Giáo án Tổng hợp Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021
ĐỊA LÍ:
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu
Hệ thống lại những đặc điểm chính về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn,Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ
II. Đồ dùng dạy học
- Một số câu hỏi ôn tập
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài học (1')
2. Hướng dẫn ôn tập (32')
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- Học sinh lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
- Lớp và gv nhận xét.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
GV chia nhóm (nhóm 4), yêu cầu hs thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau :
Câu 1: Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào?
Câu 2: Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vụ lúa thứ hai của đất nước?
Câu 3: Em hãy nêu một số nghề thủ công truyền thống của ngời dân ở đồng bằng Bắc Bộ?
Câu 4: Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
Câu 5: Thủ đô Hà Nội có những tên gọi nào khác? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi?
Hoạt động 3: Nhận xét - đánh giá
Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét bổ sung
GV kết luận và nhận xét chung
3. Củng cố - dặn dò (2')
GV tổng kết bài học, nhận xét, dặn dò
346; 574 Viết ba số có ba chữ số và chia hết cho 5 là: 140; 890; 875 Bài 3 : Gv cho học sinh tự làm bài - Chữa bài a) Số vừa chia hết cho 2 , vừa chia hết cho 5 là 480; 2000; 9010 b) Số chia hết cho 2 , không chia hết cho 5 là 296; 324 c) Số chia hết cho 5 , không chia hết cho 2 là 480; 2000; 9010: 3995 Bài 4 : (HS có năng khiếu) Gv cho học sinh nhận xét bài 3, khái quát kết quả phần a và nêu: Số có chữ số tận cùng là 0 thì chia hết cho 2 và 5. Bài 5: (HS có năng khiếu ) Gv cho Hoc sinh thảo luận theo từng cặp sau đó nêu kết quả: Vì 10 < 20 mà 10 chia hết cho 5 hoặc 10 chia hết cho 2 . Nên: Loan có 10 quả táo. C. Củng cố , dặn dò (2') GV chấm một số vở, nhận xét tiết học. ___________________________________ Luyện từ và câu CÂU KỂ AI LÀM GÌ ? I. Mục tiêu - Nắm được cấu tạo cơ bản câu kể Ai làm gì ? (ND Ghi nhớ). - Nhận biết đựơc câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu (BT1, BT2 , mục III); viết đựơc đoạn văn kể về việc đã làm trong đó có dùng câu kể Ai làm gì? (BT3, mục III). II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5’) - GV nêu yêu cầu: Nêu phần ghi nhớ của tiết luỵên từ và câu tiết trước. - Các nhóm trưởng kiểm tra các bạn trong nhóm. - Các nhóm báo cáo trước lớp. B. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu mục đích yêu cầu cần đạt của giờ học. 2. Hoạt động 2: Phần nhận xét. (8’) Bài 1, 2: HS đọc kĩ yêu cầu của đề bài. - Học sinh tự làm vào vở : Câu Từ ngữ chỉ hoạt động Từ chỉ người hoặc vật hoạt động - Người lớn đánh trâu ra cày. - Các cụ già nhật cỏ đốt lá. - Mấy đứa bé bắc bếp thổi cơm. - Các bà mẹ tra ngô. - Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. - Lũ chó sủa om cả rừng. đánh trâu ra cày nhặt cỏ đốt lá bắc bếp thổi cơm tra ngô ngủ khì trên lưng mẹ sủa om cả rừng người lớn các cụ già mấy đứa bé các bà mẹ các em bé lũ chó Bài 3: Học sinh suy nghĩ và làm bài tập vào vở. Sau đó làm miệng trước lớp . Câu Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động Câu hỏi cho từ chỉ người hoặc vật hoạt động - Người lớn đánh trâu ra cày - Các cụ già nhật cỏ đốt lá - Mấy đứa bé bắc bếp thổi cơm - Các bà mẹ tra ngô - Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ - Lũ chó sủa om cả rừng Người lớn làm gì? Các cụ già làm gì? Mấy đứa bé làm gì? Các bà mẹ làm gì ? Các em bé làm gì ? Lũ chó làm gì ? Ai đánh trâu ra cày? Ai nhặt cỏ đốt lá? Ai bắc bếp thổi cơm ? Ai tra ngô ? Ai ngủ khì trên lưng mẹ ? Con gì sủa om cả rừng ? GV và HS cả lớp nhận xét. 3. Hoạt động 3: Luyện tập. (19’) Bài 1:Tìm những câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn sau: Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha tôi làm cho tôi cái chổi cọ để quét nhà, quét sân Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu . - Cho học sinh đọc đề rồi tự làm vào vở. Câu 1 : Cha tôi làm cho tôi cái chổi cọ để quét nhà, quét sân . Câu 2 : Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Câu 3 : Chị tôi đan nón lá cọ , lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu . Bài 2: Cho học sinh đọc đề rồi tự trao đổi theo cặp. Ví dụ : Câu: Cha tôi /làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. CN VN Mẹ /đựng hạt giống đầy móm lá cọ , treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau . CN VN Chị tôi /đan nón lá cọ , lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu . CN VN Bài 3: Cho học sinh đọc đề rồi tự làm vào vở. Ví dụ: - Hằng ngày, em thường dậy sớm. Em ra sân, vươn vai tập thể dục. Sau đó. Em đánh răng, rửa mặt. C. Củng cố - dặn dò: (2’) - Gv nhận xét giờ học và dặn dò. ____________________________________________ Thứ 5 ngày 7 tháng 1 năm 2021 Toán DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3 I.Mục tiêu: - Biết dấu hiệu chia hết cho 9. - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản. - Biết dấu hiệu chia hết cho 3. - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản. - BT cần làm: BT 1; 2. (Bài dấu hiệu chia hết cho 9); BT 1; 2. (Bài dấu hiệu chia hết cho 3) II.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5’) - GV nêu yêu cầu: Nêu dấu hiệu chia hết cho 5, lấy ví dụ. - Các nhóm trưởng kiểm tra các bạn trong nhóm. - Các nhóm báo cáo trước lớp. - GV nhận xét. B.Bài mới: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(1') GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng 2. Hoạt động 2: Dấu hiệu chia hết cho 9. (7’) a) Ví dụ: 72 : 9 = 8 182 : 9 = 20 (d 1) Ta có: 7 + 2 = 9 Ta có: 1 + 8 + 2 = 11 9 : 9 = 1 11 : 9 = 1 (d 2) 657 : 9 = 73 451 : 9 = 50 (d 1) Ta có: 6 + 5 + 7 = 18 Ta có: 4 + 5 + 1 = 10 18 : 9 = 2 10 : 9 = 1 (d 1). - Qua ví dụ cho HS rút ra nhận xét. GV kết luận. - Vậy các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9. - Gọi một số HS nhắc lại. 3. Hoạt động 3: Dấu hiệu chia hết cho 3. (5’) Ví dụ: 63 : 3 = 21; 91 : 3 = 30 (d 1) Ta có: 6 + 3 = 9 Ta có: 9 + 1 = 10 9 : 3 = 3 10 : 3 = 3 (d 1 ) 123 : 3 = 41 125 : 3 = 41 (d 2) Ta có : 1 + 2 + 3 = 6 Ta có: 1 + 2 + 5 = 8 6 : 3 = 2 8 : 3 = 2 (d 2) Vậy các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3. 4. Hoạt động 4: Thực hành. (17’) Bài 1:(trang 97) - Cho HS nêu yêu cầu bài tập. Tự làm vào vở sau đó chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. - Số chia hết cho 9 là: 99; 108; 5643; 29385. Bài 2: (trang 97) Thực hiện tương tự bài tập 1. Số không chia hết cho 9 là: 96; 7853; 1097. Bài 1: (trang 98) Cho HS tự làm sau đó chữa bài. - GV nhận xét, sửa sai. - Số chia hết cho 3 là: 231; 1872; 92373. Bài 2: (trang 98) HS đọc yêu cầu bài tập. Tự làm vào vở. - Gọi một số HS nêu miệng kết quả. Lớp và GV nhận xét. - Số không chia hết cho 3 là: 502; 6823; 641311. C.Củng cố, dặn dò: (2’) GV nhận xột chung tiết học và dặn dũ ________________________________ ĐỊA LÍ: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. Mục tiêu Hệ thống lại những đặc điểm chính về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn,Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ II. Đồ dùng dạy học - Một số câu hỏi ôn tập - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài học (1') 2. Hướng dẫn ôn tập (32') Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - Học sinh lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam - Lớp và gv nhận xét. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm GV chia nhóm (nhóm 4), yêu cầu hs thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau : Câu 1: Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào? Câu 2: Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vụ lúa thứ hai của đất nước? Câu 3: Em hãy nêu một số nghề thủ công truyền thống của ngời dân ở đồng bằng Bắc Bộ? Câu 4: Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? Câu 5: Thủ đô Hà Nội có những tên gọi nào khác? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi? Hoạt động 3: Nhận xét - đánh giá Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét bổ sung GV kết luận và nhận xét chung 3. Củng cố - dặn dò (2') GV tổng kết bài học, nhận xét, dặn dò __________________________________________ Chiều, thứ 5 ngày 7 tháng 1 năm 2021 Tập làm văn LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. Mục tiêu: Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong đoạn văn miêu tả, nội dung miêu tả từng đoạn, dấu hiểu mở đầu đoạn văn (BT1); viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách (BT2, BT3). II. Hoạt động dạy học: A.Bài cũ :(5’) - GV nêu yêu cầu: Đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em. - Các nhóm trưởng kiểm tra các bạn trong nhóm. - Các nhóm báo cáo trước lớp. - GV nhận xét. B. Bài mới: 2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài:(1’) Gv nêu mục đích yêu cầu cần đạt của tiết học. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập:(27’) Bài tập 1: - 1 Học sinh đọc nội dung bài tập 1. - Cả lớp đọc thầm đoạn văn tả cái cặp, làm bài cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn bên cạnh. - Học sinh phát biểu và chốt lại lời giải đúng. a) Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả?(cả 3 đoạn đều thuộc phần thân bài) b) Xác định nội dung miêu tả từng đoạn văn. Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp. Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo. Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp. c) Nội dung miêu tả của mỗi đoạn được báo hiệu ở câu mở đoạn bằng những từ ngữ nào? Đoạn 1: Đó là chiếc cặp màu đỏ tươi. Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ. Đoạn 3: Mở cặp ra, em thấy trong cặp có tới 3 ngăn Bài tập 2: - Học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý. - Học sinh đặt chiếc cặp của mình ra phía trước và quan sát để viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp theo các gợi ý a, b, c. - Học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình. - Gv nhận xét. Bài tập 3: - Học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý. - Gv nhắc học sinh chú ý: Đề bài chỉ yêu cầu các em viết một đoạn văn miêu tả bên trong chiếc cặp của mình. - Học sinh quan sát và làm bài. - Học sinh nối tiếp nhau trình bày trước lớp. C . Củng cố , dặn dò: (2’) - GV chấm một số vở, nhận xét tiết học. _____________________________ Khoa học KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY I. Mục tiêu: - Làm thí nghiệm để chứng tỏ : + Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi để duy trì sự cháy được lâu hơn. + Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông. - HS nêu được ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: Thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hỏa hoạn, * GDKNS: - Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát. - Kĩ năng phân tích, phán đoán, so sánh đối chiếu. - Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình thí nghiệm. II. Đồ dùng dạy học: 2 lọ thuỷ tinh (1 lọ to, 1 lọ nhỏ), 2 cây nến bằng nhau, đế của lọ thuỷ tinh, máy lửa, 1 lọ thuỷ tinh không đáy. III. Hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: - GV nờu yờu cầu: Nêu thành phần của không khí? Thành phần nào là thành phần chính? - Các nhóm trưởng kiểm tra - Các nhóm báo cáo - GV nhận xét 2. Giới thiệu bài mới - GV giới thiệu bài Không khí có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của mọi sinh vật trên trái đất. Vai trò của không khí đối với sự cháy như thế nào? các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay và ghi mục bài lờn bảng - HS đọc tên bài và viết vào vở - HS đọc thầm mục tiêu bài học, 1 HS đọc to mục tiêu 3.Bài mới. GV chia nhóm Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ô xi với sự cháy. Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề - Qua bài học trước, các em được biết khí ô-xi duy trì sự cháy, khí ni-tơ không duy trì sự cháy. Vậy các em hãy dự đoán xem làm thế nào để sự cháy diễn ra lâu hơn? - HS hoạt động nhóm , ghi dự đoán vào bảng nhóm. Bước 2: Ý kiến ban đầu của học sinh: - Cần có nhiều không khí thì sự cháy diễn ra lâu hơn. - Cần có nhiều ni-tơ thì sự cháy diễn ra lâu hơn. - Cần có nhiều ô-xi thì sự cháy diễn ra lâu hơn. .. Bớc 3: Đề xuất câu hỏi và phơng án tìm tòi: - Qua dự đoán của các bạn em có thắc mắc gì không? Ví dụ thắc mắc của các em: + Liệu có nhiều không khí thì sự cháy diễn ra lâu hơn không? + Vì sao bạn lại cho rằng có nhiều ni-tơ thì sự cháy diễn ra lâu hơn? + Bạn có chắc chắn rằng có nhiều ô-xi thì sự cháy diễn ra lâu hơn không? Để giải quyết thắc mắc đó, chúng ta cần làm gì? (Đọc sách giáo khoa/ Hỏi người lớn/ Làm thí nghiệm/ Phương án thực tế nhất là Làm thí nghiệm Bước 4. Học sinh làm thí nghiệm GV: Để biết được ô-xi có vai trò gì đối với sự cháy, em cần chuẩn bị đồ dùng gì để làm thí nghiệm? HS: Chúng em chuẩn bị hai cây nến bằng nhau, 2 lọ thuỷ tinh (1 lọ to, 1 lọ nhỏ), bật lửa - HS trình bày cách làm thí nghiệm để chứng minh : Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều Ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn. Dùng hai cây nến bằng nhau, hai lọ thuỷ tinh không bằng nhau. Đốt cháy hai cây nến và úp 2 lọ thuỷ tinh lên hai cây nến thì ta thấy hai cây nến cùng tắt nhưng cây nến trong lọ to cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ. - Theo nhóm em, tại sao cây nến trong lọ to cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ (vì trong lọ thuỷ tinh to chứa nhiều không khí hơn lọ thuỷ tinh nhỏ, mà trong không khí chứa khí ô-xi duy trì sự cháy.) Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức: Qua thí nghiệm này, các em hãy cho biết ô-xi có vai trò gì đối với sự cháy? (Ô-xi duy trì sự cháy lâu hơn. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy diễn ra lâu hơn) Kết luận: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy diễn ra lâu hơn - Gv nêu thêm về vai trò của khí Ni -tơ : Giúp cho sự cháy diễn ra bình thường. GV: Vậy làm thế nào để cung cấp ô-xi, để sự cháy diễn ra liên tục? Cả lớp mình sẽ làm thí nghiệm tiếp theo. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống. Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề - Muốn sự cháy diễn ra liên tục, theo em không khí cần được như thế nào? - HS hoạt động nhóm, ghi dự đoán vào bảng nhóm. Bước 2: Ý kiến ban đầu của học sinh: - Cần cung cấp nhiều không khí. - Cần có vật rỗng càng to càng tốt. - Không khí cần đợc lu thông. .. Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi: - Qua dự đoán của các bạn em có thắc mắc gì không? Ví dụ thắc mắc của các em: - Bạn có chắc chắn rằng cung cấp nhiều không khí thì sự cháy diễn ra liên tục không? - Bạn có chắc chắn rằng không khí cần đợc lu thông thì sự cháy diễn ra liên tục không? - Bạn có chắc chắn rằng càng có nhiều ô-xi thì sự cháy diễn ra lâu hơn không? Để giải quyết thắc mắc đó, chúng ta cần làm gì? (Đọc sách giáo khoa/ Hỏi người lớn/ Làm thí nghiệm/ Phương án thực tế nhất là Làm thí nghiệm Bước 4. Học sinh làm thí nghiệm GV: Để biết được cách duy trì sự cháy, em cần chuẩn bị đồ dùng gì để làm thí nghiệm? HS: Chúng em chuẩn bị 1 cây nến, 1 lọ thuỷ tinh không đáy, bật lửa - HS trình bày cách làm thí nghiệm để chứng minh: Đốt cháy 1 cây nến. Dùng 1 lọ thuỷ tinh không đáy úp lên cây nến thì ta thấy cây nến cháy một lúc nhanh rồi tắt. - Theo nhóm em, tại sao cây nến cháy một lúc nhanh rồi tắt? (vì lượng ô xi trong lọ cháy hết mà không được cung cấp tiếp) - Tiếp tục thay đế gắn cây nến bằng một chiếc đế không kín. Quan sát em thấy cây nến vẫn tiếp tục cháy bình thường Vậy theo em, vì sao cây nến vẫn tiếp tục cháy bình thường? (là do được cung cấp ô-xi liên tục. Đế gắn nến không kín nên không khí liên tục tràn vào lọ cung cấp ô-xi để nên cây nến cháy liên tục) - Khi sự cháy xảy ra, khí ni-tơ và khí các-bô-ních nóng lên và bay lên cao. Do đó có chỗ lưu thông với bên ngoài không khí tràn vào trong lọ, tiếp tục cung cấp ô-xi để duy trì sự cháy. Cứ như vậy sự cháy diễn ra liên tục. Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức: Để duy trì sự cháy ta cần làm gì? Tại sao cần phải làm như vậy? (Để duy trì sự cháy cần liên tục cung cấp không khí. Vì trong không khí có chứ ô-xi. Ô xi rất cần cho sự cháy. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy diễn ra liên tục) GV kết luận: Để duy trì sự cháy cần liên tục cung cấp không khí. HS quan sát hình 5 SGK - Bạn nhỏ trong hình đang làm gì? (đang dùng ống thổi không khí vào trong bếp) - Bạn làm nh vậy đẻ làm gì? (Để không khí trong bếp đợc cung cấp liên tục, để bếp không bị tắt) * Ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí: - Bạn nào có kinh nghiệm làm cho bếp củi, bếp than trong lò không bị tắt? (em cào rỗng tro bếp ra để không khí được lưu thông hoặc dùng bếp thổi thổi không khí vào) - Khi muốn dập tắt ngọn lửa ở bếp than, bếp củi thì làm thế nào? (dùng tro bếp phủ lên ngọn lửa, ..) 4. Củng cố: Nêu nội dung bài: HS nhận xét tinh thần thái độ học tập của các bạn. 5. Dặn dò: Ứng dụng vai trò của không khí vào đun nấu, phòng chống cháy ở gia đình, cộng đồng. Chuẩn bị bài tiết sau. ______________________________ Tư học: ĐỌC SÁCH THƯ VIỆN Bài: Hướng dẫn các em tìm hiểu về thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất của con người I.MỤC TIÊU: - Giúp HS tìm hiểu về mảng tục ngữ, thành ngữ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. - Giúp các em gợi nhớ về những thành ngữ, tục ngữ đã biết hay đã đọc và biết cách sử dụng trong những tình huống giao tiếp. - Rèn kĩ năng khai thác sách vở thông tin trong thư viện. - Giúp HS ham đọc sách, có thói quen đọc sách. II. CHUẨN BỊ: - Danh mục sách tục ngữ, thành ngữ, ca dao - Bảng phụ đủ cho 4 nhóm - Thẻ từ, bảng cài - Nhật kí đọc của HS III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: I- TRƯỚC KHI ĐỌC * Hoạt động 1: * Trò chơi: “ Vè đối đáp” -Cho HS ổn định vị trí. -Treo 1 bài đồng dao, yêu cầu vài