Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021
Thứ 4,ngày 13 tháng 1 năm 2021
CHÍNH TẢ :
Nghe – viết :ÂM THANH THÀNH PHỐ
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi đoạn cuối bài “Âm thanh thành phố”.
- Làm đúng các bài tập tìm từ chứa tiếng có vần khó ui/uôi ( BT 2 ); chứa tiếng bắt đầu d/gi/r ( BT3a ).
II. Đồ dùng dạy học :
-Phấn màu, bảng lớp kẻ bài tập 2 , viết bài tập 3 .
III.Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HSCNK đọc cho 3 HS viết bảng lớp, dưới lớp viết 5 chữ bắt đầu bằng d/gi/r.
- Gv nêu nhận xét .
2. Giới thiệu bài
3. Bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết:
- GV đọc 1 lần đoạn chính tả:- 2, 3 HS đọc lại.
- Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa? ( H/s nêu: Hải, Mỗi, Anh, Cẩm Phả, Hà Nội, Bét-tô-ven.)
- Cho HS đọc thầm đoạn văn, ghi nhớ các từ mình dễ mắc lỗi khi viết bài : Bét - tô - ven; Pi - a - nô; dễ chịu.
- GV đọc cho HS viết bài.
- Chấm 8 vở , chữa bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
HS làm BT 1, 2 a (VBT) , GV theo dõi hướng dẫn thêm.
* Chữa bài:
Bài 2:
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm bài cá nhân.
- Gọi 2 HS lên bảng tìm 5 từ có vần ui; 5 từ có vần uôi.
- Nhận xét, chữa bài.
ui Củi , cặm cụi , dùi cui , bụi , dụi mắt , đùi , đui , húi tóc , mủi lòng , .
uôi Chuối , buổi sáng , cuối cùng , đá cuội , cây chuối , đuối sức , đuổi ,
Bài 3a : Hs lên bảng điền từ vào bảng . Hs khác làm vào VBT . GV và cả lớp nhận xét , sửa chữa .
Câu a : Giống - rạ - dạy ;
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung, nhận xét tiết học.
- Ôn lại bài, hoàn thành VBT.
Câu b (HS có năng khiếu có thể làm thêm ) : bắc - ngắt - đặc .
t HS đọc cả bài.(Q Anh) Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Cả lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời các câu hỏi: - Câu chuyện có những nhân vật nào ? ( Chủ quán, bác nông dân,Mồ Côi.) - Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì ?( Về tội bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc,vịt rán mà không trả tiền.) * GV: Vụ án thật khó phân xử, phải xử sao cho công bằng, bảo vệ được bác nông dân bị oan, làm cho chủ quán bị bẻ mặt mà vẫn phải tâm phục, khẩu phục. - Một HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm, trả lời: - Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân ?(Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ dể ăn miếng cơm nắm.Tôi không mua gì cả.) Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán, Mồ Côi phán thế nào ?(Bác nông dân phải bồi thường,đưa 20 đồng để quan tòa phân xử.) Thái độ của bác nông dân thế nào khi nghe lời phán xử ? (Bác giãy nảy lên:Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền.) -HS phát biểu, GV chốt lại. Cả lớp đọc thầm đoạn 2 và 3, trả lời các câu hỏi: + Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần ?( Xóc 2 đồng bạc 10 lần mới đủ số tiền 20 đồng) + Mồ Côi đã nói gì để kết thúc phiên toà ? ( Bác đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền: Một bên “hít mùi thịt”, một bên “nghe tiếng bạc”.Thế là công bằng.) * GV: Mồ Côi xử trí thật tài tình, công bằng đến bất ngờ làm cho chủ quán tham lam không thể cãi vào đâu được và bác nông dân thở phào nhẹ nhõm. - HS trao đổi nhóm 2: Em hãy thử đặt tên khác cho câu chuyện. HS phát biểu. ví dụ như: Vị quan tòa thông minh./ Phiên xử thú vị. Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - Một HS khá, giỏi đọc đoạn 3. - HS phân vai thi đọc truyện (mỗi tốp 4 em). - GV và cả lớp nhận xét bình chọn nhóm đọc hay nhất. Hoạt động 4: Kể chuyện a. GV nêu nhiệm vụ. - Dựa vào 4 tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện Mồ Côi xử kiện. * H S có năng khiếu: cố gắng kể lại được toàn bộ câu chuyện. b. Hướng dẫn HS kể từng đoạn chuyện câu chuyện theo tranh. - HS quan sát 4 tranh minh hoạ ứng với nội dung 3 đoạn trong truyện. - Một HS có năng khiếu kể mẫu đoạn 1. GV nhận xét, lưu ý HS có thể kể đơn giản, ngắn gọn theo sát tranh minh hoạ, cũng có thể kể sáng tạo. - Từng cặp HS tập kể. - Ba HS tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn của câu chuyện (Theo các tranh 1, 2, 3, 4) - Một - hai HS kể lại toàn truyện. - GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất 4. Củng cố - GV hỏi: Nội dung câu chuyện nói lên điều gì ? (Ca ngợị sự thông minh của Mồ Côi). 5. Dặn dò - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện. ------------------------------------------------------- Toán Tiết 87:CHU VI HÌNH VUÔNG I. Mục tiêu Giúp HS : - Nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông (lấy độ dài một cạnh nhân với 4 ). - Vận dung quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải được bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông. * Bài tập cần làm: 1,2,3,4. II. Đồ dùng - Vẽ sẵn một hình vuông có cạnh 3dm lên bảng. III. Hoạt động dạy học 1. Bài củ - Gọi hs nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật. - Gọi hs lên bảng tính chu vi hình chữ nhật có chiều dài là: 25cm; chiều rộng là: 32cm. 1 hs lên bảng làm bài , cả lớp làm vào nháp. *Chu vi hình chữ nhật là: ( 25 + 32 ) x 2 = 114 (cm ) Đáp số : 114cm - Nhận xét, tuyên dương 2. Bài mới * Giới thiệu bài: Bài học hôm nay các em sẽ biết cách tính chu vi hình vuông và áp dụng làm các bài tập có liên quan. Hoạt động 1: Giới thiệu cách tính chu vi hình vuông: - Y/C hs quan sát rõ hình vuông ABCD trên bảng có cạnh là 3dm và y/c hs tính chu vi hình vuông ABCD - Y/C hs tính theo cách khác - Độ dài mỗi cạnh của hình vuông ABCD bằng bao nhiêu ? - Hình vuông có mấy cạnh? * Vậy muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài 1 cạnh nhân với 4 Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: - GV phân tích mẫu và yêu cầu hs tự làm bài vào vở. - Gọi hs nêu kết quả và cả phép tính trong ô. - Nhận xét, chốt lại ý đúng. * 12 x 4 = 48cm ; 31 x 4 = 124cm ; 15 x 4 = 60cm Bài 2: - Gọi hs đọc đề bài toán. - Yêu cầu cả lớp làm bài vaò vở. - Gọi hs lên bảng làm bài. Bài giải Độ dài đoạn dây đó là: 10 x 4 = 40 (cm) Đáp số: 40 cm - Nhận xét, chữa bài. Bài 3: - Gọi hs đọc đề bài toán. - Lưu ý hs tính độ dài của hình chữ nhật ghép bởi 3 viên gạch. Sau đó tính chu vi hình chữ nhật. - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. - Gọi hs lên bảng làm bài. Bài giải Chiều dài hình chữ nhật là: 20 x 3 = 60 ( cm ) Chu vi hình chữ nhật là : (60 + 20) x 2 = 160 ( cm ) Đáp số: 160cm. - Nhận xét, chữa bài. Bài 4: - Yêu cầu hs đo độ dài hình vuông và tính chu vi hình đó. - Gọi hs nêu kết quả đo giải bài toán tính chu vi hình đó. - Kết quả đo là : 3cm Bài giải Chu vi hình vuông MNPQ là : 3 x 4 = 12 ( cm ) Đáp số: 12cm. - Nhận xét. IV.Củng cố , dặn dò. - Gọi hs nêu quy tắc tính chu vi hình vuông. - Nhận xét tiết học. - Dặn hs về nhà thực hiện đo các hình vuông trong thực tế rồi tính chu vi các hình vuông đó và chuẩn bị cho bài sau. Thứ 3, ngày 12 tháng 1 năm 2021 Buổi sáng Kiểm tra chất lượng học kì I Toán Tiếng Việt ( Đề trường ) ---------------------------------------------------------------- Buổi chiều CHÍNH TẢ: NGHE - VIẾT VẦNG TRĂNG QUÊ EM I. Mục tiêu - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập 2: điền các tiếng chứa âm, vần dễ lẫn. II. Đồ dùng dạy học Viết lên bảng nội dung bài tập 2a. III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ -2 HS lên bảng viết mỗi em 5 tiếng có thanh hỏi, thanh ngã. 2.Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học . 