Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021
Địa lí: (4A; 4B)
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu:
- Nêu một số hoạt động về sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên: Trồng cây công nghiệp lâu năm trên đất ba dan và chăn nuôi trâu, bò trên đồng cỏ.
- Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công ngiệp và vật nuôi đực nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên
- Quan sát hình nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, Bản đồ.
III. Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5')
- Tìm các từ thích hợp điền vào ô chữ theo các câu hỏi ở Sách thiết kế
- GV nhận xét chung.
B.Bài mới:
1. Hoạt động 1: Trồng cây công nghiệp trên đất Ba dan.(14')
- GV yêu cầu HS quan sát H1, chỉ trên lược đồ và kể tên các cây trồng chủ yếu của Tây Nguyên và giải thích lí do.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi:
+ Cây CN nào được trồng nhiều ở Tây Nguyên? ở tỉnh nào? có cà phê thơm ngon nỗi tiếng?
+ Cây công nghiệp có giá trị kinh tế gì?
- HS thảo luận nhóm đôi. Đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Hoạt động 2: Chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ.(14')
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ một số cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên, bảng số liệu vật nuôi ở Tây Nguyên và trả lời các câu hỏi:
+ Chỉ trên lược đồ và nêu tên các vật nuôi ở Tây Nguyên.
+ Vật nuôi nào có số lượng nhiêu hơn? Tại sao ở Tây Nguyên chăn nuôi gia súc lớn lại phát triển?
+ Ngoài bò, trâu Tây Nguyên còn có vật nuôi nào đặc trưng? Để làm gì?
- GV nhận xét, kết luận.
C. Củng cố, dặn dò:(2')
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về học bài cũ và chuẩn bị bài sau.
Sgk và phiếu bài tập. - Hình trong sách trang 34, 35 - Chuẩn bị theo nhóm : Một gói ô -rê -dôn, một cốc nước có vạch chia, một nắm gạo, một ít muối, một bình nước và một bát nước vẫn thường dùng ăn cơm III. Hoạt động dạy- học: A. Bài cũ: (5') GV nêu câu hỏi: + Kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá? Nêu cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá? + Em làm gì để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá? - HS trả lời, HS khác nhận xét - GV nhận xét chung. B. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh.(7') - GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng: Yêu cầu HS quan sát tranh 32 - sgk thảo luận nhóm đôi nội dung: Sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 chuyện, 1 chuyện gồm 3 tranh - HS quan sát và thảo luận nhóm đôi - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác theo dõi bổ sung. - GV nhận xét tổng hợp các ý kiến của HS. 2. Hoạt động 2: Những dấu hiệu và việc làm khi bị bệnh.(6') GV cho HS đọc nội dung trong sách và suy nghĩ trả lời câu hỏi: - Em đã từng bị mắc bệnh gì? - Khi bị bệnh đó em cảm thấy trong người như thế nào? - Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em phải làm gì? Tại sao lại phải làm như vậy? (Giáo dục KNS) - HS suy nghĩ và lần lượt trả lời. - GV nhận xét các ý kiến của HS và chốt ý. - HS lắng nghe, ghi nhớ 3. Hoạt động 3: Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường(710') Bước 1: GV phát phiếu cho HS thảo luận - Kể tên các thức ăn cho người mắc các bệnh thông thường + Đối với người bị bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay lỏng? Tại sao? + Đối với người không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào? Bước 2: Làm việc cả nhóm - Nhóm trưởng điều khiển cả nhóm thảo luận. Bước 3: Làm việc cả lớp - Các nhóm trả lời câu hỏi của mình sau đó các nhóm khác bổ sung. * Khi bị bệnh thông thường chế độ ăn, uống như thế nào?