Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021
Kĩ thuật
Khâu thường( tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết được cách cầm vải, lên kim, xuống kim khi khâu.
- Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
- HS khéo tay : Khâu được các mũi khâu thường . Các mũi khâu tương đối đều nhau . Đường khâu ít bị dúm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Một số mẫu
- Len khác màu
- Kim khâu len, thước kéo, phấn vạch.
III. HOẠT ĐỘNG- DẠY- HỌC:
1, Giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học.
2) Bài mới: (30')
HĐ 1: (25) Học sinh thực hành khâu thường.
GV gọi HS nhắc lại về kĩ thuật khâu thường.
-Nhận xét thao tác của HS và sử dụng tranh quy trình để nhắc lại kĩ thuật khâu mũi thường theo các bước:
-Bước 1; Vạch dấu đường khâu.
- Bước 2: Khâu các mũi khâu theo đường vạch dấu.
GV nhắc lại và hướng dẫn thêm cách kết thúc đường khâu
- HS thực hành khâu mũi thường trên vải - GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
HĐ 2: (5') Đánh giá kết quả học tập của HS.
GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
GV nêu các tỉêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
3. Củng cố, dặn dò:(5')
- Nhận xét tiết học.
khả năng nhanh nhạy, khéo léo. - Giáo dục HS ý thức tập thể. II CHUẨN BỊ : - Các dụng cụ phục vụ trò chơi: bóng, dụng cụ đặt bóng,dây đeo có số thứ tự của người chơi, còi. III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Chuẩn bị:5’ - GV phổ biến cho HS nắm được: + Trò chơi vui,khoẻ mang tên “Trao bóng” + YC người chơi phải nhanh nhẹn,khéo léo, bình tĩnh. Đối tượng :chia lớp thành 2 đội cân bằng về thể lực. Chuẩn bị 2 quả bóng đá loại vừa, 4 cái chậu nhựa con để đặt quả bóng. Sân chơi rộng kẻ vạch sẵn vị trí các đội, đường chạy để trao bóng. Cử trọng tài. 2.Tổ chức trò chơi: * GV hớng dẫn cách chơi: Chia đôi sân chơi thành 2 bên- Sân A và Sân B. Mỗi đội chơi chia đôI số người đứng về phía 2 đầu của sân.Người chơi của các đội đeo số thứ tự từ 1 đến8(Tuỳ theo số người trong đội). Những người đeo số thứ tự từ 1đến 4 của mỗi đội đứng về bên sân A ở vị trí XP ,Từ 5 đến 8 đứng về bên sân B ở vị trí XP. - Mỗi đội sẽ có một quả bóng và 2 cái chậu. Cuộc chơi sẽ tiến hành 2 vòng. Nghe hiệu lệnh XP của trọng tài Các số 1 của sân A đầu đội chậu đặt quả bóng sẽ đi hoặc chạy theo vạch về sân B trao cho số 5 .số 5 chạy nhanh đặt quả bóng vào chậu cho số 2, số 2 đội bóng trao cho số 6.đến hết lượt xem nh đã kết thúc 1 vòng chơi.Vòng 2 đổi vị trí ngời chơi sân A cho sân B và tiếp tục chơi như vòng1. Đội nào hoàn thành trước đội đó thắng. Lưu ý:Các trường hợp sau đây sẽ bị coi là phạm lỗi: +Người đội bóng đi không đúng đường vạch. + Bóng rơi khỏi chậu. + Trao bóng nhầm số thứ tự. * Tổ chức cho HS chơi: GV theo dõi giúp đỡ HS chơi đúng TC theo luật chơi. 3. Nhận xét đánh giá: - Trọng tài công bố kết quả các đội đã ghi bàn thắng. GV nhận xét bổ sng. - Tuyên dương đội chơi có thành tích tốt, đồng thời rút kinh nghiệm chơi. - Tuyên bố kết thúc trò chơi Luyện toán LUYỆN TẬP :NGÀY THÁNG-TRUNG BÌNH CỘNG I. MỤC TIÊU - Củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của một năm - Củng cố về cách tìm số trung bình cộng II. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm bài (30’) -GV giúp HS hoàn thành các bài tập VBT( trang23,24) theo các nhóm đối tượng Bài 1 : (trang24) - HS tự làm bài - HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả để củng cố về số ngày trong một tháng Bài 2 : HS tự làm bài, sau đó trình bày trước lớp Vua Quang Trung qua đời vào năm 1792, năm đó thuộc thế kỉ 18 .Tính từ năm dó đến nay đã được 2011- 1792 = 219 năm Bài 3 : HS làm bài vào vở GV cùng cả lớp chữa bài 2 ngày > 40 giờ 2 giờ 5 phút > 25 phút 5 phút < giờ 1 phút 10 giây < 100 giây Bài 4(K-G)Số trung bình cộng của hai số là 66. Tìm hai số đó, biết rằng số lớn gấp hai lần số bé. HS tự suy nghĩ để giải- gọi 1HS chữa bài Tổng của hai số là: 66 x 2 = 132 Số lớn gấp hai lần số bé có nghĩa là số lớn tương ứng hai phần thì số bé tương ứng một phần Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 2 = 3 ( phần) Số bé là: 132 : 3 = 44. Số lớn là: 132 – 44 = 88 BàI 5: (K-G) Ngày 25 tháng 9 là chủ nhật thì ngày 10 tháng 10 năm đó là thứ mấy? GV hướng dẫn HS cách tìm. -Từ ngày 25/9 đến ngày 10/10 năm đó có tất cả bao nhiêu ngày ? -Một tuần lễ có mấy ngày ? ( 25/9-> 10/10 có 15 ngày. một tuần lễ có 7 ngày. 15 : 7 = 2 ( dư 1 ngày). Vậy ngày 10/ 10 năm đó là thứ hai. 3.Củng cố dặn dò Nhận xét tiết học _________________________________________________ Luyện Tiếng Việt Luyện:Trung thực- Tự trọng, danh từ I. MỤC TIÊU - Nắm vững và hiểu thêm từ ngữ về Trung thực- Tự trọng. - Củng cố thêm về Danh từ. II. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm bài Bài 1: Trung thực là gì? ( ngay thẳng ,dám nói lên sự thật, lẽ phải) Cho hs trả lời miệng Cho nhiều hs nhắc lại. Bài 2: Những câu tục ngữ nào sau đây khuyên ta nên Trung thực -Tham thì thâm. -Đường đi hay tối, lối nói hay cùng. -Nói gần nói xa chẳng qua nói thật. Bài 3: Tự trọng là gì? ( coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình) Cho nhiều hs nhắc lại. BàI 4: gạch dưới danh từ có trong câu sau: Mấy ngày nay ,ở khắp xóm mình và khắp xã mình đang có phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục thiên tai. Bài 5( K-G): Tìm - 5 danh từ chỉ vật: - 5 danh từ chỉ hiên tượng 3.Củng cố dặn dò Nhận xét tiết học _______________________________________________________________________ Thể dục Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. Trò chơi : Bỏ khăn I. MỤC TIÊU: -Biết cách đi thường theo nhịp chuyển hướng phải trái . -Biết cách chơi và tham gia trò chơi. * Giảm tải : Có thể không dạy quay sau . Thay đi đều , vòng phải , vòng trái , đứng lại bằng đi thường theo nhịp chuyển hướng phải trái . II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - 1 còi, 2 chiếc khăn tay. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Phần mở đầu( 7) - Tập hợp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục . - Chơi trò chơi "Làm theo hiệu lệnh". - GV nhận xét. 2. Phần cơ bản: (20) HĐ1: Ôn đội hình đội ngũ. -Ôn đi thường theo nhịp chuyển hướng phải trái . - GV điều khiển tập lần 1. - GV chia tổ luyện tập.Tổ trưởng điều khiển tập - GV theo dõi, nhận xét. - Tập hợp lớp, cho từng tổ lên trình diễn. - GV theo dõi nhận xét., sữa chữa sai sót. Biểu dương các tổ thi đua tập tốt. HĐ2: Trò chơi "Bỏ khăn" - GV tập hợp đội hình chơi, nêu tên, giải thích lại cách chơi và luật chơi . - GV quan sát, nhận xét, biểu dương HS chơi nhiệt tình, không phạm luật. 3. Phần kết thúc: (8) - GV cho lớp vừa hát vừa vỗ tay. - Gv hệ thống lại bài.. - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. ____________________________________________ __________________________________________ Địa lí Trung du Bắc Bộ I. MỤC TIÊU: -Nêu được một số dặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ: Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp. - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ.: + Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du. + Trồng rừng được đẩy mạnh . -Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi , ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi. -*)HS khá, giỏi: Nêu được quy trình chế biến chè. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - BĐ địa lí tự nhiên , BĐ hành chính Việt Nam. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Bài cũ:(3') - GV vẽ sơ đồ lên bảng yêu cầu viết về các nội dung đã học về Hoàng Liên Sơn. - GV nhận xét cho điểm. 2..Bài mới: Giới thiệu bài. * HĐ1: (10') Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải. GV yêu cầu HS q/s tranh và trả lời câu hỏi: - Vùng trung du là vùng núi, đồi hay đồng bằng?( nằm giữa miền núi và đồng bằng) - Em có nhận xét gì về đỉnh, sườn đồi và cách sắp xếp các đồi của vùng trung du?( đỉnh tròn. Sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp) -Hãy nêu những nét riêng biệt cỉa vùng trung du Bắc Bộ? - GV nhận xét kết luậnvà chỉ trên bản đồ hành chính Việt Nam treo tường các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang- những tỉnh có vùng đồi trung du. HĐ2: ( 10') Chè và cây ăn quả ở vùng trung du GV hỏi: Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên như trên theo em vùng trung du sẽ phù hợp trồng các loaị cây nào? ( cây ăn quả, cây công nghiệp). -H1,H2 cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên, Bắc Giang? (chè Thái Nguyên, vải Bắc Giang) - GV nhận xét- kết luận. *HĐ3: (10') Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp. GV cho HS quan sát tranh, ảnh đồi trọc. Hỏi: Hiện nay ở cac vùng trung du có các hiện tượng gì xẩy ra? ( đất trống, đồi trọc). - Theo em, hiện tượng đất trống, đồi trọc sẽ gây ra hậu quả như thế nào? -Để khắc phục tình trạng này,người dân nơi đay đã trồng những loại cây gì?( cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả) - GV nhận xét, kết luận Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. III. Củng cố, dặn dò: ( 2) Nhận xét giờ học. ________________________________________ Kĩ thuật Khâu thường( tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết được cách cầm vải, lên kim, xuống kim khi khâu. - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. - HS khéo tay : Khâu được các mũi khâu thường . Các mũi khâu tương đối đều nhau . Đường khâu ít bị dúm. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Một số mẫu - Len khác màu - Kim khâu len, thước kéo, phấn vạch. III. HOẠT ĐỘNG- DẠY- HỌC: 1, Giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học. 2) Bài mới: (30') HĐ 1: (25) Học sinh thực hành khâu thường. GV gọi HS nhắc lại về kĩ thuật khâu thường. -Nhận xét thao tác của HS và sử dụng tranh quy trình để nhắc lại kĩ thuật khâu mũi thường theo các bước: -Bước 1; Vạch dấu đường khâu. - Bước 2: Khâu các mũi khâu theo đường vạch dấu. GV nhắc lại và hướng dẫn thêm cách kết thúc đường khâu - HS thực hành khâu mũi thường trên vải - GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng. HĐ 2: (5') Đánh giá kết quả học tập của HS. GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. GV nêu các tỉêu chuẩn đánh giá sản phẩm. 3. Củng cố, dặn dò:(5') - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị cho tiết học sau. Lịch sử Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc I. MỤC TIÊU : - Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta: từ năm 179TCN đến năm 938. - Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc( một vài điẻm chính sơ giản về việc nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý, đi lao dịch cưỡng bức theo phong tục của người Hán): + Nhân dân ta phải cống nạp sản vật quý. + Bọn đô hộ đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta , bắt nhân dân ta phải học chữ Hán, sống theo phong tục của người Hán. *)HS khá, giỏi: Nhân dân ta không chịu làm nô lệ , liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược , giữ gìn nền độc lập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: VBT III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1. Bài cũ: ( 5') Trả lời câu hỏi 2 trong SGK. - GV nhận xét chung. 