Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Phú Quốc

I.MỤC TIÊU:

- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.

- Cư xử tốt với bạn bè tronh cuộc sống hằng ngày.

- Biết được ý nghĩa của tình bạn.

* KNS: Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè.

II.CHUẨN BỊ: Sưu tầm những chuyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ, thơ, bài hát về chủ đề tình bạn.

III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:

1.Nội dung: Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn ; Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày ; Biết được ý nghĩa của tình bạn.

2.Phương pháp: Trực quan, kể chuyện, giảng giải, hỏi đáp, đàm thoại.

 3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành trò chơi sắm vai, thảo luận nhóm.

 

doc22 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Phú Quốc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N TẬP GIỮA KÌ I (Tiết 3)
I.MỤC TIÊU:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Tìm và ghi lại được các chi tiết mà học sinh thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học (BT2)
* HS(HTT) nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn (BT2).
II.CHUẨN BỊ: Phiếu viết tên từng bài TĐ+HTL trong 9 tuần qua.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn ; Tìm và ghi lại được các chi tiết mà học sinh thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học (BT2). 	
2.Phương pháp: Giảng giải, thực hành, động não, hỏi đáp.
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm. 
 GV
 HS
A.Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em tiếp tục ôn các bài văn miêu tả đã học trong 3 chủ điểm: Việt Nam-Tổ quôc em ; Cánh chim hòa bình ; Con người với thiên nhiên.
B.Ôn tập đọc và HTL: (8HS)
- GV tổ chức cho HS tiếp tục từng HS lên bốc thăm rồi đọc trong SGK+HTL theo y/c trong phiếu ( như tiết 1)
- GV nêu câu hỏi HS trả lời.
- Nhận xét.
- Nghe.
- HS đọc.
- HS trả lời câu hỏi.
C.Luyện tập:
Bài 2:
- YCHS đọc yc bài.
- GV ghi lên bảng 4 bài văn. YC mỗi HS chọn một bài văn, ghi lại chi tiết mình thích nhất trong bài. 
- YCHS làm bài.
- YCHS giải thích lí do tại sao mình thích chi tiết đó?
- GV nhận xét.
- HS đọc.
- HS chọn bài văn mình chọn.
- HS làm bài
- Đọc chi tiết mình thích trong mỗi bài văn.
VD: Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa. Chi tiết em thích “Những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng” Vì từ “vàng lịm” vừa tả màu sắc vừa gợi cảm giác ngọt lịm của quả chín ; còn hình ảnh so sánh chùm quả xoan với chuỗi. lửng thật bất ngờ và chính xác.
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: “Ôn tập tiết 4”.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***************************
 Tiết 10: Địa lí
NÔNG NGHIỆP
I.MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta 
+ Trồng trọt là ngành chính của nông nghiệp.
+ Lúa gạo được trồng nhiều nhiều ở các đồng bằng, cây công nghiệp được trồng nhiều ở miền núi và cao nguyên.
- Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.
- Nhận xét trên bảng đồ vùng phân bố của 1 số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta (lúa gạo, cà phê, cao su, chè ; trâu, bò, lợn).
- Sử dụng lược đồ để bước đầu để nhận biết về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp: lúa gạo ở đồng bằng ; cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên ; trâu, bò ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng.
- HS(HTT): 
+ Giải thích vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng: do bảo đảm nguồn thức ăn.
+ Giải thích vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây sứ nóng: vì khí hậu nóng ẩm.
II.CHUẨN BỊ: 
- Bản đồ phân bố các cây trồng Việt Nam.