3. Bài mới Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết: a - Hướng dẫn HS chuẩn bị: GV đọc đoạn văn; 2 Hs đọc lại ; cả lớp đọc thầm theo Hỏi: + Vầng trăng đang nhô lên được tả như thế nào?( Trăng óng ánh trên hàm răng , đậu vào đáy mắt , ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già , thao thức như canh gác trong đêm .) + Bài chính tả gồm mấy đoạn? Chữ đầu mỗi đoạn được viết như thế nào?( Bài được tách thành 2 đoạn - 2 lần xuống dòng . Chữ đầu viết hoa , lùi vào 1 ô .) - HS viết 1 số từ khó vào bảng con. b - GV đọc cho HS viết bài. c - Chấm, chữa bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2a: - Gv lựa chọn cho HS làm bài cá nhân vào vở bài tập . - Mời tốp HS (6 em) tiếp nối nhau điền tiếng cho sẵn trong ngoặc đơn vào 6 chỗ trống ở BT 2a, sau đó giải các câu đố. Lời giải : a, Cây gì gai mọc đầy mình Tên gọi như thể bồng bềnh bay lên Vừa thanh , vừa dẻo , lại bền Làm ra bàn ghế , đẹp duyên bao người ? ( Là cây mây ) 4.Củng cố, dặn dò: HS học thuộc các câu ca dao, câu đố. ----------------------------------------------------------- TỰ HỌC THỰC HÀNH CÁC KIẾN THỨC ĐÃ HỌC I. Mục tiêu:- HS tự chọn các nội dung học tập mà mình chưa hoàn thành hoặc hoàn thành chưa tốt trong tuần 16 với các môn Luyện từ và câu, Bài tập chính tả , Toán. Bồi dưỡng và phụ đạo HS. - HS rèn kĩ năng hoạt động nhóm , tự ra quyết định . II. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1. Kiểm tra: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS . Tổ trưởng nêu sự lựa chọn nội dung học tập của các bạn trong tổ mình. Hoạt động 2. Tự học: 1. Giới thiệu bài : 2. Lập nhóm tự học : Gv chia lớp thành 3 nhóm cùng sở thích , HS cử nhóm trưởng . Nhóm trưởng nhận nhiệm vụ . 3. Các nhóm tiến hành tự học : Gv giúp đỡ các em những khó khăn , thắc mắc . Hoạt động 3: Củng cố - Gv tổng hợp các nội dung mà HS tiến hành trong giờ học , đánh giá tinh thần , thái độ hợp tác . Thứ 4,ngày 13 tháng 1 năm 2021 CHÍNH TẢ : Nghe – viết :ÂM THANH THÀNH PHỐ I. Mục tiêu - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi đoạn cuối bài “Âm thanh thành phố”. - Làm đúng các bài tập tìm từ chứa tiếng có vần khó ui/uôi ( BT 2 ); chứa tiếng bắt đầu d/gi/r ( BT3a ). II. Đồ dùng dạy học : -Phấn màu, bảng lớp kẻ bài tập 2 , viết bài tập 3 . III.Hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ: - 1 HSCNK đọc cho 3 HS viết bảng lớp, dưới lớp viết 5 chữ bắt đầu bằng d/gi/r. - Gv nêu nhận xét . 2. Giới thiệu bài 3. Bài mới Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết: - GV đọc 1 lần đoạn chính tả:- 2, 3 HS đọc lại. - Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa? ( H/s nêu: Hải, Mỗi, Anh, Cẩm Phả, Hà Nội, Bét-tô-ven.) - Cho HS đọc thầm đoạn văn, ghi nhớ các từ mình dễ mắc lỗi khi viết bài : Bét - tô - ven; Pi - a - nô; dễ chịu. - GV đọc cho HS viết bài. - Chấm 8 vở , chữa bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: HS làm BT 1, 2 a (VBT) , GV theo dõi hướng dẫn thêm. * Chữa bài: Bài 2: - Nêu yêu cầu bài tập. - Cho HS làm bài cá nhân. - Gọi 2 HS lên bảng tìm 5 từ có vần ui; 5 từ có vần uôi. - Nhận xét, chữa bài. ui Củi , cặm cụi , dùi cui , bụi , dụi mắt , đùi , đui , húi tóc , mủi lòng , . uôi Chuối , buổi sáng , cuối cùng , đá cuội , cây chuối , đuối sức , đuổi , Bài 3a : Hs lên bảng điền từ vào bảng . Hs khác làm vào VBT . GV và cả lớp nhận xét , sửa chữa . Câu a : Giống - rạ - dạy ; 4. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại nội dung, nhận xét tiết học. - Ôn lại bài, hoàn thành VBT. Câu b (HS có năng khiếu có thể làm thêm ) : bắc - ngắt - đặc . ---------------------------------------------------- Toán LUYỆN TẬP (Trang 89) I. MỤC TIÊU - Biết tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông qua việc giải toán có nội dung hình học. - Làm bài 1(a), bài 2, bài 3, bài 4 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. Bài cũ: - HS hoạt động nhóm đôi nhắc lại quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông. - GV nêu một số ví dụ cụ thể, HS nêu cách thực hiện - GV cùng HS nhận xét B. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài học HĐ2: Luyện tập Bài 1: Mt: HS tính được chu vi hình chữ nhật - 1 HS đọc yêu cầu bài - HS làm bài vào vở nháp - HS làm bài, 2 HS lên bảng làm bài - Cả lớp và GV nhận xét. Bài 2: Mt: Áp dung quy tắc tính chu vi hình vuông để tính chu vi bức tranh hình vuông - 1 HS đọc yêu cầu bài - GV nhắc HS chú ý tính xong chu vi hình vuông rồi đổi ra m - HS làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm bài Bài giải Chu vi của khung bức tranh hình vuông là: 50 x 4 = 200 (cm) 200cm = 2m Đáp số: 2m - Cả lớp và GV nhận xét Bài 3: Mt: HS biết tìm cạnh của hinhg vuông khi biết chu vi hình vuông - 1 HS đọc yêu cầu bài - GV hướng dẫn để HS biết: “Chu vi hình vuông bằng độ dài cạnh nhân với 4, suy ra cạnh hình vuông bằng chu vi chia cho 4” - HS làm bài, 1 em giải bảng phụ Bài giải Độ dài cạnh hình vuông là: 24 : 4 = 6 (cm) Đáp số: 6cm - Cả lớp và GV nhận xét Bài 4: Mt: HS biết tìm chiều dài hình chữ nhật khi biết nửa chu vi - 1 HS đọc yêu cầu bài - GV vẽ hình như SGK lên bảng và giải thích để HS thấy: “Chiều dài cộng với chiều rộng là nửa chu vi hình chữ nhật” - HS làm bài, 1em lên bảng - HS nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng Bài giải Chiều dài hình chữ nhật là: 60 - 20 = 40 (m) Đáp số: 40m HĐ3: Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Vận dụng tốt các quy tắc tính chu vi đã học ----------------------------------------------------- TẬP ĐỌC ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HKI (Tiết 1+2 ) I. Mục tiêu - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc. - Nghe – viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả (tốc độ viết khoảng 60 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn (BT2) II. Đồ dùng GV: Phiếu viết tên từng đoạn, bài tập đọc. III, Hoạt động dạy học Hoạt động 1: Ôn tập đọc - Gọi 3 em lên bảng đọc đoạn, bài đã ghi trong phiếu rồi trả lời câu hỏi của gv về nội dung đoạn, bài đọc. (Riêng HS giỏi, khá đọc tương đối lưu loát đoạn, bài văn và viết đúng tương đối đẹp bài chính tả) - 3 em lần lượt lên bảng bốc thăm rồi đọc đoạn, bài đã được chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi . - Theo dõi, nhận xét hs. Họa động 2: Viết chính tả * Hướng dẫn hs chuẩn bị - GV đọc đoạn văn Rừng cây trong nắng - Gọi hs đọc lại. * Giúp hs nắm nội dung bài chính tả: + Đoạn văn tả cảnh gì ? + Đoạn văn có mấy câu? + Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? - Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: + Tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng. + Có 4 câu + Những chữ đầu câu - Yêu cầu cả lớp viết bảng con một số từ khó, gv đọc cho hs viết. Sau đó cho hs đọc đúng các từ vừa viết. * GV đọc cho hs viết * Chấm, chữa bài - GV y/c hs đổi chéo vở cho nhau để chữa lỗi - Thu một số vở chấm, chữa bài. Hoạt động 2: Ôn tập so sánh - Gọi hs đọc yêu cầu của bài. - GV giải nghĩa từ nến ( đèn cầy ) - Yêu cầu cả lớp làm bài CN. - Gọi hs lên bảng gạch dưới những từ chỉ sự vật được so sánh với nhau trong câu văn. a.Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến không lồ. b. Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi biển. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Cả lớp làm bài vào vở. Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. - Nhận xét, chốt lại ý đúng: *Từ biển trong câu (Từ trong biển lá xanh rờn...) không còn có nghĩa là vùng nước mặn mênh mông trên bề mặt trái đất mà chuyển thành nghĩa một tập hợp rất nhiều sự vật: lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích rộng lớn khiến ta tưởng tượng như đang đứng trước một biển lá. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu những em nào viết bài còn xấu, sai nhiều về nhà viết lại cho đúng. ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Thứ 5, ngày 14 tháng 01 năm 2021 Toán LUYỆN TẬP CHUNG ( trang 90) I.Mục tiêu - Biết làm tính nhân, chia trong bảng; nhân (chia) số có hai, ba chữ số với (cho) số có một chữ số. - Biết tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông, giải toán về tìm một phần mấy của một số. - Làm bài 1, bài 2 ( cột 1, 2, 3), bài 3, bài 4 II) Các hoạt động dạy - học: 1) Bài cũ: (4’) - 1 em lên bảng: Tính chu vi hình chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 15cm. - 1 Em : Tính chu vi hình vuông có cạnh là 12cm - HS dưới lớp làm vào vở nháp - Gv nhận xét 2) Bài mới: * Giới thiệu bài: - GV nêu MĐ, YC của tiết học * Luyện tập Bài 1: (7’) Mt: Biết làm tính nhân, chia trong bảng - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi - Các nhóm nêu kết quả phép tính - HS nhận xét, GV kết luận Bài 2: Tính (10’) Mt: Biết làm tính nhân (chia) số có hai, ba chữ số với (cho) số có một chữ số. - HS làm bài vào bảng con sau đó làm bài vào vở các bài còn lại - HS chữa bài - HS nhận xét, GV nhận xét Bài 3: (8’) Mt: Biết tính chu vi hình chữ nhật - Một HS đọc đề toán: Tính chu vi của một vườn cây ăn quả hình chữ nhật có chiều dài là 100m, chiều rộng là 60m. - Gọi 1 em nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật. - HS tự tóm tắt và giải vào vở, 1 em lên bảng - HS nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng Bài giải Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là: (100 + 60) x 2 = 320 (m) Đáp số: 320m Bài 4: (10’) Mt: Giải toán về tìm một phần mấy của một số. - 1 HS đọc yêu cầu bài - GV hướng dẫn HS giải bài toán theo 2 bước: + Tìm số vải đã bán: 81 : 3 = 27 (m) + Tìm số vảicòn lại: 81 – 27 = 54 (m) - HS làm bài, 1 HS lên bảng thực hiện - HS nhận xét, GV kết luận Bài 5: Tính giá trị của biểu thức (7’) Mt: HS biết cách tính giá trị của biểu thức - Gọi 1 vài HS nhắc lại quy tắc tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. - HS tự làm bài vào vở.Sau đó, mời 3 HS lên bảng chữa bài - Cả lớp và GV nhận xét. * Nhận xét, dặn dò. - Dặn HS về ôn lại bài đã học. - Gv nhận xét chung tiết học --------------------------------------------------------------- Luyện từ và câu ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (TIẾT 3 + 4) I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút); trả lời được một câu hỏi về nội dung bài, đoạn; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở học kì I - Điền đúng nội dung Giấy mời, theo mẫu ( BT2) - Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn ( BT2) II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Phiếu ghi tên bài tập đọc, câu hỏi III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. Bài cũ: - GV gọi HS tiết trước kiểm tra chưa hoàn thành lên kiểm tra lại. - HS, GV nhận xét. B. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài học HĐ2: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng MT: Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học, trả lời được một câu hỏi về nội dung bài, đoạn; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở học kì I - GV: Gọi HS lên bốc thăm ( 4- 5 em) - HS: Lên bốc thăm chọn bài tập đọc, về chỗ xem lại bài khoảng 2 phút sau đó lên đọc bài và trả lời câu hỏi. - GV: Nhận xét. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài và mẫu giấy mời. - GV nhắc HS chú ý: + Mỗi em phải đóng vai lớp trưởng để viết giấy mời thầy hiệu trưởng. + Bài tập này giúp các em thực hành viết giấy mời đúng nghi thức. Em phải điền vào giấy mời những lời lẽ trân trọng, ngắn gọn. Nhớ ghi rõ ngày, giờ, địa điểm. - GV mời 1- 2 HS điền miệng nội dung giấy mời. - HS viết giấy mời vào vở bài tập. - Gọi 1 số HS đọc giấy mời của mình, cả lớp nhận xét. HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập Mt: Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn Bài 2: 1HS đọc yêu cầu bài - Một HS đọc chú giải từ khó trong SGK - Cả lớp đọc thầm đoạn văn, HS làm bài vào vở bài tập . - GV dán lên bảng 3 tờ phiếu, mời 3 HS lên bảng thi làm bài. Cả lớp và GV nhận xét phân tích từng dấu câu trong đoạn văn, chót lại lời giải đúng. Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nứt nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phầp phều lắm gió, lắm giông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chùm, thành rặng. Rễ phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất. HĐ4: Củng cố, dặn dò: - Học sinh nhắc lại kiến thức cơ bản vừa ôn - Nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục ôn tập đọc, HTL. HĐ4: Củng cố, dặn dò: - Học sinh nhắc lại kiến thức cơ bản vừa ôn - Nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục ôn tập đọc, HTL. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Thứ Sáu, ngày 16 tháng 01 năm 2021 Luyện từ và câu ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (TIẾT 7) I. MỤC TIÊU - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 60 tiêng/ phút); trả lời được một câu hỏi về nội dung bài, đoạn; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở học kì I - Bước đầu viết được một bức thư thăm hỏi người thân hoặc người mà em quý mên ( BT2) II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC Phiếu ghi tên bài tập đọc và câu hỏi . HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. Bài cũ: - GV gọi HS tiết trước kiểm tra chưa hoàn thành lên kiểm tra lại. - HS, GV nhận xét. B. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: HĐ2: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: Mt: Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học - Gọi 4 - 5 học sinh lên bảng bốc thăm bài đọc. HS về chỗ chuẩn bị - Gv gọi lần lượt từng học sinh lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc. - Các học sinh khác nhận xét. - Giáo viên nhận xét HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập: Mt: Bước đầu viết được một bức thư thăm hỏi người thân hoặc người mà em quý mên - HS đọc yêu cầu bài. - GV giúp HS xác định đúng : + Đối tượng viết thư: Một người thân (hoặc người em quý mến ) + Nội dung thư: Thăm hỏi về sức khoẻ, về tình hình ăn ở, học tập. - GV mời 3 -4 HS phát biểu ý kiến. + Các em chọn viết thư cho ai ? + Các em muốn thăm hỏi người đó về những điều gì? - HS mở SGK- Trang 81 đọc lại bài “ thư gửi bà” để nhớ lại hình thức trình bày 1 bức thư. - HS víêt thư - GV theo dõi và hướng dẫn thêm. - GV chấm 1 số bài - Nhận xét HĐ4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học - Chuẩn bị tiết sau ------------------------------------------------------ SINH HOẠT LỚP SƠ KẾT TUẦN 17 KẾ HOẠCH TUẦN 18 I . Mục tiêu - Nhận xét, đánh giá các hoạt động của HS trong tuần 17 - Nêu kế hoạch hoạt động học tập và rèn luyện trong tuần 18 II. Hoạt động dạy học 1. Nhận xét, đánh giá tuần 17 - Lớp trưởng nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần - GV nhận xét và chốt lại, tuyên dương những HS có nhiều ưu điểm và nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt sang tuần sau cố gắng hơn nữa. + Tuyên dương: ....................................................................................................................
File đính kèm:
giao_an_tong_hop_lop_3_tuan_17_nam_hoc_2020_2021.doc