Giáo án tổng hợp Lớp 3 - Tuần 30 (Bản 2 cột)

I- Mục tiêu:

- Củng cố về cách đọc và kể câu chuyện: Gặp gỡ ở Lúc- xăm- bua.

- Luyện đọc đúng( HS TB - Yếu ); Đọc diễn cảm (Hs khá- giỏi)

- Giáo dục ý thức tự giác học tập.

II- Đồ dùng dạy- học:

III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

A- KTBC:

- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài: Gặp gỡ ở Lúc- xăm- bua.

+ GV nhận xét, cho điểm.

B - Bài mới:

1) GTB: - GV nêu MĐ, YC giờ học đối với 2 đt HS.

2) Luyện đọc:

- Gv chia lớp làm 2 ĐT: Giỏi - Khá; TB –Yếu.

- YC học sinh luyện đọc theo nhóm 2: TB -Y: luyện đọc đúng, K- G: luyện đọc diễn cảm: Đọc với giọng kể cảm động, nhẹ nhàng.

- Gọi HS đọc bài. Lớp + GV theo dõi nhận xét. bình chọn bạn đọc hay nhất

2) Luyện viết: Đoạn 3- GV đọc đoạn viết

- Trong bài viết có chữ nào cần viết hoa?( chữ đầu câu, tên riêng)

- HD viết chữ khó: làn tuyết, lưu luyến, tấp lập.

- HS luyện viết chữ khó vào bảng con.

- Đọc baì cho hs viết vào vở.

- Chấm 1 số bài.

C, Củng cố- dặn dò: Luyện đọc đúng, đọc hay.

 