(KNS) - GV kết luận (SGK) 4. Hoạt động 4: Thực hành pha dung dịch ô -rê- dôn và vật liệu chuẩn bị để nấu cháo muối(8') Bước 1 : GV yêu cầu cả lớp quan sát và đọc lời thoại trong hình 4; 5 trang 35 SGK. + Bác sĩ đã khuyên người bị bệnh tiêu chảy cần ăn uống như thế nào ? - Vài HS nhắc lại lời khuyên của bác sĩ . Bước 2:Tổ chức và hướng dẫn: Yêu cầu các nhóm báo cáo về đồ dùng chuẩn bị để pha ô- rê -dôn hoặc nước cháo muối. Đối với nhóm pha dung dịch ô rê dôn . Yêu cầu đọc hướng dẫn ghi trên gói và làm theo hướng dẫn . - Đối với nhóm chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối thì quan sát chỉ dẫn hình 7 trang 35 SGK và làm theo hướng dẫn ( Không yêu cầu nấu cháo ). Bước 3: Các nhóm thực hiện, GV theo dõi hướng dẫn thêm . Bước 4: Gọi 2 HS lên thực hành trước lớp . 5. Củng cố, dặn dò:(2') GV nhận xét giờ học và dặn về nhà học thược mục bạn cần biết và xem trước bài tiếp theo. _______________________________________________ Chiều, thứ 2 ngày 9 tháng 11 năm 2020 Chính tả NGHE-VIẾT: TRUNG THU ĐỘC LẬP I Mục tiêu: - Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ. - Làm đúng các BT2a, 3b vào VBT 2.Kĩ năng: HS trình bày đúng bài chính tả cũng như các bài tập 3.Thái độ: Luôn có ý thức trong việc rèn chữ viết * Giáo dục BVMTBĐ: Giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo. (HĐ2) II. Hoạt động dạy học: A.Bài cũ:(5') - Gọi một số lên bảng viết các từ ngữc có vần ươn/ ương. - GV nhận xét chung. B.Bài mới : 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài .(1') GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Hoạt động 2: HS nghe viết.(15' - GV đọc toàn bài chính tả trong sách giáo khoa. Liên hệ hình ảnh những con tàu mang cờ đỏ sao vàng giữa biển khơi và hình ảnh anh bộ đội đứng gác bảo vệ tổ quốc. Qua đó giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo - HS đọc thầm lại đoạn viết. - GVđọc từng câu cho học sinh viết. - GVđọc lại toàn bài chính tả một lượt . HS soát lại bài . - GVchấm chữa bài. 3. Hoạt động 3: Bài tập (13') Bài tập 2: - 1HS nêu yêu cầu của bài, Cả lớp đọc thầm nội dung . - HS làm bài vào vở , ba HS làm vào phiếu . - Chú dế sau lò sưởi: yên tĩnh, bổn nhiên, ngạc nhiên, biểu diễn, buột miệng, tiếng đàn - Hãy nêu nội dung bài Chú dế sau lò sưởi : Tiếng đàn của chú dế sau lò sưởi khiến Mô - da ước trở thành nhạc sĩ .Về sau, Mô - da trở thành nhạc sĩ chinh phục được cả thành Viên Bài tập 3: Tương tự các tiếng mở đầu bằng r/d/gi: Rẻ - danh nhân - giường . C.Củng cố - dặn dò:(2') - GV nhận xét chung tiết học. - HS về nhà hoàn thành bài tập nếu chưa xong. ____________________________ Đạo đức TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (TIẾT 2) I . Mục tiêu : - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của - Biết lợi ích của tiết kiệm tiền của - Sử dụng tiết kiệm sử dụng quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước trong cuộc sống hàng ngày. * KNS: Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân. II . Hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Gia đình em có tiết kiệm tiền của không ?(8') - GV Cho HS đưa ra các phiếu quan sát đã làm . - Yêu cầu HS đếm xem số việc mà gia đình mình đã tiết kiệm là bao nhiêu ? - HS nêu một số việc mà gia đình mình đã tiết kiệm và những vịêc mà gia đình mình chưa tiết kiệm . 2. Hoạt động 2: Em đã tiết kiệm chưa?(8') HS làm bài tập 4 trong SGK theo nhóm 3. - Trong các việc trên việc nào thể hiện sự tiết kiệm ?(a, b, g, h, k) - Trong các việc trên việc nào thể hiện sự không tiết kiệm ?(c, d, đ, e, i ) 3. Hoạt động 3: Em xử lí thế nào?