Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thảo

I. Yêu cầu cần đạt

- Nghe - viết đúng chính tả; không mắc quá 5 lỗi chính tả trong bài. Trình bày đúng hình thức thơ lục bát.

- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2; thực hiện đúng bài tập 3.

II. Đồ dùng dạy học

 - Phiếu khổ to viết từ ngữ, cụm từ cầ điền vào ô trống: Bài tập 2,3

III. Hoạt động dạy và học

Hoạt động1: Giới thiệu bài

 - GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết

- GV đọc mẫu bài chính tả 1 lượt( thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác tiếng có âm vần dễ sai)

- HS đọc thầm theo dõi.

 - GV đọc từng dòng thơ cho HS viết: Mỗi dòng 1,2 lượt.

 - HS viết bài vào vở.

- GV lưu ý HS ngồi đúng tư thế, ghi tên bài giữa dòng,khi chấm xuống dòng chữ cái đầu câu viết hoa, lùi vào 1 ô li.

 - GV đọc toàn bài chính tả cho HS soát lại bài.

 - HS tự soát bài, phát hiện và sửa lỗi.

 - Từng cặp HS đổi vở chấm. chữa lỗi cho nhau.

 - GV thu 1 số bài viết chấm chữa lỗi., nhận xét chung bài viết về những lỗi sai cơ bản.

 

