Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 1 đến 2 - Năm học 2017-2018

I- Mục đích, yêu cầu:

- Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn.

- Vận dụng những hiểu biết đã có, làm đúng các BT thực hành tìm từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa.

II- Đồ dùng dạy - học:

- Bảng viết sẵn các từ in đậm ở bt1 và 1b (Phần nhận xét):

- Một số tờ giấy a4 để vài HS làm BT 2-3 (phần luyện tập)

III.Các hoạt động dạy - học:

1- Giới thiệu bài:

- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.

2- Phần nhận xét:

Bài 1:

- Một HS đọc yêu cầu của BT1, cả lớp theo dõi SGK.

- 1 HS đọc các từ in đậm được GV viết sẵn trên bảng:

a- xây dựng - kiến thiết

b- vàng xuộm – vàng hoe – vàng lịm

+ Em hãy so sánh nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn a? (sau đó trong đoạn văn b)

 (Nghĩa của các từ này giống nhau: cùng chỉ một hoạt động, một màu.)

- GV chốt lại: Những từ có nghĩa giống nhau như vậy là các từ đồng nghĩa.

 

doc85 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 1 đến 2 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1
- Một HS đọc y/c BT1
- HS làm việc theo nhóm 4, cùng trao đổi thảo luận tìm câu trả lời:
+ Số khoa thi, số tiến sĩ của nước ta từ năm 1075 đến năm 1919 ?
+ Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại ?
+ Số bia và số tiến sĩ có khắc tên trên bia còn lại đến ngày nay
b. Các số liệu thống kê được trình bày dưới những hình thức nào ?
c. Các số liệu thống kê nói trên có tác dụng gì ?
(Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh. Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc ta).
- Đại diện các nóm trình bày.
- GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận.
Bài tập 2
- GV giúp HS nắm vững y/c của BT2. - Yêu cầu HS tự làm bài, một HS làm ở bảng phụ. 
- Chữa bài, nhận xét.
GV: + Nhìn và bảng thống kê em biết dược điều gì ?
+ Tổ nào có nhiều HS khá, giỏi nhất ?
+ Tổ nào có nhiều HS nữ nhất ?
+ Bảng thống kê có tác dụng gì ?
- HS nhắc lại tác dụng số liệu thống kê .
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học; Y/c HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê
- Tiếp tục quan sát một cơn mưa, ghi lại kết quả quan sát. 
TOÁN:
Hỗn số (tiếp)
I.Mục tiêu:
- HS biết cách chuyển một hỗn số thành một PS và thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai phân số để làm bài tập.
- HS làm bài tập 1(3 hỗn số đầu), 2(a,c), 3( a,c). Khuyến khích HS hoàn thành cả 3 bài tập. II. Đồ dùng dạy học
- Bộ đồ dùng dạy học toán.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ
- Gọi HS chữa bài tập 2b tiết trước.
B. Bài mới
 HĐ1. Hướng dẫn chuyển hỗn số thành phân số.
- GV gắn hình vẽ như bài học SGK lên bảng.
- Yêu cầu HS đọc hỗn số chỉ phần hình vuông đã tô màu.
- GV giúp HS nhận ra : 2.
- Yêu cầu HS giải thích vì sao : 2.
- GV hướng dẫn HS biết cách chuyển 2thành rồi nêu cách chuyển một hỗn số thành PS như SGK.
HĐ2. Luyện tập
Bài 1 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- HS tự làm bài vào vở, 1 HS làm ở bảng để chữa bài.
Bài 2 
- HS nêu yêu cầu của đề bài.
- GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và làm bài, 2 HS làm bài ở bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3 
- Thực hiện tương tự bài 2.
C. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS nhắc lại cácH chuyển một hỗn số thành một phân số.
- Hoàn thành tiếp các bài tập ở VBT
 _____________________________
 ĐỊA LÍ:
 Địa hình và khoáng sản
I-Môc tiªu: 
-Nêu được đặc điểm chính của địa hình: phần đất liền của Việt Nam, diện tích là đồi núi và diện tích là đồng bằng.
- Nêu tên một số khoáng sản của Việt Nam: than, sắt, a-pa-tít, dầu mỏ, khí tự nhiên,
- Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ( lược đồ): dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Chỉ được một só mỏ khoáng sản chính trên bản đồ,( lược đồ): than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, a- pa-tít ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía nam,
II. Đồ dùng dạy học
- B¶n ®å tù nhiªn VN
- B¶n ®å kho¸ng s¶n VN
III. Hoạt động dạy học
A-Bài cũ:
- Chỉ vị trí địa lí nước ta trên bản đồ Đông Nam Á và trên quả địa cầu
- Phần đất liền nước ta giáp những nước nào?
B- Bµi míi:
Ho¹t ®éng 1: §Þa h×nh
- Lµm viÖc c¸ nh©n: HS ®äc môc 1, quan s¸t h×nh 1 trong SGK, tr¶ lêi c©u hái
- HS nªu ®Æc ®iÓm chÝnh cña ®Þa h×nh níc ta
- HS kh¸c lªn chØ nh÷ng d·y nói vµ ®ång b»ng lín cña níc ta trªn b¶n ®å
- HS nhËn xÐt, bæ sung, GV kÕt luËn:
Ho¹t ®éng 2: Kho¸ng s¶n
- Lµm viÖc theo nhãm 4: Dùa vµo h×nh 2 trong SGK vµ vèn hiÎu biÕt, tr¶ lêi c©u hái
- §¹i diÖn c¸c nhãm tr¶ lêi c©u hái
- C¸c nhãm kh¸c bæ sung, GV kÕt luËn
Ho¹t ®éng 3: Lµm viÖc c¶ líp
- GV treo 2 b¶n ®å : B¶n ®å tù nhiªn VN vµ B¶n ®å kho¸ng s¶n VN
- äi tõng cÆp HS lªn b¶ng, GV®a ra y/c:
+ ChØ trªn b¶n ®å d·y Hoµng Liªn S¬n
+ ChØ trªn b¶n ®å ®ång b»ng B¾c Bé...
- C¸c HS kh¸c nhËn xÐt, bæ sung, HS nµo chØ ®óng vµ nhanh th× th¾ng cuéc
IV- Cñng cè- dÆn dß:
- §äc kÕt luËn trong sgk
- ChuÈn bÞ bµi sau: KhÝ hËu
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ:
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
- Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện và những tồn tại cần khắc phục trong tuần 2. Kế hoạch tuần 3.
II. Chuẩn bị ; 
- Giáo viên: Danh sách học sinh được tuyên dương, phê bình.
- Học sinh: Các tổ trưởng, lớp trưởng chuẩn bị sổ theo dõi báo cáo.
III. Các hoạt động dạy học
1/ Ổn định: Hát
2/ Các bước sinh hoạt:
a. Ban cán sự lớp điều hành đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 2
- Các tổ trưởng lần lượt đánh giá hoạt động của tổ, của các bạn trong tuần.
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của các tổ, nhận xét cụ thể các hoạt động của lớp trong tuần, đọc điểm đạt được của các tổ.
- GV nhận xét chung
+) Ưu điểm: Đi học chuyên cần, đúng giờ. Thực hiện tốt nề nếp của lớp, của trường. Lao động vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo thời gian. Có ý thức học tập, phát biểu xây dựng bài. Có nhiều bạn tiến bộ hơn như: Danh, Hải Đường, Bảo An; Làm tốt công tác trực tuần đảm bảo giờ giấc theo dõi chặt chẽ
+) Tồn tại: Một số em còn thiếu tập trung trong học tập, thao tác chưa nhanh như: Đăng Anh, Trung...
- Một số chưa nhiệt tình tự giác trong lao động trực nhật. 
- Cho học sinh tự nhận loại của mình.
- GV xếp loại cá nhân HS và các tổ.
2. Triển khai kế hoạch tuần 3
- Thực hiện tốt chương trình, TKB tuần 3; thực hiện tốt các hoạt động của Liên đội.
- Tiếp tục hoàn thành tu bổ các công cụ học tập
- Tập huấn cho ban cán sự lớp
- Tổ chức các tiết học trải nghiệm
- Hoàn thành bảo hiểm nộp về trường
- Giữ gìn vệ sinh lớp học
- Tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi hoạt động
- Rèn tính tự chủ cho học sinh
- Rèn chữ cho em Đăng Anh, danh, Luyến rèn kĩ năng làm tính cho Dung, Ánh; rèn đọc cho em Đường
- Thực hiện tốt nội quy lớp học 
3.Chơi trò chơi 
- Làm theo lời nói, không làm theo hành động.
Phân công nhiệm vụ 
- Gia Bảo lớp trưởng, phụ trách chung các hoạt động của lớp.
- Cẩm Trang lớp phó học tập, phụ trách mảng học tập.
- Hoàng lớp phó lao động, phụ trách lao động, vệ sinh.
- Các tổ trưởng, tổ phó, phụ trách các hoạt động của tổ mình.
+ Ổn định lớp
+ Kiểm tra đồ dùng học tập
+ Truy bài 15 phút đầu giờ
+ Kiểm tra vệ sinh lớp và vệ sinh cá nhân
TUẦN 1:
