Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2015-2016

Tiết 2: Khoa học (5A)

 Bài:19 PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

(Đã soạn Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2015 )

Tiết 3: Lịch sử (5B)

 Bài: 10 BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

I.MỤC TIÊU:

- Nêu một số nét vềcuộc mít tinh ngày 2 – 9 – 1945 tai Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập: Ngày 2 – 9 nhân dân HN tập trung tại Quảng trường Ba Đình, tại buổi lễ BH đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước VNDCCH. Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên Chỉnh phủ lâm thời. Đến chiều, buổi lễ kết thúc.

- Ghi nhớ: Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Giáo dục học sinh yêu kính, biết ơn Bác Hồ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

 Các hình minh hoạ trong SGK.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới

- GV gọi HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét.

+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào với dân tộc ta.

- GV giới thiệu.

Hoạt động 1: Quang cảnh Hà nội ngày 2 - 9 - 1945

- GV tổ chức cho HS thi tả quang cảnh ngày 2 - 9 - 1945. - 3 HS lên bảng thi tả, có thể dùng tranh ảnh minh hoạ, dùng lời của mình, hoặc đọc các bài thơ có tả quang cảnh này 2 - 9 - 1945 mà mình biết.

- GV tổ chức cho HS bình chọn bạn tả hay và hấp dẫn nhất. - Cả lớp bình chọn bạn tả hay, hấp dẫn nhất.

- GV tuyên dương HS được cả lớp bình chọn.

– GV kết luận ý chính về quang cảnh ngày 2 - 9 - 1945:

Hoạt động 2: Diễn biến buổi lễ tuyên bố độc lập.

 