(10') - HS làm việc theo nhóm 6 thảo luận nêu ra cách xử lí tình huống . - HS đóng vai thể hiện cách xử lí. - Tình huống 1:Bạn rủ bạn Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi, Tuấn sẽ giải quyết thế nào ? -Tình huống 2: Em của Tâm đòi mẹ mua đồ chơi mới khi chơi chưa hết những đồ chơi đã có .Tâm sẽ nói gì với em ? -Tình huống 3:Cường thấy Hà dùng vở mới trong khi vở đang dùng còn nhiều giấy trắng. Cường sẽ nói gì vời Hà ? Cần phải tiết kiệm như thế nào ? Tiết kiệm tiền của có lợi gì ? 4. Hoạt động 4: Dự định tương lai.(9') - HS làm theo cặp : + HS viết ra giấy dự định sẽ sử dụng sách vở, đồ dùng học tập và vật liệu trong gia đình như thế nào cho tiết kiệm? (Giáo dục KNS cho HS) HS trao đổi, đại diện trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét . - GV đọc cả lớp nghe câu chuyện"Một que diêm"kể về gương tiết kiệm của Bác Hồ * GV nhận xét chung tiết học và dặn dò _____________________________________________ Thứ 4 ngày 11 tháng 11 năm 2020 Toán LUYỆN TẬP I Mục tiêu - Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. - Bài tập cần làm: Bài 1(a, b); 2; 4. (HS có năng khiếu làm được tất cả các bài tập) II. Hoạt động dạy học: A.Bài cũ:(5’) HS nhắc lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng. - GV nhận xét chung. B. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(1') GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng 2. Hoạt động 2: Luyện tập:(27') GV lần lượt hướng dẫn cho HS làm các bài tập trong SGK vào vở Bài 1: HS đọc đề GV hướng dẫn gọi HS lên bảng- cả lớp làm vào vở.(HS đại trà bài1a, b) Số lớn :(24+6):2 = 15 Số bé :15- 6 = 9 b)Số lớn :( 60+12):2 = 36 Số bé : 36-12 = 24 c)Số lớn :( 325+99):2 = 217 Số bé : 217- 99= 118 Bài 2: 1 HS làm vào bảng phụ, còn lại làm vào vở Tuổi em là :(36- 8):2=14(tuổi) Tuổi chị là :14+8 = 22(tuổi) Đáp số : chị 22 tuổi, em : 14 tuổi Bài 3: (HS có năng khiếu) Số sách giáo khoa do thư viện cho hs mượn là (65 +17):2=41(quyển ) Số sách đọc thêm do thư viện cho hs mượn là 41- 17=24(quyển ) Đáp số : SGK: 41 quyển Sách đọc thêm : 24 quyển Bài 4 : Số sản phẩm do phân xưởng thứ nhất làm là 1200-120):2=540(sản phẩm ) Số sản phẩm do phân xưởng thứ hai làm là 540 +120=660(sản phẩm ) Đáp số : phân xưởng 1: 540 sản phẩm phân xưởng 2: 660 sản phẩm Bài 5 : (HS có năng khiếu) đổi 5tấn 2tạ = 52 tạ Số thóc thu hoạch ở thửa ruộng thứ hai là (52- 8):2=22(tạ )=2200 kg Số thóc thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất là 22+8=3 0(tạ )=3000kg Đáp số :Thửa 1: 3000kg Thửa 2: 2200kg 3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò :(2') GV nhận xét chung tiết học và dặn dò _________________________________ Luyện từ và câu CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI. I. Mục tiêu: - Nắm được cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài. - Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến quen thuộc trong các BT1, 2( mục 3). (HS có năng khiếu làm thêm BT3) II Hoạt động dạy học A. Bài cũ :(5') - GV đọc cho 1 hs viết vào bảng lớp, còn lại viết vào giấy nháp câu thơ sau: Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông . (Tố Hữu ) - GV nhận xét chung. B.Bài mới : 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(1') GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. Hoạt động 2: Phần nhận xét.(8') Bài 1:GV đọc mẫu các tên riêng nước ngoài ,hướng dẫn HS đọc đúng (đồng thanh) theo chữ viết: Lép Tôn- xtôi, Mô-rít - xơ Mát - téc - lích, Tô - mát Ê - đi- xơn, Hi- ma - hay- a, Đa- núyp, Lốt Ăng- giơ - lét, Niu Di - lân, Công - gô Bài 2: Một HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp suy nghĩ trả lời miệng các câu hỏi - Mỗi tên riêng trên gồm mấy bộ phận? Mỗi bộ phận gồm mấy tiếng? - Chữ cái đâù mỗi bộ phận được như thế nào? - Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận như thế nào? Tên người : - Lép Tôn - xtôi gồm hai bộ phận Lép và Tôn - xtôi - Bộ phận 1 gồm 1tiếng Lép - Bộ phận 2 gồm 2 tiếng : Tôn /xtôi Tên địa lí : - Lốt Ăng - giơ - lét .Có hai bộ phận: Lốt và Ăng - giơ - lét - Bộ phận 1 gồm 1 tiếng Lốt - Bộ phận hai gồm có ba tiếng là: Ăng /giơ /lét - Được viết hoa - Giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối Bài 3:HS đọc yêu cầu của bài ,suy nghĩ để trả lời câu hỏi - Cách viết 1 số tên người, tên địa lí nước ngoài đã cho có gì đặc biệt ? - Viết giống như tên riêng Việt Nam tất cả các tiếng đầu đều viết hoa 3. Hoạt động 3: Phần ghi nhớ .