Thứ năm, ngày 7 tháng 9 năm 2017
Chính tả:
NGHE - VIẾT: VIỆT NAM THÂN YÊU
ÔN TẬP QUY TẮC VIẾT C/ K, G/GH, NG/NGH
Mục đích, yêu cầu:
Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả: “Việt Nam thân yêu”
Làm BT để củng cố quy tắc viết chính tả với: ng/ ngh, g/ gh, c/ k
Đồ dùng dạy-học:
Vở bài tập
Bút dạ, 3-4 tờ phiếu khổ to viết từ ngữ, cụm từ hoặc câu có tiếng cần điền vào ô trống ở BT2; 3-4 tờ phiếu kẻ bảng ND bài tập 3.
Các hoạt động dạy-học:
Mở đầu:
GV nêu một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ chính tả ở lớp 5, việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học, nhằm củng cố nền nếp học tập của HS.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
GV nêu yêu cầu tiết học.
Hướng dẫn HS nghe- viết:
GV đọc bài chính tả trong SGK / HS theo dõi trong SGK
HS đọc thầm bài chính tả. GV nhắc các em quan sát hình thức trình bày thơ lục bát, chú ý những từ ngữ dễ viết sai.
HS gấp SGK. GV đọc từng dòng thơ cho HS viết vào vở.
GV đọc lại toàn bài 1 lượt / HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
GV chấm chữa 7- 10 bài / HS đổi vở KT lẫn nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa lỗi.
GV nhận xét chung.
Hướng dẫn HS làm BT chính tả:
Bài 2:
1 HS nêu yêu cầu của BT.
GV nhắc HS nhớ ô trống có số 1 là tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh; ô trống có số 2 là tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh; ô trống có số 3 là tiếng bắt đầu bằng c hoặc k.
HS làm bài vào vở hoặc VBT in sẵn.
3 HS lên bảng thi trình bày kết quả bài làm vào giấy khổ to (GV đã chuẩn bị).
Vài HS tiếp nối nhau đọc lại bài văn đã hoàn chỉnh.
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. (ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, của, kết, của, kiên, kỉ.)
Bài 3:
1HS đọc yêu cầu của bài tập.
HS làm bài vào vở.
GV mời 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh vào giấy khổ to GV đã chuẩn bị.
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
2-3 HS nhìn lên bảng, nhắc lại quy tắc viết c/k, g/gh, ng/ngh.
HS nhẩm học thuộc quy tắc.
GV cất bảng; mời 1-2 em nhắc lại quy tắc đã học thuộc.
HS sửa bài theo lời giải đúng:
Âm đầu
Đứng trước i, e, ê
Đứng trước các âm còn lại
Âm “cờ”
Viết là k
Viết là c
Âm “gờ”
Viết là gh
Viết là g
Âm “ngờ”
Viết là ngh
Viết là ng
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
Dặn HS viết sai chính tả về nhà viết lại nhiều lần cho đúng những từ đã viết sai, ghi nhớ quy tắc viết chính tả vừa học.
Chiều thứ ba ngày 5 tháng 9 năm 2008
Toán (Tự học)
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Củng cố đọc, viết phân số.
Vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số.
Củng cố so sánh phân số.
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: (BT3 trang 3 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT. 
HS làm vở / Chữa bài.
Bài 2: (BT4 trang 3 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / Chữa bài.
Bài 3: (BT1 trang 4 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / Chữa bài.
Bài 4: (BT2 trang 4 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở / Chữa bài.
Bài 5: (BT3 trang 4 vở BT toán 5)
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS trao đổi với bạn bên cạnh làm vở / Thi nối nhanh theo dãy bàn / Chữa bài.
3-	Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét giờ học.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC
Mục tiêu:
Rèn đọc cả bài & đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài “Thư gửi các học sinh”
Tìm hiểu, cảm thụ ND của bài tập đọc.
Các hoạt động dạy học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Gạch dưới những từ ngữ nói lên lòng phấn khởi của HS trong ngày khai trường đầu tiên:
