Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2015-2016 (Bản đẹp)

Tiết 5: Khoa học

Tiết 62: ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?

I. Mục tiêu: Sau bài học, hs biết:

 - Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật.

 - Nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.

GDKNS: - Kĩ năng làm việc nhóm

 - Kĩ năng quan sát so sánh và phán đoán các khả năng xảy ra với động vật khi được nội trong các điều kiện khác nhau.

II. Đồ dựng:

 - Bảng phụ

III. Các hoạt động day- học

 1, Kiểm tra bài cũ : - Nêu quá trình trao đổi chất ở thực vật?

 2, bài mới :

 Hoạt động của GV Hoạt động của HS

* Giới thiệu bài :

* Dạy bài mới :

1) Cách tiến hành thí nghiệm động vật cần gì để sống.

+ Cây cần gì để sống?

+ Động vật cần gì để sống - Làm thí nghiệm

- HS đọc mục quan sát và xác định điều kiện sống của 5 con chuột trong thí nghiệm.

+ Nêu diều kiện sống của từng con?

Không khí, ánh sáng, nước, các chất khoáng

Trả lời

 

doc25 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2015-2016 (Bản đẹp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HS
- Viết : rong chơi, gia đình, dong dỏng, tham gia, ra chơi,...
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết nháp, trao đổi, bổ sung.
- GV nx chung.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài. 
b. Hướng dẫn hs nghe- viết.
- Đọc bài chính tả:
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
? Loài chim nói về điều gì?
* GD ý thức yêu quý, BVMT thiên nhiên và c/sống con người.
- Loài chim nói về những cánh đồng mùa nối mùa với những con người say mê lao động, về những thành phố hiện đại, những công trình truỷ điện.
? Tìm và viết từ khó?
- 1,2 hs tìm, lớp viết nháp, 1 số hs lên bảng viết.
- VD: lắng nghe, bận rộn, say mê, rừng sâu, ngỡ ngàng, thanh khiết,...
- GV đọc bài:
- HS viết bài vào vở.
- GV đọc bài:
- HS soát lỗi.
- GV thu bài nhận xét:
- HS đổi chéo soát lỗi.
- GV cùng hs nx chung.
c. Bài tập.
Bài 2a.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài vào nháp:
- Cả lớp làm bài, 1 số hs lên bảng.
- GV cùng hs nx, chữa bài:
- Nêu miệng: VD: 
+ là, lạch, lãi, làm, lãm, lảng, lảnh, lãnh, làu, lảu, lảu, lí, lĩ, lị, liệng, lìm, lủng, luôn, lượng,..
+ này, nãy, nằm, nắn, nấng, nấu, nơm, nuột, nước, nượp, nến, nống, nơm, 
Bài 3a.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào vở:
- 1 số HS làm bài vào phiếu.
- Trình bày:
- GV cùng hs nx, chữa bài.
- Nêu miệng, dán phiếu, lớp nx chữa bài.
 Núi Băng trôi, lớn nhất, nam cực, năm 1956, núi băng này.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, ghi nhớ các từ để viết đúng.
- Chuẩn bị bài sau
================================================
Tiết 4: Luyện từ và câu
Tiết 61 : THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I. Mục đích, yêu cầu:
- Hiểu được thế nào là trạng ngữ (ND ghi nhớ).
- Nhận diện được trạng ngữ trong câu (BT1, mục III), bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất một câu có sử dụng trạng ngữ (BT 2).
II. Đồ dùng dạy học : 
* GV: -Bảng phụ viết sẵn BT1
* HS: SGK, vở CT, giấy nháp.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của HS
? Câu cảm dùng khi nào? Nêu ví dụ?
- 2 HS nêu, lớp nx, bổ sung.
- GV nx chung.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Phần nhận xét.
- Đọc các yêu cầu bài:
- 3 HS đọc nối tiếp.
- Nêu lần lượt từng câu:
- Câu b có thêm bộ phận được in nghiêng.
- Đặt câu cho phần in nghiêng:
- Vì sao (Nhờ đâu/ Khi nào) I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