(4') Ba HS đọc nội dung phần ghi nhớ ở SGK. 4. Hoạt động 4: Phần luyện tập.(15') Bài 1: HS đọc nội dung của bài, HS làm việc cá nhân ,đọc thầm đoạn văn. - GV phát phiếu cho HS sinh hoạt theo nhóm 4.- Đại diện 1 số nhóm nêu kết quả: Ác - boa , Lu- i Pa - xtơ, Ác - boa, Quy - dăng - xơ Bài 2 :Tiến hành như bài 1 Tên người :An - be Anh - x tanh : nhà vật lí học nổi tiếng thế giới, người Anh Tên địa lí : Tô- ki - ô. Thủ đô Nhật Bản Bài 3 : trò chơi : Tiếp sức Tên nước Tên thủ đô Nga Ấn độ Nhật Bản Thái Lan Mĩ Mát - xcơ- va Niu Đê - li Tô - ki- ô Băng Cốc Oa - sinh - tơn C. Củng cố - Dặn dò:(2') GV nhận xét chung tiết học và dặn dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ. ___________________________________________ Thứ 5 ngày 12 tháng 11 năm 2020 Toán: (4A; 4B) LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ; vận dụng 1 số tính chất của phép cộng khi tính giá trị của biểu thức. - Giải được bài toán liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. - Bài tập cần làm: Bài 1a; 2( dòng 1); 3; 4. (HS có năng khiếu làm được tất cả các bài tập) II. Các hoạt đông dạy học: A.Bài cũ:(5') - Gọi 2.hs chữa bài tập 1, 2 tiết trước. - GV nhận xét chung. B.Bài mới: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (1') GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng 2. Hoạt động 2: Luyện tập.(27') Bài 1:Cho HS tự làm rồi chữa bài Gọi 1 HS lên bảng chữa bài Bài 2: Cho HS tự làm rồi chữa bài Gọi 1 HS lên bảng chữa bài Bài 3: Cho HS tự làm rồi chữa bài Gọi 2 HS lên bảng chữa bài Bài 4: Cho HS toán rồi làm bài vào vở và chữa bài Bài giải: Hai lần số lít nước chứa trong thùng bé là: 600 - 120 = 480(l) Số lít nước chứa trong thùng bé là: 480 : 2 = 240(l) Số lít nước chứa trong thùng to là: 240 + 120 = 360(l) Đáp số :240l và 360l Bài 5: (HS có năng khiếu) Cho HS tự làm rồi chữa bài a, X x 2 = 10 b, X : 6 = 5 X = 10 :2 X = 5 x 6 X = 5 X = 30 2. Hoạt động 2: Củng cố-Dặn dò.(2') - GV nhận xét chung tiết học và dặn HS tiết sau mỗi em chuẩn bị 1 ê-ke. _____________________________ Địa lí: (4A; 4B) HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN I. Mục tiêu: - Nêu một số hoạt động về sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên: Trồng cây công nghiệp lâu năm trên đất ba dan và chăn nuôi trâu, bò trên đồng cỏ. - Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công ngiệp và vật nuôi đực nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên - Quan sát hình nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, Bản đồ... III. Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5') - Tìm các từ thích hợp điền vào ô chữ theo các câu hỏi ở Sách thiết kế - GV nhận xét chung. B.Bài mới: 1. Hoạt động 1: Trồng cây công nghiệp trên đất Ba dan.(14') - GV yêu cầu HS quan sát H1, chỉ trên lược đồ và kể tên các cây trồng chủ yếu của Tây Nguyên và giải thích lí do. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi: + Cây CN nào được trồng nhiều ở Tây Nguyên? ở tỉnh nào? có cà phê thơm ngon nỗi tiếng? + Cây công nghiệp có giá trị kinh tế gì? - HS thảo luận nhóm đôi. Đại diện các nhóm trình bày. - GV nhận xét, kết luận. 2. Hoạt động 2: Chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ.(14') - Yêu cầu HS quan sát lược đồ một số cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên, bảng số liệu vật nuôi ở Tây Nguyên và trả lời các câu hỏi: + Chỉ trên lược đồ và nêu tên các vật nuôi ở Tây Nguyên. + Vật nuôi nào có số lượng nhiêu hơn? Tại sao ở Tây Nguyên chăn nuôi gia súc lớn lại phát triển? + Ngoài bò, trâu Tây Nguyên còn có vật nuôi nào đặc trưng? Để làm gì? - GV nhận xét, kết luận. C. Củng cố, dặn dò:(2') - Nhận xét giờ học. - Dặn về học bài cũ và chuẩn bị bài sau. ________________________________________ Chiều, thứ 5 ngày 12 tháng 11 năm 2020 Tập làm văn LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I. Mục tiêu: Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.(BT3) II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: A.Bài cũ : (5') - 1 HS kể lại câu chuyện em đã kể ở lớp hôm trước. - Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian ? B.Bài mới 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(1') GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn hs làm bài.(27') Bài tập 3 : HS đọc yêu cầu của bài . GV dán tờ phiếu ghi bảng so sánh hai cách mở đầu đoạn 1, 2(kể theo trình tự thời gian, kể theo trình tự không gian). HS nhìn bảng, trả lời. - GV nêu nhận xét chốt lại lời giải đúng - Về trình tự sắp xếp các sự việc :Có thể kể đoạn trong công trường xanh trước, trong khu vườn kì diệu sau hoặc ngược lại: Kể đoạn trong khu vườn kì diệu trước đoạn trong công trường xanh. 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.(2') GV nhận xét chung tiết học và dặn hs xem trước bài tiếp theo ______________________________ Khoa học: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết: - Nêuđược một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước. + Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối,.... + Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ. + Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ. - Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh tai nạn đuối nước * KNS: Kĩ năng cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi đi bơi hoặc tập bơi. * GDMTBĐ: Khai trhacs các hình trong bài học để học sinh biết biển giúp ích cho sức khỏe con người.( HĐ3, 4) II. Đồ dùng dạy- học: - Phóng to 36, 37 Sgk và phiếu bài tập. III. Hoạt động dạy- học: A.Bài cũ: (5') - GV nêu câu hỏi: Em hãy cho biết khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống như thế nào? Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc như thế nào? - HS trả lời, HS khác nhận xét - GV nhận xét chung. B.Bài mới: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu, ghi mục bài.(1') GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng. 2. Hoạt động 2: Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước.(9') - Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi sau: + Mô tả những gì em thấy ở H1, 2, 3. Theo em nêu những việc nên làm, không nên làm? Vì sao? + Chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước? - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác theo dõi bổ sung. - GV nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS. - Gọi HS đọc ý 1, 2 mục Bạn cần biết 3. Hoạt động 3: Những điều cần biết khi đi bơi, tập bơi.(8') - Thảo luận nhóm. - HS quan sát H4, 5 và trả lời các câu hỏi: + Hình minh hoạ cho em biết điều gì? + Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu? + Trước khi đi bơi và sau khi bơi cần chú ý gì? * Nếu đi bơi thì các em có thực hiện đúng như vậy không?(KNS) - GV nhận xét các ý kiến của HS và chốt ý. 4. Hoạt động 4: Bày tỏ thái độ ý kiến.