nhộn nhịp	
vui vẻ	
khác thường
tưng bừng	
 tựu trường
 sung sướng
Bài 2: Điền vào chỗ tróng trong câu văn những từ ngữ nói lên niềm tin tưởng của Bác Hồ đối với HS:
Non sông Việt Nam có trở nên  hay không, dân tộc Việt Nam có  các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ ở công học tập của các em.
3-	Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc & đọc diễn cảm.
1 HS khá, giỏi (hoặc 2 HS nối tiếp nhau) đọc một lượt toàn bài.
GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2: 
(+ Giọng đọc thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến và niềm tin của Bác vào HS
+ Chú ý nhấn giọng các từ ngữ: xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, hay không, sánh vai, phần lớn.
+ Chú ý nghỉ hơi: trông mong / chờ đợi)
GV đọc mẫu.
HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 theo cặp.
Thi đọc diễn cảm trước lớp.
4-	Hoạt động 4: Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Dặn về nhà luyện đọc nhiều lần.
Thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2008
Tập đọc
QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
Mục đích, yêu cầu:
Đọc lưu loát toàn bài.
Đọc đúng các từ ngữ khó.
Biết đọc diễn cảm bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa với giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng; nhấn giọng những từ ngữ tả những màu vàng rất khác nhau của cảnh, vật.
Hiểu bài văn:
Hiểu các từ ngữ; phân biệt được sắc thái của các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc dùng trong bài.
Nắm được ND chính: Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương.
Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
Sưu tầm thêm những bức ảnh có màu sắc về quang cảnh và sinh hoạt ở làng quê vào ngày mùa.
Các hoạt động dạy - học:
Bài cũ:
2 HS đọc thuộc lòng đoạn văn (đã xác định) trong bài: “Thư gửi các học sinh”; kết hợp trả lời 1-2 câu hỏi về ND lá thư.
Bài mới:
Giới thiệu bài.
Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc:
2 HS tiếp nối nhau đọc 1 lượt toàn bài.
HS quan sát tranh minh họa bài văn
HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn (2-3 lượt).
Có thể tạm chia thành các phần như sau để tiện luyện đọc:
+ Phần 1: câu mở đầu.
+ Phần 2: tiếpchuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.
+ Phần 3: tiếp ló ra mấy quả ớt đỏ chói.
+ Phần 4: những câu còn lại.
GV theo dõi:
+ Khen những em đọc đúng kết hợp sửa sai (phát âm, ngắt nghỉ hơi, giọng đọc)
+ Lượt đọc thứ 2, GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó:
- (cây) lụi = dùng tranh để giúp HS hiểu nghĩa.
- kéo đá = dùng tranh để giúp HS hiểu nghĩa.
- hợp tác xã = cơ sở sản xuất, kinh doanh tập thể.
HS luyện đọc theo cặp (lặp lại 2 vòng).
1-2 HS đọc cả bài.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu 1:
HS đọc thầm, đọc lướt bài văn.
+	Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng?
lúa – vàng xuộm
nắng – vàng hoe
xoan – vàng lịm
lá mít – vàng ối
tàu đu đủ, lá sắn héo – vàng tươi
quả chuối – chín vàng
tàu lá chuối – vàng ối
bụi mía – vàng xọng
rơm thóc – vàng giòn
gà, chó – vàng mượt
mái nhà rơm – vàng mới
tất cả - một màu vàng trù phú, đầm ấm
Câu 2:
GV yêu cầu HS chọn 1 từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?
lúa – vàng xuộm = màu vàng đậm; lúa vàng xuộm là lúa đã chín.
nắng – vàng hoe = màu vàng nhạt, tươi, ánh lên; nắng vàng hoe giữa mùa đông là nắng đẹp, không ngay ngắt, nóng bức.
xoan – vàng lịm = màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.
lá mít, lá mít – vàng ối = vàng rất đậm, đều khắp trên mặt lá.
tàu đu đủ, lá sắn héo – vàng tươi = màu vàng sáng.
quả chuối – chín vàng = màu vàng đẹp, tự nhiên của quả chín.