doc18 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 họa.
- Gợi ý để HS nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn của gia đình em.
- Nhận xét và tóm tắt cách trình bày món ăn.
- Nêu yêu cầu của việc bày món ăn.
=Tóm tắt: Khi bày trước bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ dụng cụ ăn uống cho mọi thành viên trong gia đình; dụng cụ ăn uống phải khô ráo sạch sẽ.
* Hoạt động : Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn
	- Hãy nêu mục đích và cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình em?
- 	- Nhận xét và tóm tắt.
- Hướng dẫn cách thu dọn bữa ăn theo nội dung SGK.
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình bày, dọn bữa ăn.
* Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập của HS
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
* Hoạt động 5: HS liên hệ 
- Tổ chức cho HS kể những việc mình đã làm góp phần xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực.
- GV nhận xét và khen ngợi.
4- Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét ý thức và kết quả học HS.
- Dặn HS về nhà học bài 
- HS trả lời
- Nghe và nhắc lại tên bài.
- HS quan sát H1, đọc nội dung mục 1a SGK và trả lời. Lớp nhận xét.
+ Dụng cụ ăn uống và dụng cụ bày món ăn phải khô ráo, vệ sinh. Các món ăn phải sắp xếp hợp lí thuận tiện cho mọi người ăn uống.
- Lắng nghe.
- HS nêu.
- HS về nhà giúp đỡ gia đình bày, dọn bữa ăn.
- HS trả lời, lớp nhận xét.
- HS tiếp nối nhau kể, cả lớp nghe và nhận xét việc làm của bạn.
- Lắng nghe.
Tiết 3: Địa lí
Bài: 10 NÔNG NGHIỆP
I.MỤC TIÊU:
- HS nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình pháp triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.
- Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.
- Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta (lúa gạo, cà phê, cao su, chè ; trâu, bò...).
- Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận biết về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp: lúa gạo ở đồng bằng; cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên ; trâu bò ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng.
- HS có NL: 
+ Giải thích vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng do đảm bảo nguồn thức ăn.
+ Giải thích vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng : vì khí hậu nóng ẩm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	- Lược đồ nông nghiệp Việt Nam.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra – Giới thiệu bài mới
- GV gọi HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét .
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất, phân bố chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống ở đâu?
- Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Vai trò của ngành trồng trọt.
+ Nhìn trên lược đồ em thấy số kí hiệu của cây trồng chiếm nhiều hơn hay số kí hiệu con vật chiếm nhiều hơn?
+ Kí hiệu cây trồng có số lượng nhiều hơn kí hiệu con vật.
+ Từ đó em rút ra điều gì về vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp?
+ Ngành trồng trọt giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. 
- GV nêu kết luận: Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nền nông nghiệp nước ta. Trồng trọt nước ta phát triển mạnh hơn chăn nuôi, chăn nuôi đang được chú ý phát triển.
Hoạt động 2: Các loại cây và Đặc điểm chính của cây trồng Việt Nam.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành phiếu học tập dưới đây:
- Mỗi nhóm có 4 - 6 HS cùng đọc SGK, xem lược đồ và hoàn thành phiếu.
Phiếu học tập
Nhóm: .
Quan sát lược đồ nông nghiệp Việt Nam và thảo luận để hoàn thành các bài tập sau:
1. Kể tên các loại cây trồng chủ yếu ở Việt Nam:
..
Đáp án: lúa gạo, cây ăn quả, cà phê, cao su, chè, 
2. Cây được trồng nhiều nhất là . Đáp án: lúa gạo
3. Điền mũi tên vào sơ đồ thể hiện tác động của khí hậu đến trồng trọt cho thích hợp.
Nhiệt đới
Nắng
Thay đổi theo mùa, theo miền
Gió mùa
Trồng cây xứ nóng
Trồng trọt
Khí 
hậu
Trồng nhiều loại cây
- GV mời đại diện HS báo cáo kết quả.
- GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS nếu cần.
- 2 HS đại diện cho 2 nhóm lần lượt báo cáo kết quả 2 bài tập trên. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
Hoạt động 3: Giá trị của lúa gạo và các cây công nghiệp lâu năm.
+ Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng?
+ Cây lúa được trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng.
+ Em biết gì về tình hình xuất khẩu lúa gạo của nước ta?
+ HS nêu theo hiểu biết của mình. 
+ GV nêu: Nước ta được xếp vào các nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới (thường xuyên đứng thứ 2, năm 2005 đứng thứ 2 sau Thái Lan).
+ HS nghe giảng.
+ Vì sao nước ta trồng nhiều cây lúa gạo nhất và trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới? 
• Có các đồng bằng lớn (Bắc Bộ, Nam Bộ).
• Đất phù sa màu mỡ.
• Người dân có nhiều kinh nghiệp trồng lúa.
• Có nguồn nước dồi dào.
+ Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng núi, cao nguyên?
+ Các cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su...
