Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 34+35 - Năm học 2020-2021

CHÍNH TẢ (Nghe – viết):

THÌ THẦM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Viết đúng: gió, lá, im lặng, mênh mông, tưởng, .

- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức thể thơ 5 chữ

- Đọc và viết đúng các tên một số nước Đông Nam Á (BT 2), làm đúng bài tập 3a phân biệt ch/tr và giải được câu đố

2. Kĩ năng: Viết đúng, nhanh và đẹp

3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.

4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.CHUẨN BỊ :

1. Đồ dùng:

- GV: Bảng phụ ghi nội dung BT3a.

- HS: SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc53 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 59 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 34+35 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đ/S: 55500 đồng
3. HĐ ứng dụng (1 phút)
4. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Thực hành xem đồng hồ
- Tự ôn tập kiến thức tổng hợp chuẩn bị cho KTĐK

TOÁN:
TIẾT 173: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết tìm số liền trước của một số; số lớn nhất (số bé nhất) trong một nhóm 4 số.
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và giải bài toán bằng hai phép tính.
- Đọc và phân tích số liệu của bảng thống kê đơn giản.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc tính toán, giải toán, kĩ năng phân tích số liệu của bảng thống kê 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích học toán. Trình bày sạch sẽ, rõ ràng
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4 (a, b, c). 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng: 
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Trò chơi “ Hái hoa dân chủ”
+ TBHT điều hành.
+ Nội dung: BT 1a
- GV tổng kết trò chơi, củng cố cách tìm số liền trước, liền sau
- Kết nối bài học.

- Học sinh tham gia chơi.
+ Đáp án đúng: 
Số liền trước 8270: 8269
Số liền trước 35461: 35460
Số liền trước 10000: 9999 
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 
2. HĐ thực hành (30 phút)
* Mục tiêu: 
- Tìm được số lớn nhất (số bé nhất) trong một nhóm 4 số.
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và giải bài toán bằng hai phép tính.
- Đọc và phân tích số liệu của bảng thống kê đơn giản.
* Cách tiến hành:
Bài 1b: Làm việc cá nhân – Cả lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
+ Muốn tìm số lớn nhất, ta phải làm gì? 
* GV chốt cách nhận biết giá trị số lớn nhất trong các số tự nhiên đã cho
Bài 2 : Làm việc cá nhân – cặp đôi
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài 
* GV củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính
Bài 3 : Làm việc cá nhân – N2 - Cả lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân – trao đổi N2
- GV củng cố giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 4 (a,b,c) : Làm việc N2 – Cả lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- GV giao nhiệm vụ
+ Yêu cầu HS quan sát bảng ở SGK.
+ TBHT điều hành HĐ chia sẻ
Xem bảng và trả lời câu hỏi.
? Mỗi cột của bảng trên cho biết điều gì.
? Mỗi bạn Nga, Mĩ, Đức mua những loại đồ chơi nào và số lượng của mỗi loại là bao nhiêu tiền.
? Mỗi bạn phải trả bao nhiêu tiền
*GV chốt đáp án đúng, lưu ý khi đọc bảng thống kê
Bài 4d (BT chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
? Em có thể mua những loại đồ chơi nào với số lượng mỗi loại là bao nhiêu để phải trả 20000 đồng.
- 1 HS nêu yêu cầu
+ Phải so sánh các số với nhau
- HS làm cá nhân – Chia sẻ
* Dự kiến đáp án:
b/Số lớn nhất trong dãy số đã cho là:
 D. 44 202
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài cá nhân vào vở -> Trao đổi vở.
- Chia sẻ KQ trước lớp kết quả 
-Thống nhất cách làm và đáp án đúng
*Dự kiến KQ:
8129 + 5936 = 14 065 
49154 – 3728 = 45 426
 4605 x 4= 18 420
2918 : 9= 324 dư 2
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS trao đổi nhóm.
- Đại diện HS lên chia sẻ KQ trước lớp 
Bài giải
 Số bút chì đã bán được là: 
 840 : 8 = 105 (cái)
 Số bút chì cửa hàng còn lại là:
 840 – 105 = 735 (cái)
 Đ/S: 735 cái bút chì 
-1 HS đọc nội dung bài tập.
- HS quan sát ở SGK.
- Thực hiện theo YC -> chia sẻ trước lớp
* Cột 1: tên người mua hàng.
+ Cột 2 : giá tiền 1 búp bê và số lượng búp bê mỗi người mua
+ Cột 3 : Giá tiền 1 ô tô đồ chơi và số ô tô đã mua của một người.
+ Cột 4 : Giá tiền 1 tàu bay đồ chơi và số tàu bay đã mua của một người.
+ Cột 5 : Tổng số tiền đã mua đồ chơi của mỗi người.
* Nga mua : 1 búp bê, 4 ôtô
+ Mỹ mua : 1 búp bê, 1 ôtô , 1 tàu bay
+ Đức mua : 1 ôtô, 3 tàu bay
* Mỗi bạn đều phải trả 20000 đồng.
* Có thể mua :
1 tàu bay, 7 ôtô ; 2 tàu bay, 4 ôtô ; 10 ôtô
4. HĐ ứng dụng (1 phút)
5. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Tiếp tục thực hành cộng, trừ, nhân, chia
- Tiếp tục ôn tập kiến thức chung chuẩn bị cho KTĐK

