Giáo án tổng hợp Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2012-2013

Luyện đọc

- GV đọc mẫu bài với giọng vui, êm nhẹ, say mê ở những khổ thơ đầu; tha thiết ở khổ thơ cuối. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm: nừom nượp, xúng xính, xa vời, say mê, bổi hổi.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

 + Đọc từng dòng thơ

 + Đọc từng khổ thơ trước lớp

 +Đọc từng khổ thơ trong nhóm

 +Thi đọc giữa các nhóm

Hướng dẫn tìm hiểu bài

1.Những câu thơ nào cho thấy cảnh chùa Hương rất đẹp và thơ mộng?

2. Tìm những câu thơ bộc lộ cảm xúc của người đi hội?

3. Theo em, khổ thơ cuối nói điều gì?

- GV chốt lại câu trả lời đúng

Học thuộc lòng khổ thơ em thích.

- GV hướng dẫn HS thuộc lòng tại lớp từng câu thơ, từng khổ thơ rồi cả bài: xoá dần các từ, cụm từ, chỉ giữ lại các từ đầu dòng các câu thơ.

- GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc hay nhất, diễn cảm nhất.

 

doc48 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động tác chim vỗ cánh bay , 2 chân nhún nhịp nhàng .
- Hát câu 3 : đưa 2 tay lên miệng làm động tác gà gáy .
- Hát câu 4,5 : đưa 2 tay lên cao quá đầu mở rộng vòng tay rồi hạ dần chuyển sang động tác chim vỗ cánh .
- Hát câu 6,7 : tay trái chống hông , tay phải chỉ sang bên trái và ngược lại đầu nghiêng theo.
- Hát câu 8,9 : động tác như 1và 2 
- Hát câu 10, 11 : tay bắt chéo trước ngực , 2 chân nhún nhịp nhàng , đầu nghiêng sang trái , sang phải .
- Cho h/s thực hiện từ đầu , toàn bộ bài hát .
Hoạt động 3 : Nghe nhạc :
- Cho h/s nghe 1 bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc 1 bài hát dân ca .Ngày mùa vui 
+ Nói tên bài hát và tác giả ?
+ Phát biểu cảm nhận của em về bài hát ?
- H/s nghe lại lần 2 
- H/s hát lời 1 của bài hát .
- Đọc theo g/v.
- Tập hát từng câu theo câu hát mẫu của g/v
- Tập hát theo tổ 
- Cả lớp hát cả lời 1và 2 .
- Hát và gõ đệm theo tiết tấu .
- Thực hiện theo động tác mẫu của g/v .
- Thực hiện động tác kết hợp với toàn bộ bài hát.
- Lắng nghe .
- Dân ca Thái – Nhạc : Hoàng Lân .
- H/s phát biểu tự do theo suy nghĩ của mình.
- Lắng nghe .
IV
CỦNG CỐ DẶN DÒ :
- Hôm nay chúng ta học hát bài gì ?
- Cả lớp hát lại cả bài 1 lần và kết hợp động tác .
- Về nhà tiếp tục tập hát và học thuộc lời bài hát .
- Nhận xét tiết học .
Tiết 4	ÔN TOÁN 
	- BT1: Mẹ mua rau hết 5600 đồng . Mẹ đưa cô bán hàng một tờ giấy bạc loại 5000 đồng và một tờ loại 2000 đồng . Hỏi cô bán hàng phải trả lại mẹ bao nhiêu tiền ?
	- BT2 : Người ta lần lượt cân bốn con vật nuôi trong gia đình : gà , vịt , ngỗng , lợn được dãy số liệu sau:
	2 kg ; 1 kg ; 5 kg ; 75 kg
	Dựa vào dãy số liệu trên , hãy viết tiếp vào chỗ chấm .
	a. Con lợn cân nặng 	b. Con vịt cân nặng 
	c. Con ngỗng cân nặng .	d. Con gà cân nặng 
	e. Con ngỗng cân nặng hơn con gà là  	g. Con vật cân nặng nhất là 
	h. Con vật nhẹ nhất là 
	- BT 3 : Cho dãy số 110 ; 220 ; 330 ; 440 ; 550 ; 660 ; 770 ; 880 ; 990 . Hãy khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng :
	a) Dãy số trên có tất cả bao nhiêu số ?
	A. 10 số 	B. 27 số 	C. 9 số 	D. 881 số
	b) Số thứ tám trong dãy là số nào :
	A. 3	B. 8	C. 220	D. 880
------------------------------------------------
Thứ tư ngày 15 tháng 3 năm 2006
Tiết 1 Tập đọc
ĐI HỘI CHÙA HƯƠNG
I MỤC TIÊU:
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trôi trảy, lưu loát toàn bài; Đọc đúng các từ ngữ : nườm nượp, xúng xính, trẩy hội, say mê, thanh lịch, làn sương, Hinh Bồng.
2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu :
 - Hiểu được nghĩa các từ chú giải trong bài
 - Hiểu nội dung bài: Bài văn tả hội Chùa Hương. Người đi trẩy hội không chỉ để lễ phật, mà còn để ngắm cảnh đẹp đất nước, hoà nhập với dòng người để thấy yêu hơn đết nước, yêu hơn con người.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - 2 HS nối tiếp nhau kể truyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
 - GV nhận xét, cho điểm. 
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Động Hương Tích là một trong những cảnh đẹp bậc nhất ở nước ta. Hằng năm, hội chùa Hương được mở suốt ba tháng mùa xuân. Mọi người khắp nơi nô nức trẩy hội. Hôm nay các em sẽ đọc bài thơ Đi hội chùa Hương để được hoà vào không khí nô nức cùng đoàn người trẩy hội.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
Luyện đọc
- GV đọc mẫu bài với giọng vui, êm nhẹ, say mê ở những khổ thơ đầu; tha thiết ở khổ thơ cuối. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm: nừom nượp, xúng xính, xa vời, say mê, bổi hổi.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 + Đọc từng dòng thơ
 + Đọc từng khổ thơ trước lớp
 +Đọc từng khổ thơ trong nhóm
 +Thi đọc giữa các nhóm
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
1.Những câu thơ nào cho thấy cảnh chùa Hương rất đẹp và thơ mộng?
2. Tìm những câu thơ bộc lộ cảm xúc của người đi hội? 
3. Theo em, khổ thơ cuối nói điều gì? 
- GV chốt lại câu trả lời đúng
Học thuộc lòng khổ thơ em thích.
- GV hướng dẫn HS thuộc lòng tại lớp từng câu thơ, từng khổ thơ rồi cả bài: xoá dần các từ, cụm từ, chỉ giữ lại các từ đầu dòng các câu thơ.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc hay nhất, diễn cảm nhất. 
- HS kết hợp đọc thầm
- HS nối tiếp nhau đọc hai dòng thơ. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trước lớp.
- HS đọc các từ được chú giải cuối bài. 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng khổ thơ.
- Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau
- Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung bài.
- 1 HS đọc câu hỏi , các HS khác trả lời
- Cảnh chùa Hương như tươi mới hẳn lên khi mùa xuân – mùa trẩy hội đã đến: rừng mơ thay áo mới/ Xúng xính hoa đón mời. Cảnh chùa Hương thơ mộng, huyền ảo: ở đâu cũng vương vấn mùi thơm, trong động như có tiếng nhạc của đá, tiếng hát của gió.)
 Nơi núi cũ xa vời
 Bỗng thành nơi gặp gỡ
 Một câu chào cởi mở
 Hoá ra người cùng quê)
- Người đi trẩy hội không chỉ để lễ phật, mà còn để ngắm cảnh đẹp đất nước, hoà nhập với dòng người để thấy yêu hơn đất nước, yêu hơn con người.
- HS học thuộc lòng theo hướng dẫn của GV
- HS nối tiếp nhau thi đọc khổ thơ mình yêu thích nhất.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét những HS đọc hay nhất
IV
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
- Bài thơ cho em biết điều gì?
- GV nhận xét tiết học khen ngợi những HS đọc tốt, hiểu bài, dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc khổ thơ yêu thích hoặc cả bài thơ.
TiÕt 3: LuyƯn tõ vµ c©u
MỞ RỘNG VỐN TỪ LỄ HỘI - DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
 1.Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Lễ hội.
 2. «ân luyện về dấu phẩy.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Phiếu bài tập để HS làm bài tập 1
 III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - 2 HS làm miệng bài tập 1, 3 của tiết trước
 - GV nhận xét, cho điểm.
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Trong tiết LTVC hôm nay các em sẽ được mở rộng thêm một số vốn từ về Lễ hội và ôn luyện về dấu phẩy.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
Hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV phát phiếu học tập cho HS
- GV theo dõi, nhận xét , tuyên dương,
khen ngợi những HS làm bài tốt.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- Đề bài yêu cầu gì?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV theo dõi, tuyên dương những HS làm bài đúng.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài. 
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi, sau đó nêu miệng trước lớp.
- 1 HS đọc yêu cầu , cả lớp đọc thầm
- Chọn nghĩa thích hợp ở cột B cho các từ ở cột A.
- HS nhận phiếu học tập và điền vào phiếu theo yêu cầu. Một số em trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
Lễ
Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội.
hội 
Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.
Lễ hội
Các ghi thức nhằm đánh dầu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa.
- 1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
- Tìm và ghi vào vở tên một số lễ hội, hội, hoạt động trong lễ và hội.
 - HS làm bài vào vở, 1 em làm trên bảng lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
 a. Tên một số lễ hội: lễ hội Đền Hùng, Đền Gióng, chùa hương, chùa keo, Cổ Loa, Kiếp Bạc, héi phđ dÇy. .
 b.Tên một số hội: hội vật, bơi trải, đua thuyền, chọi trâu, đua voi, đua ngựa, chọi gà, thả diều, hội Lim, hội khoẻ Phù Đổng.
 c. Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội: cúng Phật, lễ Phật, thắp hương, tưởng niệm, đua thuyền, đua ngựa, đua xe đạp, kéo co, ném còn, cướp cờ, đánh đu, thả diều, chơi cờ tướng, chọi gà.
- 1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
- Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
 - HS trao đổi từng cặp, sau đó một số em đọc bài làm của mình. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
a.Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.
b.Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô- phi đã về ngay.
c. Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua.
d. Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa. 
 IV
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
- Các em vừa học những nội dung gì ?
 - GV nhận xét tiết học :dặn HS về nhà xem lại các bài LTVC đã học để chuẩn bị ôn tập vào tuần sau.
 Thứ t­ ngày 13 tháng 3 năm 2013
 TiÕt 1: ©m nh¹c ®/c Trang d¹y
TiÕt 2: To¸n
LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
	*Giúp học sinh:
	- Nắm được những khái miện cơ bản của bảng số liệu thống kê: hàng, cột.
	- Biết cách đọc các số liệu của một bảng.
	- Biết cách phân tích số liệu của một bảng (dạng đơn giản).
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Bảng thống kê số con của 3 gia đình trên khổ giấy 40cm x 80 cm.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
 1. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi HS lên làm miệng bài tập số 2, 4/135.
	- Nhận xét bài cũ.
 2.GIỚI THIỆU BÀI: Làm quen với thống kê số liệu (tt)
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
 2
Quan sát để hình thành dãy số liệu:
- GV treo bàng thống kê số con của ba gia đình.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Các nhóm hãy thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Bảng này có mấy hàng?
+ Hàng trên ghi gì? Hàng dưới ghi gì?
+ Cho biết tên của ba gia đình được ghi trong bảng.
+ Số con của mỗi gia đình?
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
- GV giới thiệu: đây là bảng thống kê số con của ba gia đình. Bảng này gồm có bốn cột và hai hàng. Hàng thứ nhất nêu tên của các gia đình được thống kê, hàng thứ hai nêu số con của các gia đình có tên trong hàng thứ nhất.
- Yêu cầu học sinh đọc lại bảng thống kê.
Luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc bảng số liệu của bài tập.
- Bảng số liệu có mấy cột và mấy hàng?
- Hãy nêu nội dung của từng hàng trong bảng?
- Yêu cầu HS đọc từng câu hỏi của bài.
- GV nêu từng câu hỏi trước lớp cho HS trả lời.
- GV nhận xét cho điểm.
Bài 2:
- Bảng thống kê trong bài thống kê về nội dung gì?
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng nhau làm bài, sau đó GV lần lượt nêu từng câu hỏi cho HS trả lời.
a. Lớp nào trồng được nhiều cây nhất? Lớp nào trồng được ít cây nhất?
- Hãy nêu tên các lớp theo thứ tự số cây trồng được từ ít đến nhiều?
b. Hai lớp 3A và 3B trồng được tất cả bao nhiêu cây?
- Cả bốn lớp trồng được tất cả bao nhiêu cây?
c. Lớp 3D trồng được ít hơn lớp 3A bao nhiêu cây?
- Lớp 3D trồng được nhiều hơn lớp 3B bao nhiêu cây?
- Nhận xét cho điểm học sinh.
- Quan sát.
- Các nhóm HS thực hiện theo yêu cầu của GV: 
+ Bảng này có 2 hàng.
+ Hàng trên ghi tên các gia đình. Hàng dưới ghi số con của mỗi gia đình.
+ Tên của ba gia đình được ghi trong bảng: Gia đình cô Mai, gia đình cô Lan, gia đình cô Hồng.
+ Gia đình cô Mai có hai con, gia đình cô Lan có một con, gia đình cô Hồng có hai con.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Theo dõi.
- HS nối tiếp nhau đọc lại bảng thống kê.
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm.
- Bảng số liệu có 5 cột và hai hàng.
- Hàng trên ghi tên các lớp được thống kê, hàng dưới ghi số học sinh giỏi của từng lớp có tên trong hàng trên.
- HS đọc thầm.
- Trả lời các câu hỏi của bài.
- Bảng thống kế về số cây trồng được của 4 lớp khối 3.
- Dựa vào bảng số liệu để trả lời câu hỏi.
- Làm bài theo cặp.
a. Lớp 3A trồng được nhiều cây nhất. Lớp 3B trồng được ít cây nhất.
- Tên các lớp theo thứ tự số cây trồng được từ ít đến nhiều là: 3B, 3D, 3A, 3C.
b. Lớp 3A và 3B trồng được số cây là:
 40 + 45 = 85(cây)
- Cả bốn lớp trồng được số cây là:
 40 + 25 + 45 + 28 = 138(cây)
c. Lớp 3D trồng được ít hơn lớp 3A: 
 40 – 28 = 12(cây)
- Lớp 3D trồng được nhiều hơn lớp 3B:
 28 – 25 = 3(cây)
IV
CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Làm bài tập 3/137.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
 	 TiÕt 3: TËp viÕt 
 ÔN CHỮ HOA T
I MỤC TIÊU:
- Củng cố cách viết chữ viết hoa T thông qua bài tập ứng dụng. 
- Viết tên riêng Tân Trào bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba bằng chữ cỡ nhỏ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Mẫu chữ viết hoa T
 	- Tên riêng Tân Trào và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li
III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A . KIỂM TRA BÀI CŨ: 
 	- Kiểm tra bài viết ở nhà
 	- 1 HS nhắc lại từ và câu ứng dụng tiết trước
 	2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Sầm Sơn 
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
 Tiếât tập viết hôm nay các em sẽ được củng cố cách viết chữ viết hoa T có trong tên riêng và câu ứng dụng.
HĐ
 GIÁO VIÊN
 HỌC SINH
 1
 2
3
4
5
Hướng dẫn viết chữ hoa 
 - Tìm các chữ hoa có trong bài?
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết chữ T, D, N(Nh)
 Chữ T:Viết nét móc cong trái nhỏ ,từ điểm DB của nét1, viết nét lượn ngang từ trái sang phải,Từ điểm DB của nét 2 viết tiếp nét cong trái to. Nét cong trái này cắt nét lượn ngang, tạo vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ rồi chạy xuống dưới, phần cuối nét uốn cong vào trong.
 Chữ N (Nh) :Viết nét móc ngược trái từ dưới lên, lượn sang phải.Từ điểm DB của nét1, đổi chiều bút, viết một nét thẳng xiên xuống ĐK1.Từ điểm DB của nét 2 đổi chiều bút , viết một nét móc xuôi phải lên rồi uốn cong xuống. Sau đó đặt bút ở ½ của dòng kẻ thứ nhất viết tiếp chữ h 
Chữ D: Viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong.
Luyện viết từ ứng dụng
 - GV yêu cầu HS đọc từ ứng dụng
 - GV giới thiệu: Tân Trào tên một xã thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là nơi diễn ra những sự kiện nổi tiếng trong lịch sử cách mạng: Thành lập quân đội nhân dân Việt nam 22- 12- 1944, họp Quốc dân đại hội quyết định khởi nghĩa giành độc lập ( 16- 17 tháng 8- 1945)
 Luyện viết câu ứng dụng
 - GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng
 - GV giúp HS nội dung câu ca dao: nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương mồng mười tháng ba âm lịch hằng năm. Vào ngày này, ở đền Hùng( tỉnh Phú Thọ) có tổ chức lễ hội lớn để tưởng niệm các vua Hùng có công dựng nước.
 - Nêu độ cao của các chữ cái?
- Cách đặt dấu thanh ở các chư õ?
- Khoảng cách giữa các chữ ?
Hướng dẫn HS viết vào vở TV
- GV nêu yêu cầu:
 + Viết chữ T 1 dòng
 + Viết chữ Dvà Nh : 1 dòng
 + Viết tên Tân Trào :2 dòng
 + Viết câu ca dao : 2 lần
Chấm, chữa bài
- GV thu khoảng 7 bài chấm, nhận xét.
- Chữ T, D, N (Nh)
- HS theo dõi để nắm được cách viết.
- Viết bảng con chữ : T, D, N(Nh) 
- 2 HS đọc từ ứng dụng
- Viết bảng con từ ứng dụng
- 2 HS đọc câu ứng dụng
- Các chữ cao 2,5 li: D, g, T, Nh, h
- Các chữ cao 2 li: đ
- Các chữ còn lại cao 1li
- Dấu sắc đặt trên chữ ơ, a. Dấu huyền đặt trên chữ u, ê, ơ, ô. Dấu hỏi đặt trên chữ ô. Dấu ngã đặt trên chữ ô.
- Bằng khoảng cách viết một chữ o
- Viết trên bảng con chữ : Tân Trào, giỗ Tổ
- HS nghe hướng dẫn để viết đúng theo yêu cầu.
- HS viết bài vào vở.
- HS nghe, rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
 IV
 CỦNG CỐ- DẶN DÒ 
 - Các em vừa viết chữ hoa gì ? từ ứng dụng gì?
 - Chữ hoa cỡ nhỏ cao bao nhiêu?
 - Nêu tư thế khi viết bài ?
 - Về nhà hoàn thành bài viết ở nhà.
 - GV nhận xét tiết học.
TiÕt 2: chÝnh t¶ (nghe viÕt)
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I. MỤC TIÊU
*Rèn kĩ năng viết chính tả
 1.Nghe viết chính tả, trình bày đúng một đoạn trong truyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
 2.Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn (r/d/gi; ên/ênh)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGK, bảng lớp viết nội dung bài tập 2b
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 GV đọc cho cả lớp viết: thức giấc, đứt dây, tức giận, gói mứt
 GV theo dõi, nhận xét
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết một đoạn trong bài Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử . Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần dễ lẫn ên/ênh
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
2
 Hướng dẫn HS viết chính tả 
- GV đọc bài viết.
- Đoạn viết này cho em biết điều gì?
- GV hướng dẫn HS viết đúng các từ ngữ: Chử Đồng Tử, hiển linh, bờ bãi, nô nức, hằng năm.
 - Nêu cách trình bày bài viết?
- Nêu tư thế khi viết bài ?
- GV nhắc HS ngồi ngay ngắn , viết nắn nót .
- GV đọc bài
- GV đọc lại bài
- GV thống kê lỗi lên bảng.
- Thu khoảng 7 vở chấm và nhận xét
 Hướng dẫn làm bài tập chính tả
 Bài 2 
- GV chọn cho HS làm phần b
- GV yêu cầu HS đọc đề
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV theo dõi, nhận xét.
 - 2 HS đọc lại.
- Vợ chồng Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung đã giúp nhân dân rất nhiều. Nhân dân lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng để tưởng nhớ công ơn của vợ chồng ông.
- HS viết bảng con các từ GV vừa hướng dẫn.
- Viết đề bài ở giữa trang vở, chữ cái đầu câu, đầu dòng và tên riêng chỉ người phải viết hoa.
- Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, mắt cách quyển vở từ 25- 30 cm. Vở để hơi nghiêng so với mặt bàn.Viết nắn nót từng chữ.
- HS thực hiện.
- HS nghe đọc và viết bài vào vở.
- HS soát lỗi.
- HS báo lỗi
 - 1HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
- Điền vào chỗ trống ên/ênh
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm vào bảng con. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
 Hội đua thuyền
 Mặt sông vẫn bập bềnh sóng vỗ.
 Đến giờ đua, lệnh phát ra bằng ba hồi trống dõng dạc. Bốn chiếc thuyền đang dập dềnh trên mặt nước lập tức lao lên phía trước.bên bờ sông, trống thúc tiếp, người xem la hét, cổ vũ. Các em nhỏ được bố công kênh trên vai cũng hò reo vui mừng. Bốn chiếc thuyền như bốn con rồng vươn dài, vút đi trên mặt nuớc mênh mông.
 IV
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
 - Vừa viết chính tả bài gì ?
 - Nêu cách trình bày bài chính tả dưới dạng một đoạn văn ?
 - Nêu tư thế khi ngồi viết chính tả?
 - GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng.
TiÕt 3: TËp ®äc 
RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I MỤC TIÊU:
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 	- Đọc đúng các từ ngữ: nải chuối ngự, bập bùng trống ếch, tua giấy
2.Rèn kỹ năng đọc – hiểu :
 	- Hiểu được nghĩa các từ chú giải trong bài
 	- Hiểu nội dung bài: Trẻ em Việt nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết Trung th

File đính kèm:

  • docGA3_T26.doc
Giáo án liên quan