+ Em biết gì về giá trị xuất khẩu của những loại cây này?
+ Đây là các loại cây có giá trị xuất khẩu cao; cà phê, cao su, chè của Việt Nam đã nổi tiếng trên thế giới.
+ Với những loại cây có thế mạnh như trên, ngành trồng trọt giữ vai trò thế nào trong sản xuất nông nghiệp của nước ta?
+ Ngành trồng trọt đóng góp tới 3/4 giá trị sản xuất nông nghiệp.
Hoạt động 4: Sự phân bố cây trồng ở nước ta.
- GV tổ chức cho HS thi trình bày về sự phân bố các loại cây trồng ở nước ta 
- 3 HS lần lượt trả lời trước lớp, HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung ý kiến, sau đó bình
chọn bạn trình bày đúng và hay nhất.
- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương HS được cả lớp bình chọn, khen ngợi cả 3 HS đã tham gia cuộc thi.
Hoạt động 5: Ngành chăn nuôi ở nước ta.
+ Kể tên một số vật nuôi ở nước ta?
+ Nước ta nuôi nhiều trâu, bò, lợn, gà, vịt,.
+ Trâu, bò, lợn được nuôi chủ yếu ở vùng nào?
+ Trâu, bò, lợn, gà, vịt, được nuôi nhiều ở các vùng đồng bằng.
+ Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và vững chắc.
+ Thức ăn chăn nuôi đảm bảo, nhu cầu của người dân về thịt, trứng, sữa,.. ngày càng cao; công tác phòng dịch được chú ý Ò ngành chăn nuôi sẽ phát triển bền vững.
- GV gọi HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
Củng cố, dặn dò.
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau “ Lâm nghiệp và thuỷ sản”.
Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 2: Khoa học (5A)
 Bài:19 PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Đã soạn Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2015 )
Tiết 3: Lịch sử (5B)
	Bài: 10 BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
I.MỤC TIÊU:
- Nêu một số nét vềcuộc mít tinh ngày 2 – 9 – 1945 tai Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập: Ngày 2 – 9 nhân dân HN tập trung tại Quảng trường Ba Đình, tại buổi lễ BH đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước VNDCCH. Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên Chỉnh phủ lâm thời. Đến chiều, buổi lễ kết thúc.
- Ghi nhớ: Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Giáo dục học sinh yêu kính, biết ơn Bác Hồ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	Các hình minh hoạ trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới
- GV gọi HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét.
+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào với dân tộc ta.
- GV giới thiệu.
Hoạt động 1: Quang cảnh Hà nội ngày 2 - 9 - 1945
- GV tổ chức cho HS thi tả quang cảnh ngày 2 - 9 - 1945.
- 3 HS lên bảng thi tả, có thể dùng tranh ảnh minh hoạ, dùng lời của mình, hoặc đọc các bài thơ có tả quang cảnh này 2 - 9 - 1945 mà mình biết.
- GV tổ chức cho HS bình chọn bạn tả hay và hấp dẫn nhất.
- Cả lớp bình chọn bạn tả hay, hấp dẫn nhất.
- GV tuyên dương HS được cả lớp bình chọn.
– GV kết luận ý chính về quang cảnh ngày 2 - 9 - 1945: 
Hoạt động 2: Diễn biến buổi lễ tuyên bố độc lập.
+ Buổi lễ bắt đầu khi nào?
+ Buổi lễ bắt đầu vào đúng 14 giờ.
+ Trong buổi lễ, diễn ra các sự việc chính nào?
+ Các sự việc diễn ra trong buổi lễ:
• Bác Hồ và các vị trong Chính phủ lâm thời bước lên lễ đài chào nhân dân.
• Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.
• Các thành viên của Chính phủ lâm thời ra mắt và tuyên thệ trước đồng bào quốc dân.
+ Buổi lễ kết thúc ra sao.
+ Buổi lễ kết thúc nhưng giọng nói Bác Hồ và những lời khẳng định trong bản Tuyên ngôn Độc lập còn vọng mãi trong mỗi người dân Việt Nam.
- GV tổ chức cho HS trình bày diễn biến của buổi lễ tuyên bố độc lập trước lớp.
- 3 nhóm cử 3 đại diện lần lượt trình bày diễn biến trước lớp, sau mỗi lần có bạn trình bày, HS cả lớp lại cùng nhận xét và bổ sung ý kiến.
- GV hỏi: Khi đang đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dừng lại để làm gì?
- HS: Bác dừng lại để hỏi: "Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?"
- Theo em, việc Bác dừng lại và hỏi nhân dân "Tôi nói, đồng bào nghe rõ không" cho thấy tình cảm của Người đối với nhân dân như thế nào?
- HS: Điều đó cho thấy Bác rất gần gũi, giản dị và cũng vô cùng kính trọng nhân dân. Vì lo lắng nhân dân không nghe rõ được nội dung bản Tuyên ngôn Độc lập, một văn bản có ý nghĩa trọng đại đối với lịch sử đất nước nên Bác trìu mến hỏi : "Tôi nói, đồng bào nghe rõ không".
- GV kết luận những nét chính về diễn biến của lễ tuyên bố độc lập.
Hoạt động 3: Một số nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập.
- GV gọi 2 HS đọc 2 đoạn trích của Tuyên ngôn Độc lập trong SGK.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp.
- GV cho HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- Một vài HS nêu ý kiến trước lớp, cả lớp cùng theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV kết luận: Bản Tuyên ngôn Độc lập mà Bác Hồ đọc ngày 2 - 9 - 1945 đã khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng khẳng định dân tộc Việt Nam sẽ quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
Hoạt động 4: Ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2 - 9 - 1945