CHÍNH TẢ (Nghe – viết):
THÌ THẦM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Viết đúng: gió, lá, im lặng, mênh mông, tưởng, ... 
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức thể thơ 5 chữ 
- Đọc và viết đúng các tên một số nước Đông Nam Á (BT 2), làm đúng bài tập 3a phân biệt ch/tr và giải được câu đố
2. Kĩ năng: Viết đúng, nhanh và đẹp 
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.CHUẨN BỊ :
1. Đồ dùng:	
- GV: Bảng phụ ghi nội dung BT3a.
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
- GV nhận xét, đánh chung.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng
- Viết bảng con: sản xuất, sum xuê, xinh xắn, sát sao,...
- HS ghi tên bài chính tả
 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):
* Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả.
* Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
 a. Trao đổi về nội dung đoạn viết

- Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả, đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.
+ Những sự vật, con vật nào nói chuyện với nhau trong bài thơ ?
- Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách thức trình bày chính tả .
+ Bài thơ có mấy khổ thơ? Mỗi khổ thơ có mấy dòng?
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
b. HD cách trình bày:
+ Cần viết chữ đầu tiên của đoạn bài viết chính tả như thế nào?
+ Hết mỗi khổ thơ cần viết như thế nào?
- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và lấy bảng con và viết các tiếng khó. 
- HS tìm từ khó viết, dễ lẫn
c. Hướng dẫn viết từ khó
- Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng con.
- Nhận xét bài viết bảng của học sinh.
- Giáo viên gạch chân những từ cần lưu ý.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh lắng nghe
- 1 HS đọc lại
+ Gió thì thầm với lá, lá thì thầm với cây, hoa thì thầm với ong bướm, trời thì thầm với sao, sao trời tưởng im lặng hóa ra cũng thì thầm cùng nhau
+ 2 khổ thơ, mỗi khổ thơ có 4 dòng
+ Mỗi dòng thơ 5 chữ
+ Những chữ đầu câu thơ
+ Viết lùi 2 ô so với lề
+ Cách một dòng và viết khổ thứ hai
- Cả lớp đọc thầm bài viết, tìm những chữ dễ viết sai: gió, lá, im lặng, mênh mông, tưởng,...
- Cả lớp viết từ khó vào bảng con 
- Học sinh lắng nghe.
 3. HĐ viết chính tả (15 phút):
*Mục tiêu: 
- Học sinh nghe - viết lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức thể thơ 5 chữ
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 2 ô, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Đọc cho học sinh viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.

- Lắng nghe
- HS nghe và viết bài.
 4. HĐ nhận xét, đánh giá (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.

