Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021

Tự nhiên và xã hội

 MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

 2. Kĩ năng: So sánh được độ lớn của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời: Trái Đất lớn hơn Mặt trăng. Mặt trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .

1. Hoạt động khởi động :

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận

* Mục tiêu : Bước đầu biết mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.

* Cách tiến hành :

Bước 1

- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trang 118 trong SGK và trả lời với bạn theo các gợi ý sau :

+ Chỉ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

+ Nhận xét chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái đất ( Cùng chiều hay ngược chiều).

+ Nhận xét độ lớn của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.

Bước 2 :

- GV gọi vài HS trả lời câu hỏi trước lớp.

Kết luận : Mặt Trăng chuyển động quanh Trái đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.

b. Hoạt động 2 : Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái đất

* Mục tiêu: Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái đất. Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái đất.

* Cách tiến hành :

Bước 1 :

- GV giảng cho HS cả lớp biết : Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh.

- GV hỏi : Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái đất ?

- GV mở rộng cho HS biết : Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra, chuyển động quanh Trái đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ.

- Đối với HSNK : GV giải thích cho HS biết tại sao Mặt Trăng chỉ hướng có một nửa bán cầu về phía Trái đất : Mặt Trăng vừa chuyển độïng xung quanh Trái đất nhưng cũng vừa tự quay quanh nó. Chu kì (khoảng thời gian quay được một vòng) của hai chuyển động này gần băng nhau và đều theo hướng ngược chiều kim đồng hồ (nếu nhìn từ cực Bắc).

Bước 2 :

- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Mặt Trời như hình 2 trong SGK trang 119 vào vở của mình rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái đất.

Kết luận : Mặt Trăng chuyển động quanh Trái đất nên được gọi là vệ tinh của Trái đất.

IV. Củng cố dặn dò

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.

 

doc20 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 6 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời.
b. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm 
Mục tiêu : 
- Biết trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống.
- Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp.
Cách tiến hành
Bước 1
- GV cho HS thảo luận nhóm các yêu cầu sau.
+ Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống ?
+ Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp ?
Bước 2 :
- GV yêu cầu các nhóm trình bày.
Kết luận : Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp, chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; vứt rác, đổ rác đúng nơi qui định; giữ vệ sinh môi trường xung quanh,
IV. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học, 
- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.
 _____________________________________________
Toán
 NHÂN SỐ CÓ 5 CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ không quá hai lần và nhớ không liên tiếp). 
	2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .	
1. Hoạt động khởi động :
- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.
-GV nhận xét đánh giá.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có 2 lần nhớ không liền nhau)
* Cách tiến hành:
- Viết lên bảng phép nhân: 14273 x 3
- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
- Gọi HS nêu cách tính (như Sách giáo khoa).
- Chốt lại giống Sách giáo khoa.
b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút)
* Mục tiêu: Giúp cho học sinh biết cách thực hiện đúng phép tính nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
* Cách tiến hành
Bài 1: Tính
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- Cho HS làm bài vào bảng con 
- Lấy bảng mẫu và gọi HS nêu cách tính
Bài 2: Số?
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS làm vào bảng phụ, 1 HS làm bảng lớp
Thừa số
19 091
13 070
10 709
Thừa số
5
6
7
Tích