- Tác dụng của phần in nghiêng?
- Nêu nguyên nhân, và thời gian xảy ra sự việc nói ở CN và VN.
c. Phần ghi nhớ:
- 3,4 HS đọc.
d. Phần luyện tập.
Bài 1.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài vào nháp:
- Cả lớp, 3 HS lên xác định ở câu trên bảng.
- Trình bày:
- HS nêu miệng, và nhận xét bài bảng, bổ sung. 
- GV nx chốt bài đúng:
a. Ngày xưa,...
b. Trong vườn,...
c. Từ tờ mờ sáng,...
Bài 2.
- HS đọc yêu cầu bài.
- GV nhắc lại yêu cầu bài,
- Lớp làm bài vào vở.
- Nêu miệng:
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
-GV nx chung.
-VD: Tối thứ sáu tuần trước, mẹ bảo em: Sáng mai, cả nhà mình về quê thăm ông bà. Con đi ngủ sớm đi. Đúng 6 giờ sáng mai mẹ sẽ đánh thức con dậy đấy.
4. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học, 
- Chuẩn bị bài sau: Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
==============================================
Tiết 5: Khoa học
Tiết 62: ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
I. Mục tiêu: Sau bài học, hs biết:
	- Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật.
	- Nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.
GDKNS: - Kĩ năng làm việc nhóm	
	 - Kĩ năng quan sát so sánh và phán đoán các khả năng xảy ra với động vật khi được nội trong các điều kiện khác nhau.
II. Đồ dựng:
 - Bảng phụ
III. Các hoạt động day- học 
 1, Kiểm tra bài cũ : - Nêu quá trình trao đổi chất ở thực vật?
 2, bài mới : 
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Giới thiệu bài :
* Dạy bài mới :	
1) Cách tiến hành thí nghiệm động vật cần gì để sống.
+ Cây cần gì để sống? 
+ Động vật cần gì để sống - Làm thí nghiệm 
- HS đọc mục quan sát và xác định điều kiện sống của 5 con chuột trong thí nghiệm.
+ Nêu diều kiện sống của từng con? 
Không khí, ánh sáng, nước, các chất khoáng 
Trả lời 
Chuột sống ở hộp
Điều kiện được cung cấp
Điều kiện thiếu
1
ánh sáng, nước, không khí.
Thức ăn
2
ánh sáng, không khí, thức ăn.
Nước
3
ánh sáng, nước, không khí, thức ăn
4
ánh sáng, nước, thức ăn
Không khí
5
Nước, không khí, thức ăn
ánh sáng.
2) Dự đoán kết quả thí nghiệm
- HS thảo luận nhóm 2 CH SGK 
+ Con chuột nào chết trước? Tại sao? 
Đại diện các nhóm trình bày 
GV cùng HS nhận xét chốt ý đúng 
- Con 1: Chết sau con ở hình 2 và 4.
- Con 2: Chết sau con hình 4.
Con 3: Sống bình thường.
- Con 4: Chết trước tiên.
- Con 5: Sống không khoẻ mạnh
+ Câu 2 SGK 
* KL : Như mục bạn cần biết 
3. Củng cố – Dặn dò 
 Tìm hiểu về các con vật và các thức ăn của chúng 
Thảo luận nhóm 
Trả lời 
Trả lời 
==============================================================
Ngày soạn: 4/ 4/ 2016
Ngày giảng: Thứ tư ngày 6/4/ 2016 
Tiết 1: Toán
Tiết 153: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN ( tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- So sánh được các số có đến sáu chữ số 
- Biết sắp xếp bốn số tự nhiện theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
II. Đồ dùng dạy học : 
* GV: Bảng phụ 
* HS: SGK, nháp.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của HS
? Đọc các số: 134 567; 87 934 956
- 2 hs đọc, lớp nx trao đổi về cấu tạo số.
-Gv nx chung.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài
b. Bài tập
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài.
- Làm bảng con:
- Cả lớp làm, 1 số học sinh lên bảng làm .
- GV cùng hs nx, chữa từng bài và trao đổi cách so sánh 2 số tự nhiên:
 989 < 1321 34 579 < 34 601
27 105 > 7 985 150 482 > 150 459
Bài 2.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Lớp làm bài vào nháp:
- GV cùng hs nx, chữa bài.
Bài 3.
- Làm bài vào vở.
- GV cùng hs nx, chữa bài.
- Lớp đổi chéo nháp chấm bài, 2 hs lên bảng chữa bài.
a. 999; 7426; 7624; 7642
b. 1853; 3158; 3190; 3518.
- HS đọc yêu cầu bài.
a.10 261; 1590; 1 567; 897
b. 4270; 2518; 2490; 2476.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về số tự nhiên (tiếp).
===============================================
Tiết 2: Tập đọc
Tiết 62: CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương (trả lời câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học : 
* GV: tranh minh họa, SGK.
 * HS: SGK, vở ghi bài.	
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của HS
? Đọc bài Ăng- co Vát, trả lời câu hỏi nội dung?
- 2 HS đọc, lớp nx.
- GV nx chung.
3. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- Đọc toàn bài:
- 1 HS khá đọc.
- Chia đoạn:
- 2 đoạn: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
- Đọc nối tiếp : 2lần
- 2HS đọc/ 1lần.
+ Đọc nối tiếp lần 1: Kết hợp sửa phát âm:
- 2 HS đọc
+ Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. Lộc vừng 
- 2 HS khác đọc.
-1 loại cây cảnh, hoa hồng nhạt, cánh là 
những tua mềm.
- Đọc theo cặp:
- Từng cặp đọc bài.
- Đọc toàn bài:
- 1 HS đọc
- Gv nx đọc đúng và đọc mẫu:
- HS nghe.
b. Tìm hiểu bài.
- Đọc thầm đoạn 1 trao đổi và trả lời
- Theo cặp bàn
? Chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?
- Bốn cái cánh mỏng như cái giấy bóng. Hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.
? Em thích hình ảnh so sánh nào vì sao?
- HS lần lượt nêu: ...
? Đoạn 1 cho em biết điều gì?
-Ý 1: Miêu tả vẻ đẹp về hình dáng và màu sắc của chú chuồn chuồn nước.
? Cách miêu tả của chú chuồn nước có gì hay?
- Tác giả tả đúng cách bay vọt lên bất ngờ của chú và theo cánh bay của chú, cảnh đẹp của đất nước lần lượt hiện ra.
? Tình yêu quê hương đất nước của tg thể hiện qua những câu thơ nào?
- Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng; luỹ tre xanh rì rào trong gió, bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh; rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi, trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.
? Đoạn 2 cho em biết điều gì?
- Ý 2: Tình yêu quê hương đất nước của tác giả.
? Bài văn nói lên điều gì?
- Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương.
c. Đọc diễn cảm.
- Đọc nối tiếp bài:
- 2 hs đọc.
- Lớp nx, nêu giọng đọc:
- Giọng nhẹ nhàng, hơi ngạc nhiên, nhấn giọng: đẹp làm sao, lấp lánh, long lanh, rung rung, phân vân, mênh mông, lặng sóng, đọc đúng những câu cảm ( Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao.)
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 1:
+ GV đọc mẫu:
- HS nêu cách đọc và luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc:
- Cá nhân, cặp.
- GV cùng hs nx, tuyên dương hs đọc tốt.
4. Củng cố, dặn dò.
-Nhận xét tiết học, Chuẩn bị bài sau: Vương quốc vắng nụ cười.
================================================
Tiết 3: Âm nhạc
(GV nhóm 2)
=================================================
Tiết 4: Kể chuyện
Tiết 31: ÔN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm
- Hiểu ND chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về ND, ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện).
II. Đồ dùng dạy hoc: 
	* GV: Bảng phụ viết dàn ý bài kể chuyện.
	* HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động của HS
? Kể lại một câu chuyện em đã được nghe được đọc về du lịch hay thám hiểm?
- 2,3 HS kể nối tiếp, nêu ý nghĩa.
- GV cùng hs nx.
3. Bài mới.
