Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021

Tự nhiên xã hội

 KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM

I. MỤC TIÊU:

-Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như trò chơi đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau

- Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ và an toàn.

- Biết nên hay không nên chơi những trò chơi nguy hiểm khi đến trường.

- Có thái độ không đồng tình và ngăn chặn các bạn chơi những trò chơi nguy hiểm.

*Các KNS được giáo dục:

-Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin:Biết phân tích, phán đoán hậu quả cuả những trò chơi nguy hiểm đối với bả thân và người khác.

-Kĩ năng làm chủ bản thân : có trách nhiện với bản thân và người khác trong việc phong tránh các trò chơi nguy hiểm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : tranh minh họa SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

1. Khởi động:

- Hát

2. Bài cũ

- Nêu những hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp? Ích lợi của 2 hoạt động?

- Em đã tích cực tham gia hoạt động đó chưa?

3 . Dạy bài mới:

*Giới thiệu bài: Nêu mục đích tiết học.

HĐ1- Kể tên các trò chơi

v Hoạt động cả lớp

-Yêu cầu mỗi em kể 1 trò chơi mà mình tham gia trong trường.

- Hỏi cách thức của trò chơi.

- GV tổng kết các trò chơi của lớp.

v Hoạt động nhóm đôi

- Cho HS quan sát hình vẽ xem các bạn đang chơi trò gì, trò nào gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác, giải thích.

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

 Kết luận: Các em có thể chơi nhiều trò chơi khác nhau. Tuy nhiên, cần chú ý đến các trò chơi gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.

HĐ2- Nên và không nên chơi những trò nào

- Yêu cầu các nhóm thảo luận: khi đến trường các loại trò chơi nào nên và không nên chơi, vì sao? .

- Phát phiếu thảo luận.

- Nhận xét câu trả lời của HS.

v Hoạt động cả lớp:

- Tổ chức trò chơi “Phản ứng nhanh”: mỗi dãy cử ra 1 bạn để đối ứng

 + Bạn tổ này nêu tên trò chơi

 + Bạn tổ kia đáp ngay nên hay không nên chơi.

- Tiến hành chơi.

- Chốt: Nên chơi các trò chơi lành mạnh không gây nguy hiểm như nhảy dây, đọc sách, . Không nên chơi các trò chơi nguy hiểm như đánh nhau, leo trèo, đá banh ngoài đường phố, . có như thế mới bảo vệ được bản thân cũng như không gây hại đến người khác.

HĐ3- Làm gì khi thấy các bạn khác chơi trò chơi nguy hiểm

 

doc23 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 15 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bước.
Bước 1: Tìm số thỏ còn lại: 42 - 10 = 32 (con).
Bước 2: Tìm số thỏ trong mỗi chuồng 32 : 8 = 4 (con)
Học sinh tự giải vào vở - 1 em giải ở bảng.
4. Củng cố, dặn dò.5’
- HS đọc thuộc bảng chia 8.
- Nhận xét tiết học và dặn HS
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ Ba, ngày 8 tháng 12 năm 2020
TẬP ĐỌC
CẢNH ĐẸP NON SÔNG
I. Mục tiêu 
- Biết đọc ngắt nhịp đúng các dòng thơ lục bát , thơ 7 chữ trong bài .
- Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các vùng miền trên đất nước ta , từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc 2 - 3 câu ca dao trong bài ).
II. Hoạt động dạy học	
A. Bài củ
 - 3 HS tiếp nối nhau kể 3 đoạn của truyện: Nắng phương Nam.
 - Hỏi: Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà tết cho Vân ?
B. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
Hoạt động 2: Luyện đọc : (15’)
a) GV đọc diễn cảm bài thơ : giọng nhẹ nhàng , tha thiết , bộc lộ niềm tự hào với cảnh đẹp non sông ; nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả .
b) Hướng dẫn HS luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ :
- HS tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ, Gv phát hiện và sửa lỗi phát âm cho các em.
- Đọc từng đoạn.
- HS tiếp nối nhau đọc 6 câu ca dao, nhắc HS ngắt nghỉ hơi đúng , tự nhiên.
Câu 1 : Đồng Đăng / có phố Kì Lừa, /
Có nàng Tô Thị ,/ có chùa Tam Thanh. //
Câu 3 : Đường vô xứ Nghệ / quanh quanh, //
Non xanh nước biếc / như tranh họa đồ .//
Câu 6 : Đồng Tháp Mười / cò bay thẳng cánh /
 Nước Tháp Mười / lóng lánh cá tôm .//
- HS tìm hiểu nghĩa từ được chú giải.
- Đọc từng câu ca dao trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài : (10’)
- HS đọc thầm các câu ca dao và phần chú giải cuối bài , trả lời : Mỗi câu ca dao nói đến 1 vùng, đó là những vùng nào ?( GV đọc lần lượt từng câu , HS trả lời : Câu 1 : Lạng Sơn ; 2 : Hà Nội ; 3 : Nghệ An ; 4: Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng ; 5 : TP . Hồ Chí Minh , Đồng Nai ; 6 : Long An , Tiền Giang , Đồng Tháp .)
GV nói thêm : 6 câu ca dao trên nói về cảnh đẹp của 3 vùng miền Bắc - Trung - Nam trên đất nước ta . Câu 1 , 2 nói về cảnh đẹp ở miền Bắc , câu 3 và câu 4 nói về cảnh đẹp ở miền Trung , câu 5 , 6 nói về cảnh đẹp ở miền Nam .
 - HS đọc thầm lại toàn bài , trao đổi nhóm đôi , trả lời : Mỗi vùng có cảnh gì đẹp ?
( HS nêu cảnh đẹp của một vùng dựa vào từng câu ca dao )
 - Theo em, ai đã tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn ?( Cha ông ta từ bao đời nay đã gây dựng nên đất nước này ; giữ gìn , tô điểm cho non sông ta ngày càng tươi đẹp hơn .)
Hoạt động 4: Học thuộc lòng : (6’)
- GV hướng dẫn HS học thuộc 2 - 3 câu ca dao.
- HS thi đọc thuộc lòng.
 + 3 tốp (mỗi tốp 6 HS) tiếp nối nhau thi đọc thuộc câu ca dao.
 + HS khá , giỏi : 3 - 4 HS thi đọc thuộc cả bài ca dao.
- Cả lớp và GV nhận xét , bình chọn bạn đọc hay , đọc thuộc nhất .
Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò: (3’)
- Yêu cầu về nhà đọc thuộc lòng cả bài .
- Nhận xét giờ học.
-----------------------------------------------------------
	 Toán
 SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN + LUYỆN TẬP 