 Sự kiện lịch sử 2 - 9 - 1945 đã khẳng định điều gì về nền độc lập của dân tộc Việt Nam, đã chấm dứt sự tồn tại của chế độ nào ở Việt Nam? Tuyên bố khai sinh ra chế độ nào ? Những việc đó tác động như thế nào đến lịch sử dân tộc ta ? Thể hiện điều gì về truyền thống của người Việt Nam.
 Sự kiện Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 - 9 - 1945 đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta với toàn thế giới, cho thế giới thấy rằng ở Việt Nam đã có một chế độ mới ra đời thay thế chế độ thực dân phong kiến, đánh dấu kỉ nguyên độc lập của dân tộc ta. 
Sự kiện này cũng cho thấy truyền thống bất khuất kiên cường của người Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- 2 nhóm HS cử đại diện trình bày ý nghĩa của sự kiện 2 -9 - 1945 trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài, làm các bài tập tự đánh giá kết quả học 
Tiết 4: Khoa học (5B)
	Bài: 20 ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
I. MỤC TIÊU: 
 	- Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
	- Giáo dục HS ý thức tự chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Phiếu học tập cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Gọi HS lên bảng yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung bài trước, nhận xét .
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn ôn tập :
* Hoạt động 1 : Ôn tập về con người
- Phát phiếu học tập cho từng HS.
- Yêu cầu HS tự hoàn thành phiếu.
- GV gợi để HS vẽ sơ đồ tuổi dậy thì ở con trai và con gái. Ghi rõ độ tuổi, các giai đoạn: từ lúc mới sinh đến lúc trưởng thành.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS dưới trao đổi phiếu cho nhau để chữa bài.
+ Chúng ta cần làm gì để thực hiện ATGT?
+ Tai nạn giao thông để lại những hậu quả như thế nào?
- Nhận phiếu học tập.
- 1 HS làm trên bảng lớp, HS cả lớp làm vào phiếu cá nhân.
- Nhận xét
- 2 HS ngồi cùng bàn đổi phiếu cho nhau để chữa bài.
Phiếu học tập
Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện lứa tuổi dậy thì ở con trai và con gái.
Con trai:........................................................................................................
...........................................................................................................................
Con gái: .......................................................................................................
...........................................................................................................................
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
Tuổi dậy thì là:
Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất.
Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt tinh thần
Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt tình cảm và mối quan hệ xã hội.
Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội.
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Việc nào dưới đây chỉ có phụ nữ mới làm được?
a) Làm bếp giỏi
b) Chăm sóc con cái
c) Mang thai và cho con bú
d) Thêu, may giỏi
- GV tổ chức cho HS thảo luận:
+ Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nam?
+ Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nữ?
+ Hãy nêu sự hình thành một cơ thể người?
+ Em có nhận xét gì về vai trò của người phụ nữ?
- Nhận xét, khen ngợi HS ghi nhớ tốt các kiến thức đã học.
4.Củng cố – dặn dò:
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau “Ôn tập: Con người và sức khoẻ (TT)”.
- Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
Buổi chiều dạy lớp 5C
Tiết 1: Kĩ thuật
 Bài: 7 BÀY, DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH
(Đã soạn Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2015 )
Tiết 2: Ôn Toán
LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu : 
- Củng cố về cách viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân
- Giải toán có liên quan đến đổi đơn vị đo 
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1: Viết số đo khối lượng sau dưới dạng kg :
a) 17kg 28dag =kg;	 1206g =kg;
 5 yến = tấn; 46 hg = kg;	 
b) 3kg 84 g = kg; 277hg = kg; 
 43kg = .tạ;	 56,92hg = kg.
Bài 2: Điền dấu >, < hoặc = vào .
 a) 5kg 28g . 5280 g
 b) 4 tấn 21 kg . 420 yến 
Bài 3 : Viết đơn vị đo thích hợp vào chỗ chấm
a) 7,3 m = ...dm 35,56m = ...cm
 8,05km = ...m 6,38km = ...m
b) 6,8m2 = ...dm2 3,14 ha = ....m2
 0,24 ha = ...m2 0,2 km2 = ...ha
Bài 4: (HScó NL)
Một ô tô chở 80 bao gạo, mỗi bao cân nặng 50 kg. 
a) Hỏi ô tô chở được bao nhiêu tấn gạo?
b) Nếu ô tô đó đã bán bớt đi số gạo đó thì còn lại bao nhiêu tạ gạo ?
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
Đáp án :
a) 17,28kg ; 1,206kg ; 
 0,05 tấn ; 4,6kg
b) 3,084kg ; 27,7kg
 0,43kg ; 5,692kg
Lời giải :
 a) 5kg 28g < 5280 g
 (5028 g)
 b) 4 tấn 21 kg > 402 yến 
 (4021 kg) (4020 kg)
a) 7,3 m = 73 dm 35,56m = 3556 cm
 8,05km = 8050 m 6,38km = 6380 m
b) 6,8m2 = 680 dm2 3,14 ha = 31400m2
 0,24 ha = 2400 m2 0,2 km2 = 20 ha
Lời giải :
 Ô tô chở được số tấn gạo là :
 50 x 80 = 4000 (kg) = 4 tấn.
 Số gạo đã bán nặng số kg là :