docx21 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 5 lỗi chính tả trong bài. Trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2; thực hiện đúng bài tập 3. 
II. Đồ dùng dạy học
 - Phiếu khổ to viết từ ngữ, cụm từ cầ điền vào ô trống: Bài tập 2,3
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động1: Giới thiệu bài
 - GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết
- GV đọc mẫu bài chính tả 1 lượt( thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác tiếng có âm vần dễ sai)
- HS đọc thầm theo dõi. 
 - GV đọc từng dòng thơ cho HS viết: Mỗi dòng 1,2 lượt.
 - HS viết bài vào vở.
- GV lưu ý HS ngồi đúng tư thế, ghi tên bài giữa dòng,khi chấm xuống dòng chữ cái đầu câu viết hoa, lùi vào 1 ô li.
 - GV đọc toàn bài chính tả cho HS soát lại bài.
 - HS tự soát bài, phát hiện và sửa lỗi.
 - Từng cặp HS đổi vở chấm. chữa lỗi cho nhau.
 - GV thu 1 số bài viết chấm chữa lỗi., nhận xét chung bài viết về những lỗi sai cơ bản.
Hoạt động 3: Bài tập
Bài tập 2
 - HS đọc yêu cầu bài tập 2 - HS làm bài vào vở bài tập.
 - HS chơi trò chơi tiếp sức - Điền từ ngữ đúng vào bảng GV đã ghi sẵn.
 - HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
Bài tập 3
 - HS đọc yêu cầu bài tập 3 - HS làm bài vào vở bài tập.
 - GV dán lên bảng 3 tờ phiếu - mời 3 HS thi làm bài nhanh 
 - 3 HS trình bày bài làm của mình trước lớp.
 - GV cùng HS cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 - 2 - 3 HS nhắc lại qui tắc viết c / k, ng / ngh, g / gh.
 - GV cất bảng phụ 1- 2 HS nhắc lại qui tắc.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét đánh giá tiết học 
Toán
ÔN TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
I.Yêu cầu cần đạt 
- Biết tính chất cơ bản của phân số, vận dụng để rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số( trường hợp đơn giản)
- Bài tập cần làm: bài 1, bài 2. Học sinh năng khiếu hoàn thanh từ bài 1- 4
 	II. Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Ôn tập
* Ôn tập tính chất cơ bản của phân số 
 - GV hướng dẫn HS thực hiện ví dụ 1: Tử số nhân hay chia bao nhiêu thì mẫu số nhân hay chia bấy nhiêu. 
 ; 
 - HS nêu nhận xét thành câu khái quát về tính chất cơ bản của phân số( SGK)
* Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số. 
 - GV hướng dẫn HS rút gọn phân số: 
 + HS nêu cách rút gọn - Rút gọn đến phân số tối giản.
 Hoặc 
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV quan sát, nhận xét 
- KL: Rút gọn nhanh bằng cách tìm ra số lớn nhất mà cả tử số và mẫu số đều chia hết
Phần b, c khuyến khích tìm MSCNN 
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài 
* Chốt lại: Cách tìm MSCBài tập 3: GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh – ai đúng”
 HS vừa làm vừa trình bày cách làm
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò 
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
Thứ ba ngày 10 tháng 9 năm 2019
Khoa học
NAM HAY NỮ?
I.Yêu cầu cần đạt 
 - Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ.
- Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới không phân biệt nam, nữ.
II. Đồ dùng dạy học
Thông tin và hình ở trang 6, 7 SGK.
Bộ phiếu học tập dùng cho trò chơi.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Thảo luận 
Mục tiêu: HS xác định sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học. 
Chuẩn bị:
Gv phát phiếu, yêu cầu HS làm việc theo cặp
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- HS thảo luận, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trang 6 SGK 
- Ai tìm đúng hình ( trước thời gian quy định) là thắng 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
Kết luận: Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Khi còn nhỏ bé trai và bé gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về mặt ngoại hình và cấu tạo của cơ quan sinh dục.
- Đến tuổi nhất định cơ quan sinh dục mới phát triển và làm cho cơ thể nữ và nam có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học.
Hoạt động 2: Trò chơi : Ai nhanh - Ai đúng
Mục tiêu: Học sinh phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ
Cách tiến hành:
Bước 1: GV phát phiếu cho các nhóm và hướng dẫn học sinh chơi. 
 Nam
 Cả nam và nữ
 Nữ
........................................
........................................
........................................
.............................................
.....................................
.....................................
.....................................
..........................................
....................................
....................................
.......................................
Bước 2: Học sinh làm việc theo hướng dẫn
Bước 3: Làm việc cả lớp
Đại diện mỗi nhóm trình bày và giải thích
Các nhóm khác bổ sung
Kết luận: 
* Tổng kết: GV nhận xét lớp học
Tập đọc
QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
I.Yêu cầu cần đạt
 - Biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
Biết đọc diễn cảm một đoạn văn trong bài, nhấn giọng ở một số từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật.
- Hiểu được nội dung : Bứ tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Học sinh năng khiếu đọc diễn cảm được toàn bài, nêu được tác dụng gợi tả của từ chỉ màu vàng.