- Nhận xét, chốt lại
Bài 3: Toán giải
- Mời HS đọc yêu cầu bài toán.
- Đặt câu hỏi hướng dẫn:
+ Lần đầu chuyển bao nhiêu ki-lô-gam thóc?
+ Lần thứ 2 chuyển bao nhiêu ki-lô-gam thóc?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tìm số ki-lô-gam thóc chuyển cả hai lần ta làm thế nào?
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài.
 Tóm tắt:
	Lần đầu chuyển	: 27150 kg
	Lần sau chuyển	: gấp đôi lần đầu
	Hỏi 2 lần	: . kg thóc?
- Nhận xét, chốt lại 
Bài giải
Số ki-lô-gam thóc lần hai chuyển vào kho là:
27 150 x 2 = 54 300 (kg)
Số ki-lô-gam thóc cả hai lần chuyển vào kho là:
27 150 + 54 300 = 81 450 (kg)
Đáp số: 81 450 kg thóc.
- Cả lớp nhận xét.
IV. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
 _____________________________________________
 Buổi chiều
 Tập viết
 ÔN CHỮ HOA V
I. MỤC TIÊU:
1.Năng lực đặc thù : Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa V (1 dòng) L,B (1 dòng); viết đúng tên riêng Văn Lang (1 dòng) và câu ứng dụng: Vỗ tay.... cần nhiều người (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Có kĩ năng viết đúng, viết đều, viết đẹp.
2. Năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
3.Phẩm chất: Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG
1. Giáo viên: Bảng phụ. Mẫu chữ viết hoa V (L, B), các chữ Văn Lang và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Hoạt động khởi động : 
- Hát: Chữ càng đẹp, nết càng ngoan”
+ 2 HS lên bảng viết từ: Uông Bí ,... 
+ Viết câu ứng dụng của bài trước 
 Uốn cây từ thuở còn non
 Dạy con từ thuở con còn bi bô
- GV nhận xét, đánh giá chung
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng
2. Các họat động chính:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết bảng con 
* Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng các con chữ, hiểu từ và câu ứng dụng.
* Cách tiến hành:
- Luyện viết chữ hoa.
- Cho HS tìm các chữ hoa có trong bài: V, L, B.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách viết hoa các chữ hoa trên
- Viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ: V
- Yêu cầu HS viết chữ V bảng con.
- Cho HS luyện viết từ ứng dụng.
- Gọi HS đọc từ ứng dụng: Văn Lang
- Giới thiệu: Văn Lang là tên nước Việt Nam thời các vua Hùng, thời kì đầu tiên của nước Việt Nam.
- Yêu cầu HS viết vào bảng con.
F Luyện viết câu ứng dụng.
- Mời HS đọc câu ứng dụng.
 Vỗ tay cần nhiều ngón.
 Bàn kĩ cần nhiều người.
- Giải thích câu ứng dụng: Vỗ tay cần nhiều ngón mới vỗ tay được vang; muốn có ý kiến hay, đúng, cần nhiều người bàn bạc.
- Cho viết bảng con
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết 
* Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
* Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu:
 + Viết chữ V: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết chữ L, B: 1 dòng
 + Viế chữ Văn Lang: 2 dòng cở nhỏ.
 + Viết câu ứng dụng 2 lần.
- Theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
- Cho HS viết bài vào vở
- Thu 7 bài để nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
- Nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
- Hướng dẫn HS sửa lỗi sai
IV. VẬN DỤNG :
- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn.
- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần đoàn kết
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
 __________________________________________________________
	Thứ ba, ngày 20 tháng 4 năm 2021
Tập đọc
BÀI HÁT TRỒNG CÂY
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù : Hiểu nội dung: Cây xanh mang lại cho con người cái đẹp, ích lợi và hành phúc. Mọi người hãy hăng hái trồng cây xanh. 
- Biết ngắt nhịp đúng khi đọc các dòng thơ, khổ thơ. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc lòng bài thơ.
2. Năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
3. Thái độ: Có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh
II. ĐỒ DÙNG
1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Hoạt động khởi động :
+ 2 em lên tiếp nối đọc bài “Bác sĩ Y-éc-xanh” 
+ Nêu lên nội dung bài.
- HS lắng nghe
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc .
* Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài, hiểu nghĩa từ mới
* Cách tiến hành:
- Đọc diễm cảm toàn bài.
