Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020

I.MỤC TIÊU

- Biết so sánh hai phân số khác mẫu số.

- Rèn KN làm các BT: Bài 1, 2 (a)

- GDHS: yêu thích môn học, rèn tính cẩn thận

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Hai băng giấy theo hình vẽ SGK

 - Bảng phụ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc45 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khó: nhà gianh, viền, nép, lon xon, lom khom, yếm thắm, ngộ nghĩnh,	
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2
3 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức.
Đại diện nhóm đọc lại truyện Một ngày & một năm sau khi đã điền các tiếng thích hợp.
Cả lớp nhận xét kết quả làm bài
Họa sĩ – nước Đức – sung sướng – không hiểu sao – bức tranh – bức tranh
- HS nói về tính khôi hài của truyện: Họa sĩ trẻ ngây thơ tưởng rằng mình vẽ một bức tranh mất cả ngày đã là công phu. Không hiểu rằng, tranh của Men – xen được nhiều người hâm mộ vì ông đã bỏ nhiều tâm huyết, công sức cho mỗi bức tranh. 
CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
Tiết 24	HỌA SĨ TÔ NGỌC VÂN
I.MỤC TIÊU 
- Hoàn thành tốt bài viết ở nhà.
- Làm đúng BT chính tả phương ngữ(2) a/ b, hoặc BT do GV soạn. HS khá, giỏi làm được BT3(đoán chữ).
- GDHS: Yêu thích môn học
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Phiếu học tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định: 
2. KT bài cũ: 
-2 HS viết: họa sĩ, nước Đức, sung sướng, bức tranh. 
- NX
3.Bài mới:
Giới thiệu bài: 
- Cho HS quan sát tranh dung họa sĩ Tô Ngọc Vân
Giới thiệu bài mới : Đây là chân dung họa sĩ Tô Ngọc Vân – một họa sĩ bậc thầy trong nền mỹ thuật Đông Dương. Ông sinh năm 1906 mất năm 1954. Ông là người con ưu tú của dân tộc đã tham gia cách mạng, chiến đấu bằng tài năng hội họa của mình. Trong giờ chính tả hôm nay, các em sẽ nghe viết bài văn Họa sĩ Tô Ngọc Vân và làm bài tập chính tả phân biệt tr/ch hoặc dấu hỏi/ dấu ngã 
Hoạt động1: Hướng dẫn HS viết ở nhà
- Đoạn văn nói điều gì?
- Phân tích chính tả từ khó:
+ hoả tuyến: uyên # iên
+ kí hoạ: i # y
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài tập 2b: Nhóm đôi: vở bài tập và phiếu học tập
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ
- GV sửa bài.
Bài tập 3: HS KG
- Cho HS nêu yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp, sau đó làm bài vào trả lời miệng.
4. Củng cố
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò
- Chuẩn bị bài: Khuất phục tên cướp biển.
-HS hát
-HS viết: họa sĩ, nước Đức, sung sướng, bức tranh. 
- Quan sát
-Lắng nghe
1 HS đọc to đoạn văn cần viết chính tả 1 lượt
- Ca ngợi Tô Ngọc Vân là 1 hoạ sĩ tài ba, đã ngã xuống trong kháng chiến.
- HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết. Nêu từ khó: nghệ sĩ, hội họa, hỏa tuyến, Trường Cao đẳng Mĩ thuật, Cách mạng tháng Tám,
- 1 HS nêu, cả lớp theo dõi.
- HS làm bài và sửa bài: mở hộp, mỡ, tranh cãi, cải tiến, nghỉ ngơi, nghĩ đến.
- NX
- 1 HS nêu, cả lớp theo dõi.
- HS làm bài và sửa bài:
 a. nho – nhỏ - nhọ.
 b. chi – chì – chỉ - chị.
- HS lắng nghe
Tiết TKB: 5
Kĩ thuật
Bài 1: TRỒNG CÂY RAU, HOA
I.MỤC TIÊU 
 - Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng. Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu,
- Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu.