- Sưu tầm tranh ảnh về các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả ở nước ta.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THÚỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta ; Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất ; Nhận xét trên bảng đồ vùng phân bố của 1 số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta (lúa gạo, cà phê, cao su, chè ; trâu, bò, lợn) ; Sử dụng lược đồ để bước đầu để nhận biết về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp: lúa gạo ở đồng bằng ; cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên ; trâu, bò ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng.
2.Phương pháp: Trưc quan, quan sát, động não, hỏi đáp.
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, trò chơi, thảo luận nhóm. 
 GV
 HS
A.Kiểm tra: 
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu? 
- Sự phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm gì?
- YCHS nhận xét.
- 54 dân tộc. Dân tộc Kinh, sống tập trung ở các đồng bằng, ven biển. Các dân tộc ít người sống ở vùng núi và cao nguyên. 
- Dân cư nước ta phân bố không đều ở ĐB và các đô thị lớn dân cư tập trung đông đúc ở miền núi, hải đảo dân cư thưa thớt.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Muốn biết ngành nông nghiệp nước ta như thế nào. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng hiểu rõ điều đó.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Ngành trồng trọt
- YC cả lớp dựa vào mục 1 trong SGK, thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi:
+ N1,2,3: Hãy cho biết nghành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta? 
+ N4,5,6: YCHS quan sát H1. Kể tên một 
số cây trồng ở nước ta? Cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn cả? Nước ta đã đạt được thành tựu gì trong việc trồng lúa gạo?
+ N7,8: YCHS quan sát H1: Em hãy cho biết lúa gạo, cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su,) được trồng chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên hay đồng bằng? Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng?
* Kết luận: Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Ở nước ta, trồng trọt phát triển hơn chăn nuôi. Nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo là nhiều nhất, các cây công nghiệp và cây ăn quả được trồng ngày càng nhiều. Cây lúa trồng nhiều ở đồng bằng, nhiều nhất ở đồng bằng Nam Bộ. Cây công nghiệp lâu năm trồng ở vùng núi.Vùng núi phía bắc trồng nhiều chè ; Tây Nguyên trồng nhiều cà phê, cao su, hồ tiêu,Cây ăn quả trồng nhiều ở đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc. 
Hoạt động 2: Ngành chăn nuôi 
- YCHS đọc SGK/88 thảo luận nhóm cặp, trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy kể tên một số vật nuôi ở nước ta? 
+ Dựa vào hình 1, em hãy cho biết trâu, bò, lợn gia cầm được trồng nhiều ở vùng núi hay đồng bằng?
+ Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng? 
* Kết luận: Do nguồn thức ăn cho chăn nuôi được bảo đảm. Số lượng gia súc ngày càng tăng. Trâu bò được nuôi nhiều ở vùng núi. Lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng.
- Nếu còn thời gian GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức: điền tên các cây trồng vào bản đồ trống VN.
- YCHS đọc bài học. 
- Lắng nghe.
- Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông
 nghiệp, đóng góp - giá trị sx NN. 
- Chè, cà phê, cao su, lúa gạo./Lúa gạo được trồng nhiều nhất./Đủ ăn, dư gạo xuất khẩu. 
- Lúa gạo ở đồng bằng. Cây công nghiệp lâu năm trồng ở vùng núi. Cà phê, cao su  trồng ở Tây Nguyên. 
- Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới. 
- Lắng nghe. 
- HS quan sát thảo luận, đại diện nhóm trình bày. 
+ Trâu, bò, gà, vịt,...
+ Trâu bò được nuôi nhiều ở vùng núi. Lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng. 
+ Do nguồn thức ăn cho chăn nuôi được bảo đảm.