bụi mía – vàng xọng = màu vàng gợi cảm giác mọng nước.
rơm thóc – vàng giòn = màu vàng của vật được phơi già nắng, tạo cảm giác giòn đến có thể gãy ra.
gà, chó – vàng mượt = màu vàng gợi tả những con vật béo tốt, có bộ lông óng ả, mượt mà.
mái nhà rơm – vàng mới = vàng & mới.
tất cả - một màu vàng trù phú, đầm ấm = màu vàng gợi sự giàu có, ấm no.
Câu 3:
+	Những chi tiết nào về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
(Quang cảnh không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa.)
+	Những chi tiết nào về con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
(Không ai tưởng đến ngày hay đêmcứ trở dậy là ra đồng ngay./ Con người chăm chỉ rất sinh động)
Câu 4: Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
GV chốt lại ND chính của bài.
Đọc diễn cảm:
4 HS tiếp nối nhau đọc 4 phần của bài văn
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm thể hiện(mục yêu cầu)
GV chọn đọc diễn cảm làm mẫu đoạn từ: “Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm mái nhà phủ một màu rơm vàng mới.” Nhắc HS đọc nhấn mạnh từ ngữ tả màu vàng khác nhau của cảnh vật.
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
Vài HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp. / Lớp bình chọn bạn đọc hay.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học, khen những em học tốt.
Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn, chuẩn bị trước cho tiết tập đọc tuần tới: “Nghìn năm văn hiến.”
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
- Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện và những tồn tại cần khắc phục trong tuần qua và lên kế hoạch khắc phục hạn chế để thực hiện tốt kế hoạch tuần tới.
II. Các hoạt động dạy học
A.Khởi động: 
- Ban văn nghệ cho lớp chơi trò chơi 
B. Hoạt động thực hành
1. Tổ trưởng điều hành các cá nhân tổng kết các hoạt động trong tuần.
2. Tổ trưởng báo cáo trước lớp với Ban cán sự lớp về kết quả hoạt động tuần qua của nhóm
3. Ban cán sự lớp đánh giá chung
4. GV đánh giá bổ sung 
*Tuyên dương Ban cán sự lớp điều hành lớp học khá tốt, bước đầu tự tin và mạnh dạn.
-Các Tổ trưởng cũng đã dần dần quen với cách điều hành nhóm học tập.
- Phần lớn các em đã quen với cách tự chủ trong giờ học.
- Tham gia tốt các phong trào hoạt động tập thể
- Môt số em chữ đẹp và giữ gìn tốt sách vở đồ dùng học tập của mình như: Gia Bảo, Hoàng, Kiều Anh, Cẩm Trang...
- Một số em ăn mặc gọn gàng và phù hợp như Hải Hà, Thảo Hoà, Cẩm Trang
* Nhắc nhở: Một số bạn chưa thực hiện tốt nề nếp tự quản như: Bảo An, Kiệt, Ánh...
5.GV triển khai kế hoạch trong tuần 2.
- Thực hiện tốt nề nếp tự quản
- Chấp hành nghiêm túc nội quy lớp đề ra
- Thực hiện tốt ATGT
- Tiếp tục nâng cao kĩ năng giao tiếp linh hoạt
- Ăn mặc gọn gàng và phù hợp với lứa tuổi học sinh
- Giữ gìn vệ sinh lớp học sạch đẹp
- Tiếp tục hoàn thành các bảng biểu trang trí lớp học
- Phát huy vai trò của ban cán sự lớp và các Tổ trưởng nhiều hơn nữa.
- Nểu cao vai trò của Tổ trưởng và các thành viên trong BCSL
- Rèn viết cho em Danh và rèn tính kỉ luật cho em Ánh
6. Các Tổ tự xây dựng kế hoạch hoạt động của Tổ và cá nhân. 
Toán
ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ.
Mục tiêu: (SGV trang 36)
Các hoạt động dạy - học:
1-	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2-	Hoạt động 2: Ôn tập cách so sánh 2 phân số.
a-	So sánh 2 phân số cùng mẫu số:
Gọi HS nêu cách so sánh 2 phân số có cùng mẫu số, rồi tự nêu VD & giải thích.
GV gợi cho HS nhận biết, chẳng hạn: < thì < 
b-	So sánh 2 phân số khác mẫu số:
Tương tự như so sánh 2 phân số cùng mẫu số.
GV giúp HS nắm được PP chung để so sánh 2 phân số là làm cho chúng có cùng mẫu số rồi so sánh tử số.