- GDHS: Yêu thích môn học 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Vật liệu và dụng cụ : 1 số cây con rau, hoa để trồng ; túi bầu có chứa đầy đất ; cuốc dầm xới , bình tưới nước có vòi hoa sen .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1. Ổn định: 
2. KT bài cũ
 -Vì sao phải trồng cây, rau, hoa ở nơi có ánh sáng thích hợp? 
 - NX
3.Bài mới:
Giới thiệu bài:
-Ngoài việc gieo trồng bằng hạt, một số loại rau, hoa còn có thể trồng bằng cây con như rau muống, hoa thược dược. Cây con được chăm sóc ở vườn ươm, khi ra đủ số lá và đạt yêu cầu về chiều cao, người ta nhổ đem trồng. Bài học này giúp các em biết cách trồng cây con rau, hoa.
Hoạt động 1:Hướng dẫn hs tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây rau, hoa 
 -Tại sao phải chọn cây con khoẻ, không cong queo, gầy yếu và không bị sâu bệnh, đứt rễ, gẫy ngọn?
- Cần chuẩn bị đất trồng cho cây con như thế nào?
Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
-Dùng hộp đất để minh hoạ, vừa giảng vừa thực hiện các thao tác.
-Vừa làm vừa giải thích chậm để hs nắm.
- HS hát
- Cây rau, hoa cần đủ các điều kiện ánh sáng để quang hợp, thiếu ánh sáng, cây sẽ yếu, vươn dài, dễ đổ, màu sắc của hoa nhợt nhạt , nếu thiếu một trong các điều kiện ngoại cảnh( nhiệt độ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, không khí) cây sẽ phát triển kém, năng suất thấp
- Hs đọc SGK và nêu lại các bước gieo hạt, và so sánh bước gieo hạt với bước chuẩn bị trồng cây con.
- Để cây nhanh bén rễ và phát triển tốt
- Nhắc lại cách chuẩn bị đất trước khi gieo hạt
- Đất trồng cho cây con cần tơi xốp, sạch cỏ dại và lên luống sẵn. Giữa các cây con nên có khoảng cách hợp lí(10-50cm tuỳ loại). Đào hốc to hay nhỏ, nông hay sâu tuỳ loại cây.
- Nhận xét và giải thích một số YC khi trồng cây con
- HS quan sát, lắng nghe
	Bài 2: TRỒNG CÂY RAU, HOA (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- Ham thích trồng cây, quý trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đúng kỹ thuật.
- Giúp học sinh yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Cây con rau, hoa để trồng.
- Túi bầu có chứa đầy đất
- Cuốc, dầm xới, bình tưới nước có vòi sen (loại nhỏ)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu trồng cây qua bài Trồng cây rau, hoa tiếp theo
*HĐ1 : HS thực hành trồng cây con ở nhà.
- Gọi HS nhắc lại các bước và cách thực hiện quy trình kỹ thuật trồng cây con
- GV nhận xét và hệ thống các bước trồng cây con:
 + Xác định vị trí trồng.
 + Đào hốc trồng cây theo vị trí đã xác định.
 + Đặt cây vào hốc và vun đất, ấn chặt quanh gốc cây.
 + Tưới nhẹ nước quanh gốc cây.
- Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành của học sinh
- Phân chia các nhóm và giao nhiệm vụ 
- Cho HS thực hành trồng cây trong bầu đất
- GV nhắc nhở HS về các kỹ thuật trồng và vệ sinh chân tay sạch sẽ khi trồng xong 
4. Củng cố
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Chăm sóc rau, hoa
Lắng nghe.
HS nhắc lại
HS nhắc lại 
- Phân chia nhóm và nhận nhiệm vụ
- HS thực hành trồng cây rau, hoa ở nhà.
- Nghe và thực hiện
Ngày soạn: 11/5/2020
 Ngày dạy: 13 /5/2020
Thứ tư, ngày 13 tháng 05 năm 2020
Tiết TKB: 1
Toán
Tiết 110	 LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU 
- Biết so sánh hai phân số.