2.Dạy bài mới: (3') Giới thiệu bài. HĐ1: ( 10') Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân. -GV hỏi: Sau khi thôn tính được nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức, bóc lột nào?( nước Âu Lạc chia thành quận, huyện, bắt dân ta phải lên rừng săn voi, tê giác ,bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán,..) -Tìm sự khác biệt về tình hình nước ta: về chủ quyền, về kinh tế, về văn hoá trước và sau khi bị các triều đại p/k phương Bắc đô hộ? - GV kết luận. Thời gian Các mặt Trước năm 179 TCN Từ năm 179 TCN đến năm 938 Chủ quyền Là một nước độc lập Trở thành quận, huyện của phong kiến phương Bắc. Kinh tế độc lập và tự chủ bị phụ thuộc Văn hóa Có phong tục, tập quán riêng Phải theo phong tục người Hán, nhưng nhân dân ta vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc. HĐ2: (15') Các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. - GV phát phiếu học tập và nêu yêu cầu đọc Sgk và điền các thông tin về các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc vào bảng thống kê. - GV nhận xét, điền kết quả lên bảng. - GV đưa ra bảng thống kê ( có ghi thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa, cột ghi các cuộc khởi nghĩa bỏ trống ) Thời gian Các cuộc khởi nghĩa Năm 40 Năm 248 Năm 542 Năm 550 Năm 722 Năm 766 Năm 905 Năm 931 Năm 938 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng Khởi nghĩa Bà Triệu Khởi nghĩa Lí Bí Khởi nghĩa Triệu Quang Phục Khởi nghĩa Mai Thúc Loan Khởi nghĩa Phùng Hưng Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ Chiến Thắng Bạch Đằng Chiều Luyện Tiếng Việt Luyện : cốt truyện I. MỤC TIÊU -Củng cố thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện . - Kể lại được câu chuyện (HS TB- Y kể lại được một cách đơn giản..) II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Giới thiệu bài (3’) 2.Hướng dẫn HS luyện tập ( 30 ' ) GV ghi đề bài, 3-4 HS đọc yêu cầu bài tập Đề bài : Hãy sắp xếp các sự việc chính sau đây thành cốt truyện Hai anh em a.Người anh nghĩ : " Em ta sống một mình vất vả ", liền lấy đống lúa của mình bỏ thêm vào phần của em b.Sáng hôm sau, họ rất đỗi ngạc nhiên khi thấy hai đống lúa vẫn bằng nhau c. Người em nghĩ : " Anh mình còn phải nuôi vợ con " nên lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của người anh d, Có hai anh em cày chung một đám ruộng. Đến mùa thu hoạch, họ gặt lúa và chất thành hai đống bằng nhau e, Hai anh em tìm hiểu xem vì sao có sự kì lạ đó và học xúc động ôm chầm lấy nhau - GV hướng dẫn HS làm bài ( thứ tự đúng là d, a, c, b,e ) - HS kể lại câu chuyện Hai anh em. GV nhận xét 4.Củng cố dặn dò (2’) - GV khen ngợi những em có bài văn hay _______________________________________________ Giáo dục kĩ năng sống BÀI 2: Động viên chăm sóc I. MỤC TIÊU - HS biết cách quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh. - Biết cách chăm sóc những người thân trong gia đình. - Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng hợp tác theo nhóm. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : *HĐ1: Giới thiệu nội dung bài *HĐ2: Động viên a) Tầm quan trọng của động viên - Gọi 2 HS đọc to truyện Chú ếch điếc. - Cả lớp đọc thầm ở SGK. - Thảo luận : Theo em, vì sao cần có những lời động viên trong cuộc sống ? (Cần có những lời động viên trong cuộc sống để giúp cho chúng ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống.) Em cần động viên người khác khi nào ? ( Em cần động viên người khác khi người đó gặp khó khăn trong cuộc sống.) - Hướng dẫn HS làm bài tập vào vở trang 9 . - HS làm bài vào vở - GV theo dõi, giúp HS chốt lời giải đúng: Nối lời động viên với những hình ảnh phù hợp : ý 1 với tranh 4 ; ý 2 với tranh 5 ; ý 3 với tranh 1 ; ý 4 với tranh 2 ; ý 5 với tranh 3. b) Động viên như thế nào ? - Hướng dẫn HS làm bài tập trang 10. - Sau khi HS làm xong, GV chữa bài, giúp HS chốt lời giải đúng : 1. Em cần người khác động viên khi : Em lo lắng, em đạt kết quả không như mong muốn, em bị ốm. 2. Em từng động viên ai chưa ? Em đã từng động viên......Em đã động viên..... - Hướng dẫn HS xử lí tình huống TH1 : Cuối tuần Bi sẽ tham gia cuộc thi chạy ở trường. Bi chạy nhanh nhưng Bi vẫn rất lo lắng vì sợ mình sẽ thua. Em là bạn thân của Bi, em động viên Bi như thế nào ? Em sẽ nói với Bi rằng..... TH2 : Em bị điểm 5 môn toán nên em rất buồn, em muốn người khác động viên em như thế nào ? Em muốn người khác nói với em rằng..... - Hướng dẫn thực hành một số cử chỉ thể hiện sự động viên : Đập tay, vỗ vai, giơ ngón tay cái, vỗ tay. *HĐ3: Chăm sóc người thân - Hướng dẫn HS thảo luận : Em chăm sóc người ốm như thế nào ? TH 1 : Mẹ của Bi bị sốt , người mẹ rất nóng và mẹ rất mệt. Bi đã gọi bác sĩ nhưng trong lúc chờ bác sĩ Bi chưa biết làm gì để chăm sóc mẹ. Em nói cho Bi biết Bi phải làm gì đây ? ...... TH2 : Bi đang học bài thì em bé khóc. Mẹ thì đi chợ chưa về. Bi không biết làm gì để em bé đỡ khóc. Em giúp Bi nhé..... - HD HS làm bài tập trang 12 vào vở : bạn hãy đoán xem các bạn trong ảnh đang làm gì để chăm sóc người thân. Tranh 1 : Mẹ đang hướng dẫn giúp con khó khăn trong học tập. Tranh 2 : Anh đang giúp em chơi trò chơi. Tranh 3 : mẹ ốm, bé đang bóp chân cho mẹ. Tranh 4 : Nam đang đấm lưng cho bố Bài học : Gia đình, bạn bè là món quà quý giá nhất mà cuộc đời đã dành tặng mỗi chúng ta. Vì vậy, hãy dành thật nhiều thời gian ở bên cạnh quan tâm, chăm sóc và yêu thương những người thân yêu của mình. *HĐ4: Luyện tập Hướng dẫn HS Chơi với em. Khi bố mẹ đi làm về, hãy nói mời bố (mẹ) một cốc nước. Hãy nói với mẹ một lời động viên. III.CỦNG CỐ : - Kể tên một số việc làm thể hiệnđộng viên chăm sóc người thân ? - Vì sao em phải động viên chăm sóc người thân ? - Em thường động viên chăm sóc người thân khi nào ? - GV nhận xét đánh giá giờ học. - Dặn dò : Áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống tốt. _____________________________________________ Tự học (Luyện chữ) Bài viết: Gà Trống và Cáo I. MỤC TIÊU: Giúp HS viết đúng , đẹp bài thơ Gà Trống và Cáo ( từ đầu chắc loan tin này). Biết cách trình bày bài viết và viết đúng các từ khó trong bài : vắt vẻo, đon đả, lõi đời Rèn thêm chữ viết cho HS.. II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Hướng dẫn HS viết bài GV cho HS đọc lại bài thơ . Tìm chữ khó viết trong bài và chú ý cách trình bày bài thơ.. GV hướng dẫn HS cách trình bày bài thơ lục bát 2. HS viết bài: GV đọc từng câu cho HS viết. Lưu ý : tư thế ngồi viết, cách đặt vở, cầm bút, đảm bảo thời gian. Viết xong GV đọc cho HS khảo lại bài. GV chấm bài một số em và nhận xét chữ viết của HS . Gv tuyên dương những HS viết chữ đẹp, trình bày sạch sẽ.