I. MỤC TIÊU
- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
* Bài tập cần làm: Bài 1,2,3(cột a,b)
 - Biết giải bài toán có lời văn (hai bước tính)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Bài cũ
- Gọi 2 em lên bảng làm lớp làm bảng con
 24 : 8 8 x 8 16 : 2 40 : 5
- Nhận xét, sửa bài và cho điểm.
2. Dạy bài mới
*Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa bài lên bảng.
HĐ1- Hướng dẫn thực hành so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn 
- Gọi HS nêu ví dụ 1
- GV hỏi:
 + Cho AB = 2 cm, CD = 6 cm. Vậy đoạn CD dài gấp mấy lần AB 
 + Vậy khi có độ dài đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB ta nói độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD.
 + Hàng trên có 8 ô vuông, hàng dưới có 2 ô vuông. Vậy số ô vuông hàng trên gấp mấy lần số ô vuông hàng dưới ?
 + Vậy ta có thể nói số ô vuông hàng dưới bằng số ô vuông hàng trên.
- Bài toán 2:
+ Yêu cầu HS đọc đề và hỏi:
 Mẹ bao nhiêu tuổi ? - Mẹ 30 tuổi.
 Con bao nhiêu tuổi ? - Con 6 tuổi.
 Tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con ? - Gấp 5 lần tuổi con.
 Tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ ? - Bằng tuổi mẹ.
+ Hướng dẫn HS cách trình bày bài giải.
- 1 em đọc lớp theo dõi 
- 1 em lên giải bài toán, lớp giải vào vở
- Chốt: bài toán trên được gọi là bài toán So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
HĐ2- Luyện tập - Thực hành 
 Bài 1
- Yêu cầu HS đọc dòng đầu tiên của bảng.
- Hỏi: 
 + 8 gấp mấy lần 2 ? + Gấp 4 lần.
 + Vậy 2 bằng một phần mấy 8 ? + Bằng 1/ 4 .
- HS tự làm các phần còn lại, sau đó 3 em lên bảng điền
- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại.
- Chữa bài 
 Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề.
 + Bài toán thuộc dạng toán gì ? Thuộc dạng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Yêu cầu HS làm bài .
- 1 HS lên bảng giải, lớp giải vào vở 
Bài giải:
Số sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên một số lần là:
24 : 6 = 4(lần)
Vậy số sách ngăn dưới bằng số sách ngăn trên
Đáp số: số sách.
- Chữa bài và cho điểm HS. 
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS quan sát hình a và nêu số hình vuông màu trắng và màu xanh có trong hình này. 1 hình vuông màu xanh và 5 hình vuông màu trắng.
 + Số hình vuông màu trắng gấp mấy lần số hình vuông màu xanh ? + Gấp 5 lần.
 + Vậy số hình vuông màu xanh bằng một phần mấy số hình vuông màu trắng ? 
 + Bằng 
- Yêu cầu HS tự làm vào vở.
- Sửa bài và cho HS.
 Bài 1:
- Hướng dẫn HS làm bài, sau đó gọi 3 em lên bảng làm
- 3 HS lên bảng làm BT1.
+ 3 lần, 1/3; 8 lần, 1/8; 5 lần, 1/5
GV nhận xét
 Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài và hỏi:
 + Muốn biết số trâu bằng một phần mấy số bò ta phải biết điều gì ? + Phải biết số bò gấp mấy lần số trâu.
 + Muốn biết số bò gấp mấy lần số trâu, ta phải biết gì ? + Phải biết có bao nhiêu con bò.
- Yâu cầu HS tính số bò. - Số bò là : 7 + 28 = 35 (con)
 + Vậy số bò gấp mấy lần số trâu ? + Số bò gấp 35 : 7 = 5 (lần)
 + Số trâu bằng một phần mấy số bò ? + Số trâu bằng 1/ 5 số bò.
- Yêu cầu HS trình bày bài giải.
- 1 em lên giải, lớp giải vàovở
Bài giải:
Số bò có là:
7 + 28 = 35(con)
Số con bò gấp số con trâu một số lần là: 35 : 7 = 5(lần)
Vậy số con trâu bằng 1/5 số con bò
Đáp số: 1/5
 Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở .
Giải:
Số con vịt đang bơi dưới ao là:
48: 8 = 6( con vịt)
Số con vịt đang bơi ở trên bờ là:
48 – 6 = 42(con vịt)
Đáp số: 42 con vịt
- HS nhận xét chữa bài