 5. HĐ làm bài tập (5 phút)
*Mục tiêu: Học sinh đọc và viết đúng tên một số nước Đông Nam Á (BT 2), làm đúng bài tập chính tả phân biệt ch/tr và giải được câu đố (BT3a). 
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân - cặp đôi - Chia sẻ trước lớp
Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa.
 - Giáo nhận xét, tỏng kết trò chơi
- Yêu cầu HS nêu những hiểu biết của mình về một trong các nước trên
- HS chơi trò chơi: Đọc đúng – Viết nhanh
+ Mỗi đội chơi có 2 thành viên
+ 1 thành viên đọc, 1 thành viên viết bảng
- Nhóm chiến thắng là nhóm đọc đúng, viết nhanh và đúng nhất tên các nước có trong bài tập
- HS nêu (VD: Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, Xin-ga-po là đất nước sạch đẹp nhất thế giới,...)
Bài 3a:
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho HS
- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp
* Đáp án: 
 Lưng đằng trước, bụng đằng sau
 Con mắt ở dưới, cái đầu ở trên.
- HS đọc lại câu đố sau khi điền
=>Lời giải: cái chân
 6. HĐ ứng dụng (3 phút)
- Viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.
6. HĐ sáng tạo (1 phút)
- VN tìm hiểu và viết lại cho đẹp tên của toàn bộ các nước trong khu vực Đông Nam Á.

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (TIẾT 2):
BÀI 64: NĂM, THÁNG VÀ MÙA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết một năm trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng xem lịch, nhận biết ngày, tháng và các mùa trong năm
3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu, khám phá khoa học. Ứng dụng mùa vụ trong trồng trọt.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.
*GD BVMT: Bước đầu biết có hai loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Lịch treo tường
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút)
+ Khi nào trên Trái Đất là ban ngày, ban đêm? 
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.
- TBHT điều hành:
+ Trả lời: Khoảng thời gian Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm
- Mở SGK
2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)
- Biết một năn trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa. 
- Có kỹ năng xem lịch, nhận biết ngày, tháng và các mùa trong năm
*Cách tiến hành:
Việc 1: Năm, tháng và mùa
- GV giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm theo hai câu hỏi sau: 
+ Quan sát lịch và cho biết mỗi năm gồm bao nhiêu tháng? Mỗi tháng gồm bao nhiêu ngày ? 
+ Mỗi năm gồm bao nhiêu ngày?
+ Trái Đất quay quanh Mặt Trời được một vòng thì quay quanh mình nó bao nhiêu vòng?
+ Trên Trái Đất có mấy mùa? 
* Lưu ý: Quan sát và theo dõi, trợ giúp đối tượng M1+ M2 hoàn thành YC của bài học
- Gv nhận xét và kết luận: Thời gian để Trái Đất chuyển động một vòng xung quanh mặt trời là 1 năm. Khi chuyển động trục Trái Đất bao giớ cũng nghiêng về một phía. Trong một năm, có một thời gian Bắc bán cầu nghiêng về phía Mặt Trời – Thời gian đó ở Bắc bán cầu là mùa hạ,, Nam bán cầu là mùa đông và ngược lại khi ở Nam bán cầu là mùa hạ thì Bắc bán cầu là mùa đông. Khoảng thời gian chuyển từ mùa hạ sang mùa đông gọi là mùa thu và từ mùa đồng sang mùa hạ là mùa xuân .
Việc 2: Thực hành - Liên hệ thực tế
- Yêu cầu quan sát hình 2 trang 123 và tìm vị trí thể hiện Bắc bán cầu đang là mùa xuân, hạ, thu, đông?
- Liên hệ: Những mùa nào cây cối thường phát triển nhanh?
+ Những loài vật nào ưa sống xứ nóng, loài nào ưa sống xứ lạnh?
- GDBVMT: Vậy mỗi loài cây, mỗi loài động vật thích nghi với một loại khí hậu khác nhau. Có loài ưa nóng, có loài ưa lạnh. Tuỳ theo từng cây trồng và vật nuôi mà chúng ta nuôi trồng vào các mùa thích hợp để chúng phát triển mạnh, cho năng suất cao
* Nhóm 4– Lớp
- Hs thảo luận nhóm theo gợi ý -> thống nhất ý kiến
- Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình.
* Đáp án dự kiến
+ 12 tháng
+ Tháng 2 năm nhuận 29 ngày (tháng 2 năm không nhuận 28 ngày. Tháng có 30 ngày là các tháng: 4,6,9 11. Các tháng còn lại là 31 ngày
+ Mỗi năm có 365 ngày (năm nhuận 366 ngày)
+ 365 – 366 ngày
+ 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông
- HS nghe và nhớ 
- Đọc nội dung phần bài học SGK
* Cá nhân – Lớp
+ HS quan sát và trả lời: Mùa xuân: vị trí A, Hạ: B, Thu: C và Đông: D
+ Sự phát triển của cây phụ thuộc vào khí hậu, thường cây phát triển mạnh về mùa xuân và mùa hè...Tuy nhiên, cũng có một số loại cây phát triển mạnh vào mùa đông, đó là các loại rau xứ lạnh.
+ Xứ nóng: lạc đà, thằn lằn, chuột chũi,.. Xứ lạnh: gấu bắc cực, chim cánh cụt,...
- Lắng nghe
3. HĐ ứng dụng (1 phút)
4. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Về nhà xem lại bài, ghi nhớ nội dung bài học.
- VN tìm hiểu thêm lí do tại sao tháng 2 lại có 29 ngày.
Thứ năm ngày 13 tháng 5 năm 2021
TOÁN:
TIẾT 174: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết tìm số liền, liền trước sau của một số. Biết so sánh các số và sắp xếp một nhóm 4 số, 
- Thực hiện cộng, trừ, nhân, chia với các số có đến 5 chữ số.
- Biết các tháng có 31 ngày.
- Biết giải bài toán có nội dung hình học bằng hai phép tính.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ so sánh, tính toán và giải toán
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3, 4a, 5 (Tính bằng một cách)
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. HĐ khởi động (5 phút):
- Trò chơi: Hái hoa dân chủ
+ TBHT điều hành
+ Nội dung: BT 1 - SGK
- Tổng kết – Chốt cách tìm số liền trước, liền sau, cách sắp xếp dãy số tự nhiên
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
 