II. Đồ dùng dạy học 
 - Tranh minh hoạ bài đọc SGK. 
 - Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 - GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Luyện đọc 
 - GV yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp toàn bài (4 đoạn) lượt 1, lượt 2 GV kết hợp cho HS đọc thầm chú giải và giải nghĩa 1 số từ: Lụi, kéo đá, hợp tác xã. Đặt câu với các từ đó.
 - HS luyện đọc theo cặp - 1 HS đọc toàn bài.
 - GV đọc mẫu toàn bài với giọng dàn trải, nhấn giọng những từ ngữ tả màu vàng. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
 - GV yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời các câu hỏi.
 + Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng? 
 - HS nêu và rút ra đó là những từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
 - Mỗi HS chọn một từ ngữ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?
 - HS nêu và diễn đạt điều mình muốn nói ( giải nghĩa từ ).
 + Những chi tiết nào về thời tiết làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động? ( hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm nhè nhẹ, ngày không nắng, không mưa)
 + Những chi tiết nào về con người làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động? ( Không ai tưởng đến ngày hay đêm....... ra đồng ngay)
 + Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả? Em có nhận xét gì về cách miêu tả?
 	 - HS nêu nội dung chính của bài. GV ghi bảng ND bài: Miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú. Qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương.
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm.
 - GV đọc diễn cảm đoạn văn: Màu lúa chín.... màu rơm vàng mới.
 - HS luyện đọc theo cặp - Thi đọc diễn cảm giữa các cặp.
 - GV cùng HS nhận xét, bình chọn cặp đọc tốt nhất.
	Hoạt động 5: Củng cố dặn dò
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
Toán
 ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ
I. Yêu cầu cần đạt 
- Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số. Biết cách sắp xếp ba phân số theo thứ tự.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2. Học sinh năng khiếu hoàn thành tất cả các bài tập trong SGK.
II. Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
 - GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Ôn tập cách so sánh hai phân số
 + GV gọi HS nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số:
 - HS lấy ví dụ và trình bày cách so sánh.
 và Vì 2 < 5 nên < 
 + So sánh hai phân số khác mẫu số.
 - HS nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số
 Lưu ý: Để HS nắm được phương pháp so sánh hai phân số khác mẫu số là làm cho chúng cùng mẫu số rồi so sánh các tử số( yêu cầu HS nắm vững các bước). 
và 
* Bước 1: Qui đồng mẫu số các phân số: ; 
* Bước 2: So sánh hai phân số đã qui đồng và kết luận:
 Vì 21 > 20 nên > vậy > 
 Hoạt động 3: Thực hành 
 Bài 1: HĐ cá nhân
 - Gọi HS đọc yêu cầu
 - Yêu cầu HS làm bài
- GV cùng HS nhận xét, kết luận.
 * Kết luận: Hai PS có cùng MS, phân số nào có TS lớn hơn thì lớn hơn và ngược lai.
Bài 2: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4
- Trình bày kết quả
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, đánh giá.
	 * Kết luận: Muốn so sánh nhiều phân số với nhau ta phải tìm MSC rồi quy đồng MS các phân số đó. 
 Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò
 - HS nêu cách so sánh hai phân số cùng và khác mẫu số.
 - GV nhận xét, đánh giá tiết học.
Luyện từ và câu
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Yêu cầu cần đạt
 - Bước đầu biết được từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn.( Nội dung ghi nhớ)
- Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 (2 trong số 3 từ); đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa theo mẫu (BT3)
II. Đồ dùng dạy học
 - Vở BT Tiếng Việt 5
 - Bảng phụ viét sẵn: Xây dựng, kiến thiết
 Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động1: Giới thiệu bài
 - GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: Nhận xét
 - GV treo bảng phụ sẵn đã viết từ in đậm. 
 Xây dựng, kiến thiết
 Vàng lịm, vàng hoe, vàng xuộm.
 - HS đọc nội dung bài tập 1.
 - HS nhận xét: Nghĩa của các từ giống nhau.
 - GV: Những từ có nghĩa giống nhau như vậy là từ đồng nghĩa.
 - HS đọc yêu cầu của bài tập 2 - Thảo luận theo cặp - trình bày ý kiến
 Xây dựng và kiến thiết có thể thay thế được vì nghĩa giống nhau hoàn toàn
 Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm nghĩa không giống nhau hoàn toàn nên không thể thay thế được. 
 - 2,3 HS đọc ghi nhớ SGK - Cả lớp đọc thầm theo dõi.
 - 2 HS trình bày ghi nhớ ( không nhìn sách )
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1:
 - GV yêu cầu HS đọc trước lớp yêu cầu của bài tập - Thảo luận theo cặp - trình bày ý kiến trước lớp.
 Đáp án: Nước nhà - Non sông
 Hoàn cầu - Năm châu
Bài tập 2: 
 *Trò chơi tiếp sức
 - HS đọc yêu cầu BT2 - trao đổi theo cặp 
 - GV cho các tổ thi đua, tổ nào tìm được nhiều từ đồng nghĩa là thắng cuộc.
 Đáp án: 
Đẹp: Đẹp đẽ, đèm đẹp, xinh xắn, xinh tươi.
To lớn: To, lớn, to đùng, to tướng, vĩ đại, khổng lồ