- Rèn KN làm các BT: Bài 1 (a, b), 2 (a, b), 3
- GDHS: yêu thích môn học, rèn tính cẩn thận
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định: 
2. KT bài cũ: "So sánh hai phân số khác mẫu số".
+ Nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số.
- GV nhận xét.
3.Bài mới: 
Giới thiệu bài
Tiết toán hôm nay, các em sẽ được rèn luyện kĩ năng so sánh hai phân số.
Thực hành
Bài tập 1: Bảng lớp + nháp (a, b)
c, d: HS KG làm
Cho HS nêu yêu cầu BT.
- GV nêu từng ý lên bảng, yêu cầu HS nêu cách so sánh, sau đó gọi HS làm trên bảng, cả lớp làm vào nháp.
- GV nhận xét và sửa bài.
- GV chốt: Củng cố về so sánh hai phân số.
Câu d: giảm tải
Bài tập 2: Cá nhân – vở+ bp
- GVHD
Bài tập 3: nháp
Cho HS nêu yêu cầu BT.
- Hướng dẫn HS so sánh như ý a, sau đó cho HS nêu lại quy tắc để ghi nhớ.
- Gọi 2 HS làm phần b trên bảng, cả lớp làm vào nháp.
- GV chấm bài và sửa bài.
- GV chốt: Biết so sánh hai phân số có cùng tử số.
Bài tập 4: HS KG làm
GV HD
4.Củng cố 
- NX tiết học
5.Dặn dò:
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
- HS hát
- HS nêu: Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.
- Lắng nghe
HS làm bài vào nháp, 2 HS làm bảng lớp
HS sửa & thống nhất kết quả
c, d: HS K- G
- Nêu YC
HS làm bài- vở, 2 HS: BP câu a, b
a) Cách 1: Quy đồng 2 phân số: 
 và 
 nên > 
Cách 2: So sánh với 1: 
> 1 và 
b) > 
- Nêu YC
- HS nêu: Trong hai phân số (khác o) có tử số bằng nhau, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phan số đó lớn hơn.
- HS làm bài và sửa bài:
 > ; 
- Trình bày kết quả 
Theo thứ tự từ bé đến lớn: 
; b) 
Tiết TKB: 2
Tập đọc	
Tiết 45 VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
(GDKN SỐNG)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 
-Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp nội dung thông báo tin vui.
-Hiểu nội dung: Cuộc thi vẽ em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông.
KNS: Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân; Tư duy sáng tạo; Đảm nhận trách nhiệm
 - GDHS: Yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- Tranh minh hoạ 
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định: 
2. KT bài cũ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
- Gọi HS đọc thuộc lòng 1 khổ thơ trong bài và trả lời câu hỏi sau bài.
+ Em hiểu câu thơ nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng như thế nào?
 + Những hình ảnh nào trong bài nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con?
- GV nhận xét.
3.Bài mới:
a) Khám phá
- QS tranh và cho biết những gì mình thấy trong tranh
Giới thiệu bài mới : Bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn đăng trên báo Đại đoàn kết, thông báo về tình hình thiếu nhi cả nước tham dự cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề Em muốn sống an toàn. Bài học giúp các em hiểu như thế nào là một bản tin, nội dung tóm tắt của một bản tin, cách đọc một bản tin.
b) Kết nối
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Giới thiệu 6 dòng đầu: là 6 dòng tóm tắt những nội dung bản tin
- HDHS chia đoạn 
- HD giọng đọc: giọng hơi nhanh, phù hợp nội dung thông báo tin vui.
- Sửa lỗi phát âm
- Luyện đọc từ: khích lệ, rõ ràng, UNICEP
- Giải nghĩa từ khó
- Gọi HS đọc phần chú giải 
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Cho HS đọc đoạn 1, hỏi: Chủ đề cuộc thi vẽ là gì ?
- Cho HS đọc đoạn 2, hỏi: Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào? KN đảm nhận trách nhiệm .