doc20 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 3 - Tuần 30 (Bản 2 cột), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo cột dọc
* Hoạt động 2: Thực hành: 
+) Bài 1: Gv ghi bảng các phép tính: 
 92.896 - 65.748 59.372 - 53.814
 73.581 - 36.029 32.484 - 9.177
+ Yêu cầu hs thực hiện tính các phép tính vào bảng con. Gv nhận xét.
- Em hãy nêu cách đặt tính và thực hiện các phép tính trừ.
+) Bài 2:- Gv yêu cầu hs đặt tính rồi tính vào vở, sau đó gv chấm và chữa bài, nêu nhận xét.
- Nhắc lại cách đặt tính và tính.
+) Bài 3: Treo bảng phụ- Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài.
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì?
- Gv yêu cầu hs tự tóm tắt rồi giải bài toán.
- Gọi hs chữa bài. GV nx chốt lời giải đúng.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
- Hs theo dõi.
- Học sinh làm bảng con, chữa bài. Đs:27.148; 37.552; 5.558; 23.307.
- Thực hiện trừ từ phải sang trái.
- Hs thực hành tính, chữa bài. Kết quả: a- 45.234; b- 38.056; c- 43.518.
- Phải đặt tính các CS cùng hàng thẳng cột với nhau.
- Hs đọc, lớp nhận xét.
- quãng đường dài: 25.850 m, đã trải nhựa: 9850 m.
- Hỏi còn lại bao nhiêu mét chưa trải nhựa?
- Hs làm và chữa bài.
 Đs: 16.000 m.
-Nêu cách đặt tính và thực hiện phép trừ.
___________________________________________
Tập đọc – Kể chuyện 
Gặp gỡ ở Lúc- xăm- bua
I- Mục tiêu: A- Tập đọc: 1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
-Đọc đúng : Lúc- xăm- bua, Mô- ni- ca, Giét- xi- ca, tơ- rưng, xích lô, lưu luyến...
- Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện.
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ mới: Lúc- xăm- bua, lớp 6, đàn tơ- rưng, tuyết, hoa lệ 
- Thấy được Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường Tiểu học ở Lúc- xăm- bua thể hiện tình đoàn kết giữa các dân tộc.
B - Kể chuyện: 
1- Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào gợi ý, hs biết nối tiếp nhau kể lại được câu chuyện bằng lời của mình.
- Kể lại từng đoạn câu chuyện với giọng phù hợp, lời kể tự nhiên, kết hợp cử chỉ, điệu bộ.
2- Rèn kĩ năng nghe:- Nghe và nhận xét, đánh giá được bạn kể.
II- Đồ dùng dạy- học:- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III- Các hoạt động dạy - học:
*Tập đọc:
A- KTBC: 
- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. mà em thích nhất và nói rõ vì sao em thích?
- GV nhận xét chung.
B - Bài mới: 1- Giới thiệu bài:
2- Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài.
- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
(+) Đọc từng câu:HD phát âm từ khó, dễ lẫn: Lúc- xăm- bua, Mô- ni- ca, Giét- xi- ca, tơ- rưng, xích lô, lưu luyến...
 (+) Đọc từng đoạn trước lớp:
+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
+ GV kết hợp giải nghĩa từ: Lúc- xăm- bua, lớp 6, đàn tơ- rưng, tuyết, hoa lệ. 
 (+) Đọc từng đoạn trong nhóm: - GV yêu cầu hs đọc theo nhóm 3.
- GV theo dõi, sửa cho 1 số hs.
3) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Đến thăm 1 trường Tiểu học ở Lúc- xăm- bua, đoàn cán bộ VN gặp những điều gì bất ngờ, thú vị?
- Vì sao các bạn lớp 6A nói được Tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam?
- Các bạn hs Lúc- xăm- bua muốn biết điều gì về thiếu nhi VN?
- Em muốn nói gì với các bạn học sinh trong câu chuyện này?
4) Luyện đọc lại:- GV đọc diễn cảm đoạn 2. – Hướng dẫn hs đọc diễn cảm đoạn 2, tổ chức cho hs thi đọc.
- 2 học sinh lên bảng, lớp nhận xét.
- Học sinh theo dõi.
- Hs quan sát tranh.