Học tập: Học , học hành, học hỏi........
Bài tâp 3: 
 Đặt câu với từ đồng nghĩa vừa tìm được( khuyến khích HS đặt câu có chứa đồng thời cả 2 từ đồng nghĩa)
 Ví dụ: Cô bé ấy rất xinh, ôm trong tay một con búp bê rất đẹp. 
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
Thứ năm ngày 12 tháng 9 năm 2019
Toán
ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ
I.Yêu cầu cần đạt 
- Biết so sánh phân số với đơn vị, so sánh hai phân số có cùng tử số.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3. Học sinh năng khiếu hoàn thành từ bài 1 đến 4.
II. Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 - GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
* Chốt lại: Đặc điểm của các phân số: 
 > 1 ; < 1 ; = 1 
- Rút ra nx về cách so sánh PS với 1
+ Tử số bé hơn mẫu số thì PS bé hơn 1.
+ Tử số bằng MS thì PS bằng 1.
+ Tử số lớn hơn MS thì PS lớn hơn 1.
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
 - Rút ra cách so sánh PS cùng tử số
+ Trong 2 PS có cùng TS, PS nào có MS bé hơn thì PS đó lớn hơn
* Chốt lại: 
- PP so sánh PS cùng tử số
- Phân biệt với so sánh cùng mẫu số
 Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- Củng cố: Các cách so sánh PS
+ QĐM
+ QĐTS
+ So sánh với 1
 Bài 4: HS đọc bài toán rồi giải bài toán vào vở.
 Khuyến khích HS có nhiều cách giải.
 Cách 1: Mẹ cho chị số quả quýt tức là chị được số quả quýt.
 Mẹ cho em số quả quýt tức là em được số quả quýt.
 Mà > nên > 
 Cách 2: Mẹ cho chị số quả quýt tức chị được và em được số quả quýt mà 6 > 5 nên 
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
 - HS nêu cách so sánh phân số với đơn vị.
 - GV nhận xét đánh giá tiết học. 
 Tập làm văn
 CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Yêu cầu cần đạt
 - Nắm được cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh : Mở bài, thân bài, kết bài
(Nội dung ghi nhớ). 
 - Chỉ được cấu tạo ba phần của bài : Nắng trưa (mục III)
II. Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Phần nhận xét
Bài tập 1:
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1 và đọc bài “ Hoàng hôn trên sông Hương”
 Giải nghĩa từ: Hoàng hôn, màu ngọc lam, nhạy cảm, ảo giác.
 - Cả lớp đọc thầm lại bài văn và tự xác định: Mở bài, thân bài, kết bài.
 - Trình bày ý kiến trước lớp - Cả lớp cùng GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
 Mở bài: Từ đầu ... yên tĩnh này.
 Thân bài: Từ mùa thu  chấm dứt.
 Kết bài: Câu cuối.
Bài tập 2:
 - HS nêu yêu cầu của bài tập - cả lớp đọc lướt hai bài văn và trao đổi theo nhóm
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
 Quang cảnh làng mạc ngày mùa
 Hoàng hôn trên sông Hương
- Tả từng bộ phận
 + Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê là quê màu vàng.
 + Tả màu vàng rất khác nhau của cảnhcả cảnh, của vật.
 + Tả thời tiết, con người.
- Tả sự thay đổi của cảnh vật theo thời gian. 
 + Nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc
hoàng hôn
 + Tả sự thay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn. 
 + Tả hoạt động của con người bên bờ sông, 
 trên mặt sông lúc hoàng hôn đến lúc lên đèn.
+ Nhận xét về sự thức dậy của Huế sau hoàng 
hôn
 - HS rút ra nhận xét về cấu tạo văn tả cảnh - HS khác nhắc lại.
 Hoạt động 3: Luyện tập
 - HS đọc yêu cầu của bài tập 1 “ Nắng trưa”- Trao đổi theo cặp và trình bày trước lớp.
 - GV dán lời giải đúng lên bảng.
Mở bài: Câu văn đầu: Nhận xét chung về nắng trưa.
Thân bài: Cảnh vật trong nắng trưa.( Gồm 4 Đoạn)
Kết bài: Câu cuối( Kết bài mở rộng)
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
 - Nhận xột giờ học
 Thứ sáu ngày 13 tháng 9 năm 2019
Đạo đức
EM LÀ HỌC SINH LỚP 5
I.Yêu cầu cần đạt
- Biết học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- HSKG: Biết nhắ nở các bạn cần có ý thức học tập và rèn luyện
II. Đồ dùng dạy và học
 - Các bài hát về chủ đề trường em.
 - Các truyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 - HS hát tập thể bài hát Em yêu trường em
Hoạt động 2: Quan sát tranh và thảo luận
* Mục tiêu: HS thấy được vị thế mới của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là HS lớp 5
 - HS quan sát tranh và thảo luận: 
 + Tranh vẽ gì? Em nghĩ gì khi xem các tranh ảnh trên?
 - HS lớp 5 có gì khác so với các lớp khác?
 + Theo em chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
 - HS thảo luận theo nhóm đã qui định - Trình bày trước lớp và rút ra kết luận:
- Lớp 5 là lớp lớn nhất trường vì vậy HS lớp 5 cần gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS các khối lớp khác học tập.
Hoạt động 3: Làm bài tập 
Bài tập1: 
- GV nêu yêu cầu của bài tập 1.
 - HS thảo luận bài tập theo nhóm đôi - Hết thời gian các nhóm trình bày bài làm trước lớp.
- GV cùng HS cả lớp nhận xét, kết luận: Các điểm a, b, c,d, e trong bài tập là những nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta phải thực hiện.
 - HS tự liên hệ xem đã làm được những gì và những gì còn cần phải cố gắng thêm.
Bài tập 2: HS tự liên hệ. 
 - HS thảo luận theo nhóm đôi, tự liên hệ trước nhóm, trước lớp.
 - GV: Các em cần phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5.
Hoạt động 4: Chơi trò chơi - Phóng viên
 - HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn một số HS về một số nội dung có liên quan đến chủ đề bài học.
 Ví dụ: + Theo bạn HS lớp 5 cần phải làm gì?
 + Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5?
 + Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong chương trình “ Rèn luyện đội viên”?
Hoạt động 5: Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét đánh giá tiết học.
Toán
PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I.Yêu cầu cần đạt
 - Biết đọc viết phân số thập phân. Biết rằng có một số phân số có thể chuyển thành phân số thập phân và biết cách chuyển phân số đó thành phân số thập phân.
- Bài tập cần làm: 1,2,3, 4( a,c). 
- Học sinh năng khiếu hoàn thành từ bài 1- 4
II. Đồ dùng dạy và học
 - Bảng phụ
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động1: Giới thiệu bài
 - GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Giới thiệu phân số thập phân 
- GV viết lên bảng: ; ;
- HS nhận xét và nêu đặc điểm của các phân số này để nhận biết các phân số đó có mẫu số là: 10 ; 100; 1000
 - GV giới thiệu: Các phân số có mẫu số là 10; 100; 1000 gọi là phân số thập phân.
 - HS nhắc lại khái niệm về phân số thập phân.
 - GV nêu và viết lên bảng phân số: 
Yêu cầu HS tìm phân số thập phân bằng phân số ; 
 = 
 - HS làm tương tự với các phân số: ; 
 - GV gợi ý để HS rút ra:
 + Có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân.
+ Chuyển phân số thành phân số thập phân bằng cách tìm một số nhân với mẫu số để mẫu số có : 10; 100 ; 1000 rồi nhân cả tử số và mẫu số của phân số với số đó để được phân số thập phân. 
 	Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: HĐ cặp đôi
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Học sinh đọc bài theo cặp
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cá nhân
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh làm vở
- GV nhận xét chữa bài
 Bài 3: HĐ cá nhân
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- GV nhận xét chữa bài
- Củng cố đặc điểm của PSTP 
 Bài 4 (a,c): HĐ cá nhân
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Có thể chuyển 1 PS thành PSTP bằng cách nào?
 Nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số của PS đó với cùng 1 số để có MS là 10; 100; 1000;
- Yêu cầu học sinh làm bài. 
- GV nhận xét chữa bài
 Luyện từ và câu
 LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I.Yêu cầu cần đạt
 - Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc( ba trong số 4 màu nêu ở BT1)đặt câuvới mỗi từ tìm được ở BT1 (BT2).
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài học.
 - Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn (BT3)
 - HS năng khiếu: Đặt được với 2, 3 từ tìm được ở BT1.
 II. Đồ dùng dạy học
 - Vở BT Tiếng Việt 5
 - Bảng phụ viết sẵn đoan văn: Cá hồi vượt thác.
 III. Hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra
 - GV yêu cầu HS nêu: Thế nào là từ đồng nghĩa? Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn hoặc không hoàn toàn? Cho ví dụ?
B. Bài mới 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 - GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu. Xác định yêu cầu của bài
- Tổ chức hoạt động nhóm (HS có thể dùng từ điển)
- Trình bày kết quả 
- GV nhận xét chữa bài 
+ Xanh : xanh biếc, xanh bóng.
+Đỏ au, đỏ bừng, đỏ thắm
+ Trắng tinh/ trắng toát, trắng nõn
+ Đen sì. đen kịt, đen đúa
Bài 2: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu của BT2
- Yêu cầu HS đặt câu
- HS nối tiếp đọc câu văn của mình.
+ Luống rau xanh biếc một màu
+ Lá cờ đỏ thắm tung bay trong gió
- GV nhận xét chữa bài 
 	Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề bài.
- GV đưa bảng phụ có chép đoạn văn
- GV nhận xét chữa bài.
+ Điên cuồng, nhô lên, sáng rực, gầm vang, hối hả.
- Vì sao em lại chọn từ điên cuồng mà không dùng từ dữ dằn hay điên đảo ?
- HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh. 
-KL: Vậy khi dùng các từ đồng nghĩa không hoàn toàn, cần phải lưu ý dùng từ cho phù hợp với văn cảnh. 
 Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò
 - GV nhận xét đánh giá tiết học.
Địa lí
 VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
I.Yêu cầu cần đạt
Học xong bài này, HS:
- Chỉ được vị trí giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ và trên quả địa cầu.
-Mô tả được vị trí địa lí, hình dạng nước ta.
- Nhớ được diện tích lãnh thổ của Việt Nam.
- Biết được thuận lợi và một số khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đưa lại.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Quả địa cầu.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
a. Vị trí địa lí và giới hạn
* HĐ1 (Thảo luận theo nhóm cặp đôi)
- HS quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Đất nước Việt Nam gồm có những bộ phận nào?
+ Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ
+ Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào?
+ Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta?
+ Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta?
- HS trình bày kết quả thảo luận
- GV hỏi thêm: Vị trí nước ta có thuận lợi gì

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_1_nam_hoc_2019_2020_nguyen_thi_t.docx
Giáo án liên quan