- Giọng nhẹ nhàng, vui tươi, hồn nhiên, nhấn giọng những từ ngữ khẳng định ích lợi và hạnh phúc của việc trồng cây.
- Cho HS luyện đọc từng dòng thơ. 
- Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Cho HS giải thích các từ mới
- Luyện đọc nhóm đôi.
- Cho 6 nhóm tiếp nối nhau HS đọc 5 khổ thơ.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài bài đọc.
* Cách tiến hành:	
- Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ để TLCH:
+ Cây xanh mang lại những gì cho con người?
+ Hạnh phúc của người trồng cây là gì?
 + Tìm những từ được lặp đi lặp lại trong bài thơ. Nêu tác dụng của chúng?
- Chốt lại: Đó là từ “Ai trồng cây / người đó. Em trồng cây”
 Cách sử dụng điệp ngữ như một điệp khúc trong bài hát khiến người đọc dễ nhớ, dễ thuộc, nhấn mạnh ý khuyến khích mọi ngýời hãng hái trồng cây.
- KL: Nêu ý nghĩa bài thơ	
c. Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ
* Mục tiêu: Giúp các em nhớ và đọc thuộc bài thơ.
* Cách tiến hành:
- Mời HS đọc lại toàn bài thơ.
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ.
- Cho HS thi đua HTL từng khổ thơ của bài thơ.
- Mời 4 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- Nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
IV. VẬN DỤNG :
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
 ___________________________________________________
	Toán 
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số. 
	2. Kĩ năng: Biết tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3b; Bài 4.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .
1. Hoạt động khởi động :
- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.
-GV nhận xét đánh giá.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Củng cố phép nhân 
* Mục tiêu: Giúp cho HS củng cố lại cách nhân số có năm chữ số với số có 1 chữ số. 
* Cách tiến hành:
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- Cho lớp làm bảng con
- Nhận xét, chốt lại
Bài 2: Toán giải
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài. 
- Đặt câu hỏi hướng dẫn cách làm
- Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
Tóm tắt:
	Kho chứa	: 63150 lít dầu
	Lấy 3 lần, mỗi lần	: 10715 lít dầu
	Trong kho còn	:  lít dầu?
Bài giải
Số lít dầu đã lấy ra là:
10 715 x 3 = 32 145 (l)
Số lít dầu còn lại là:
63 150 – 32 145 = 31 005 (l)
Đáp số: 31 005 lít dầu.
- Nhận xét, chốt lại
b. Hoạt động 2: Củng cố tính giá trị biểu thức, nhân nhẩm 
* Mục tiêu: Củng cố lại cho HS cách tính giá trị của biểu thức, ôn lại cách tín nhẩm.
* Cách tiến hành:
Bài 3b: Tính giá trị của biểu thức
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Đặt câu hỏi:
+ Trong một biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân chia ta làm như thế nào?
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng sửa bài..
b) 26 742 + 14 031 x 5 = 26 742 + 70 155
 = 96 897
 81 025 - 12 071 x 6 = 81 025 - 72 426
 = 8 599
- Cả lớp nhận xét - Nhận xét, chốt lại.
Bài 4: Tính nhẩm
- Mời HS đọc yêu cầu của bài.
- Chia lớp thành 2 nhóm. Cho các nhóm thi làm bài tiếp sức.Yêu cầu: Trong thời gian 5 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng sẽ chiến thắng.
- Hai nhóm thi làm bài tiếp sức.
3000 x 2 = 6000 11000 x 2 = 22000
2000 x 3 = 6000 12000 x 2 = 24000
4000 x 2 = 8000 13000 x 3 = 39000
5000 x 2 = 10000 15000 x 2 = 30000
IV. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
 ____________________________________________________
 Chính tả
 Nghe - Viết. BÁC SĨ Y-EC-XANH
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù : Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 Làm đúng Bài tập (2) a/b hoặc Bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn.
2.Năng lực chung :Góp phần hình thành và phát triển năng lực Tự học và giải quyết vấn đề.
3.Phẩm chất: Có ý thức viết đúng, nhanh và đẹp . Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt
II. ĐỒ DÙNG
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Hoạt động khởi động :
-Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ của tiết trước.
- Học sinh viết bảng con.
- Nhận xét, đánh giá chung.
- Giới thiệu bài mới.Nêu mục tiêu bài học- HS nhắc lại.
2. Các họat động khám phá :