- Hs đọc nối tiếp từng câu đến hết bài (2 lượt).
- Hs đọc nối tiếp từng đoạn đến hết bài ( 2 lượt).
- Hs đọc theo nhóm 3. 3 nhóm thi đọc.
- Hs đọc thầm toàn câu chuyện.
- tất cả hs lớp 6A đều giới thiệu bằng Tiếng Việt.
- Vì cô giáo của các bạn đã từng ở VN
- muốn biết học sinh VN học những môn gì, thích những bài hát nào.
- Cảm ơn các bạn hs Lúc- xăm- bua...
- 2, 3 hs thi đọc đoạn 2.
* Kể chuyện:
1- GV nêu nhiệm vụ: - Dựa vào các gợi ý và trí nhớ để kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời của mình.
2- Hướng dẫn hs kể lại câu chuyện: 
+ Gọi 1 hs đọc gợi ý trong SGK.
- Gv yêu cầu hs tự ghi nhớ câu chuyện trong 2 phút.
- Yêu cầu hs luyện kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm 3, gọi 1 số nhóm lên kể.
- Gv nhận xét, cho điểm.
 - Tổ chức cho 3 hs thi kể câu chuyện, lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
5) Củng cố- Dặn dò: - Em cần làm gì để tỏ tình đoàn kết với thiếu nhi thế giới?
- Dặn hs luyện đọc, kể chuyện.
_____________________________ ____________ 
_đạo đức
 Chăm sóc cây trồng vật nuôi ( tiết 1)
I)Mục tiêu : - Hs hiểu sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng vật nuôi.
- Biết chăm sóc cây trồng vật nuôi.
- Có thái độ đồng tình ủng hộ những hành vi chăm sóc cây trồng vật nuôi phản đối những hvi phá hại cây trồng vật nuôi.
II) Đồ dùng dạy học : - Phiếu học tập, tranh ảnh.
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1, Hoạt động 1 : Trò chơi :Ai đoán đúng? 
* Mục tiêu :Hs hiểu sự cần thiết của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người.
* Cách tiến hành : 
1, Gv chia lớp thành số chẵn, số lẻ.
- Số chẵn:vẽ và nêu đặc điểm về con vật nuôi mà em thích? vì sao
- Số lẻ: vẽ và nêu đặc điểm về 1 cây trồng mà em thích? vì sao
- HS làm việc cá nhân .
- Gọi 1 số cá nhân lên trình bày.
- GV nhận xét và kết luận:mỗi con vật, cây trồng đều phục vụ cho cuộc sống
2, Hoạt động2 : Quan sát tranh ảnh . 
* Mục tiêu : Hs biết được việc cần làm để chăm sóc bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
* Cách tiến hành : - YC cả lớp quan sát tranh.
- GVcho lớp thảo luận theo cặp 1 em hỏi 1 em trả lời.
+Tranh 1 bạn đang làm gì? làm như vậy có lợi gì?
tương tự các tranh còn lại.
+ 1 số nhóm trình bày.
 KL: Chăm sóc vật nuôi cây trồng mang lại niềm vui cho mọi người
3, Hoạt động 3 : Đóng vai 
* Mục tiêu : Hs biết các việc làm để chăm sóc vật nuôi cây trồng
* Cách tiến hành : - Chia hs thành các nhóm nhỏ.Mỗi nhóm có nvụ chọn 1 con vật hoặc 1 cây trồng để tìm cách chăm sóc bảo vệ
YC hs trao đổi với nhau theo nhóm:
- Đại diện nhóm lên trình bày
- lớp nx. 
4. Củng cố- dặn dò 
- Hs thực hiện tốt việc chăm sóc cây trồng vật nuôi ở trường và gia đình. 
- Chuẩn bị giờ sau: sưu tầm bài hát, thơ về chăm sóc cây trồng, vật nuôi . 
__________________________________
Tiếng Việt ( T )
 Luyện đọc - kể: Gặp gỡ ở Lúc- xăm- bua
I- Mục tiêu: 
- Củng cố về cách đọc và kể câu chuyện: Gặp gỡ ở Lúc- xăm- bua.
- Luyện đọc đúng( HS TB - Yếu ); Đọc diễn cảm (Hs khá- giỏi) 
- Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II- Đồ dùng dạy- học:
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A- KTBC: 
- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài: Gặp gỡ ở Lúc- xăm- bua.
+ GV nhận xét, cho điểm.
B - Bài mới: 
1) GTB: - GV nêu MĐ, YC giờ học đối với 2 đt HS.
2) Luyện đọc: 
- Gv chia lớp làm 2 ĐT: Giỏi - Khá; TB –Yếu. 
- YC học sinh luyện đọc theo nhóm 2: TB -Y: luyện đọc đúng, K- G: luyện đọc diễn cảm: Đọc với giọng kể cảm động, nhẹ nhàng.
