Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2011-2012

Hoạt động dạy

Hoạt động 1 : TRÒ CHƠI AI ĐÚNG AI NHANH

 Mục tiêu : Giúp HS củng cố các kiến thức về :

- Tháp dinh dưỡng cân đối.

- Một số tính chất của nước và không khí ; thành phần chính của không khí.

- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

 Cách tiến hành :

Bước 1 :

- GV chia nhóm, phát hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện

Bước 2 :

- Gọi các nhóm trình bày sản phẩm.

- GV yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện làm giám khảo. GV và ban giám khảo đi chấm, nhóm nào xong trước, trình bày đẹp và đúng là thắng cuộc.

Bước 3 :

- GV chuẩn bị sẵn một số phiếu ghi các câu hỏi ở trang 69 SGK và yêu cầu đại diện các nhóm lên bốc thăm ngẫu nhiên và trả lời câu hỏi đó.

- GV nhận xét, cho điểm cá nhân, nếu nhóm nào có nhiều bạn được điểm cao là thắng cuộc.

Hoạt động 2 : TRIỂN LÃM

 Mục tiêu:

Giúp HS củng cố các kiến thức về : Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

 Cách tiến hành :

 Bước 1 :

- GV yêu cầu các nhóm đưa những tranh ảnh và tư liệu đã sưu tầm được ra lựa chọn để trình bày theo từng chủ đề.

- Yêu cầu các thành viên trong nhóm tập thuyết trình, giải thích về sản phẩm của nhóm.

- GV thống nhất với ban giám khảo về các tiêu chí đánh giá sản phẩm của các nhóm.

Bước 2 :

- GV cho cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm.

- GV đánh giá nhận xét.

Hoạt động 3 : VẼ TRANH CỔ ĐỘNG

 Mục tiêu:

HS có khả năng: Vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí.

 Cách tiến hành :

Bước 1 :

- Yêu cầu các nhóm hội ý về đề tài và đăng kí với lớp, cố gắng đảm bảo về cả hai chủ đề: bảo vệ môi trường nước và bảo vệ môi trường không khí.

Bước 2 :

- Yêu cầu HS thực hành. GV đi tới các nhóm kiểm tra va giúp đỡ, đản bảo rằng mọi HS đều tham gia.

Bước 3 :

- Yêu cầu các trình bày sản phẩm.

- GV đánh giá nhận xét và cho điểm.

Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò

- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.

- GV nhận xét tiết học.

¬- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.

 

doc25 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u câu kể Ai làm gì?Vào bài viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ + 3,4 tờ giấy viết nội dung BT1+3 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Trong tiết LTVC hôm nay,thầy sẽ giúp các em nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì?,nhận ra được CN, VN của câu kể Ai làm gì?,từ đó biết vận dụng kiểu câu này vào bài viết của mình
Phần nhận xét
Cho HS đọc yêu cầu + đọc đoạn văn của BT1.
GV giao việc.
Cho HS làm bài mẫu câu 2.
Người lớn đánh trâu ra cày.
Cho HS làm bài.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
-1 HS đọc,lớp theo dõi trong SGK.
-Từ ngữ chỉ hoạt động: đáng trâu ra cày.
-Từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động: người lớn.
-HS làm bài theo cặp.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Lớp nhận xét.
Câu
Từ ngữ chỉ hoạt động
Từ ngữ chỉ người hoặc vật hoặt động
3/Các cụ già nhặt cỏ,đốt lá.
4/Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm.
5/Các bà mẹ tra ngô.
6/Các em bé ngủ khò trên lưng mẹ.
7/Lũ chó sủa om cả rừng.
nhặt cỏ,đốt lá
bắc bếp,thổi cơm
tra ngô
ngủ khò trên lưng mẹ
sủa om cả rừng.
các cụ già
mấy chú bé
các bà mẹ
các em bé
lũ chó
Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc mẫu.
GV giao việc.
Cho HS làm bài mẫu câu 2.
Người lớn đánh trâu ra cày.
Cho HS làm các câu còn lại (làm như cách làm BT2).GV chốt lại.
-1 HS đọc,lớp theo dõi trong SGK.
-Đặt câu hỏi cho từ chỉ hoạt động (đánh trâu)
Người lớn làm gì?
-Câu hỏi cho từ ngữ chỉ người hoạt động (người lớn).
-Ai đánh trâu ra cày?
Câu 
Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động
Câu hỏi cho từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động
2/Người lớn đánh trâu ra cày.
3/Các cụ già nhặt cỏ đố lá.
4/Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm.
5/Các bà mẹ tra ngô.
6/ Các em bé ngủ khò trên lưng mẹ.
7/Lũ chó sủa om cả rừng.
Người lớn làm gì?
Các cụ già làm gì?
Mấy chú bé làm gì?
Các bà mẹ làm gì?
Các em bé làm gì?
Lũ chó làm gì?
Ai đánh trâu ra cày?
Ai nhặt cỏ,đốt lá?
Ai bắc bếp thổi cơm?
Ai tra ngô?
Ai ngủ khò trên lưng mẹ?
Còn gì sủa om cả rừng?
Phần luyện tập
Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc đoạn văn.
GV giao việc.
Cho HS làm bài.
GV nhận xét + chốt lại: Đoạn văn có 3 câu kể.
Câu 1: Cha tôi làmquét sân.
Câu 2: Mẹ đựng hạt giốngmùa sau.
Câu 3: Chị tôi đan nónxuất khẩu.
-1 HS đọc,lớp theo dõi SGK.
-HS làm bài cá nhân.
-Lớp nhận xét.
-HS đánh dấu câu đúng vào VBT.
Cho HS đọc yêu cầu của BT.
GV giao việc.
Cho HS làm bài.
Câu 1: CN: Cha
 VN: làm cho tôiquét sân.
Câu 2: CN: Mẹ
 VN: đựng hạt giốngmùa sau.
Câu 3: CN: Chị tôi
 VN: đan nón lá cọxuất khẩu.
-HS đọc yêu cầu.
-HS lên bảng gạch dưới CN,VN.
-Lớp nhận xét.
Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
GV giao việc.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày kết quả bài làm.
GV nhận xét + khen những HS viết đoạn văn hay + chỉ đúng các câu kể Ai làm gì?có trong đoạn văn.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS viết đoạn văn.
-HS đọc đoạn văn + nêu những câu là câu kể Ai làm gì?
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
 Khoa học
 Bài 33: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
Giúp HS củng cố và hệ thống kiến thức về:
- Tháp dinh dưỡng cân đối.
- Một số tính chất của nước và không khí ; thành phần chính của không khí. 
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
*HS có khả năng: Vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sưu tầm các tranh ảnh hoặc đồ chơi về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’) 
2. Bài mới (30’) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : TRÒ CHƠI AI ĐÚNG AI NHANH
Mục tiêu : Giúp HS củng cố các kiến thức về :
- Tháp dinh dưỡng cân đối.
- Một số tính chất của nước và không khí ; thành phần chính của không khí. 
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Cách tiến hành : 
Bước 1 :
- GV chia nhóm, phát hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện
- Các nhóm thi đua hoàn thiện “Tháp dinh dưỡng cân đối” .
Bước 2 :
- Gọi các nhóm trình bày sản phẩm.
- Các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp.
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện làm giám khảo. GV và ban giám khảo đi chấm, nhóm nào xong trước, trình bày đẹp và đúng là thắng cuộc.
Bước 3 :
- GV chuẩn bị sẵn một số phiếu ghi các câu hỏi ở trang 69 SGK và yêu cầu đại diện các nhóm lên bốc thăm ngẫu nhiên và trả lời câu hỏi đó.
- Đại diện các nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi .
- GV nhận xét, cho điểm cá nhân, nếu nhóm nào có nhiều bạn được điểm cao là thắng cuộc.
Hoạt động 2 : TRIỂN LÃM
Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố các kiến thức về : Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
Cách tiến hành : 
 Bước 1 :
- GV yêu cầu các nhóm đưa những tranh ảnh và tư liệu đã sưu tầm được ra lựa chọn để trình bày theo từng chủ đề.
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đưa những tranh ảnh và tư liệu đã sưu tầm được ra lựa chọn để trình bày theo từng chủ đề.
- Yêu cầu các thành viên trong nhóm tập thuyết trình, giải thích về sản phẩm của nhóm.
- Các thành viên trong nhóm tập thuyết trình, giải thích về sản phẩm của nhóm.
- GV thống nhất với ban giám khảo về các tiêu chí đánh giá sản phẩm của các nhóm.
Bước 2 :
- GV cho cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm.
- Cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm, nghe các thành viên trong nhóm trình bày. Ban giám khảo đưa ra câu hỏi.
- GV đánh giá nhận xét.
- Ban giám khảo đánh giá.
Hoạt động 3 : VẼ TRANH CỔ ĐỘNG
Mục tiêu: 
HS có khả năng: Vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí.
Cách tiến hành : 
Bước 1 : 
- Yêu cầu các nhóm hội ý về đề tài và đăng kí với lớp, cố gắng đảm bảo về cả hai chủ đề: bảo vệ môi trường nước và bảo vệ môi trường không khí.
- Nghe GV hướng dẫn.
Bước 2 :
- Yêu cầu HS thực hành. GV đi tới các nhóm kiểm tra va giúp đỡ, đản bảo rằng mọi HS đều tham gia.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như GV đã hướng dẫn.
Bước 3 :
- Yêu cầu các trình bày sản phẩm.
- Các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. Đại diện các nhóm nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ. 
- GV đánh giá nhận xét và cho điểm.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
Thứ tư ngày 14 tháng 12 năm 2011
Tiết 1: Toán
: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2.
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS :
Biết dấu hiệu chia hết cho 2; và không chia hết cho 2;.
Nhận biết các số chẳn và cố lẻ.
Vận dụng để giải các bài tập liên quan đến chia hết cho 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: bảng phụ,
HS : vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Ổn định tổ chức: Hát
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Dấu hiệu chia hết cho 2.
Mục tiêu :
Biết dấu hiệu chia hết cho 2..
Tiến hành :
Đặt vấn đề.
HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2.
Yêu cầu HS tìm vài số chia hết cho 2 và không chia hết cho 2.
Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2.
 GV yêu cầu một vài HS lên bảng viết kết quả .
 Chú ý: để có đủ các phép chia cho 2 mà số bị chia ở cột bên trái có chữ số tận cùng là 0;2;4;6;8 và cột bên phải có chữ số tận cùng là 1;3;5;7;9.
 GV cho HS quan sát đối chiếu so sánh và rút ta kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2.
 GV gọi HS Nhận xét .
 Chốt: muốn biết một số có chia hết cho 2 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng của chữ số đó.
Hoạt động 2: Giới thiệu số chẳn, lẻ.
Mục tiêu : 
HS phân biệt được số chẳn, số lẻ.
Tiến hành : 
Các số chia hết cho 2 gọi là số chẳn.
 Gọi HS cho ví dụ về số chẳn.
 Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 là các số chẳn.
 Các số không chia hết cho 2 gọi là các số lẻ.
Hoạt động 3: Thực hành.
Mục tiêu : áp dụng kiến thức vừa học giải bài tập.
Tiến hành :
Bài tập 1:
 Cho HS chọn các số chia hết cho 2.
Bài tập 2:
 HS nêu yêu cầu bài toán.
 Hướng dẫn HS làm bài.
 Cho HS Kiểm tra và làm bài .
 Bài tập 3:
 HS tự làm vào vở.
 Gọi HS lên bảng làm bài
 GV cùng HS nhận xét. Chốt lời giải đúng.
Kết luận:
 Yêu cầu HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2, số chẳn, số lẻ.
Nghe
Tìm theo yêu cầu của GV
Trao đổi và trình bày
Nghe
 -Hs quan sát đối chiếu
Nghe
Nghe
Ví dụ
Nghe
làm bài
nêu
Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
 Dặn HS về nhà xem lại bài, ghi nhớ những nội dung vừa học.
 Dặn HS về nhà làm bài tập.
Tiết 2
 TẬP ĐỌC
Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo)
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- Đọc lưu loát,trơn tru toàn bài.Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể linh hoạt.Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
	2- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
	Hiểu nội dung bài: Trẻ em rất ngộ nghĩnh đáng yêu.Các em nhìn thế giới xung quanh,giải thích thế giới xung quanh rất khác người lớn.
3- GD hs biết quý trọng giá trị của cuộc sống,cảm thấy yêu đời hơn khi ta đã cảm nhận được về nó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Kiểm tra 2 HS.
HS 1: Đọc bài Rất nhiều mặt trăng(phần 1)(đọc từ đầu đến đất của nhà vua).
H:Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
HS 2: Đọc phần còn lại của bài + trả lời câu hỏi.
H:Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị thần và các nhà khoa học?
-1 HS đọc bài + trả lời câu hỏi.
-Cô bé nói rằng cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.
-Chú hề hiểu trẻ em, chú cảm nhận được suy nghĩ của trẻ em rất khác suy nghĩ của người lớn.
 Có được mặt trăng bằng vàng đeo vào cổ, cô công chúa nhỏ vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp nơi. Nhưng rồi nhà vua vẫn rất lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời. Điều gì sẽ xảy ra, chúng ra cùng tìm hiểu phần tiếp theo của bài Rất nhiều mặt trăng.
a/ Cho HS đọc.
b/ Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
c/ GV đọc diễn cảm cả bài. Cần đọc giọng căng thẳng, lo lắng ở đoạn đầu, giọng nhẹ nhàng ở đoạn sau.
* Đoạn 1
Cho HS đọc.
H: Nhà vua lo lắng về điều gì?
H: Vì sao một lần nữa các đại thần và các nhà khoa học không giúp được cho nhà vua?
* HS đọc phần còn lại
H: Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?
H: Công chúa trả lời như thế nào?
H: Cách giải thích của cô công chúa nói lên điều gì?
GV chốt lại: Ý c là đúng nhất.
-HS đọc thành tiếng + đọc thầm.
-Lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời , nếu công chúa thật sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại.
-HS có thể trả lời:
-Vì mặt trăng ở rất xa và rất to.
-Vì các nhà khoa học, các vị đại thần nghĩ về mặt trăng theo cách nghĩ của người lớn.
-Chú hề muốn dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời, một mặt trăng đang nằm trên cổ công chúa.
- “Khi ta mất một chiếc răng  đều như vậy”.
-HS trả lời.
Cho HS đọc phân vai.
Hướng dẫn cả lớp luyện đọc 1 đoạn.
GV đưa bảng phụ đã ghi đoạn cần luyện đọc lên để luyện.
Cho HS thi đọc theo cách phân vai.
GV nhận xét + khen nhóm đọc hay.
-Một nhóm HS đọc phân vai.
-HS luyện đọc.
-3 nhóm thi đọc phân vai.
-Lớp nhận xét.
GV nhận xét tiết học.
Khuyến khích HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
Tiết 3 Lịch sử
 ÔN TẬP 
Mục tiêu : Giúp hs ôn tập ,hệ thống các kiến thức lịch sử :
 -Các giai đoạn : Buổi đầu dựng nước cho đến buổi đầu độc lập ,nước Đại Việt thời Lý ,nước Đại Việt thời Trần 
 -Các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình .
Đồ dùng dạy học :
 -Phiếu học tập cho từng học sinh .
 -Các tranh ảnh từ bài 7 đến bài 19 .
Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1. ổn định tổ chức 
 2. Kiểm tra bài cũ (5’)
 -Gọi 3 hs lên bảng yêu cầu học sinh trả lời 3 câu hỏi cuối bài 19 .
-Gv nhận xét việc học bài ở nhà của hs .
 3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 :Các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ tk 2 (TCN)đến tk 13.
 *Mục tiêu :On tập lại để các em nhớ lại các sự kiện .
 *Cách tiến hành :Gv phát phiếu học tập cho từng hs và yêu cầu các em hoàn thành nội dung của phiếu .(phiếu trong sgk)
-Gv gọi hs báo cáo kết quả làm việc trong phiếu .
 *Kết luận:Gv chốt lại để hs nhớ các mốc lịch sử qua các giai đoạn.
Hoạtđộng2 :Thi kể về các sự kiện ,nhân vật lịch sử đã học .
-Gv giới thiệu chủ đề cuộc thi,sau đó cho hs xung phong thi kể về các sự kiện lịch sử mà mình đã chọn .
-Gv tổng kết cuộc thi , tuyên dương những hs kể tốt ,động viên cả lớp cùng cố gắng ,em nào chưa được kể trên lớp thì về nhà kể cho người thân nghe . 
-Hs nhận phiếu .
-Tổ chức hoạt động nhóm để làm phiếu .
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm trong phiếu .
-Hs hoạt động cá nhân .Một số em đứng trước lớp trả lời câu hỏi .
-Khuyến khích các em sử dụng tranh ảnh bản đồ lược đồ.
4/Củng cố, dặn dò
GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh.
Chuẩn bị bài sau
Tiết 4
TẬP LÀM VĂN
Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	1- Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn.
	2- Luyện tập xây dựng mỗi đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
3- GD hs biết quý trọng và gìn giữ mọi thứ mình có.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- 1 tờ giấy khổ to viết lời giải BT2+3.
	- Bút dạ + một vài tờ giấy để HS làm BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
GV trả bài viết cho HS bài Tả một đồ chơi mà em thích.
Nêu nhận xét + cho điểm.
 Muốn viết một bài văn trọn vẹn, hay, ta cần viết nhiều đoạn văn hay. Để giúp các em có thể viết một đoạn văn miêu tả đồ vật cho hay, trong bài học hôm nay, thầy sẽ giúp các em tìm hiểu kĩ hơn về cấu tạo của đoạn văn miêu tả.
Phần nhận xét
Cho HS đọc yêu cầu của 3BT.
GV giao việc.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
(GV đưa bảng ghi lời giải đúng)
-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
-Cả lớp đọc thầm lại bài Cái cối tôm(trang 143,144,SGK)
-Làm theo cặp và trao đổi.
-HS lần lượt phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
1/Mở bài
Đoạn 1
Giới thiệu về cái cối đã được tả.
2/Thân bài
-Đoạn 2
-Đoạn 3
Tả hình dáng bên ngoài cái cối.
Tả hoạt động của cái cối.
3/Kết bài
Đoạn 4
Nêu cảm nghĩ về cái cối.
Cho 3,4 HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
GV có thể nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
Phần luyện tập
Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc bài Cây bút máy.
GV giao việc.
Cho HS làm bài.GV phát giấy cho 3 HS.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/Bài văn gồm 4 đoạn,mỗi lần lên xuống dòng là 1 đoạn.
b/Đoạn 2 tả hình dáng bên ngoài của cây bút máy.
c/Đoạn 3 tả cái ngòi bút.
d/Câu mở đầu đoạn 3:“Mở nắp ra,em thấy ngòi bútnhìn không rõ” 
Câu kết đoạn:“Rồi em tra nắp bútvào cặp”.
Đoạn văn này tả về cái ngòi bút,công dụng của nó, cách bạn HS giữ gìn ngòi bút.
-1 HS đọc + lớp theo dõi SGK.
-3 HS làm bài váo giấy.
-HS còn lại làm vào giấy nháp.
-HS phát biểu ý kiến.
-3 HS làm bài vào giấy lên dán kết quả bài làm lên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào VBT.
Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
GV giao việc.
Cho HS làm bài.
GV nhận xét + chốt lại + khen những HS viết hay.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân, viết vào vở.
-Một số HS tiếp nối nhau đọc bài viết.
-Lớp nhận xét.
Cho 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết vào vở đoạn văn.
Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2011
Tiết 1 Toán
 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5.
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS :
Biết dấu hiêu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.
Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 5 để chọn hoặc viết các số chia hết cho 5.
Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, kết hợp dấu hiệu chia hết cho 5.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: bảng phụ,
HS : vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Ổn định tổ chức: Hát
Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên bảng làm bài 2 của bài trước.
GV nhận xét bài cũ, ghi điểm cho HS
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Dấu hiệu chia hết cho 5
Mục tiêu :
Hc biết Dấu hiệu chia hết cho 5.
Tiến hành :
Đặt vấn đề.
HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 5 và số không chia hết cho 5.
 GV yêu cầu HS tìm vài số chia hết cho 5 và vài số không chia hết cho 5.
Thảo luận phát hiện dấu hiệu chia hết cho 5.
 Yêu cầu HS lên bảng viết kết quả .
 GV cần chú ý hướng cho HS đến các số chia hếtc ho 5 để rút ra Nhận xét chung về các số chia hết cho 5.
 Cho HS Quan sát , đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 5.
 GV gọi HS Nhận xét .
 GV tiếp tục cho HS chú ý đến cột ghi các phép tính không chia hết cho 5 để nêu được chữ số tận cùng của các số bị chia không phải là 5 và 0.
Muốn biết một số có chia hết cho 5 không ta cần xét chữ số tận cùng bên phải, nếu là chữ số 0 hoặc 5 thì số đó chia hết cho 5, nếu chữ số tận cùng không phải là 0 và 5 thì không chia hết cho 5.
Hoạt động 2: Thực hành.
Mục tiêu :
 Ap dụng kiến thức vừa học vào giải bài tập.
Tiến hành :
 Bài tập 1:
 Tự làm bài vào vở rồi sửa bài.
Các số chia hết cho 5 là: 35; 660; 3000; 945.
Các số không chia hết cho 5 là:8; 57; 4674; 5553.
Bài tập 2:
 HS nêu yêu cầu đề bài.
 GV cho HS làm bài vào vở .
 GV cho HS kiểm tra chéo kết quả .
Bài tập 3:
 GV gọi một HS đọc đề bài.
 Trao đổi và trình bày .
 Nêu kết quả .
Bài tập 4:
 GV cho HS tìm các số chia hết cho 5 trước, sau đó tìm số chia hết cho 2 trong các số đó.
 Yêu cầu HS nêu Nhận xét về chữ số tận cùng của các chữ số đó.
Kết luận:
 Yêu cầu HS nêu dấu hiệu chia hết cho 5.
 Dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
Nghe
Tìm ví dụ.
Thảo luận.
Ghi kết quả
Quan sát
So sánh
Nhận xét
Quan sát
Nghe
làm bài
nêu
làm bài
Kiểm tra và làm bài
Đọc
Trình bày
Nhận xét
Nghe
Nhận xét
Trả lời
Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
 Dặn HS về nhà xem lại bài, ghi nhớ những nội dung vừa học.
 Dặn HS về nhà làm bài tập.
 Tiết 2
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU
	HS hiểu:
	1- Trong câu kể Ai làm gì?Vị ngữ nêu lên hoạt động của người hay vật.
	2- Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? thường do động từ,cụm động từ đảm nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- 3 băng giấy + một số tờ giấy viết các câu kể Ai làm gì?
	- 1 tờ giấy kẻ bảng nội dung BT III.2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Kiểm tra 2 HS.
HS 1: Làm lại bài tập 1(tiết LTVC: Câu kể Ai làm gì?)
HS 2: Làm BT3.
GV nhận xét + cho điểm.
-2 HS lần lượt làm bài.
Ở tiết TLV trước,các em đã được học về chủ ngữ,vị ngữ của câu kể Ai làm gì?Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu kĩ hơn về cấu tạo của bộ phận vị ngữ trong kiểu câu này.
Phần nhận xét
Cho HS đọc yêu cầu của BT.
GV giao việc.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại: Đoạn văn có 6 câu,trong đó có 3 câu kể Ai làm gì?Đó là:
Câu 1: Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.
Câu 2: Người các buôn làng kéo về nườm nượp.
Câu 3: Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng.
-1 HS đọc,lớp theo dõi trong SGK.
-HS làm bài - đọc đoạn văn.
-HS lần lượt phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
Cho HS đọc yêu cầu của BT2 + 3.
GV giao việc.
Cho HS làm bài.GV dán 3 băng giấy đã viết sẵn 3 câu văn để 3 HS lên bảng làm bài.
GV nhận xét + chốt lại.
Câu 1: Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.
VN trong câu: đang tiến về bãi.
Ý nghĩa của VN: nêu hoạt động của vật.
Câu 2: Người các buôn làng kéo về nườm nượp.
VN trong câu: kéo về nườm nượp.
Ý nghĩa của VN: chỉ hoạt động của người.
Câu 3: Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng.
VN: khua chiêng rộn ràng.
Ý nghĩa của VN: chỉ hoạt động của người.
-1 HS đọc,lớp theo dõi trong SGK.
-HS làm bài cá nhân vào vở(VBT).
-3 HS lên gạch dưới VN trong mỗi câu văn.
-Lớp nhận xét.
Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc 3 a,b,c,d.
GV giao việc.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại.
Câu trả lời đúng: ý b.
Vị ngữ của các câu trên do động từ và các từ kèm theo nó(cụm động từ) tạo thành.
-1 HS đọc,lớp theo dõi trong SGK.
-GV suy nghĩ,chọn ý đúng.
-HS lần lượt phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
Ch HS đọc phần ghi nhớ.
Cho HS nêu VD minh hoạ cho nội dung cần ghi nhớ.
GV nhận xét.
-3,4 HS trả lời.
Phần luyện tập
a/Cho HS đọc yêu cầu của BT1(ý a).
GV giao việc.
Cho HS làm bài.
C

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 17.doc