Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021

 Tự nhiên và Xã hội

THỰC VẬT

I. MỤC TIÊU

- Biết được cây đều có rể, thân, lá, hoa, quả.

- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật.

- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, rể, lá, hoa, quả của một số cây.

* GD kĩ năng sống: Kĩ năng hợp tác: Làm việc theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ (HĐ1: Quan sát theo nhóm ở vườn trường)

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Các hình trong sgk, cây cỏ trong vườn trường.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

A. Hoạt động kết nối:

1. Bài cũ : Ôn về xã hội

- GV nêu câu hỏi:

+ Nói về điều kiện ăn, ở, vệ sinh của gia đình em trước kia và hiện nay ?

+ Nói về điều kiện sinh hoạt của trường em trước kia và hiện nay ?

- 2 HS trả lời.

- HS, GV nhận xét

2. Giới thiệu bài mới: GTB- nêu mục tiêu bài học- HS nhắc lại

B. Hoạt động khám phá

HĐ1: HS quan sát và tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.

Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát.

- HS lắng nghe.

- GV cho HS lần lượt kể tên một số cây xung quanh trường hoặc một số cây mà em biết.

- Cho HS quan sát các loại cây có trong hình trang 76, 77 SGK : nêu tên và những điểm giống nhau và khác nhau của một số loại cây đó.

 GV nêu : Các cây rất khác nhau đa dạng về đặc điểm bên ngoài như màu sắc , hình dạng, kích thước nhưng các cây có chung về mặt cấu tạo.Vậy cấu tạo của cây gồm những bộ phận chính nào?

Bước 2: Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS qua các tranh ảnh về các loại cây .

Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi.

- Cho HS làm việc theo nhóm 4

- GV chốt lại các câu hỏi các nhóm : nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học:

+ Xung quanh ta có nhiều cây hay ít cây ?

+ Hình dạng , kích thước của mỗi cây như thế nào ?

+ Mỗi cây đều có những bộ phận nào ?

Bước 4 : Thực hiện phương án tìm tòi khám phá.

- GV hướng dẫn , gợi ý HS đề xuất các phương án tìm tòi, khám phá để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3.

- HS nghe và suy nghĩ để chuẩn bị tìm tòi khám phá

Bước 5 : Kết luận rút ra kiến thức.

- GV cho các nhóm lần lượt trình bày kết luận sau khi quan sát, thảo luận.

- GV nhận xét, chốt lại.

=> Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.

HĐ2: Làm việc cá nhân.

 