- Học sinh tham gia chơi.
* Đáp án: 
a) Số liền trước số 92458 là số 92457 
 Số liền sau số 92458 là số 92459
b) 69 134; 69 314; 78 507; 83 507.
- Lắng nghe.
- Mở vở ghi bài.
2. HĐ thực hành (28 phút):
* Mục tiêu: HS:
- Thực hiện cộng, trừ, nhân, chia với các số có đến 5 chữ số.
- Biết các tháng có 31 ngày.
- Biết giải bài toán có nội dung hình học.
* Cách tiến hành:
Bài 2: Làm việc cá nhân – N2 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
=> GV củng cố kĩ năng tính
 Bài 3: HĐ nhóm 4
Kĩ thuật khăn trải bàn (N4)
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS thực hiện theo ba bước của kĩ thuật khăn trải bàn 
-> GV gợi ý cho HS nhóm đối tượng M1 nêu lại cách nối để hoàn thành BT
- GV lưu ý động viên một số HS M1 tương tác, chia sẻ với nhóm
* GV chốt đáp án đúng. hướng dẫn HS quy tắc nắm tay trái để xác định cho chính xác
Bài 4a. Làm việc CN – Lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
Bài 5: HĐ nhóm 2 – Lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS thực hiện YC
-> GV gợi ý cho HS nhóm đối tượng M1 để hoàn thành BT
- GV lưu ý động viên một số HS M1 tương tác, chia sẻ với nhóm
* GV chốt đáp án đúng
Bài 4b (BT chờ dành cho HS hoàn thành sớm): 
-Yêu cầu học sinh làm bài rồi báo cáo kết quả
- GV chốt đáp án đúng

- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm vào vở -> chia sẻ cặp đôi
- Thống nhất KQ
* Dự kiến đáp án:
a) 86127 + 4258 = 90385
 65493 – 2486 = 63007
b) 4216 x 5 = 21080
 4035 : 8 = 504 (dư 3)
- HS nêu yêu cầu bài tập 
+ HS làm cá nhân (góc phiếu cá nhân)
+ Hs thảo luận KQ, thống nhất KQ ghi vào phần phiếu chung
+ Đại diện HS chia sẻ trước lớp
+Các nhóm khác bổ sung
* Dự kiến đáp án:
+ Các tháng có 31 ngày là: tháng một, tháng ba, tháng năm, tháng bảy, tháng tám, tháng mười, tháng mười hai. 
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm vào vở ghi
- Chia sẻ đáp án:
*Dự kiến đáp án: 
a) X x 2 = 9328
 X = 9328 : 2 
 X = 4664
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS thảo luận N2, thống nhất KQ 
- Đại diện HS chia sẻ trước lớp
* Dự kiến đáp án:
 Bài giải
 Chiều dài hình chữ nhật là: 
 9 x 2 = 18 (cm)
 Diện tích hình chữ nhật là:
 18 x 9 = 162 (cm2)
 Đ/S: 162cm2
- HS đọc YC bài tập
- HS thực hiện YC bài-> báo cáo KQ với GV
4. HĐ ứng dụng (1 phút) 
5. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Tiếp tục thực hành các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Thực hiện giải bài tập 5 bằng cách khác

TẬP ĐỌC 
MƯA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
	- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: lũ lượt, lật đật, dồn, tí tách,...
- Hiểu được nội dung bài: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả.
2. Kĩ năng: 
- Đọc đúng: lũ lượt, chiều nay, lật đật, nặng hạt, làn nước mát, cụm lúa, xó kim, lửa reo, tí tách,... 
- Đọc trôi trảy, biết ngắt nhịp hợp lí ở mỗi dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ. 
- Biết đọc diên cảm bài thơ với giọng tình cảm thể hiện cảnh đầm ấm của sinh hoạt gia đình trong cơn mưa, tình cảm yêu thương những người lao động.
3. Thái độ: Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu những con người lao động
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* GD BVMT: GV liên hệ: Mưa làm cho cây cối, đồng ruộng thêm tươi tốt; mưa cung cấp nguồn nước cần thiết cho con người chúng ta.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Tranh minh họa bài đọc. 
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
+ Gọi 3 đọc bài “Sự tích chú Cuội cung trăng”. 
+ Yêu cầu nêu nội dung của bài. 
- GV nhận xét chung.
- GV kết nối kiến thức 
- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. 

+ 3 em lên tiếp nối đọc bài.
+ Nêu lên nội dung bài.
- HS lắng nghe
- Lớp nghe hát bài Hạt mưa xinh
- Quan sát, ghi bài vào vở
2. HĐ Luyện đọc (15 phút)
*Mục tiêu: Đọc trôi trảy rành mạch, ngắt nhịp đúng các câu thơ 4 chữ
* Cách tiến hành: Nhóm – Lớp
a. GV đọc mẫu toàn bài 
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài: 
+ Giọng gấp gáp nhấn giọng những từ ngữ gợi tả sự dữ dội của cơn mưa: lũ lượt, lật đật, nặng hạt, reo, hát, (khổ 1+2+3);
+ Giọng khoan thai ở đoạn tả cảnh sinh hoạt đầm ấm của gia đình trong cơn mưa (khổ 4); 
+ Hạ giọng, thể hiện tình cảm ở đoạn cuối (khổ thơ 5)
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng các câu thơ, khổ thơ 
Chớp đông/ chớp tây//
Giọng trầm/ giọng cao//
 Chớp dồn tiếng sấm//
 Chạy trong mưa rào.// ()
d. Đọc đồng thanh:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

- HS lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (lũ lượt, chiều nay, lật đật, nặng hạt, làn nước mát, cụm lúa, xó kim, lửa reo, tí tách...)
- HS chia đoạn (5 đoạn thơ như SGK)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn thơ trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Giải nghĩa từ khó: lũ lượt, lật đật.
- Đặt câu với từ lật đật
- Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ

3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)
*Mục tiêu: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả.
*Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp
- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài
*GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.
+ Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài thơ ?
+ Cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm cúng như thế nào?
+ Vì sao mọi người lại thương bác ếch ?
+ Hình ảnh của bác ếch gợi cho em nhớ tới ai ?
+ Nêu nội dung 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_3435_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan