài ; + Lười làm bài tập ; + Không chú ý nghe giảng.
Đề ra kế hoạch tuần 11
Thảo luận đề ra biện pháp thực hiện kế hoạch và khắc phục những nhược điểm trong tuần qua.
Đề xuất tuyên dương, phê bình .
Nhận xét của GV chủ nhiệm.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Sinh hoạt CLB
CÂU LẠC BỘ EM YÊU KHOA HỌC
I.Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về tuổi dậy thì,tuổi vị thành niên..,tác hại của các chất gây nghiện
 - Tạo cho HS một sân chơi bổ ích và hứng thú học môn khoa học.
II.Đồ dùng dạy học:
Máy tính,đèn chiếu
Phiếu bài tập
III.Các hoạt động dạy học:
GV giới thiệu giờ học
Lớp trưởng lên giới thiệu buổi sinh hoạt
+ Văn nghệ
 + Phần thi đồng đội
 + Phần cá nhân:
 * Phần thi đồng đội 
 - Nêu luật chơi:Các nhóm thi trả lời nhanh câu hỏi trên màn hình mỗi câu hỏi trong thời gian 5 giây đội nào trả lời được nhiều câu thì đội đó thắng(mỗi câu hỏi được ghi 1 điểm)
 Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 
1.Sự khác biệt nào giữa nam và nữ là không thay đổi theo thời gian, nơi sống, màu da?
a.Sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ.
b.Sự khác biệt về tính cách giữa và nữ.
c.Sự khác biệt về sử dụng trang phục giữa nam và nữ.
d.Sự khác biệt về sở thích giữa nam và nữ.
2.Tuổi dậy thì ở con gái thường bắt đầu vào khoảng thời gian nào?
a. Từ 10 đến 15 tuổi.
b. Từ 13 đến 17 tuổi.
c. Từ 10 đến 19 tuổi.
d. Từ 15 đến 19 tuổi.
3. Giai đoạn hoàn thiện của con người về mặt thể chất, tinh thần và xã hội được gọi là gì?
 a) tuổi sơ sinh. b) tuổi dậy thì. 
 c) tuổi vị thành niên. d) tuổi trưởng thành.
4..Khi một đứa bé mới sinh dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết bé trai hay bé gái?
Cơ quan tuần hoàn. c) Cơ quan tiêu hoá.
Cơ quan sinh dục. d) Cơ quan hô hấp.
5. Việc 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_10_nam_hoc_2020_2021_phan_tri_du.docx