(10') - Tổ chức thảo luận nhóm. - GV phát phiếu yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì? - HS thảo luận xử lí tình huống. - GV nhận xét, kết luận- HS lắng nghe. C.Củng cố, dặn dò:(2') - GVnhận xét giờ học. - Dặn về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. ________________________________ Tự học: ĐỌC SÁCH THƯ VIỆN Tìm đọc những cuốn sách nói về những tấm gương giàu nghị lực I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Giúp HS rèn luyện thành thạo cách xác định yêu cầu thông tin, biết cách tìm kiếm thông tin theo yêu cầu cụ thể. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng khai thác sách vỡ thông tin trong thư viện, biết cách đọc báo và chọn lọc tông tin trên báo. Luyện tập trao đổi ý kiến một câu chuyện nói về một người có ý chí và nghị lực để vươn lên trong cuộc sống. 3. Thái độ - Giúp HS ham đọc sách, có thói quen đọc sách. - Mạnh dạn bài tỏ ý kiến, quan điểm riêng của mình khi tham gia tranh luận cùng với bạn II. CHUẨN BỊ: - Báo Thiếu nhi dân tộc, báo Nhi Đồng, báo Thiếu niên Tiền phong. - Từ điển Tiếng Việt. - Bộ sách chuyện kể về gương người tốt xưa nay, các danh nhân, anh hùng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: 1. Trước khi đọc: * Trò chơi - Chọn câu thành ngữ nói về tính trung thực, lòng tự trọng, nghị lực của con người - HS thảo luận và trả lời: + Thẳng như ruột ngựa + Có công mài sắt, có ngày nên kim + Giấy rách phải giữ lấy lề + Cây ngay không sợ chết đứng. + Đói cho sách, rách cho thơm. 2. Trong khi đọc: * Hoạt động : Đọc sách - Nêu yêu cầu đọc , thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi sau. + Nhân vật trong truyện là ai? + Hoàn cảnh thế nào? + NHững chi tiết nào trong truyện làm em thích/ cảm động? Vì sao? + Em học được gì ở nhân vật ấy? - Quan sát, giúp đỡ, hướng dẫn, gợi ý ,trò chuyện với học sinh. - HS chọn sách phù hợp với lứa tuổi của các em, sau đó chọn vị trí ngồi mà các thích. Có thể đọc đôi bạn. 3. Sau khi đọc: * Hoạt động 1: Chia sẽ cảm nhận - Hướng dẫn các em chia sẽ nội dung sách báo mà các em đọc - Nhận xét- tuyên dương. * Hoạt động 2:Tổng kết- Dặn dò - Đánh giá tiết học - Liên hệ tấm gương của những bạn khuyết tật mà vẫn đến trường, học giỏi giáo dục các em rèn luyện nghị lực của mình. - Mượn sách theo chủ đề đọc, trao đổi cùng bạn, viết chia sẽ cảm nhận . _________________________________________________ Thứ 6 ngày 13 tháng 11 năm 2020 Luyện từ và câu: DẤU NGOẶC KÉP I .Mục tiêu: Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép( ND ghi nhớ). Biết vận dụng những hiểu biết trên để sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết(mục III) II. Đồ dùng dạy học: phiếu học tập -Tranh ảnh con tắc kè III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ :(5') - Nêu nội dung ghi nhớ của : Cách viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài . - GV gọi hai hs lên bảng viết: Lu- i Pa-x tơ; Cri-xti-an An-đéc-xen; Iu-ri Ga-ga-rin. B. Bài mới : 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(1') GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. Hoạt động 2: Phần nhận xét .(8') Bài1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: Những từ ngữ và câu nào đợc đặt trong dấu ngoặc kép ? - GV gạch chân các từ ngữ đó. + Những từ ngữ đó là lời nói của ai? + Những dấu ngoặc kép dùng trong đoạn văn trên có tác dụng gì? GV kết luận: Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chổ trích dẵn lời nói trực tiếp của nhân vật. Lời nói đó có thể là một từ hay cụm từ hoặc cũng có thể là một đoạn văn. Bài2: Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi + GV kết luận: Dấu ngoặc kép đợc dùng độc lập khi dẫn lời trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ. Nó được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi dẫn lời trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn. Bài3
File đính kèm:
giao_an_tong_hop_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2020_2021.doc