- Cho HS đọc đoạn 3, hỏi: Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về cuộc thi? KN tự nhận thức
- Cho HS đọc đoạn còn lại, hỏi: Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em? KN xác định giá trị cá nhân
- Cho HS đọc thầm 6 dòng in đậm ở đầu bản tin và cho biết những dòng đó có tác dụng gì? KN tư duy sáng tạo
- Yêu cầu HS nêu nội dung chính của bản tin. GV chốt lại và ghi bảng.
c. Thực hành 
HĐ3: Luyện đọc đúng.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS giọng đọc cho cả bài và chọn đoạn cho HS luyện đọc đúng.
 + GV đọc mẫu (dán bảng phụ).
 + Cho HS luyễn đọc và tổ chức cho HS thi đọc trước lớp.
- GV nhận xét.
- Bản tin giúp em hiểu ra điều gì? 
- Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ cuộc sống được an toàn? 
d. Vận dụng
- Thực hiện và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện tốt những điều đã học 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Đoàn thuyền đánh cá.
- HS hát
2 HS đọc và trả lời câu hỏi
+ Nhịp chày trong tay mẹ nghiêng làm cho giấc ngủ của em bé trên lưng mẹ cũng chuyển động nghiêng theo.
 + Hình ảnh: lưng mẹ đưa nôi và tim hát thành lời. Mẹ thương A-kay. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. Niềm hi vọng của người mẹ là: mai sau con lớn vung chày lún sân. 
- QS tranh và cho biết những gì mình thấy trong tranh: các bạn nhỏ vẽ các bức tranh với nhiều chủ đề như ATGT, BVMT
- 1 HS đọc
- Chia đoạn : 5 đoạn 
+ Đoạn 1 : 50000 bức tranh  khích lệ
+ Đoạn 2 : UNICEF  sống an toàn
+ Đoạn 3 : Được phát động  Kiên Giang
+ Đoạn 4 : Chỉ cần  giải ba
+ Đoạn 5 : Còn lại
- HS đọc đồng thanh: u-ni-xép (UNICEP)
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn ( L1)
- Nêu từ khó: khích lệ, rõ ràng
- Tiếp nối nhau đọc đoạn (l2)
- Nêu từ khó hiểu
- Luyện đọc theo nhóm – báo cáo KQ đọc
- 1HS đọc cả bài.
- HS quan sát tranh và đọc chú giải, cả lớp theo dõi.
- HS nghe và theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm và trả lời: Chủ đề là Em muốn sống an toàn.
- Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50 000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp nơi gởi về cho Ban tổ chức.
- Chỉ điểm tên 1 số tác phẩm của các em cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn rất phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, Gia đình em được bảo vệ an toàn, Trẻ em không nên đi xe đạp trên đường, Chở ba người là không được.
- Nhận xét: Phòng tranh trưng bày là 1 phòng tranh đẹp: Màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các họa sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ.
- Tác dụng: Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc. Tóm tắt những số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin.
- HS nêu: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông
- 4 HS tiếp nối nhau đọc, cả lớp tìm ra giọng đọc.
- HS luyện đọc đoạn 2.
 + HS nghe và theo dõi bảng phụ.
 + HS luyện đọc, sau đó 3 HS thi đọc trước lớp. Cả lớp nghe và nhận xét.
- HS nghe
- HS tự do phát biểu 
-Trả lời
HS lắng nghe
Tiết TKB: 3
KHOA HỌC
Bài 1: ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG
I.MỤC TIÊU 
- Nêu được thực vật cần ánh sáng để duy trì sự sống.
- Biết một vài ứng dụng của ánh sáng trong trồng trọt
- GDHS: Yêu thích tìm hiểu khoa học
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Hình trang 94, 95 SGK. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định: 
2 .Bài mới:
Giới thiệu bài: Để biết ánh sáng quan trọng như thế nào đối với sự sống của chúng ta thì trong tiết khoa học hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu bài Ánh sáng cần cho sự sống
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với thực vật.
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ
- Nhận xét, kết luận(như mục bạn cần biết trang 95 SGK), nói thêm: Ánh sáng rất cần cho sự sống của thực vật. Ngoài vai trò giúp cây quan hợp, ánh sáng còn ảnh hưởng tới quá trình sống khác của thực vật như: hút nước, thoát hơi nước, hô hấp, sinh sản Không có ánh sáng, thực vật sẽ mau chóng tàn lụi vì vậy chúng cần ánh sáng để duy trì sự sống.
HĐ2: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của thực vật.
Nêu câu hỏi:
+ Tại sao có 1 số loại cây chỉ sống
được ở những nơi rừng thưa, cánh đồng, ? Một số loài cây khác lại sống được ở trong rừng rậm, hang động.
 + Hãy kể tên 1 số cây cần nhiều ánh sáng và 1 số cây cần ít ánh sáng.
 + Nêu 1 số ứng dụng về nhu cầu ánh sáng của cây trong kĩ thuật trồng trọt. 
- GV kết luận: Mặt trời đem lại sự sống cho thực vật, thực vật lại cung cấp thức ăn, không khí sạch cho động vật và con người. Nhưng mỗi loại thực vậtlại có nhu cầu ánh sáng mạnh yếu, nhiều ít khác nhau.
3. Củng cố
- Cho HS đọc mục bạn cần biết trong SGK.
- Nhận xét tiết học.
-HS hát
- Các nhóm 4: quan sát hình và trả lời các câu hỏi trang 94, 95 SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp theo dõi NX
-Nghe – ghi nhớ
- Thảo luận theo cặp sau đó trình bày:
+ Vì mỗi loài thực vật đều có nhu cầu ánh sáng mạnh, yếu, nhiều, ít khác nhau.
+ Những cây cho quả và hạt cần được chiếu sáng nhiều. Khi trồng những loại cây đó, cần chú ý khoảng cách giữa các cây vừa dư để cây này không che mất ánh sáng của cây kia. 
 + Người ta thường hay trồng xen cây ưa bóng với cây ưa sáng trên cùng 1 thửa ruộng để tân dụng đất và giúp các cây phát triển tốt 
- HS nghe và ghi nhớ.
- HS đọc
KHOA HỌC	BÀI 2: ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (tt)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 
- Nêu được vai trò của ánh sáng :
 + Đối với đời sống của con người: có thức ăn, sưởi ấm,
 + Đối với động vật: di chuyển, kiếm ăn, tránh kẻ thù.
- Biết được tầm quan trọng của ánh sáng đối với cuộc sống của chúng ta
- GDHS: Yêu thích tìm hiểu khoa học
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Hình trang 96, 97 SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài mới:
Giới thiệu bài: Trong tiết hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu kĩ hơn bài Ánh sáng cần cho sự sống
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người 
- Yêu cầu học sinh quan sát hình SGK và tìm ra 1 ví dụ vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người.
- Thu thập và phân loại ý kiến.(Nhóm 1:Vai trò của ánh sáng đối với việc nhìn, nhận biết thế giới hình ảnh, màu sắc; Nhóm 2:Vai trò của ánh sáng đ/v sức khỏe con người)
- GV nhận xét và chốt lại: Vai trò của ánh sang là Giúp con người nhìn, nhận biết thế giới hình ảnh, màu sắc; Giúp con người có sức khỏe: ánh sáng giúp cơ thể tổng hợp Vitamin D giúp cho răng và xương cứng cáp hơn, giúp trẻ em tránh được bệnh còi xương. Tuy nhiên nắng sẽ trở nên nguy hiểm nếu ở ngoài nắng quá lâu.
Kết luận: trang 96 SGK.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật 
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ
1. Những con vật cần ánh sáng để làm gì?
2. Kể tên một số động vật kiếm ăn vào ban đêm, bàn ngày.
3. Bạn có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các động vật đó?
4. Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho con gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng?
2. Củng cố
- Quan sát và phát biểu ý kiến,bổ sung: Ánh sáng giúp con người có thức ăn, sưởi ấm, nhìn, nhận biết thế giới hình ảnh, màu sắc, vẻ đẹp của thiên nhiên; giúp chúng ta có sức khoẻ,...
- Các nhóm 4 thảo luận, đại diện các nhóm trình bày
+ Di chuyển,tìm thức ăn,uống nước, phát hiện những nguy hiểm để tránh,
+ Ban đêm:Sư tử,chó sói,mèo,chuột,cú,..
 Ban ngày: gà, vịt, trâu, bò, hươu, nai,.
+ Mắt của các ĐV kiếm ăn ban ngày có khả năng phân biệt hình dạng, kích thước, màu sắc của các vật nên chúng cầm đủ ánh sáng để tìm kiếm thức ăn và phát hiện nguy hiểm
+ Dùng ánh sáng điện để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày, kích thích gà ăn được nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng.
- Nhận xét
Tiết TKB: 4
Tập làm văn: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
Tiết 44
I.MỤC TIÊU 
- Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1)
- Viết được đoạn văn ngắn tả lá ( thân, gốc) một cây em thích (BT2).
- GDHS: Yêu thích môn học, yêu thích thiên nhiên
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Giấy to
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định: 
2. KT bài cũ: "Luyện tập quan sát cây cối".
- Gọi HS đọc kết quả quan sát 1 cái cây em thích trong khu vực trường em hoặc nơi em ở.
 - NX
3.Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Muốn có một bài văn miêu tả hay chúng ta cần phải có một cách quan sát tỉ mỉ, phát hiện ra vẻ đẹp của từng loài cây. Tiết học hôm nay các em cùng đọc một số đoạn văn mẫu và thực hành viết đoạn văn miêu tả một bộ phận của cây.
Hướng dẫn HS làm BT
Bài tập 1: TL nhóm 2
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ
Bài tập 2: Cá nhân - vở
- Hướng dẫn
4. Củng cố 
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
5. Dặn dò: 
Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn tả một bộ phận của cây, viết lại vào vở.
Dặn HS đọc 2 đoạn văn tham khảo, nhận xét cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn.
HS hát
- 2 HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- NX bạn
- Lắng nghe và nhắc lại tựa bài
2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1.
HS đọc thầm 2 đoạn văn, suy nghĩ, trao đổi nhóm 2: phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý.
Trình bày
a/ Đoạn tả lá bàng: Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
b/ Đoạn tả cây sồi: Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân. Mùa đông, cây sồi nứt nẻ, đầy sẹo. Sang xuân, cây sồi tỏa rộng thành vòm lá xum xuê, bừng dậy một sức sống bất ngờ.
Cả lớp cùng nhận xét.
1 HS nhìn phiếu, nói lại.
HS đọc yêu cầu của bài
- Suy nghĩ, chọn tả một bộ phận ( lá, thân hay gốc) của cây mà mình thích
Một vài HS phát biểu mình chọn cây nào, tả bộ phận nào của cây.
HS viết đoạn văn vào vở, 1HS làm trên giấy to
- Nối tiếp nhau đọc
- NX
Ngày soạn: 12/5/2020
 Ngày dạy: 14 /5/2020
Thứ năm, ngày 14 tháng 5 năm 2020
Tiết TKB: 1
Toán
Tiết 113 Bài 1: PHÉP CỘNG PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU 
- Biết cộng hai phân số cùng mẫu số.
- Rèn KN làm các BT: Bài 1, 3
- GDHS: yêu thích môn học, rèn tính cẩn thận
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: băng giấy ghi sẵn quy tắc, băng giấy ghi bài mẫu của bài tập 3 (VBT), băng giấy lớn đã chia thành 8 phần bằng nhau, tô màu hồng phần của Nam lấy, tô màu xanh phần của Hùng lấy, một băng giấy lớn màu trắng chưa sử dụng.
- Một số băng giấy cỡ 30 cm x 10 cm, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định: 
2. KT bài cũ: 
-2 HS so sánh hai phân số.: 8/9 và 7/8; 25/100 và 15/50 
- NX
3.Bài mới: 
Giới thiệu: 
Trong tiết toán hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và thực hành về phép cộng các

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_4_tuan_22_nam_hoc_2019_2020.doc