3-	Hoạt động 3: Thực hành:
Bài 1: 
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở. / Chữa bài.
Bài 2: 
1 HS nêu yêu cầu BT.
HS làm vở. / Chữa bài.(Nếu không đủ thời gian thì chỉ làm mục a)
4-	Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
1 HS nêu lại Cách so sánh 2 phân số.
GV nhận xét giờ học.
Tập làm văn
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ
Mục đích, yêu cầu:
Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài ) của một bài văn miêu tả.
Biết phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể.
Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi sẵn: Nội dung phần ghi nhớ.
Tờ giấy khổ to trình bày cấu tạo bài: Nắng trưa.
Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài:
Phần nhận xét:
Bài 1:
1 HS đọc yêu cầu BT1 và đọc một lượt bài: Hoàng hôn trên sông Hương, đọc thầm phần giải nghĩa từ ngữ khó trong bài: màu ngọc lam, nhạy cảm, ảo giác.
GV giải nghĩa thêm từ: hoàng hôn (Thời gian cuối buổi chiều, mặt trời mới lặn, ánh sáng yếu ớt và tắt dần); nói với HS về sông hương mà các em đã biết qua bài: Sông Hương (TV2- tập 2)
Cả lớp đọc thầm lại bài văn, GV yêu cầu:
+	Em hãy xác định các phần: mở bài, thân bài, kết bài?
HS phát biểu ý kiến / Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
	a- Mở bài: Từ đầu trong thành phố vốn hằng ngày đã rất yên tĩnh này.
 	b- Thân bài: Tiếp khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt.
 	c- Kết bài: Còn lại
Bài 2:
GV nêu yêu cầu của BT, nhắc HS chú ý nhận xét sự khác biệt về thứ tự miêu tả của 2 bài văn.
Lớp đọc thầm bài văn và trao đổi theo nhóm.
Đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng (SGV- trang 55)
HS rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh từ 2 bài văn đã phân tích.
Phần ghi nhớ:
2-3 HS đọc ND ghi nhớ SGK.
1-2 HS minh họa ND ghi nhớ bằng việc nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh: Hoàng hôn trên sông Hương hoặc Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
Phần luyện tập:
1 HS đọc yêu cầu của BT & bài văn: Nắng trưa.
HS suy nghĩ làm bài cá nhân hoặc trao đổi với bạn bên cạnh.
HS phát biểu ý kiến / Lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
GV đính lên bảng tờ giấy viết sẵn cấu tạo 3 phần của bài văn:
* 	Mở bài (câu văn đầu): Nhận xét chung về nắng trưa.
* 	Thân bài: Cảnh vật trong nắng trưa.
 	Thân bài gồm 4 đoạn sau:
- Đoạn 1: Từ: Buổi trưa ngồi trong nhà bốc lên mãi: Hơi đất trong nắng trưa dữ dội.
- Đoạn 2: tiếp hai mí mắt khép lại: Tiếng võng đưa của câu hát ru em trong nắng trưa.
- Đoạn 3: tiếpbóng duối cũng lặng im: Cây cối và con vật trong nắng trưa.
- Đoạn 4: Tiếp cấy nốt thửa ruộng chưa xong: Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa.
*	Kết bài (Câu cuối- kết bài mở rộng) : Cảm nghĩ về mẹ(“Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!”).
Củng cố, dặn dò:
1 HS nhắc lại ND cần ghi nhớ trong SGK.
Dặn HS ghi nhớ kiến thức của bài văn tả cảnh; quan sát & ghi lại những điều em quan sát được về một buổi sáng (hoặc buổi trưa, chiều) ở trong vườn cây (hoặc trên cánh đồng)
Thứ năm ngày 7 tháng 9 năm 2008 
Thể dục 
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI “CHẠY ĐỔI CHỖ” & “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
Mục tiêu: (SGV trang 43)
Địa điểm, phương tiện:
Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
Chuẩn bị 1 còi, 2-4 lá cờ đôi nheo, kẻ sân chơi trò chơi.
Các hoạt động dạy - học:
1-	Phần mở đầu: ( 6 - 10 phút)
GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu tiết học: (1-2 phút).
Đứng vỗ tay & hát (1-

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_1_den_2_nam_hoc_2017_2018.doc