 4000 : 5 x 2 = 1600 (kg)
 Số gạo còn lại nặng số tạ là :
4000 – 1600 = 2400 (kg) = 24 tạ.
 Đáp số : 24 tạ
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 GIAO LƯU TÌM HIỂU VỀ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11
1- Mục tiêu hoạt động. 
- Giúp HS biết và hiểu về lịch sử, nguồn gốc và ý nghĩa to lớn của ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Giáo dục HS thêm kính yêu, biết ơn công lao của các thầy cô giáo
- Tạo không khí thi đua học tập, rèn luyện sôi nổi trong HS. 
- Rèn kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể, kĩ năng hợp tác cho HS. 
2- Quy mô hoạt động. 
Tổ chức theo quy mô lớp 
3- Tài liệu và phương tiện. 
- Các sách, báo, tài liệu, tranh ảnh về ngày nhà giáo Việt Nam 
4- Các bước tiến hành 
Bước 1: 
- Thể lệ cuộc giao lưu: Thành lập các đội tham gia giao lưu giữa các tổ
- Nội dung thi 
+ Các thông tin có liên quan tới ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo
+ Các thông tin có liên quan tới ngày nhà giáo Việt Nam 
+ Các hoạt động về ngày nhà giáo Việt Nam 
Bước 2: 
- Các tổ thành lập đội thi 
- Tổ chức, hướng dẫn cho HS sưu tầm, thu nhập các tư liệu cần thiết phục vụ cho buổi giao lưu. 
- Ban tổ chức lựa chọn người dẫn chương trình 
- Phân công phụ trách các hoạt động trong ban tổ chức (nêu câu hỏi, đáp án ..)
Bước 3: Tổ chức hội thi
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu 
- Trưởng ban tổ chức khai mạc, giới thiệu về chủ đề và ý nghĩa của buổi giao lưu. 
- Giới thiệu Ban giám khảo và danh sách những đội tham gia dự thi
- Trưởng ban giám khảo công bố chương trình giao lưu và mời các đội vào vị trí để tiến hành giao lưu. 
-Tiến hành giao lưu
Bước 4: Công bố kết quả và trao giải 
- Trưởng Ban tổ chức hội thi công bố tổng số điểm của mỗi đội và thông báo kết quả hội thi. 
Thứ Tư ngày 11 tháng 11 năm 2015
Buổi sáng dạy lớp 5C
Tiết 3: Địa lí
Bài: 10 NÔNG NGHIỆP
(Đã soạn Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2015 )
Tiết 4: Lịch Sử
Bài: 10 BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
(Đã soạn Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2015 )
Buổi chiều dạy lớp 5A
Tiết 1: Đạo đức
Bài: 5 TÌNH BẠN (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
 - Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau,nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn. Biết được ý nghĩa của tình bạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
- GDKNS: + Kĩ năng tư duy phê phán ( biết phê phán đánh giá những quan niệm sai, những hành vi xử lí không phù hợp với bạn bè)
 + Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè.
 + Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn beftrong học tập, vui chơi và trong cuộc sống.
 + Kĩ năng thể hiện cảm thông, chia sẻ với bạn bè.
- Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
	Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện, thơ, bài hát về tình bạn.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
- Nêu những việc làm tốt của em đối với bạn bè xung quanh.
- Em có làm gì khiến bạn buồn không?
3.Bài mới: Tình bạn (tiết 2)
* Hoạt động 1: Đóng vai 
Mục tiêu: Giúp HS đóng vai xử lý một số tình huống trong BT1.
Cách tiến hành:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1/ SGK.
- Chia nhóm 4, giao cho mỗi nhóm 1 tình huống
- Mời các nhóm lên đóng vai
- Sau mỗi nhóm, giáo viên hỏi mỗi nhân vật.
- Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi em khuyên ngăn bạn?
- Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận, có trách bạn không? Bạn làm như vậy là vì ai?
- Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp hoặc chưa phù hợp? Vì sao?
® Kết luận: Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là người bạn tốt.
* Hoạt động 2: Tự liên hệ.
Mục tiêu: Giúp HS biết tự liên hệ với bản thân mình.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS tự liên hệ sau đó trao đổi với bạn bên cạnh.
- Mời 1 số em trình bày.
® Khen HS và kết luận: Tình bạn không phải tự nhiên đã có mà cần được vun đắp, xây dựng từ cả hai phía.
* Hoạt động 3: Củng cố. 
- Hát, kể chuyện, đọc thơ, ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn.
- Giới thiệu thêm cho học sinh một số truyện, ca ca dao, tục ngữ về tình bạn.
4.Dặn dò:
- Cư xử tốt với bạn bè xung quanh.
- Chuẩn bị bài: Kính già, yêu trẻ. 
- Nhận xét tiết học.
Hát 
- HS nêu
- HS khác nhận xét
- 1 em nêu yêu cầu.
+ Thảo luận, chọn 1 tình huống và cách ứng xử cho tình huống đó ® sắm vai.
- Các nhóm lên đóng vai. Lớp theo dõi và nhận xét, thảo luận
- HS trả lời
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Lắng nghe
- Làm việc cá nhân tự liên hệ bản thân.
- Trao đổi nhóm đôi.
- Một số em trình bày trước lớp, các em khác nhận xét và bổ sung.
- 2 dãy thi đua đọc truyện, thơ, ca dao, tục ngữ về Tình bạn
Tiết 2: Lịch sử
Bài: 10 BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
(Đã soạn Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2015 )
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
G

File đính kèm:

  • doctuần 10.doc