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết bài chính tả
* Mục tiêu: Giúp học sinh nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- Đọc toàn bài viết chính tả.
- Yêu cầu 1 –2 HS đọc lại bài viết.
- Hướng dẫn HS nhận xét. GV hỏi:
+ Vì sao bác sĩ Y-éc-xanh là người Pháp nhưng ở lại Nha Trang?
- Vì ông coi trái đất là ngôi nhà chung.những đứa con trong nhà phải biết thương yêu nhau.
- Hướng dẫn HS viết bảng con những từ dễ viết sai
- Viết chính tả:
- Đọc cho HS viết bài vào vở.
- Theo dõi, uốn nắn.
- Chấm chữa bài.
- Hướng dẫn HS sửa lỗi sai
-GV nhận xét đánh giá 5- 7 bài bài viết của HS.
- Nhận xét bài viết của HS.
- Cho HS tìm từ dễ viết sai.
b. Hoạt động 2: Luyện tập.
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết thực hiện tốt các bài tập theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
Bài tập 2: Chọn phần a: Điền vào chỗ trống r, d, gi?
- Cho HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Mời 2 đội thi làm bài tiếp sức
- 2 đội lên bảng thi làm bài.
a/ Dáng, rừng, rung
 b/Biển – lơ lửng – cõi tiên – thơ thẩn
- Cả lớp nhận xét
- Nhận xét, chốt lại
Bài tập 3: Viết lời giải câu đố em vừa tìm được ở bài tập 2 (dành cho học sinh NK làm thêm)
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Mời 2 HS lên bảng ghi kết quả.
IV.VẬN DỤNG :	
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
 ___________________________________________________
 Tự nhiên và xã hội
 MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
	2. Kĩ năng: So sánh được độ lớn của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời: Trái Đất lớn hơn Mặt trăng. Mặt trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .
1. Hoạt động khởi động :
- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận 
* Mục tiêu : Bước đầu biết mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
* Cách tiến hành :
Bước 1
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trang 118 trong SGK và trả lời với bạn theo các gợi ý sau :
+ Chỉ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
+ Nhận xét chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái đất ( Cùng chiều hay ngược chiều). 
+ Nhận xét độ lớn của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
Bước 2 :
- GV gọi vài HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Kết luận : Mặt Trăng chuyển động quanh Trái đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.
b. Hoạt động 2 : Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái đất 
* Mục tiêu: Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái đất. Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái đất.
* Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV giảng cho HS cả lớp biết : Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh.
- GV hỏi : Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái đất ?
- GV mở rộng cho HS biết : Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra, chuyển động quanh Trái đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ.
- Đối với HSNK : GV giải thích cho HS biết tại sao Mặt Trăng chỉ hướng có một nửa bán cầu về phía Trái đất : Mặt Trăng vừa chuyển độïng xung quanh Trái đất nhưng cũng vừa tự quay quanh nó. Chu kì (khoảng thời gian quay được một vòng) của hai chuyển động này gần băng nhau và đều theo hướng ngược chiều kim đồng hồ (nếu nhìn từ cực Bắc).
Bước 2 :
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Mặt Trời như hình 2 trong SGK trang 119 vào vở của mình rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái đất.
Kết luận : Mặt Trăng chuyển động quanh Trái đất nên được gọi là vệ tinh của Trái đất.
IV. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.
 _______________________________________________________
	Thứ năm, ngày 22 tháng 4 năm 2021
Toán 
CHIA SỐ CÓ 5 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp chia có dư. 
	2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3 (dòng 1, 2).
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .
1. Hoạt động khởi động:
- Kiểm tra bài cũ: HS làm bảng con: 35725 : 5; 92860 : 2; 
- GV nhận xét đánh giá.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số .
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm đựơc các bước thực hiện phép chia có dư.