HS đọc tốt đọc cho cả lớp nghe. - Nhận xét, hướng dẫn cách đọc đúng. - Chia lớp thành 2 Đội chơi. - Hai đội nối tiếp nhau đọc bài đồng dao theo kiểu đối đáp. - Phổ biến nội dung, yêu cầu của tiết học. II- TRONG KHO ĐỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam nói về phẩm chất con người. * Mục tiêu:Giúp các em nhớ lại những thành ngữ, tục ngữ đã biết hay đã đọc và biết cách sử dụng trong những tình huống giao tiếp. - Giới thiệu danh mục sách để HS tìm. - Trò chơi: “ Ai nhanh tay hơn ” - Chia lớp thành 4 Đội chơi - Hướng dẫn cách chơi. - Thời gian 10 phút ghi ra các câu thành ngữ, tục ngữ mình biết. - Đại diện các nhóm trình bày; Lớp nhận xét. - Nhận xét- tuyên dương nhóm đúng. - Giúp HS hiểu đúng ý nghĩa của câu thành ngữ, tục ngữ các em vừa tìm - Nhận xét- tuyên dương các em nêu đúng. III- SAU KHI ĐỌC Hoạt động 1: Chia sẽ những câu câu thành ngữ, tục ngữ mình biết. *Mục tiêu: Thuộc một số câu thành ngữ tục ngữ vàPhân biệt thành ngữ và tục ngữ - Giải thích khái niệm thành ngữ. tục ngữ - Các em tham gia giải nghĩa các câu vừa tìm - Nhận xét bạn + Tục ngữ: Là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, có khi là một sự phê phán.Câu nói dựa theo phong tục ăn sâu vào tư tưởng mọi người, được mọi người chấp nhập và truyền tụng. + Thành ngữ: là những cụm từ mang ngữ nghĩa cố định (phần lớn không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp) và độc lập riêng rẽ với từ ngữ hay hình ảnh mà thành ngữ sử dụng, thành ngữ thường được sử dụng trong việc tạo thành những câu nói hoàn chỉnh. Cần phân biệt thành ngữ và tục ngữ * Trò chơi: “ Đối đáp thành ngữ” -Chia lớp thành 2 Đội. -Hướng dẫn luật chơi, cách chơi. + Đối đáp thành ngữ - chia lớp thành 2 đội; 2 Đội lần lượt đối đáp bằng cách mỗi bên đọc 1 câu thành ngữ , bên kia tiếp theo. Nếu trong thời gian 5 giây không nêu được thì sẽ thua.( HS trong cùng 1 Đội có quyền hội ý hoặc trợ giúp nhau). - Theo dõi, nhận xét- tuyên dương. Hoạt động 2: Tổng kết- Dặn dỏ - Liên hệ giáo dục. - Nhận xét tiết học - Giới thiệu tài liệu để HS tìm đọc tham khảo thêm. Treo danh mục sách ở thư viện lớp. __________________________________________ Thứ 6 ngày 8 tháng 1 năm 2020 Luyện từ và câu VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ? I. Mục tiêu - Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? (ND Ghi nhớ). - Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì? theo yêu cầu cho trước , qua thực hành luyện tập( mục III) * HS có năng khiếu: Nói được ít nhất 5 câu kể Ai làm gì? tả hoạt động của các nhận vật trong tranh . II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ : (5’) - GV nêu yêu cầu: Đặt câu kể theo mẫu Ai làm gì? - Lớp trưởng kiểm tra các bạn trong lớp - GV nhận xét. B. Bài mới : 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài :(1') GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng. 2. Hoạt động 2: Phần nhận xét:( 7’) Bài 1: hs đọc đề. Cả lớp đọc thầm đoạn văn tả hội đua voi, suy nghĩ và phát biểu ý kiến . Hs tìm câu kể, phát biểu ý kiến, GV nhận xét chốt lại ý kiến đúng. Đoạn văn có 6 câu. 3 câu đầu là câu kể ai làm gì? Câu 1: Hàng trăm con voi đang tiến về bãi. Câu 2: Người các buôn kéo về nườm nượp. Câu 3: Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng. Bài 2, 3: Hoc sinh suy nghĩ và làm vào vở. - GV chữa bài trước lớp Câu Vị ngữ trong câu ý nghĩa của vị ngữ Câu 1 Câu 2 Câu 3 đang tiến về bãi kéo về nườm nượp khua chiêng rộn ràng Nêu hoạt động của người vật trong câu Bài 4: Hoc sinh suy nghĩ và chọn ý đú
File đính kèm:
giao_an_tong_hop_lop_4_tuan_16_nam_hoc_2020_2021.doc