- Lắng nghe. 
- 2 đội HS tham gia trò chơi.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- 2HS đọc. (CHT) 
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Lâm sản và thuỷ sản.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***************************
Thứ tư, ngày 30 tháng 10 năm 2019
Tiết 48: Toán
CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN
I.MỤC TIÊU: Biết:
- Cộng hai số thập phân.
- Giải bài toán với phép cộng các số thập phân.
- Làm bài 1 (a, b), 2 (a, b), 3.
II.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
	1.Nội dung: : Biết: Cộng hai số thập phân ; Giải bài toán với phép cộng các số thập phân ; Làm bài 1 (a, b), 2 (a, b), 3. 
	2.Phương pháp: Trực quan, quan sát, động não, hỏi đáp.
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, hoạt động nhóm.
 GV
 HS
A.Kiểm tra: Không.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Cộng hai số thập phân.
2.Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng hai số thập phân: 
*VD 1:
- YC 1HS đọc vd 1. 
- Muốn biết đường gấp khúc dài bao nhiêu mét ta làm như thế nào? 
- GV ghi: 1,84 + 2,45 = ? m
- YC 1HS lên bảng đổi ra số tự nhiên. 
- GV theo dõi nháp, nêu những trường hợp xếp sai vị trí số thập phân và những trường hợp xếp đúng.
- GV nhận xét.
*VD 2:
- GV giới thiệu: 15, 9 + 8, 75 = ?
- YCHS thực hành cộng.
- Từ hai vd trên, muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào? 
- GV nhận xét chốt lại ghi nhớ.
- YCHS đọc ghi nhớ.
3.Thực hành: 
Bài 1:
- YCHS đọc yc bài.
- YCHS làm bảng con.
- YCHS nhận xét.
Bài 2:
- YCHS đọc yc bài.
- YCHS thi đua làm bài.
- YCHS nhận xét.
Bài 3:
- YCHS đọc yc bài.
- YCHS thi đua làm bài.
- Muốn biết Tiến cân nặng bao nhiêu kg ta làm như thế nào? 
- YCHS nhận xét.
Tóm tắt: 32,6 kg
 Nam :
 Tiến : ? kg 
 4,8 kg 
- 1HS đọc. (CHT) 
- Ta lấy đoạn thẳng AB+BC 
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp. 
+
1,84 m = 	184 cm
2,45 m =	245 cm
	429 cm
	 =	4,29 m
- HS nhận xét kết quả 4,29 m từ đó nêu cách cộng hai số thập phân.
	 +
	1,84 
	2,45
	4,29
- Lớp nhận xét.
- HS làm bài theo cặp. 
 15,9
 + 8,75
 24,6 5
+ Đặt tính: Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Tính:
.Thực hiện phép cộng như cộng số tự nhiên.
.Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
- HS đọc. (CHT) 
- HS thực hiện, 2HS đọc. (CHT) 
- KQ: a) 82,5 b) 23,44
 c) 324,99 d) 1,863
- HS đọc đề. (CHT) 
- 2HS làm bài thi đua.
- KQ: a) 17,4 b) 44,55 
 c) 93,018 
- HS đọc đề-phân tích đề.
- HS làm bài vào nháp.
- Lấy 32,6 kg + 4,8 kg 
- HS sửa bài. 
 Bài giải 
Tiến cân nặng là:
32,6 + 4,8 = 37,4 (kg)
Đáp số : 37,4 kg
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Luyện tập. 
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***************************
Tiết 20: Tập đọc
 ÔN TẬP GIỮA KÌ I (Tiết 5)
I.MỤC TIÊU:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp.
* HS(HTT) đọc thể hiện được tính cách của các nhân vật trong vở kịch.
II.CHUẨN BỊ: Phiếu viết tên từng bài TĐ+HTL trong 9 tuần qua.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung:Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn ; Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp. 
2.Phương pháp: Trực quan, làm mẫu, giảng giải, thực hành, động não, đàm thoại. 
	3.Hình thức: Học cá nhân, luyện tập, thảo luận nhóm.
 GV
 HS
A.Giới thiệu bài: Hôm nay các em lại tiếp tục được ôn cách đọc thể loại kịch. Các em sẽ tập đóng vai để diễn một cảnh của vở kịch Lòng dân.
B.Ôn tập đọc và HTL (8HS)
- GV tổ chức cho HS tiếp tục từng HS lên bốc thăm rồi đọc trong SGK+HTL theo y/c trong phiếu (như tiết 1)
- GV nêu câu hỏi HS trả lời.
- HS tự đọc trả lời câu hỏi.
C.Luyện tập:
Bài 2:
- YCHS đọc thầm vở kịch “Lòng dân”
- Tổ chức thảo luận phát biểu ý kiến về tính cách của từng nhân vật trong vở kịch
