Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thu Huyền

I. MỤC TIÊU

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu qua các bài tập đọc đã học qua 3 chủ điểm: Việt Nam-Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên.Nghe - viết đúng đoạn văn: Nỗi niềm người giữ nước giữ rừng.

- Nâng cao ý thức giữ gìn sách vở và rèn chữ viết cho tiến bộ.

- Giáo dục học sinh biết bảo vệ rừng.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: nội dung bài, thăm bài.

- HS: sách, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc22 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Thu Huyền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gìn,gìn giữ
Bình an, yên bình
Kết đoàn,
liên kết
Bạnhữu,
bầu bạn
Bao la
bát ngát
Từ trái nghĩa
Phá hoại
tàn phá
Bất ổn, náo động
Chia rẽ,phân tán
kẻ thù, kẻ địch
Chật chội, chật hẹp
 Kể chuyện
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (tiết4)
I. MỤC TIÊU 
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu qua các bài tập đọc đã học qua 3 chủ điểm.Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học qua 3 chủ điểm: Việt Nam-Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên.
- Phát triển năng lực tự học, hợp tác, giao tiếp nhằm trau dồi kĩ năng cảm thụ văn học.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên: nội dung bài, thăm bài ...
 - Học sinh: sách, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
HĐ2: Bài mới Giới thiệu bài
HĐ3: Kiểm tra tập đọc và HTL
- GV cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Khoảng 1/4 số HS trong lớp.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài.
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đó.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
HĐ4: HS làm bài tập
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- GV gọi HS nêu các bài tập đọc là văn miêu tả.
- GV yêu cầu HS làm việc CN.
- GV khuyến khích HS nói nhiều hơn 1 chi tiết, đọc nhiều hơn 1 bài.
* HS học tập theo nhóm cộng tác
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Quang cảnh làng mạc ngày mùa; Một chuyên gia máy xúc; Kì diệu rừng xanh; Đất Cà Mau.
- HS làm việc CN.
- GV gọi HS trình bày câu trả lời.
- HS phát biểu.
VD: Trong bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa, em thích nhất chi tiết những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Vì từ vàng lịm vừa tả màu sắc, vừa gợi cảm giác ngọt của quả xoan chín mọng; còn hình ảnh so sánh chùm quả xoan với chuỗi hạt bồ đề treo lơ lửng thật bất ngờ chính xác.
HĐ5: Củng cố-dặn dò: 
- GV nx giờ học.
- Lắng nghe.
...
 Buổi chiều
Tập đọc
	ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (tiết 5).
I. MỤC TIÊU 
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu qua các bài tập đọc đã học qua 3 chủ điểm. Nắm được tính cách nhân vật trong vở kịch “Lòng dân”; phân vai, diễn lại 1-2 đoạn kịch, thể hiện đúng tính cách nhân vật.
 - Biết diễn đạt mạnh dạn, tự nhiên, chân thực.
 - Giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức tự giác học tập.
II. CHUẨN BỊ 
 - Giáo viên: Thăm bài.
 - Học sinh: sách, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
HĐ2: Bài mới Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
- Lắng nghe.
HĐ3: Kiểm tra tập đọc và HTL
- GV cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Khoảng 1/4 số HS trong lớp.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài.
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đó.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
HĐ4: HS làm bài tập
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- GV lưu ý 2 yêu cầu:
+ Nêu tính cách một số nhân vật.
+ Phân vai để diễn lại đoạn kịch.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 5.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc nhóm 5.
- GV gọi HS trình bày câu trả lời.
- HS phát biểu.
- GV tuyên dương nhóm diễn đạt nhất.
+ Dì Năm: Bình tĩnh, khôn khéo, nhanh trí, bảo vệ cán bộ.
+ An: Thông minh, nhanh trí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ.
+ Chú cán bộ: Bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân.
+ Lính: Hống hách.
+ Cai: Xảo quyệt, vòi vĩnh.
- Thi diễn kịch giữa các nhóm.
HĐ5: Củng cố-dặn dò: 
- GV nx giờ học.
- Lắng nghe.
.....
Khoa học
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 
I. MỤC TIÊU 
- HS biết nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ và một số biện pháp an toàn giao thông.
- Phát triển năng lực vận dunghj kiến thức đã học vào giải quyết tình huống trong cuộc sống.
- Giáo dục học sinh thói quen đi đúng phần đường của mình; Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.
II. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên: tranh ảnh, bảng nhóm.
 - Học sinh: sưu tầm tranh ảnh, bút màu...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
Kiểm tra bài cũ: 
Bài mới:
HĐ1: Nguyên nhân gây tai nạn giao thông
- KT việc sưu tầm tranh ảnh - cho chia nhóm 2: kể cho bạn nghe về những tai nạn giao thông. 
+ Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông đó?
HĐ2: Hậu quả của những vi phạm luật giao thông 
KL: Tai nạn giao thông đã cướp đi nhiều mạng người , gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. 
HĐ3: Những việc làm để thực hiện an toàn giao thông 
- KL: Những việc làm để thực hiện ATGT: đi đúng phần đường quy định, học luật ATGT, quan sát kĩ các biển báo, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông , đi bộ trên vỉa hè hoặc bên phải đường, sang đường đúng phần đường quy định, nếu không có phần để sang đường phải quan sát kĩ 2 bên đường và xin đường trước khi sang.
HĐ4:Củng cố dặn dò
Trò chơi : Đi bộ đúng phần đường 
Về học bài và chuẩn bị bài .
- Trưng bày tranh ảnh 
- Quan sát - Thảo luận 
- 4 HS đính tranh lên bảng và giới thiệu 
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông : phóng nhanh, vượt ẩu, lái xe khi say rượu, bán hàng, đỗ xe không đúng nơi quy định, thời tiết xấu... nhưng chủ yếu vẫn là ý thức chấp hành chưa tốt của người tham gia giao thông.
* Học tập nhóm cộng tác
- Quan sát H1-2-3-4 tr40 trả lời câu hỏi trong mục Quan sát 
- Phát bảng nhóm, bút dạ - Quan sát H5-6-7 tr 41 và nói rõ ích lợi của việc làm được mô tả trong hình, rồi tìm thêm những việc để thực hiện ATGT
- Kẻ đường có vạch cho người đi bộ, có chỗ rẽ, đặt đèn xanh - đỏ- 1 HS làm chú công an giao thông - 5 HS thực hành đi và sang đường.
...
Ngày soạn: 6/11/2016
 Buổi sáng
	Thứ tư ngày 9 tháng 11 năm 2016
Toán
CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU 
- HS biết thực hiện phép cộng hai số thập phân.Vận dụng vào giải bài toán với phép cộng hai số thập phân.
- Phát huy năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, có tinh thần hợp tác.
- Giúp học sinh yêu thích môn học, các em luôn biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập. 
II. CHUẨN BỊ 
 - Giáo viên: nội dung bài, bảng nhóm.
 - Học sinh: sách, vở, bảng con...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
HĐ2: Bài mới. Giới thiệu bài.
HĐ3: HD HS thực hiện phép cộng hai số thập phân.
a/ Ví dụ 1.
- Yêu cầu HS tìm ra cách làm : 
- HD rút ra cách cộng hai số thập phân .
b/ Ví dụ 2. (tương tự).
- HD rút ra quy tắc.
HĐ4: Luyện tập thực hành.
Bài 1(T 50): Hướng dẫn làm bảng.
- Lưu ý cách viết.
Bài 2(T 50): Hướng dẫn làm nhóm.
- 1 HS làm bảng nhóm.
- Gọi các nhóm chữa bảng.
Bài 3( T50): Hướng dẫn làm vở.
- Chấm nhân xét,chữa bài.
HĐ5: Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
* HS học tập theo nhóm cộng tác
- HS vận dụng kiến thức đã học hoàn thiện bài tập
- Nêu bài toán, rút ra phép tính.
+ Chuyển thành phép cộng hai STN.
+ Đặt tính theo cột dọc và tính.
+ Nhận xét sự giống nhau giữa hai phép cộng.
- Nêu cách cộng hai số thập phân.
* Làm bảng ví dụ 2 (sgk).
+ Chữa, nhận xét.
* Quy tắc: (sgk).
* Đọc yêu cầu.
- Làm bảng, chữa (nêu bằng lời kết hợp với viết bảng).
+ Nhận xét bổ sung.
* Đọc yêu cầu của bài.
- Làm nhóm, báo cáo kết quả.
- Chữa, nhận xét.
* Đọc yêu cầu bài toán.
- Làm vở, chữa bảng.
Bài giải:
Đáp số: 37,4 kg
......
Kĩ thuật
BÀY, DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU 
- Biết cách bày, dọn bữa ăn trong gia đình; Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau khi ăn.
- Học sinh biết chia sẻ công việc trong gia đình.
- GD HS yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ 
- Tranh ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn ăn ở các gia đình thành phố và nông thôn.
- HS: Thẻ màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ1: Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- GV tóm tắt các ý trả lời của HS và giải thích, minh hoạ mục đích, tác dụng của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Yêu cầu HS nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của việc bày dọn trước bữa ăn.
HĐ2: Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn
 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm về cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình các em, so sánh với cách thu dọn bữa ăn được nêu trong SGK
- GV nhận xét, bổ sung: có thể cất thức ăn vào tủ lạnh, thức ăn phải được đậy kín hoặc cho vào hộp có nắp đậy.
HĐ3: Đánh giá kết quả học tập
- GV sử dụng các câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của học sinh..
Nhận xét- dặn dò
- GV nhận xét ý thức học tập của HS.
- HS quan sát tranh ảnh H1/a, đọc nội dung mục1a để nêu.
- HS quan sát H1/b để nêu.
- HS nêu: dụng cụ ăn uống và dụng cụ bày món ăn phải khô ráo, vệ sinh. Các món ăn được sắp xếp hợp lí, thuận tiện cho mọi người ăn uống.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
.
Tập làm văn
 ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (tiết 6 )
I. MỤC TIÊU 
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ , biết đọc diễn cảm đoạn thơ. Hiểu nội dung của bài và làm được các câu hỏi về phần luyện từ và câu .
- Nâng cao tinh thần tự giác học tập, chia sẻ, hợp tác với bạn bè.
- Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn, chăm chỉ học tập.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: nội dung bài, bảng phụ giáo viên ghi nội câu hỏi.dung 
 - HS: vở bài tập TV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.: 
- Nhận xét
HĐ2: Bài mới : Giới thiệu bài.
HĐ3: Hướng dẫn học sinh ôn tập .
- Cho HS đọc bài Mầm non
- Cho làm trong vở bài tập TV
- Thu bài chấm .
- Gọi chữa bài .
- Củng cố khắc sâu kiến thức về từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ trái nghĩa, và từ loại cho HS.
HĐ4: Củng cố - dặn dò.
Tóm tắt nội dung bài.
Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Học sinh chữa bài giờ trước.
- HS lắng nghe.
* HS học tập theo nhóm cộng tác
- HS đọc thầm cá nhân. 2 HS đọc to.
- Thực hành làm VBT cá nhân, 1 HS làm bảng phụ
- Đại diện một số HS lên chữa bài.
Câu 1: d, Mùa đông
Câu 2: Dùng những động từ chỉ hành động của người kể , tả về mầm non.
Câu 3: Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.
Câu 4: Rừng thưa thớt vì rất ít cây,
Câu 5: Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.
Câu 6: Trên cành cây có những mầm cây mới nhú.
Câu 7: Rất vội vàng, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.
Câu 8: Tính từ.
Câu 9: Nho nhỏ, lim dim,hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách.
Câu 10: Lặng im.
- Nêu lại khái niệm về từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa. Cách phân biệt từ loại.
- HS khắc sâu nội dung bài học.
..
 Buổi chiều
Luyện từ và câu
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (tiết 7)
I. MỤC TIÊU 
- Củng cố kiến thức về nghĩa của từ: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa gắn với các chủ điểm.
- Biết vận dụng kiến thức đã học về nghĩa của từ để giải các bài tập nhằm trau dồi kĩ năng dùng từ đặt câu và mở rộng vốn từ.
- Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn. 
II. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên: phiếu bài tập.
- Học sinh: từ điển, bút dạ,
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
 HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
HĐ2: Bài mới : Giới thiệu bài. 
HĐ3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
* Bài 1( T97).
- HD kẻ bảng, làm việc cá nhân.
- Yêu cầu báo cáo, nhận xét, bổ sung.
* Bài 2( T97):
- HD làm việc cá nhân. Cho 2 hs lên bảng làm. Thi đọc thuộc các câu tục ngữ
* Bài 3( T98):
- HD đặt câu
- Cho HS làm việc cá nhân.
* Bài 4( T98): Yêu cầu hs đặt câu đúng với những nghĩa đã cho của từ đánh 
 HĐ4: Củng cố - dặn dò.
Tóm tắt nội dung bài.
Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Học sinh chữa bài giờ trước.
* HS học tập theo nhóm cộng tác
- Đọc yêu cầu.
- Cá nhân làm phiếu, hoàn thiện bài tập
- Dán kết quả vào bảng.
Lời giải: bê - bưng ; bảo – mời; vò – xoa; thực hành – làm.
.- HS làm bảng, 
- Dán kết quả vào bảng, giữ lại bài tốt nhất, thi đọc thuộc những câu tục ngữ.
 Lời giải : no; chết; bại ; đậu; đẹp
* Đọc yêu cầu.
- Cá nhân làm vở nháp, hoàn thiện bài tập
- Nối tiếp nhau đọc các câu văn...
 + Quyển sách này giá bao nhiêu tiền?
 + Trên giá sách của Trang có rất nhiều thơ hay. 
* Đọc yêu cầu.
- HS đặt câu vào vở
- Nối tiếp nhau đọc các câu văn...
a) Học sinh không được đánh nhau.
b) Em tập đánh trống.
c) Hàng sáng, em thường đánh ấm chén giúp mẹ.
- Nhận xét, bổ sung.
..
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
TÌM HIỂU VỀ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11
II/ MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết và hiểu về lịch sử, nguồn gốc và ý nghĩa to lớn của ngày Nhà giáo Việt Nam; Tạo không khí thi đua học tập, rèn luyện sôi nổi trong HS.
- Phát triển năng lực giao tiếp; kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể, kĩ năng hợp tác cho HS.
- Giáo dục HS thêm kính yêu, biết ơn công lao của các thầy cô giáo.
II/ CHUẨN BỊ:
Sách, báo, tài liệu, tranh ảnh về ngày Nhà giáo Việt Nam.
Phần thưởng cho các đội.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Giao lưu tìm hiểu về ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 (Tiết 2)
Bước 1: 
- Kế hoạch tổ chức giao lưu.
- Thể lệ cuộc giao lưu.
- Nội dung thi: Các thông tin liên quan tới ngày Nhà giáo Việt Nam, Các hoạt động về ngày Nhà giáo Việt Nam.
Bước 2: 
- Thành lập đội thi.
- Tổ chức, hướng dẫn HS sưu tầm, thu thập các tư liệu cần thiết phục vụ cho buổi giao lưu.
Bước 3: Tổ chức hội thi.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Khai mạc, giới thiệu về chủ đề và ý nghĩa của buổi giao lưu.
- Giới thiệu Ban giám khảo và danh sách những đội tham dự giao lưu.
- Công bố chương trình giao lưu và mời các đội vào vị trí để tiến hành giao lưu.
Bước 4: Công bố kết quả và trao giải.
- Trưởng Ban tổ chức hội thi công bố tổng số điểm của mỗi đội và thông báo kết quả hội thi.
...
Lịch sử
	BÁC HỒ ĐỌC BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 
I. MỤC TIÊU 
- Học sinh biết tường thuật lại cuộc mít tinh ngày 2-9-1945, tại quảng trường ba đình lịch sử, chủ tịch hồ chí minh đọc tuyên ngôn độc lập. Ghi nhớ:đây là sự kiện lịch sử trọng đại ,đánh dấu sự ra đời của nước vn dân chủ cộng hoà.
- Nâng cao năng lực tự giác hoàn thành bài học, biết hợp tác trong học tập.
- Giáo dục HS tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: phiếu học tập, hình ảnh bác đọc bản tuyên ngôn độc lập, ảnh sưu tầm. - HS : sưu tầm ảnh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
 HĐ1: Kiểm tra
 + Tường thuật lại ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
+ Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa?
GV nhận xét
HĐ2: Bài mới:- Giới thiệu bài: 
Quang cảnh ngày 2/9/1945
- GV cho HS đọc sgk và dùng tranh để minh hoạ quang cảnh Hà Nội ngày 2/9/1945.
GV tuyên dương HS và kết luận: 
- Gọi nhiều HS trình bày
HĐ3: Diễn biến của buổi lễ tuyên bố ngày độc lập:
+ Buổi lễ bắt đầu khi nào?
+ Trong buổi lễ diễn ra sự kiện gì?
+ Buổi lễ kết thúc ra sao? 
- GV cho HS quan sát 1 số hình ảnh minh hoạ
HĐ4: Ý nghĩa của buổi lễ:
 + Nêu ý nghĩa của bản tuyên ngôn độc lập?
HĐ5: Củng cố – dặn dò: 
- GV liên hệ, nhận xét tiết học, dặn dò hs về nhà học bài và tìm hiểu bài sau.
- 2,3 hs trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
* HS học tập theo nhóm cộng tác
- HS tham khảo sgk và hình ảnh minh hoạ Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, nêu quang cảnh của ngày 2/9/1945
- HS chọn ra bạn tả hay nhất , hấp dẫn nhất?
(Hà Nội tưng bừng cờ, hoa, đồng bào Hà Nội không kể già, trẻ, gái, trai, )
- HS làm việc nhóm cùng đọc sgk và trả lời câu hỏi theo phiếu học tập
- Vào đúng 14 giờ. Bác Hồ và các vị trong chính phủ lâm thời bước lên lễ đài chào nhân dân. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập, các thành viên trong chính phủ ra mắt và tuyên thệ trước đồng bào nhân dân.
- Ý nghĩa: bản tuyên ngôn độc lập đã khẳng định quyền độc lập dân tộc quyền trên toàn thế giới. cho thấy rằng ở Việt Nam đã có một chế độ mới ra đời thay thế cho chế dộ thực dân pk. 
- HS rút ra nd ghi nhớ và đọc 
- Liên hệ bài học khắc sâu nội dung bài
...
...
Ngày soạn: 7/11/2016
 Buổi sáng
Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2016
Toán
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU 
- Củng cố cách thực hiện phép cộng hai số thập phân. Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng hai số thập phân. Củng cố về giải bài toán có nội dung hình học và tìm số trung bình cộng.
- Giải toán đúng, nhanh; biết hợp tác với bạn bè trong học tập.
- Giáo dục các lòng yêu thích toán học, yêu quý giúp đỡ bạn bè.
II. CHUẨN BỊ 
 - Giáo viên: nội dung bài, bảng nhóm
 - Học sinh: sách, vở, bảng con...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC	
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
HĐ2: Bài mới. Giới thiệu bài.
Bài 1( T50): Hướng dẫn làm bảng.
- GV kẻ sẵn bảng.
- Rút ra tính chất giao hoán của phép cộng hai số thập phân.
Bài 2( T50): Hướng dẫn làm nhóm.
- Gọi HS chữa bảng.
- HD rút ra cách thử lại.
Bài 3( T51): Hướng dẫn làm vở nháp.
- 1 HS làm bảng nhóm.
- Chữa bài.
Bài 4( T51): HD làm vở.
- Chấm chữa bài.
HĐ3: Củng cố - dặn dò
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
* HS học tập theo nhóm cộng tác
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập: 
* Nêu bài toán.
+ Đặt tính theo cột dọc và tính.
+ Điền phép tính lên bảng.
- Nêu t/c giao hoán của phép cộng hai số thập phân.
* Quy tắc: (sgk).
* Đọc yêu cầu.
- Làm bảng, chữa (nêu bằng lời kết hợp với viết bảng).
+ Nhận xét bổ sung
* Đọc yêu cầu của bài.
- Chữa, nhận xét.
 Đáp số: 82 m.
* Đọc yêu cầu bài toán.
- Làm vở, chữa bảng.
Bài giải:
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán số mét vải là: 840 : 14 = 60 (m).
 Đáp số: 60 m.
....
Tập làm văn
ÔN TẬP - KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (tiết 8) 
I/ MỤC TIÊU:
- Đánh giá mức độ hoàn thành môn học của học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng giai đoạn từ tuần 1 đến tuần 9; Rèn kĩ năng tổng hợp,trình bày bài làm trên giấy.
- Phát triển kĩ năng hoàn thành nhiệm vụ học tập, tự giải quyết vấn đề .
- Giáo dục học sinh phẩm chất tự giác, kỉ luật, tự tin khi làm bài.
II/ CHUẨN BỊ: 
	-Giáo viên chuẩn bị một đề kiểm tra thời gian 40 phút.
	- Học sinh : Chuẩn bị giấy kiểm tra. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1.Phát đề, yêu cầu học sinh làm bài.
Phần 1 : Luyện từ và câu
* Câu 1 : Gạch chân dưới các cặp từ trái nghĩa trong câu thành ngữ, tục ngữ sau: 
A, Dở khóc dở cười c, Lên thác xuống ghềnh.
B, Yêú trâu còn hơn khoẻ bò d, Gạn đục khơi trong.
Câu 2: Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau : chăm chỉ, hiền lành, thông minh,bao la
Phần 2: Tập làm văn
 Em hãy tả ngôi trường suốt mấy năm liền gắn bó với em.(ychs làm vào vở TLV)	
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
HĐ2: Bài mới. Giới thiệu bài.
HĐ3: - GV chép đề bài lên bảng.
Đề bài : Hãy tả ngôi trường thân yêu gắn bó với em trong nhiều năm qua.
- Gọi 1 HS đọc lại.
- HS nêu yêu cầu của đề .
- GV nhắc nhở HS trước khi làm .
- Cho HS làm bài ra giấy kiểm tra.
- Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- Lắng nghe
-  HS đọc , lớp theo dõi và đọc thầm.
- Xác định yêu cầu của đề .
- Làm bài ra giấy kiểm tra.
2. GV thu bài chấm.
.....
Địa lý
NÔNG NGHIỆP
I/ MỤC TIÊU:
- Sau bài học, HS: Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta; Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất; Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta (lúa gạo, cà phê, cao su, chè; trâu, bò, lợn); Có kĩ năng sử dụng lược đồ để nhận biết về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp.
- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác.
- GD HS biết yêu quý và bảo vệ môi trường.
II/ CHUẨN BỊ: 
- GV: Bản đồ Kinh tế VN.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh về các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả ở nước ta.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hỗ trợ của GV
Hoạt động học tập của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
1 – Ngành trồng trọt
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong SX nông nghiệp ở nước ta?
- GV kết luận
* Hoạt động 2: Làm việc theo cặp
Bước 1: HS quan sát Bản đồ KT Việt Nam thảo luận theo cặp và trả lời các câu hỏi của mục 1 – SGK.
Bước 2: Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi; HS khác bổ sung; GV sửa chữa kết luận.
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm cộng tác 2.
Bước 1: HS quan sát H1, kết hợp với vốn hiểu biết và trả lời câu hỏi cuối mục 1.SGK.
Bước 2: HS trả lời câu hỏi, chỉ BĐ về vùng phân bố của một số cây trồng chủ yếu ở nước ta. 
- GV kết luận.
2 – Ngành

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_10_nam_hoc_2016_2017_nguyen_thi.doc