a. HD hs tìm hiểu yêu cầu bài.
- GV viết đề bài lên bảng:
- 1 Hs đọc đề bài.
- GV hỏi để học sinh gạch chân những từ quan trọng:
* Đề bài: Luyện kể lại một câu chuyện em đã được nghe được đọc về du lịch hay thám hiểm.
- Đọc 2 gợi ý :
- 2 Hs đọc nối tiếp.
? Giới thiệu tên câu chuyện định kể?
- Hs lần lượt giới thiệu.
- Dàn ý bài kể chuyện:
- Hs đọc.
+ Giới thiệu tên câu chuyện, nhân vật; Mở đầu, diễn biến, kết thúc câu chuyện.
- HS trao đổi với các bạn nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
b. Hs kể và trao đổi nội dung câu chuyện:
- Cho HS kể chuyện theo nhóm đôi.
- Từng cặp hs kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.
- GV dán tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện: Nội dung, cách kể, cách dùng từ:
- Hs đọc tiêu chuẩn đánh giá.
- Cho HS thi kể
- Nhiều học sinh kể
- GV cùng hs nx. Tuyên dương HS kể tốt.
4.Củng cố, dặn dò: 
 Nhận xét tiết học, kể lại cho người thân nghe câu chuyện em đã kể.
=========================================
Tiết 5: Mĩ thuật
(GV nhóm 2)
==============================================================
Ngày soạn: 5/ 4/ 2016
Ngày giảng: Thứ năm ngày 7/4/ 2016 
Tiết 1: Thể dục
Tiết 62: CÁCH CẦM BÓNG 150G, TƯ THẾ ĐỨNG CHUẨN BỊ - NGẮM ĐÍCH NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH - Trò chơi"Con sâu đo".
I – Mục tiêu:
- Thực hiện cơ bản đúng cách cầm bóng 150g, tư thế đứng chuẩn bị-ngắm đích-ném bóng (không có bóng và có bóng).
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi 
II - Địa điểm, phương tiện:
- Trên sân trường. Dọn vệ sinh sạch.
- Phương tiện: 2 quả bóng 150g, mỗi HS chuẩn bị 1 dây nhảy và 1 quả cầu.
III – Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung và yêu cầu
Định lượng
Phương pháp tổ chức dạy học
1- Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Khởi động xoay các khớp.
- Giậm chân tại chỗ.
2 – Phần cơ bản
a) Môn tự chọn ( Đá cầu )
- Ôn tâng cầu bằng đùi.
- Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 – 3 người.
 GV nêu tên các động tác tập mẫu hướng dẫn kỹ thuật động tác, HS quan sát tập theo bắt chước. Chia tổ tập theo khu vực sân. GV đi quan sát nhắc nhở HS tập luyện sửa tư thế động tác sai cho HS các tổ.
b) Trò chơi vận động.
 Trò chơi “ Con sâu đo ”. GV nêu tên trò chơi, chia đội, nhắc lại cách chơi, luật chơi, tổ chức cho lớp chơi. GV điều khiển quan sát nhận xét
3 – Phần kết thúc
- Lớp tập một số động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- GV nhận xét giờ học giao bài tập về nhà.
4-5
20-25
 4-5
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 * * * * * * * 
 GV
GV có thể chia tổ tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng hoạc GV hay cán sự lớp 
 * * * 
 * * * * * * 
 HS 
 XP Đích
 * * * 
 GV
 * * *
 XP Đích
 * * * * * * *
 * * * * * * * 
 GV
===========================================
Tiết 2: Toán
Tiết 154: ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN ( tiếp theo)
I. Mục tiêu:
 Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
II. Đồ dùng dạy học : 
* GV: Bảng phụ
* HS: SGK, vở Toán, giấy nháp.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của HS
- Chữa bài 5b,c / 161.
- GV cùng hs nx, chữa bài.
- 2 HS lên bảng chữa bài, lớp nx.
b. Các số lớn hơn 57 và nhỏ hơn 62 là: 58; 59; 60; 61.
Trong các số trên có 59; 61 là số lẻ
Vậy x = 59 hoặc x = 61.
c. Số tròn chục lớn hơn 57 và bé hơn 62 là 60; Vậy x là 60.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài tập.
Bài 1. Nêu miệng.
- HS đọc đề bài, trả lời.
- GV ghi các số lên bảng:
- GV cùng hs nx, trao đổi, nêu dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9;...
a. +Số chia hết cho 2: 7362; 2640; 4136; 
+ Số chia hết cho 5: 605; 2640; 
( Bài còn lại làm tương tự)
- Dấu hiệu chia hết cho 2; 5 xét chữ số tận cùng.
- Dấu hiệu chia hết cho 3;9; xét tổng các chữ số của số đã cho.
Bài 2. Làm bài vào vở
- HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp làm bài vào vở 2 hs lên bảng chữa .
- GV cùng hs nx, chữa bài, 
a. 252; 552; 852. b. 108; 198;
c. 920; d. 255.
Bài 3.Tổ chức hs trao đổi cách làm bài:
- GV cùng hs nx, chữa bài.
- HS làm bài vào nháp, nêu miệng, 1 Hs lên bảng chữa bài.
+ x chia hết cho 5 nên x có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5; x là số lẻ, vậy x có chữ số tận cùng là 5.
Vì 23 < x < 31 nên x là 25.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên.
===========================================
Tiết 3: Tập làm văn
Tiết 61: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT
I. Mục đích, yêu cầu:
 Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn (Bt 1, 2) quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp (BT 3).
II. Đồ dùng dạy học : 
* GV: Ảnh con mèo, con ngựa
* HS: SGK, vở toán, nháp.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của HS
? Tại sao phải khai báo tạm vắng tạm trú?
- 2 HS nêu, lớp nx,
- GV nx chung.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài: 
b. Bài tập.
Bài 1,2.
- HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài.
- Đọc nội dung đoạn văn sgk.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Tổ chức hs trao đổi theo cặp BT 2.
- Từng cặp trao đổi và ghi vào nháp.
- Trình bày:
- Một số nhóm nêu miệng, cử 1 nhóm làm thư kí ghi bảng.
- GV cùng hs nx, chốt ý đúng:
Các bộ phận
- Hai tai
- Hai lỗ mũi
- Hai hàm răng
- Bờm
- Ngực
- Bốn chân
- Cái duôi
Từ ngữ miêu tả
- To, dựng đứng trên cái đầu đẹp.
- ươn ướt, động đậy hoài
- trắng muốt
- được cắt rất phẳng
- nở
- khi đứng cũng cứ dậm lộp cộp trên đất.
- Dài, ve vẩy hết sang phải lại sang trái.
Bài 3. 
- HS đọc nội dung.
- GV treo một số ảnh con vật:
- HS nêu tên con vật em chọn để q sát.
- Đọc 2 VD sgk.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc.
? Viết lại những từ ngữ miêu tả theo 2 cột như BT2:
- Lớp làm bài vào vở.
- Trình bày:
- Lần lượt hs nêu miệng, lớp nx.
- GV nx chung, tuyên dương hs có bài viết tốt.
4. Củng cố, dặn dò. 
- Nhận xét tiết học.
Tiết 4: Luyện từ và câu
Tiết 62: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (trả lời các CH Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ? - ND ghi nhớ)
 - Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu (BT 1, mục III), bước đầu biết thêm trạng ngữ cho trước vào chỗ thích hợp trong đoạn văn a hoặc đoạn văn b ở BT 2
II. Đồ dùng dạy học : 
* GV: Bảng phụ ghi 2 câu phần nhận xét.
* HS: SGK, vở ghi bài.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của HS
? Đọc đoạn văn kể một chuyến đi chơi xa có dùng trạng ngữ?
- 2 HS đọc, lớp nx,
- GV nx chung.
3. Bài mới.
a. Giơí thiệu bài.
b. Phần nhận xét.
- Đọc nội dung bài tập 1,2.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc.
? Tìm CN và CN trong các câu trên:
? Tìm trạng ngữ và cho biết trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
- HS suy nghĩ và nêu miệng, 2 hs lên bảng gạch câu trên bảng. Lớp nx, bổ sung, trao đổi.
- Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa nới chốn cho câu:
a. Trước nhà, mấy cây hoa giấy// nở tưng bừng.
b. Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô đổ vào, ...
- Đặt câu hỏi cho các trạng ngữ tìm được?
? Mấy cây hoa giấy nở tưng bừng ở đâu?
Hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi ở đâu?
c. Phần ghi nhớ:
- 3,4 HS đọc, nêu ví dụ minh hoạ.
d. Phần luyện tập:
Bài 1.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Suy nghĩ và nêu miệng:
- HS nêu, 3 hs lên bảng gạch chân trạng ngữ. 
- GV cùng hs nx, chữa bài:
- Trước rạp, ....
- Trên bờ,...
- Dưới những mái nhà ẩm ướt,...
Bài 2.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài vào nháp:
- Cả lớp làm.
- Trình bày:
- Lần lượt nêu miệng, lớp nx.
- GV nx chung, chốt ý đúng:
- ở nhà,...
- ở lớp,...
- Ngoài vườn,....
Bài 3.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở:
- Cả lớp làm bài.
- Trình bày:
- Lần lượt hs nêu từng câu, lớp nx.
- GV nx, chốt ý đúng.
VD: Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập.
- Trong nhà, em bé đang ngủ say.
- Trên đường đến trường, em gặp nhiều người.
- ë bên kia sườn núi, hoa nở trắng cả một vùng trời.
4. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu.
==========================================
Tiết 5: Lịch sử
Tiết 31: NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP
I Mục tiêu : 
- Nắm được đôi nét về sự thành lập của Nhà Nguyễn :
+ Sau khi Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó Nguyễn Aùnh đã huy động lực lượng tấn công Nhà Tây Sơn. Năm 1802, triều Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Aùnh lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân –Huế.
- Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị :
+ Các vua nhà nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình điều hành những việc hệ trọng trong nước.
+ Tăng cường lực lượng quân đội (với nhiều thứ quân, các nơi đều có thành trì vững chắc)
+ Ban hành bộ luật Gia Long nhằm bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối.
II Đồ dùng dạy- học : 
 +GV:-Tranh , ảnh tư liệu .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Bài cũ: (3’) Nội dung và tác dụng của các chính sách kinh tế vua Quang Trung?
- Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm ? 
- Em hiểu câu : “ Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu “ như thế nào ? 
 GV nhận xét
2.Bài mới: 
Hoạt động1:(15’)Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn 
Cho HS thảo luận : Nhà Nguyễn ra đời vào hoàn cảnh nào?
=> Sau khi vua Quang Trung mất , lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu , Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công , lật đổ nhà Tây Sơn . 
- Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Gia Long , chọn Huế làm kinh đô . Từ năm 1802 đến năm 1858 , nhà Nguyễn trải qua các đời vua : Gia Long , Minh Mạng , Thiệu Trị , Tự Đức .
Hoạt động 2: (15’) Các vua nhà Nguyễn bảo vệ quyền lợi của mình.
Các vua nhà Nguyễn bảo vệ quyền lợi của mình bằng bộ luật hà khắc nào?
Vì sao các vua nhà Nguyễn không muốn chia sẻ quyền lợi của mình cho ai?
Từ việc đặt luật pháp, thay đổi các cơ quan, đến việc tổ chức các kì thi Hội do ai làm?
Để bảo vệ uy quyền tuyệt đối của nhà vua, các vua triều Nguyễn đã đặt ra các hình phạt như thế nào?
3.Củng cố - dặn dò: (3’)
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
Tìm đọc: Các vua đời nhà Nguyễn
Chuẩn bị : Kinh thành Huế
HS sơ lược được quá trình xây dựng ; sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế
-2 HS nêu.
-HS khác nhận xét.
HS đọc đoạn: “Năm 1792.. Tự Đức”
HS trả lời
Các tổ lên thi đua chọn đúng thứ tự 

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_31.doc