doc20 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 4 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và N
Bài 2: Câu nào đúng, câu nào sai
- Y/C HS quan sát hình vẽ và kiểm tra câu nào đúng câu nào sai
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm bài và giải thích
- HS dưới lớp nhận xét, GV kết luận
+ O là trung điểm của đoạn thẳng AB vì:
 A, O, B thẳng hàng
 AO = OB = 2 cm
+ M không là trung điểm đoạn thẳng CD và M không là điểm ở giữa hai điểm C và D vì : C, M, D không thẳng hàng
 Nhng CM = MD = 2 cm	
+ H không là trung điểm của đoạn thẳng EG vì: EH = 2 cm; HG = 3 cm
 Tuy E, H, G thẳng hàng
Vậy câu đúng là : a, e
 Câu sai là : b, c, d 
Bài 3: Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng BC, GE, AD, IK
- HS làm bài, 1 em lên bảng thực hiện
- HS dới lớp nhận xét, GV kết luận 
+ I là trung điểm của đoạn thẳng BC
+ O là trung điểm của đoạn thẳng AD
+ O là trung điểm của đoạn thẳng IK
+ K là trung điểm của đoạn thẳng GE
- HS K, G hoàn thành bài 1, 2, 3
C. Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét tiết họ
 -----------------------***------------------------
	Buổi chiều :	Tập viết
ÔN CHỮ HOA N (Tiếp )
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng chữ hoa N ( 1 dòng chữ Ng), V, T ( 1 dòng), viết tên riêng: Nguyễn Văn Trỗi ( 1 dòng) và câu ứng dụng; Nhiễu điều  thương nhau cùng ( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Chữ mẫu, chữ tên riêng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A. Hoạt động kết nối:
1. Bài cũ: 
- Lớp trưởng điều hành HS viết vào bảng con Nhà Rồng, Nhớ
- Đại diện một số nhóm nhận xét bài viết của nhóm mình
- HS,GV nhận xét
2. Giới thiệu bài: GTB- nêu mục tiêu bài học- HS nhắc lại.
B. Hoạt động khám phá	
HĐ1: Hướng dẫn viết: 
Mt: Viết đúng chữ hoa N , V, T , viết tên riêng: Nguyễn Văn Trỗi và câu ứng dụng
a) Luyện viết chữ hoa: HS tìm các chữ hoa có trong bài: Nh, Ng
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.	
- HS tập viết trên bảng con.
b) Luyện viết từ ứng dụng: (tên riêng )
 - HS đọc từ ứng dụng: GV giới thiệu về anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi
- GV cho HS xem chữ mẫu đồng thời viết mẫu lên bảng.
- HS viết bảng con.
c) Luyện viết câu ứng dụng:
- HS đoc câu ứng dụng: 
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng
- GV giúp HS hiểu ý nghĩa câu tục ngữ
- HS tập viết trên bảng con: Nhiễu
HĐ2: Hướng dẫn viết vào vở tập viết: 
Mt: Viết đúng, đủ yêu cầu và trình bày sạch sẽ
- GV nêu yêu cầu :
 + Các chữ Nh: 1 dòng ; Chữ V, T 1 dòng
 + Viết tên riêng: Nguyễn Văn Trỗi: 2 dòng
 + Víêt câu ứng dụng: 2 lần
HĐ3: Chấm, chữa bài:
- GV kiểm tra 7- 8 bài và nhận xét trực tiếp. 	
- Tuyên dương HS viết đẹp, nhắc nhở HS viết chưa đẹp
- HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm
C. Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét bài viết của HS.
- Hoàn thành phần luyện viết thêm- chú ý khắc phục lỗi
-----------------------***-----------------------
Tự nhiên và Xã hội
ÔN TẬP: XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU
- Kể tên một số kiến thức đã học về xã hội.
- Biết kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Tranh ảnh sưu tầm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A. Hoạt động kết nối:
1. Bài cũ: 
- Lớp trưởng điều hành:
- HS nhắc lại tên các bài đã học trong phần Xã hội
2. Giới thiệu bài: GTB- nêu mục tiêu bài học- HS nhắc lại.
B. Hoạt động khám phá
HĐ1: Thảo luận
Mt: Biết kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.