- YCHS thảo luận nhóm 6 để diễn 1 trong 2 đoạn kịch.
- GV nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu.
- Mỗi nhóm chọn diễn một đoạn kịch.
- Cả lớp nhận xét và bình chọn.
D.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Xem bài: Ôn tập (Tiết 6).
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***************************
 Tiết 10: Kể chuyện
ÔN TẬP GIỮA KÌ I (Tiết 4)
I.MỤC TIÊU:
- Lập được bảng từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) về chủ điểm đã học (BT1).
- Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa theo yêu cầu của BT2.
II.CHUẨN BỊ: Chuẩn bị 6 bảng phụ.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Lập được bảng từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) về chủ điểm đã học (BT1) ; Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa theo yêu cầu của BT2.
2.Phương pháp: Trực quan, làm mẫu, giảng giải, thực hành, động não, đàm thoại. 
	3.Hình thức: Học cá nhân, luyện tập, thảo luận nhóm.
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- KT sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Hôm nay các em ôn tập hệ thống hóa vốn từ ngữ theo 3 chủ điểm bằng cách lập bảng, tìm danh từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
2.Hướng dẫn HS giải bài tập:
Bài 1:
- Gợi ý: Các em đọc lại các bài trong 3 chủ điểm tìm danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ.
- YCHS thảo luận nhóm và phát bảng phụ cho các nhóm.
- GV nhận xét và chốt lại những TN HS tìm đúng.
Bài 2:
- YCHS đọc yc bài.
- YCHS thảo luận nhóm cặp.Phát bảng phụ cho các nhóm.
- Gợi ý: Các em đọc lại 5 từ trong bảng đã cho. Các em có nhiệm vụ tìm những từ đồng nghĩa và những từ trái nghĩa với những từ đã cho.
 - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Nghe.
- HS đọc, lớp lắng nghe. (CHT) 
- HS làm việc theo nhóm 4. Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1HS đọc, lớp lắng nghe. (CHT) 
- HS làm việc theo nhóm cặp. Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: TT ôn TĐ-HTL (SGK/97).
Việt Nam Tổ quốc em
 Cánh chim hòa bình
 Con người với thiên nhiên
Danh từ
Tổ quốc, giang sơn, đất nước, quốc gia, đồng bào, quê mẹ, quê hương, nông dân..
Hòa bình, trái đất, mặt đất, cuộc sống, tương lai, niềm vui, tình hữu nghị, niềm mơ ước.
Bầu trời, biển cả, sông ngòi, kênh rạch, núi rừng, đồng ruộng, nương rẫy, vườn tược
Động từ tính từ
Bảo vệ, giữ gìn, xây 
dựng, kiến thiết, khôi phục, vẻ vang, giàu đẹp, cần cù, anh dũng, kiên cường, bất khuất.
Hợp tác, bình yên ,thanh bình, thái bình, tự do, hạnh phúc, vui vầy, sum họp, đoàn kết.
Bao la, vời vợi, mênh mông, bát ngát, cuồn cuộn, hùng vĩ, tươi đẹp, lao động, chinh phục.
Thành ngữ, tục ngữ
Quê cha đất tổ, nơi chôn rau cất rốn, giang sơn gấm vóc, non xanh nước biếc, yêu nước thương nòi.
Bốn biển một nhà, vui như mở hội, kề vai sát cánh, chung lưng đấu sức, chia ngọt sẻ bùi.
Lên thác xuống ghềnh, góp gió thành bão, cày sâu cuốc bẫm, chân lấm tay bùn, bão táp mưa sa.
 Bảo vệ
 Bình yên
 Đoàn kết
 Bạn bè
 Mênh mông
Từ đồng nghĩa
Giữ gìn, gìn giữ
Bình an, yên bình, thanh bình, yên ổn
Kết đoàn, liên kết, liên hiệp,
Bạn hữu, bầu bạn, bạn bè.
Bao la, bát ngát, mênh mang.
Từ trái nghĩa
Phá hoại, tàn phá, huỷ hoại, huỷ diệt.
Bất ổn, náo động, náo loạn.
Chia rẽ, phân tán, mâu thuẫn, xung đột.
Kẻ thù, kẻ địch, thù địch.
Chật chội, chật hẹp, hạn hẹp.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
*****************************
GDNGLL
CHỦ ĐỀ THÁNG 11: 
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
TUẦN 10-HOẠT ĐỘNG 2: GIAO LƯU TÌM HIỂU VỀ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 
20 THÁNG 11
I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- Giúp HS biết và hiểu về lịch sử, nguồn gốc và ý nghĩa to lớn của ngày nhà giáo VN.