- Gọi HS đọc bài. Lớp + GV theo dõi nhận xét. bình chọn bạn đọc hay nhất 
2) Luyện viết: Đoạn 3- GV đọc đoạn viết
- Trong bài viết có chữ nào cần viết hoa?( chữ đầu câu, tên riêng)
- HD viết chữ khó: làn tuyết, lưu luyến, tấp lập.
- HS luyện viết chữ khó vào bảng con.
- Đọc baì cho hs viết vào vở.
- Chấm 1 số bài.
C, Củng cố- dặn dò: Luyện đọc đúng, đọc hay.
___________________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Thi giải toán
I-Mục tiêu: - HS thi theo nhóm giải các bài toán hợp.Cộng, trừ nhẩm
- Biết chọn cách giải nhanh.
- GD ý thức học hỏi bạn bè, tinh thần đoàn kết.
II- Đồ dùng dạy- học: 
 II- Các hoạt động- dạy học:
1, ổn định tổ chức
2, Nêu yc tiết học
3, Tổ chức cho hs thi giải toán
* HĐ3: củng cố- dặn dò:- NX giờ học.
______________________________________________________________
Thứ tư ngày 11 tháng 4 năm 2007
Sáng
 Thể dục 
____________________________________________
Toán
Tiền Việt Nam
I- Mục tiêu:- Nhận biết các tờ giấy bạc:20000đ, 50000đ , 100000đ
- Bước đầu biết đổi tiền, biết thực hiện các phép tính với đơn vị là đồng
- Có ý thức tiêu tiền hợp lý
- I- Đồ dùng dạy- học: 
 - Các tờ giấy bạc:20000đ, 50000đ , 100000đ
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 
HĐ1: Giới thiệu tờ giấy bạc: 20000đ, 50000đ , 100000đ
- Em có nx gì về màu sắc của những tờ bạc này ?
- Nêu đặc điểm riêng của từng loại tiền này?
- Đưa 3 tờ tiền đó, hs đọc lại giá trị
HĐ2: Luyện tập
 Bài 1: yc quan sát hình vẽ sgk, trả lời miệng: trong mỗi ví có bao nhiêu tiền?
Bài 2: gọi hs nêu yc
- BT cho biết gì? hỏi gì?
- YC giải vào vở
- Gọi 1 em chữa bài
 Bài 3: mỗi qvở giá bn tiền?
+ Muốn biết 2 qvở hết bn tiền ta làm thế nào?
+ Tương tự 3 qvở, 4 qvở
Bài 4:Viết theo mẫu
YC làm vào vở
Gọi 3 em lên điền
HĐ3: Củng cố- dặn dò : 
- Cần phân biệt đúng các tờ bạc.
- Quan sát
- 20000đ màu xanh nhạt, 50000 đ màu nâu đỏ, 100000 đ màu xanh.
- Hs cộng nhẩm và nêu số tiền trong mỗi ví
- 1 em nêu
- Giải vào vở
ĐS: 10000 đồng
- 1200 đồng
- 1200 x 2 = 2400 đồng
- HS tự nhẩm rồi điền kết quả vào bảng
- Nêu mẫu
- Làm vào vở
__________________________________
Chính tả( Nghe- viết)
Liên hợp Quốc
 I- Mục tiêu: 
- Nghe - viết chính tả Liên hợp Quốc; làm bài tập điền tiếng có âm đầu dễ lẫn tr/ch.
 - Rèn kỹ năng viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp. Làm đúng các bài tập điền tiếng có chứa phụ âm tr/ch.
- Gd học sinh ý thức rèn chữ đẹp.
II- Đồ dùng dạy- học: bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học:
A-KTBC:- GV đọc cho HS viết từ: bác sĩ, xung quanh, mỗi sáng, thị xã.
- Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới: 1- Gtb
2- Hướng dẫn nghe - viết: a)Chuẩn bị:
+ GV đọc bài chính tả.
- Liên hợp quốc thành lập nhằm mục đích gì?
- Có bao nhiêu thành viên tham gia Liên hợp quốc?
- Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc vào lúc nào? 
- Tìmt trong bài những chữ theo em là khó viết.
b) GV đọc cho HS viết:
- GV đọc từng câu.
c) Chấm,chữa bài: - GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét. 
3- Hướng dẫn làm bài tập:
+ BT2a: - Gv gọi 3 hs thi làm bài cá nhân trên bảng lớp điền tiếng có âm đầu tr/ch . rồi đọc lại các từ ngữ đó.
- GVchốt lại lời giải đúng.
4- Củng cố- dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- 2 HS viết bảng lớp .
- Lớp viết bảng con.
- 1HS đọc lại, lớp theo dõi SGK.
- Bảo vệ hào bình, tăng cường hợp tác và phát triển giữa các nước.
- Có 191 nước và vùng lãnh thổ tham gia Liên hợp quốc.
- Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc vào ngày 20/9/ 1977.
- Hs tìm, viết và phân tích chính tả.
- HS viết bài, soát lỗi bằng chì.
- HS ghi nhớ .
-1HS đọc yêu cầu của bài, làm vào VBTTV.
- 3 hs thi, lớp nhận xét. Đáp án: buổi chiều, thuỷ triều, triều đình, chiều chuộng, ngược chiều, chiều cao.
___________________________________
Thủ công 
Làm đồng hồ để bàn ( T3 )
I- Mục tiêu:
- HS tiếp tục vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm đồng hồ để bàn. Hs làm được đồng hồ để bàn đúng qui trình kĩ thuật.
- Rèn đôi tay khéo léo.
- - Hs có ý thức tiết kiệm thời gian.
II- Đồ dùng dạy- học: - Mẫu đồng hồ để bàn đã làm sẵn.
- Tranh qui trình làm đồng hồ để bàn.
- Giấy màu, giấy trắng, kéo, bút màu, hồ dán.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 
*HĐ1: Học sinh thực hành: - Nêu cách làm đồng hồ để bàn.
- GV nhận xét, nhắc lại qui trình làm đồng hồ để bàn: 
+) Bước 1: Cắt giấy.
+) Bước 2 : Làm các bộ phận của đồng hồ.
+) Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- GV tổ chức cho HS thực hành làm đồng hồ để bàn 
- Gv theo dõi, giúp đỡ Hs còn lúng túng.
*HĐ2: Nhận xét, đánh giá: 
- GV cho Hs trưng bày sản phẩm.
- Gv tổ chức nhận xét, đánh giá.
*HĐ3: Củng cố- dặn dò: Gọi hs nhắc lại các bước làm đồng hồ.
- Dặn dò Hs chuẩn bị cho giờ sau: kéo, keo dán, giấy màu, giấy trắng, màu vẽ.
______________________________
Sáng
 Thứ năm ngày 12 tháng 4 năm 2006
Toán
Luyên tập (159)
I ) Mục tiêu: - Giúp học sinh : Củng cố về trừ nhẩm, trừ các số có đến 5 chữ số, về giải toán, về số ngày trong các tháng.
- Rèn luyện kỹ năng làm tính cộng, trừ. 
- Vận dụng vào thực tế có liên quan . 
II) Đồ dùng dạy học : Bảng phụ
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1, Hoạt động1 : KTBC : Gọi 2 hs nêu cách đặt tính trừ và thực hiện phép trừ?
- Tính: 59372- 53814 ; 32484- 9177
2, Hoạt động 2 : Thực hành . 
* Bài 1 : Gọi hs nêu yêu cầu. 
+ Y/c hs tính nhẩm từng phép tính và nêu kq.
+ Nhắc lại cách trừ nhẩm các số tròn nghìn
* Bài 2:Gọi hs nêu yc.Đặt tính rồi tính
- YC hs đặt tính ra bảng con
- Gọi 2 em lên bảng làm.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
- Gọi 1 em nêu lại cách đặt tính và cách thực hiện phép trừ ?
* Bài 3:Treo bảng phụ
+ Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
+ YC hs tự giải vào vở 
- Gọi 1 em chữa bài. 
- Lớp nhận xét .
* Bài 3 : GV treo bảng phụ.
Khoanh vào trước câu trả lời đúng
- YC hs tính ra nháp và lên khoanh ở trên bảng.
4, Hoạt động: Củng cố - Dặn dò : 
- Nhận xét giờ học . 
- Lớp làm ra bảng con.
- HS tính nhẩm
- HS nêu
- HS đặt tính ra bảng con
KQ:36736; 11345
+ hs nêu yêu cầu . 
+ HS giải vào vở. 
 ĐS : 1760 lít
+ hs nêu .
+HS làm nháp.
- ĐS : Khoanh vào C và D
_____________________________________
Tập đọc
Một mái nhà chung
I- Mục tiêu: 
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
- Đọc đúng : lợp nghìn lá biếc, rập rình, 
- Ngắt, nghỉ đúng chỗ; biết đọc bài thơ với giọng vui, thân ái, hồn nhiên.
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ: dím, gấc, cầu vồng. 
- Hiểu nội dung của bài: Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là Trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và giữ gìn nó.
- Học thuộc lòng bài thơ. 
II- Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III- Các hoạt động dạy - học:
A- KTBC: 
- Em hãy đọc 1 đoạn trong bài : Gặp gỡ ở Lúc- xăm- bua.
mà em thích nhất và nói rõ vì sao em thích?
- GV nhận xét chung.
- 2 học sinh lên bảng.
 - Lớp nhận xét.
B - Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
2- Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài: 
- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ.
- Học sinh theo dõi.
- HS quan sát tranh.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
(+) Đọc từng câu:- HD phát âm từ khó, dễ lẫn. 
 (+) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ , GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng.
- GV kết hợp giải nghĩa từ: dím, gấc, cầu vồng.
 (+) Đọc từng khổ thơ trong nhóm: - GV yêu cầu hs đọc theo nhóm đôi.
- GV theo dõi, sửa cho 1 số hs.
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của ai?
- Mỗi mái nhà riêng có những nét gì đáng yêu?
- Mái nhà chung của muôn vật là gì?
- Em muốn nói gì với những người bạn chung trong một mái nhà?
4- Luyện đọc lại: Gv treo bảng phụ chép sẵn bài thơ.
- Gv hướng dẫn hs đọc thuộc lòng bài thơ bằng cách xoá dần bảng.
- Gọi 1 số em đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
5- Củng cố - dặn dò: 
- Qua bài thơ em có mơư ớc gì?
- Hs đọc nối tiếp từng dòng thơ.
- Hs đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- HS luyện đọc nhóm đôi .
- Đại diện 1 số nhóm lên đọc.
- Hs đọc thầm toàn bài thơ.
- Mái nhà của chim, của cá, của dím, của ốc, của bạn nhỏ.
- Mái nhà của chim là nghìn lá biếc
- là bầu trời xanh.
- Hs nêu: hãy yêu mái nhà chung của chúng ta...
- Hs đọc thuộc lòng bài thơ.
- Hs thi đọc.
- Hs nêu.
___________________________________
Luyện từ và câu
Đặt và trả lời câu hỏi : Bằng gì. Dấu hai chấm
I- Mục tiêu : - Biết đặt và trả lời câu hỏi: bằng gì?
- Nắm được cách dùng dấu 2 chấm.
- Rèn kỹ năng đặt và trả lời câu hỏi: bằng gì. Dùng đúng dấu câu.
 II- Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ (BT2)
III- Hoạt động dạy- học: 
A, Kiểm tra bài cũ:Gọi hs chữa bài 1, 3 tuần 29
B, Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài 1:- Treo bảng phụ
- Gọi 1 em nêu yc: Hãy gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Bằng gì? 
- Gọi 3 em làm3 phần.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2:- treo bảng phụ: Trả lời các câu hỏi sau
a. Hằng ngày, em viết bài bằng gì?
b. Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gì?
c. Cá thở bằng gì?
- GV nhận xét.
HS làm ra nháp
- HS nêu yêu cầu, Hs nối tiếp nhau trả lời
- Hằng ngày, em viết bài bằng bút bi.
- Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gỗ.
- Cá thở bằng mang.
Bài 3:gọi hs nêu yc: Hỏi đáp với bạn bằng cách đặt và TL câu hỏi có cụm từ: bằng gì?
- YC hs thảo luận theo cặp 1 em hỏi 1 em TL
- HS thảo luận theo cặp.
- Gọi 1số cặp lên bảng thực hành hỏi đáp
- GV nhận xét
Bài 4: Điền dấu câu vào ô trống
- YC hs tự điền vào vở.
- Gọi 1 em lên điền.
 GV cùng cả lớp nhận xét.
- HS tự làm vào vở.
Củng cố, dặn dò:- VN xem lại bài.
__________________________________________
Tự nhiên và xã hội
Sự chuyển động của Trái đất
I- Mục tiêu:-HS biết vẽ sự chuyển động của trái đất quanh mình nóvà quanh mặt trời.- Biết quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của trái đất .
- Rèn kỹ năng quan sát. 
II- Đồ dùng dạy- học: - Các hình trong SGK, quả địa cầu
III- Hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Thực hành theo nhóm
+) Mục tiêu: Biết trái đất không ngừng quay quanh mình nó. 
+) Cách tiến hành:
-) Bước 1:GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 quả địa cầuvà thảo luận : trái đất quay quanh mình nó theo hướng nào.Sau đó thực hành quay trong nhóm 
Bước 2 : Cả nhóm cùng thảo luận:
- Yc đại diện các nhóm lên trình bày và thực hành quay