- Y/C các nhóm thảo luận với nội dung sau:
- Gia đình và họ hàng 
- Một số hoạt động ở trường 
- Một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại 
- Hoạt động bảo vệ môi trường 
- Giới thiệu hoạt động đặc trng của địa phơng
+ Mỗi nhóm thảo luận 1 nội dung sau đó trình bày
- GV nhận xét,chốt ý đúng 
HĐ2: Vẽ tranh
HS vẽ được bức tranh về gia đình, quê hương và mô tả nó với các bạn 
- Các nhóm thảo luận, mô tả nội dung và ý nghĩa bức tranh quê hương
 - Các nhóm khác bổ sung và đặt câu hỏi để nhóm trình bày trả lời
 - GV khen ngợi những nhóm, cá nhân có sản phẩm đẹp, ý nghĩa
C. Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét giờ học
- Chuẩn bị tiết sau
 ___________________________________________________________
Thứ Ba, ngày 26 tháng 1 năm 2021
Tập đọc
CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ
I. MỤC TIÊU
 - Biết ngắt nghỉ hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ..
 - Hiểu ND: Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc ( trả lời được các câu hỏi SGK; thuộc bài thơ).
* GDKNS: Lắng nghe tích cực ( Hỏi đáp trước lớp )
* GDQPAN: Giáo dục cho HS lòng biết ơn các anh hùng liệt sixquaan đội, công anđã anh dũng hi sinh trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh trật tự.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HOC: Tranh minh hoạ bài đọc
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A. Hoạt động kết nối:
1. Bài cũ: 
- 4 HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn của câu chyện: Ở lại với chiến khu
- 2 nhóm lên kể trước lớp
- HS,GV nhận xét
2. Giới thiệu bài: GTB- nêu mục tiêu bài học- HS nhắc lại.
B. Hoạt động khám phá
HĐ1: Luyện đọc: 
Mt: Biết ngắt nghỉ hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ..
a- GV: đọc diễn cảm bài thơ
GV đọc diễn cảm với giọng nhẹ nhàng. Hai khổ thơ đầu đọc với giọng tự nhiên ngây thơ. Khổ thơ cuối đọc với giọng trầm buồn
b- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :
- Đọc từng dòng thơ: HS tiếp nối nhau, mỗi em đọc 2 dòng thơ
- Đọc từng khổ thơ trước lớp
- GV hướng dẫn ngắt nhịp
Chú Nga đi bộ đội/
Sao lâu quá là lâu!//
Nhớ chú/ Nga thường nhắc://
- Chú bây giờ ở đâu?/
Chú ở đâu,/ở đâu?//
- HS tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ
- GV giúp HS nắm các địa danh được chú giải trong bài: Trường Sa, Kon Tum, Đăk Lăk,.
- HS thi đọc nối tiếp khổ thơ
- Gv nhận xét
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
Mt: Hiểu ND: Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc ( trả lời được các câu hỏi SGK; thuộc bài thơ).
- Gọi 1 HS điều hành cả lớp phần Tìm hiểu bài
+ Những câu thơ nào trong bài cho thấy Nga rất mong nhớ chú?( Bạn Nga thắc mắc chú đi bộ đội sao lâu quá là lâu. Nhớ chú nên bạn hỏi Chú ở đâu? ở đâu?)
+ Khi Nga nhắc đến chú, thái độ ba, mẹ như thế nào?(Mẹ đỏ hoe đôi mắt. Ba nhìn lên bàn thờ nói rằng chú ở bên Bác Hồ)
+ Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào?( chú bạn Nga đã hi sinh )
+ Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì tổ quốc được nhớ mãi?( Vì nhờ có các chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc mới có hòa bình..)
+ Vậy bài thơ muốn nói với các em điều gì?( Bài thơ cho thấy tình yêu thương sâu sắc của gia đình bé Nga đối với người chú đã hi sinh vì Tổ quốc)
HĐ3: Học thuộc lòng bài thơ: 
Mt: HS học thuộc lòng bài thơ
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ
- HS đọc thuộc lòng (đọc nhóm, đọc cá nhân)
- Cá nhân thi đọc thuộc lòng
- Lớp nhận xét, GV nhận xét
C. Hoạt động nối tiếp
- GV liên hệ GDQPAN
- GV nhận xét giờ học
- Dặn tiếp tục đọc thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị bài sau
- GV nhận xét giờ học
 -----------------------***------------------------
 Toán
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết khái niệm và xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.
- Làm bài 1, 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Mỗi em một tờ giấy hình chữ nhật
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A. Hoạt động kết nối:
1. Bài cũ: 
- HS xem lại BT 1,2 trong SGK, một số nhóm nêu miệng câu trả lời.
- tổ hỏi đáp lẫn nhau “ Vì sao?” về kết quả vừa nêu.
- GV cùng HS nhận xét.
2. Giới thiệu bài: GTB- nêu mục tiêu bài học- HS nhắc lại.
B. Hoạt động khám phá
Bài 1: 
Mt: HS xác định được trung điểm đoạn thẳng
- Giáo viên vẽ lên bảng đoạn thẳng AB = 4cm 
- Học sinh: vẽ vào giấy nháp 
- GV hỏi: Hãy suy nghĩ và tìm cách xác định trung điểm của đoạn thẳng AB
- Giáo viên hướng dẫn cách tìm :
 Bước 1: Đo độ dài đoạn thẳng AB 
 AB = 4cm 
 Bước 2: Chia độ dài đoạn thẳng AB làm hai phần bằng nhau.
 4 : 2 = 2 (cm)
 Bước 3: Đặt thước sao cho vạch 0 cm trùng với điểm A. Đánh dấu điểm M trên AB trùng với vạch 2cm của thước 
- Vậy M có phải là trung điểm của AB không ? Vì sao?( M là trung điểm của AB vì M là điểm ở giữa 2 điểm A, B . Độ dài AM = MB )
+ Học sinh nêu lại các bước như đã hướng dẫn 
+ Học sinh rút ra nhận xét: Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng AB 
AM = AB
b. Tương tự (a) xác định trung điểm của đoạn thẳng CD 
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng
Bài 2: Thực hành: (10’)
Gấp tờ giấy hình chữ nhật ABCD (theo hình vẽ) rồi đánh dấu trung điểm I của đoạn thẳng AB và trung điểm K của đoạn thẳng DC
-Yêu cầu HS gấp AB trùng với CD để tìm trung điểm của đoạn thẳng AD, BC 
C. Hoạt động nối tiếp
- Nêu cách tìm trung điểm của một đoạn thẳng cho trước? 
- Giáo viên tổng kết tiết học 
- Chuẩn bị bài sau
-----------------------***------------------------
 Chính tả ( nghe- viết )
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I. MỤC TIÊU
- Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Làm đúng BT a/b
II. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A. Hoạt động kết nối:
1. Bài cũ: 
- HS thi đua viết vào bảng con : liên lạc, nắm tình hình, tiêu diệt, chiếc cặp
- Lớp trưởng mời HS đọc từ ngữ vừa viết, HS, GV nhận xét đánh giá.
2. Giới thiệu bài: GTB- nêu mục tiêu bài học- HS nhắc lại.
B. Hoạt động khám phá
HĐ1: Hướng dẫn HS nghe viết:
Mt: Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
 - GV đọc diễn cảm đoạn chính tả- 1 HS đọc lại
 + Lời bài hát nói lên điều gì?
 + Lời bài hát trong đoạn văn viết như thế nào?
 - HS viết vào nháp: bay lượn, bùng lên, rực rỡ
b. Hướng dẫn viết chính tả:
- GV đọc chính tả, HS nghe viết bài vào vở. 
- GV theo dõi, uốn nắn. Lưu ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày, quy tắc viết hoa.
c. Đánh giá, nhận xét, chữa bài
- HS đổi chéo vở để kiểm tra, dùng bút chì gạch chân lỗi sai.
- GV nhận xét 1 vở và nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
Mt: HS giải được các câu đố
 a) HS đọc thầm câu đố, quan sát 2 tranh minh hoạ gợi ý giải câu đố. Suy nghĩ và viết ra nháp.
 - HS nêu lời giải, GV nhận xét đúng, sai
 - HS làm bài vào vở bài tập.
C. Hoạt động nối tiếp
- Gv nhận xét giờ học.
- Luyện viết, khắc phục lỗi khi viết chữ.
 -----------------------***------------------------
 Tự nhiên và Xã hội
THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
- Biết được cây đều có rể, thân, lá, hoa, quả.
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, rể, lá, hoa, quả của một số cây.
* GD kĩ năng sống: Kĩ năng hợp tác: Làm việc theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ (HĐ1: Quan sát theo nhóm ở vườn trường)
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Các hình trong sgk, cây cỏ trong vườn trường.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A. Hoạt động kết nối:
1. Bài cũ : Ôn về xã hội
- GV nêu câu hỏi:
+ Nói về điều kiện ăn, ở, vệ sinh của gia đình em trước kia và hiện nay ?
+ Nói về điều kiện sinh hoạt của trường em trước kia và hiện nay ?
- 2 HS trả lời.
- HS, GV nhận xét
2. Giới thiệu bài mới: GTB- nêu mục tiêu bài học- HS nhắc lại
B. Hoạt động khám phá
HĐ1: HS quan sát và tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.
Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát.
- HS lắng nghe.
- GV cho HS lần lượt kể tên một số cây xung quanh trường hoặc một số cây mà em biết.
- Cho HS quan sát các loại cây có trong hình trang 76, 77 SGK : nêu tên và những điểm giống nhau và khác nhau của một số loại cây đó.
 GV nêu : Các cây rất khác nhau đa dạng về đặc điểm bên ngoài như màu sắc , hình dạng, kích thướcnhưng các cây có chung về mặt cấu tạo.Vậy cấu tạo của cây gồm những bộ phận chính nào?
Bước 2: Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS qua các tranh ảnh về các loại cây .
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi.
- Cho HS làm việc theo nhóm 4
- GV chốt lại các câu hỏi các nhóm : nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học:
+ Xung quanh ta có nhiều cây hay ít cây ?
+ Hình dạng , kích thước của mỗi cây như thế nào ?
+ Mỗi cây đều có những bộ phận nào ?
Bước 4 : Thực hiện phương án tìm tòi khám phá.
- GV hướng dẫn , gợi ý HS đề xuất các phương án tìm tòi, khám phá để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3.
- HS nghe và suy nghĩ để chuẩn bị tìm tòi khám phá
Bước 5 : Kết luận rút ra kiến thức.
- GV cho các nhóm lần lượt trình bày kết luận sau khi quan sát, thảo luận.
- GV nhận xét, chốt lại.
=> Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
HĐ2: Làm việc cá nhân.
Mục tiêu: HS biết vẽ và tô màu một số cây.
Cách tiến hành.
Bước 1 : Làm cá nhân.
- GV yêu cầu HS lấy giấy và bút chì ra để vẽ một vài cây mà các em quan sát được.
- Lưu ý: Tô màu, ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ.
Bước 2: Trình bày.
- Từng cá nhân dán bài của mình trước lớp.
- GV mời một số HS lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.
- GV nhận xét. 
C. Hoạt động nối tiếp
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Thân cây.
 ________________________________________________________
 Thứ Tư, ngày 27 tháng 1 năm 2021
 Tiếng việt .(Lớp 1)
 BÀI 102: ui ưi (2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- HS nhận biết các vần ui, ưi; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ui, ưi. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ui, vần ưi.
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Hạt nắng bé con.
- HS viết đúng các vần ui, ưi, các tiếng (ngọn) núi, gửi (thư) cỡ nhỡ (trên bảng con).
+ Phần Tập đọc: - Đối với học sinh tiếp thu tốt, khá: Đọc cả bài
- Đối với học sinh đọc chậm: Đọc được 2 câu( không yêu cầu tìm hiểu bài)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Máy tính, ti vi. 
- Bộ đồ dùng 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 
2 HS đọc thuộc lòng bài Ong và bướm (bài 101). 1 HS nói tiếng ngoài bài em đã tìm được có vần ôi, vần ơi.
- Gv nhận xét
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: vần ui, vần ưi.
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen)
2.1. Dạy vần ui 
- GV viết: u,i. /HS (cá nhân, cả lớp): u - i - ui.
- HS nói: ngọn núi. / Tiếng núi có vần ui. / Phân tích vần ui, tiếng núi. / Đánh vần, đọc trơn: u - i - ui / nờ - ui - nui - sắc - núi / ngọn núi.
2.2. Dạy vần ưi (như vần ui) 
- Đánh vần, đọc trơn: ư - i - ưi / gờ - ưi - gưi - hỏi - gửi / gửi thư. 
* Củng cố: Cả lớp đọc trơn các vần mới, từ khoá: ui, ngọn núi; ưi, gửi thư.
3. Luyện tập 
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ui? Tiếng nào có vần ưi?) 
- (Quy trình như các bài trước) HS tìm tiếng có vần ui, vần ưi. 
- HS báo cáo. 
- GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng cúi có vần ui. Tiếng ngửi có vần ưi... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) . 
a) HS đọc các vần, tiếng vừa học được viết trên bảng lớp. 
b) Viết vần: ui, ưi
- 1 HS đọc vần ui, nói cách viết. 
- GV vừa viết vần ui vừa hướng dẫn cách viết, cách nối nét giữa u và i. / Làm tương tự với vần ưi.
- HS viết: ui, ưi (2 lần). 
c) Viết tiếng: (ngọn) núi, gửi (thư) (như mục b).
- GV viết mẫu tiếng núi, hướng dẫn cách viết, cách nối nét. Dấu sắc đặt trên ư. 
- HS viết: (ngọn) núi, gửi (thư) (2 lần).
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3) 
a) GV chỉ hình minh họa bài Hạt nắng bé con; giới thiệu: Bài đọc kể chuyện hạt nắng xuống đất chơi, đã làm nhiều việc tốt cho bông hồng, cho hạt mầm...
b) GV đọc mẫu, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: thả, sụt sùi, an ủi, vàng óng, thì thầm, phả, đội đất. Giải nghĩa từ: sụt sùi (Hạt nắng gặp bông hồng bị gãy cành đang sụt sùi khóc.): từ gợi tả tiếng khóc nhỏ, kéo dài, như cố giấu, cố nén. Phả (Nghe hạt mầm thì thầm, nó phả hơi ấm xuống đất. ): làm làn hơi bốc mạnh thành luồng.
c) Luyện đọc từ ngữ: hạt nắng, xuống đất, gãy cành, sụt sùi, an ủi, gửi tặng, vàng óng, thì thầm, phả, đội đất, cánh tay hồng, bên kia núi.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có 6 câu. 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp). 
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). 
e) Thi đọc đoạn, bài (chia bài làm 3 đoạn: mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn). 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC; chỉ từng vế câu cho cả lớp đọc. 
- 1 HS làm mẫu: a) Mẹ mặt trời - 2) thả hạt nắng xuống đất chơi.
- HS làm bài trên VBT. 
-1 HS đọc kết quả. 
- GV giúp HS nối, ghép các vế câu trên bảng lớp, chốt lại đáp án (a - 2,- 1, c - 3).
- Cả lớp đọc lại kết quả (không đọc các chữ cái và số TT): a) Mẹ mặt trời - 2) thả hạt nắng xuống đất chơi. b) Bông hồng - 1) được hạt nắng an ủi. c) Hạt nắng - 3) giúp hạt cây nảy mầm. 
4. Củng cố, dặn dò 
- HS tìm tiếng ngoài bài có vần ui (VD: vui, bụi, lùi, bụi,...).
- GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà đọc lại bài Tập đọc: xem trước bài 103 (uôi, ươi). 
 -----------------------***------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết so sánh các số trong phạm vi 10 000; viết bốn số theo thứ tự từ bé đén lớn và ngược lại.
- Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm(nghìn) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
- Làm bài 1, 2, 3, 4(a)
II. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A. Hoạt động kết nối:
1. Bài cũ:
- GV nêu yêu cầu: Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 4375; 4735; 4537; 7435
- HS làm bài vào bảng con.
- Hai bạn trong nhóm đổi bảng cho nhau đọc kết quả
- GV cùng HS nhận xét.
2. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
B. Hoạt động khám phá( Luyện tập)
Bài 1: 
Mt: Biết so sánh các số trong phạm vi 10 000
- HS đọc yêu cầu bài 
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài
- HS dới lớp nhận xét, GV kết luận những ý đúng.
 a) 7766 > 7676 b) 1000g = 1kg
 8453 > 8435 950g > 1kg
 9102 < 9120 1km < 1200m
 5005 > 4905 100 phút > 1 giờ 30 phút
Bài 2: (7’)
Mt: Viết bốn số theo thứ tự từ bé đén lớn và ngược lại.
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm bài
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm
- HS dới lớp nhận xét, GV kết luận
a) Theo thứ tự từ bé đến lớn: 4082; 4208; 4280; 4802
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé: 4802; 4280; 4208; 4082
Bài 3: (5’)
Mt: HS biết số lớn nhất, số bé nhất có ba và bốn chữ số
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài sau đó gọi HS đứng tại chỗ đọc kết quả
- GV kết luận: 
a) Số bé nhất có ba chữ số: 100 
b) Số bé nhất có bốn chữ số: 1000
c) Số lớn nhất có ba chữ số: 999 
d) Số lớn nhất có bốn chữ số:9999
Bài 4:)
Mt: Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm(nghìn) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài, 1 em lên bảng làm bài
- HS dới lớp nhận xét, GV kết luận những ý đúng
C. Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
 ______________________________________________________
Thứ Năm, ngày 28 tháng 1 năm 2021
Toán
PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I. MỤC TIÊU
- Biết cộng các số trong phạm vi 10 000;(bao gồm đặt tính và tính đúng)
- Biết giải toán có lời văn (có phép cộng các số trong phạm vi 10 000)
- Làm bài 1, 2(b), 3, 4
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
A. Hoạt động kết nối:
1. Bài cũ: 
- GV yêu cầu HS: Đặt tính rồi tính
 258 + 529 609 + 301
- Tổ trưởng điều hành các tổ làm vào bảng con.
- Tổ trưởng kiểm tra- báo cáo kết quả
- HS, GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài: giới thiệu bài- nêu mục tiêu bài học, HS nhắc lại
B. Hoạt động khám phá
HĐ1: HDHS cách thực hiện phép cộng 3526 + 2759 
Mt: Biết cộng các số trong phạm vi 10 000;(bao gồm đặt tính và tính đúng)
- GV nêu phép cộng 3526 + 2759 = ? Yêu cầu HS nêu cách đặt tính 
- Bắt đầu cộng từ đâu đến đâu ?
- Hãy nêu từng bớc tính cộng . 1 số HS nêu và thực hiện tính trên bảng lớp
- GV nhận xét, cho HS nêu kết luận: 3526 + 2759 = 6285,GV ghi lên bảng
- Muốn thực hiện tính cộng các số có 4 chữ số với nhau ta làm như thế nào?
HĐ2: Luyện tập 
Mt: Biết cộng các số trong phạm vi 10 000;(bao gồm đặt tính và tính đúng). Biết giải toán có lời văn (có phép cộng các số trong phạm vi 10 000)
Bài 1: 
- GV hỏi Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
- HS làm vào bảng con
- Yêu cầu HS nêu cách tính của 2 trong 4 phép tính của bài 1
- HS dới lớp nhận xét, GV kết luận
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở 2HS làm bảng
- HS đối chiếu vở kiểm tra chéo. Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn. 
Bài 3: Gọi HS đọc đề toán 
- Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Yêu cầu HS tự giải bài toán vào vở. 1HS lên làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở 
- HS nhận xét, GV kết luận :
 Bài giải
 Cả hai đội trồng được số cây là:
 3680 + 4220 = 7900(cây)
 Đáp số: 7900 cây
Bài 4: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS trả lời miệng
- GV kết luận: Cạnh AB trung điểm la M; Cạnh BC trun

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_19_nam_hoc_2020_2021.doc