( Đưa cho cả lớp cùng xem) Nhắc nhở những HS viết chưa đẹp về nhà luyện viết thêm. III. CỦNG CỐ –DẶN DÒ : ( 5”) GV nhận xét tiết học. _________________________________________________________________________ Khoa học Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn? I. MỤC TIÊU: - Biết đươc cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật. - Nêu được ích lợi của muối i - ốt (giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ), nêu được tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây bệnh huyết áp cao). II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Phóng to các hình minh hoạ 20, 21 Sgk III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Bài cũ:(5') HS theo N4 trả lời câu hỏi : Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật? Tại sao nên ăn nhiều cá? - GV nhận xét. 2. Bài mới: Giới thiệu, ghi mục bài Hoạt động1( 10') Trò chơi: Kể tên các món rán hay xào GV chia lớp thành 2 đội số lượng như nhau. HS các đội lần lượt nối tiếp nhau lên ghi tên các món rán hay xào. ( mỗi HS viết 1 món) GVnhận xét và hỏi: Gia đình em thường rán, xào bằng dầu thực vật hay mỡ động vật? Hoạt đông 2 ( 10') cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật GV yêu cầu học sinh quan sát hình 20 Sgk và đọc các món ăn trên bảng và trả lời: ? Món nào vừa chứa chất béo động vật vừa thực vật? Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và thực vật? ( ..để đảm bảo cung cấp đủ các loại chất béo cho cơ thể) - GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết. Hoạt động 3:(10') Thảo luận về ích lợi của muối i-ốt và tác hại của ăn mặn . Y/cầu HS nêu lợi ích của việc dùng muối i-ốt. (Khi thiếu i- ốt, tuyến giáp phải tăng cường hoạt động vì vậy dễ gây ra u tuyến giáp... - GV đọc phần 2 mục Bạn cần biết. Muối i- ốt rất quan trọng nhưng nếu ăn mặn thì có tác hại gì? ( bệnh huyết áp cao) - GV kết luận. 3. Củng cố - dặn dò(4') HS nhắc lại phần ghi nhớ và báo cáo về sự tiếp thu về kiến thức kĩ năng của bài học , sự hợp tác và thái độ học tập của các thành viên trong nhóm. Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn trong cuộc sống hằng ngày. Chuẩn bị bài sau. _______________________________________________ Giáo dục kĩ năng sống THÁI ĐỘ KHI LẮNG NGHE (T2) I. MỤC TIÊU : - Biết đồng cảm với người nói khi lắng nghe. - HS có y thức đồng cảm với người nói. - Giáo dục cho HS kĩ năng giao tiếp; kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng hợp tác theo nhóm. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : *HĐ1: Giới thiệu nội dung bài *HĐ2: Lắng nghe đồng cảm a) Cấp độ lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi:Theo em, lắng nghe để làm gì? - Hướng dẫn HS làm bài tập thực hành: 1. Lắng nghe để làm gì ? (Lắng nghe để thấu hiểu người nói.) 2. Bước vào thế kỉ XXI, liên hợp quốc đã gửi tới thế giới 6 thông điệp quan trọng đó là: - Tôn trọng mọi sự sống. - Từ bỏ bạo lực. - Chia sẻ với mọi người. - Lắng nghe để thấu hiểu. - Bảo vệ hành tinh. - Tìm lại sự đoàn kết. * Rút ra bài học ở VBT trang 5 ( 2 - 3 HS đọc lại) b) Thể hiện đồng cảm. - HS đọc truyện trang 6,7 - Mẹ đi làm về mệt Bi đã làm những việc gì? ( Bi hỏi han mẹ, bóp đầu cho mẹ, hứa sẽ làm việc nhà để giúp đỡ mẹ.) - Rút ra bài học: Lắng nghe đồng cảm là chủ động lắng nghe với thái độ tích cực, nhiệt tình. Chờ bạn nói xong thì em mới nói. Nhắc lại từ quan trọng và hỏi lại để hiểu rõ hơn tâm tư của bạn. - HD HS thực hành theo nhóm đôi cùng bàn: Em hỏi bạn thân của em về khó khăn mà bạn đang gặp phải và em lắng nghe đồng cảm khi bạn nói. * Luyện tập: Em thể hiện lắng nghe đồng cảm với những người thân trong gia đình. Sau khi lắng nghe, em đã hiểu hơn nững khó khăn, vất vả của bố mẹ. Hãy ghi lại cảm nhận của em. - HS tự làm bài vào vở thực hành trang 7. - GV theo dõi, kiểm tra. *Củng cố, dặn dò: - Thế nào là lắng nghe đồng cả
File đính kèm:
giao_an_tong_hop_lop_4_tuan_5_nam_hoc_2020_2021.doc