* Cách tiến hành:
- Viết lên bảng: 12458: 3 =?. 
- Yêu cầu HS đặt theo cột dọc, suy nghĩ và thực hiện phép tính trên.
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện
- Gọi HS nhắc lại cách thực hiện phép chia.
F Số dư phải bé hơn số chia.
b. Hoạt động 2: Thực hành 
* Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng để làm BT 
* Cách tiến hành:
Bài 1: Tính 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- Cho HS làm bảng con
- Uốn nắn sửa sai cho HS
Bài 2: Toán giải
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- Cho HS nêu cách làm 
- Chốt lại cách làm 
- Cho HS thảo luận nhóm đôi
- Gọi 2 nhóm dán bài lên bảng 
- 2 nhóm dán bài lên bảng 
Bài giải
Thực hiện phép chia:
10 250: 3 = 3416 (dư 2)
Vậy may được nhiều nhất 3416 bộ quần áo và còn thừa 2m vải.
Đáp số: 3416 bộ quần áo, thừa 2m vải.
- Các nhóm khác nhận xét
- Nhận xét, chốt lại
Bài 3 (dòng 1, 2): Số?
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Chia HS thành 2 đội A và B.
- Cho HS chơi trò trơi tiếp sức.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- 2 nhóm lên bảng thi làm bài tiếp sức.
IV. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
 __________________________________________________
Luyện từ và câu
 TỪ NGỮ VỀ CÁC NƯỚC,DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù : Kể được tên vài nước mà em biết ở Bài tập 1.
-Viết được tên các nước vừa kểtrong Bài tập 2. Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ở Bài tập 3.
2. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
3. Phẩm chất : Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác. Yêu thích từ ngữ Tiếng Việt, có ý thức sử dụng đúng dấu câu
II. ĐỒ DÙNG: Máy chiếu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Hoạt động khởi động: 
- HS hát bài: Trái đất này là của chúng mình
- HS tham gia trò chơi “Gọi thuyền “ dưới sự điều hành của TBHT
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ về Các nước 
* Mục tiêu: Giúp cho các em biết tên 1 số nước trên thế giới.
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: Kể tên 1 vài nước em biết và chỉ các nước đó trên bản đồ.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Treo bản đồ thế giới, yêu cầu HS quan sát và tìm tên các nước trên bản đồ.
- Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm 4.
- Yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của mình.
- Nhận xét, chốt lại: Đó là các nước: Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a 
Bài tập 2: Viết tên các nước mà em vừa kể 
- Đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Dán 3 tờ giấy khổ to lên bảng, mời 3 nhóm HS lên bảng thi làm bài theo cách tiếp sức. 
- Nhận xét, chốt lại	
- Cho cả lớp đọc đồng thanh tên các nước trên bảng.
b. Hoạt động 2: Dấu phẩy 
* Mục tiêu: HS biết dùng đặt đúng dấu phẩy trong mỗi câu.
* Cách tiến hành:
Bài tập 3: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Dán 3 tờ giấy mời 3 em lên làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét, chốt lại.
IV.VẬN DỤNG:
-Tìm hiểu thêm về tên một số nước trên thế giới chưa nêu trong bài .
- Đặt câu có sử dụng dấu phẩy và viết lại câu đó 
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. 
 ________________________________________________
	Thứ sáu , ngày 23 tháng 4 năm 2021
 Chính tả
Nhớ - Viết. BÀI HÁT TRỒNG CÂY
I. MỤC TIÊU:
1.Năng lực đặc thù: Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng quy định bài chính tả.
-Làm đúng Bài tập (2) a/b hoặc Bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn.
2.Năng lực chung: Góp phần hình thành và phát triển năng lực Tự học và giải quyết vấn đề.
3.Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
 II. ĐỒ DÙNG
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Hoạt động khởi động : - Hát: “Chữ đẹp nết ngoan””
- Thi viết đúng, viết đẹp: dáng hình, rừng xanh, rung mành, lơ lửng, thơ thẩn,...
- Nhận xét, đánh giá chung.
2. Các họat động chính :
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ - viết bài chính tả 
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ - viết đúng bài chính tả vào vở.
* Cách tiến 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hoplop_3_tuan_31_nam_hoc_2020_2021.doc