- Giáo dục HS thêm kính yêu, biết ơn công lao của các thầy cô giáo.
- Tạo không khí thi đua học tập, rèn luyện sôi nổi trong HS.
- Rèn kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể, kĩ năng hợp tác cho HS.
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG:
- Tổ chức theo theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Các sách, báo, tài liệu, tranh ảnh về ngày nhà giáo Việt Nam.
- Phần thưởng cho các đội thi (nếu có).
IV.CÁCH TIẾN HÀNH:
1.Chuẩn bị:
- GV thông báo nội dung, kế họach họat động cho HS.
- Nêu thể lệ cuộc giao lưu.
- Nội dung thi:
+ Các thông tin có liên quan tới ngày 20-11
- Các hoạt động về ngày 20-11.
- Nguồn thông tin: qua sách, báo, truyền hình, tài lệu
- Các giải thưởng (nếu có).
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
2.Tiến hành:
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Chương trình ca nhạc mở đầu chương trình.
- Thông báo nội dung chương trình.
- Phát biểu khai mạc.
- Ban giám khảo nêu thể thức hội thi.
- Thực hiện các phần thi.
- Hội thi kết thúc trong tiếng hát tập thể của cả lớp.
3.Nhận xét-đánh giá: 
- GV kết luận.
- Khen ngợi HS.
*****************************
Thứ năm , ngày 31 tháng 10 năm 2019
 Tiết 49: Toán
 LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU: Biết:
- Cộng các số thập phân.
- Tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
- Giải bài toán có nội dung hình học.
- Làm bài 1, 2 (a, c), 3.
II.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
	1.Nội dung: Biết cộng các số thập phân ; Tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân ; Giải bài toán có nội dung hình học ; Làm bài 1, 2 (a, c), 3. 
	2.Phương pháp: Luyện tập, giảng giải, hỏi đáp, động não, đàm thoại. 
3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, hoat đông nhóm.
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- YC cả lớp làm bảng con.
 a) 50,75 + 6,12
 b) 8,147 + 93,2
- Nhận xét tuyên dương.
- 2HS thực hiện bảng lớp, còn lại bảng con.
a) 56,87
b)101,347
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Luyện tập.
2.Luyện tập:
Bài 1:
- YCHS đọc yc bài.
- YC HS tự làm bài vào SGK.
- YCHS tính giá trị của a + b ; b + a rồi so sánh các giá trị.
- Phép cộng các số thập phân có tính chất gì? 
- Giao hoán có nghĩa là gì? 
- Kết luận: a + b = b + a
Bài 2:
- YC HS đọc yc bài.
- YC HS tự làm bài.
- Lớp nhận xét, thống nhất KQ.
Bài 3:
-YC HS đọc yc bài.
-YC HS tìm phương pháp giải, 2 nhóm làm việc trên phiếu trình bày KQ.
- Nhận xét.
Tóm tắt: 16,34 m
Chiều rộng :
Chiều dài :
 ? m 8,32 m 
Chu vi :m?
Bài 3: (Nếu còn thời gian)
- YCHS đọc yc bài.
- YCHS (HTT) làm bài.
Tóm tắt:
Tuần lễ đầu : 314,78 m
Tuần lễ sau : 525,22 m
TB mỗi ngày:..m?
- HS đọc đề. (CHT) 
- HS làm bài vào SGK. 
- 2HS lần lượt sửa bài. Lớp nhận xét.
 a
 5,7
 14,9
 0,53
 b
 6,24
 4,36 
 3,09 
 a + b
 11,94
 19,26
 3,62
 b + a
 11,94
 19,26
 3,62
- Tính chất giao hoán.
- HS nêu: Giao hoán = Đổi chỗ.
- HS nhắc lại: Khi đổi chỗ hai số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
- HS đọc đề. (CHT) 
- HS làm bài, sửa bài. (áp dụng tính chất giao hoán)
- KQ: a)13,26 ; b) 70,05 ; c) 0,16.
- HS đọc đề. (CHT) 
- HS suy nghĩ tóm tắt, giải.
 Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là: 
16,34 + 8,32 = 24,66 (m)
Chu vi hình chữ nhật là:
(16,34 + 24,66 ) x 2 = 82 (m)
Đáp số : 82 m
- HS đọc đề. (CHT) 
- HS suy nghĩ tóm tắt, giải.
 Bài giải
Số m vải bán trong 2 tuần lễ đầu là:
314,78 + 525,22 = 840 (m)
Tổng số ngày trong 2 tuần lễ là:
7 x 2 = 14 (ngày)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được là:
840 : 14 = 60 (m)
Đáp số : 60 m.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Tổng nhiều số thập phân.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_10_nam_hoc_2019_2020_nguyen_phu.doc