- GV nhận xét.
- hs trong nhóm thảo luận và thực hành.
- Trái đất quay quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ .
HS thảo luận theo nhóm và thực hành quay quả địa cầu.
Các nhóm khác theo dõi bổ sung
* Hoạt động 2 : Quan sát tranh theo cặp 
 Mục tiêu: Biết trái đất đồng thời quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh mặt trời.
+) Cách tiến hành : GV điều khiển hs thảo luận theo cặp
- Trái đất tham gía đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào?
 - Gọi 1 số cặp trình bày.
- Gọi hs khác bổ sung.
+) Gv kết luận: Trái đất đồng thời tham gia 2 chuyển động 
* Hoạt động 3: Trò chơi: trái đất quay.
- GV hướng dẫn cách chơi .
- HS thực hành chơi theo nhóm.
- GV theo dõi nhắc nhở. 
*Củng cố- tổng kết - Nhận xét giờ học, dặn hs ôn lại các kiến thức về trái đất	.
___________________________________
chiều 
Tự học
Hoàn thành bài tập 
I- Mục tiêu: - hs tự hoàn thành 1 số bài tập trong VBT toán 
- - GD ý thức tự giác làm bài
II- Hoạt động học:
- YC hs TB, Y hoàn thành 
+ Bài : 2 VBT trang 70 ( ĐS: 5600)
 + Bài 3 VBT toán trang 71 (ĐS: 3000, 4500)
+ Bài 1 VBT trang 72( ĐS : 3000, 2000, 4000,)
YC hs k, G hoàn thành 
+ Bài 3 VBT toán trang 71 (ĐS: 3000, 4500)
+ Bài 1 VBT trang 72( ĐS : 3000, 2000, 4000,)
+ Bài : 2 VBT trang 72 ( ĐS: 32650, )
 + Bài 3 VBT toán trang 72 ( ĐS: 50 kg)
- GV theo dõi giúp đỡ hs làm bài tập.
_________________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tổ chức sưu tầm và trưng bày ảnh về thiếu nhi trong và ngoài nước
I- Mục tiêu: 
- Trưng bày ảnh về hoạt động học tập và vui chơi của thiếu nhi trong và ngoài nước.
- Hs sưu tầm được tranh, ảnh theo yêu cầu; giới thiệu tự nhiên về nội dung các tranh, ảnh đó.
- Gd về tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi trên mọi miền và thế giới thông qua bài học.
II- Các hoạt động- dạy học:
*Hoạt động 1: ổn định tổ chức.
- Gv nêu nội dung, yêu cầu tiết học.
*Hoạt động 2: Sinh hoạt chủ điểm.
a) Tổ chức trưng bày tranh ảnh về hoạt động học tập và vui chơi của thiếu nhi trong và ngoài nước:
- Gv chia lớp làm 6 nhóm, yêu cầu các nhóm tự cử nhóm trởng và tổ chức tập hợp các tranh ảnh sưu tầm được, dán vào 1 tờ giấy khổ to.
- Các nhóm trưởng chỉ đạo cho tổ thực hiện, thảo luận về nội dung từng tranh, viết lời giới thiệu về các tranh, ảnh đó.
- Đại diện từng nhóm mang sản phẩm lên trưng bày và giới thiệu nội dung tranh.
- Gv, lớp bình chọn nhóm sưu tầm được nhiều tranh, ảnh và có lời giới thiệu hấp dẫn nhất.
KL: Chúng ta cần đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi thế giới,
- Em đã làm việc gì để tỏ tình ĐK yêu thương các bạn thiếu nhi?
b) Sinh hoạt văn nghệ: 
- Em hãyhát 1 bài hát,đọc1 bài thơ thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi TG
- Nhận xét giờ học, dặn hs thực hiện tốt nội dung bài học. 
__________________________________
Sáng
Thứ sáu ngày 13 tháng 3 năm 2006
Toán
 Luyện tập chung
I)Mục tiêu : - Củng cố về cộng , trừ nhẩm và viết các số trong phạm vi 100000 và giải toán có lời văn .
- Rèn kỹ năng đặt tính và tính .
- Có ý thức tự giác học bài.
II) Đồ dùng dạy học : Bảng phụ vẽ bài 3, phấn màu. 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
 * HĐ 1:Thực hành
+ Bài 1: Tính nhẩm: GV ghi các phép tính lên bảng 
 YC hs nhẩm và nêu kết quả.
 Gọi 2 em lên điền kq.
 Nhắc lại cách cộng trừ nhẩm các số tròn nghìn.
+ Bài 2: Tính
YC hs làm 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_30_ban_2_cot.doc
Giáo án liên quan