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Cho vài em nhắc lại quy tắc đã học trong tiết luyện tập. Chuẩn bị bài sau
- Yêu cầu HS về nhà tự làm bài tập thêm.
- Nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------
CHÍNH TẢ
Nghe- viết: CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG
I. Mục tiêu:	
- Nghe viết chính xác đoạn văn: Chiều trên sông Hương ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi ( BT 1
- Làm đúng BT điền tiếng có vần oc, ooc( BT 2) .
- Làm đúng ( BT 3) .
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ ở BT 2 
III. Hoạt động dạy và học: 
1. Kiểm tra bài cũ
2 HS lên bảng viết: - Trời xanh, dòng suối.
 - ánh sáng, xứ sở.
- GV nhận xét 
2. Giới thiệu bài 
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết chính tả:
- GV đọc toàn bài 1 lượt . Nêu : Đoạn văn tả cảnh buổi chiều trên sông Hương - một dòng sông rất nổi tiếng ở thành phố Huế. Các em hãy đọc và tìm hiểu đôi nét về đoạn văn để giúp cho việc viết đúng .
- 1 Hs đọc lại , cả lớp theo dõi .
a- Tìm hiểu nội dung bài văn:
Hỏi: tác giả tả những hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương? 
b- Hướng dẫn cách trình bày:
 Đoạn văn có mấy câu? Những chữ nào phải viết hoa? vì sao?
c- Hướng dẫn viết chữ khó:
HS viết các chữ khó vào bảng con: Yên tĩnh, nghi ngút, khúc quanh.
d- Viết chính tả:
Hoạt động 2: HD làm bài tập 
Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu , HS làm vào VBT .
- Gv mời 2 HS làm trên bảng lớp ; sau đó đọc kq.
- GV cùng HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Con sóc , mặc quần soóc , cần cẩu móc hàng , kéo xe rơ - moóc
Bài tập 3a:
- GV nêu yêu cầu , HS chọn bài làm vào VBT .
- HS làm bài cá nhân , bảng con . - Hs giơ bảng xem bài đúng , sai, giải thích : Con trâu là con vật giúp bác nhà nông . Nếu thêm huyền thì chữ trâu thành chữ trầu . Trầu làm ấm miệng các cụ già , thêm sắc thì trâu thành trấu . Trấu từ hạt lúa mà ra .
- HS viết lại lời giải đúng , nhìn bảng đọc .
4. Củng cố , dặn dò:
-----------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội
 KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM
I. MỤC TIÊU:	
-Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như trò chơi đánh quay, ném nhau, chạy đuổi nhau
- Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ và an toàn.
- Biết nên hay không nên chơi những trò chơi nguy hiểm khi đến trường.
- Có thái độ không đồng tình và ngăn chặn các bạn chơi những trò chơi nguy hiểm.
*Các KNS được giáo dục:
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin:Biết phân tích, phán đoán hậu quả cuả những trò chơi nguy hiểm đối với bả thân và người khác.
-Kĩ năng làm chủ bản thân : có trách nhiện với bản thân và người khác trong việc phong tránh các trò chơi nguy hiểm. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : tranh minh họa SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Khởi động:
- Hát 
2. Bài cũ
- Nêu những hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp? Ích lợi của 2 hoạt động?
- Em đã tích cực tham gia hoạt động đó chưa?
3 . Dạy bài mới:
*Giới thiệu bài: Nêu mục đích tiết học.
HĐ1- Kể tên các trò chơi
v Hoạt động cả lớp 
-Yêu cầu mỗi em kể 1 trò chơi mà mình tham gia trong trường.
- Hỏi cách thức của trò chơi.
- GV tổng kết các trò chơi của lớp.
v Hoạt động nhóm đôi 
- Cho HS quan sát hình vẽ xem các bạn đang chơi trò gì, trò nào gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác, giải thích.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
 Kết luận: Các em có thể chơi nhiều trò chơi khác nhau. Tuy nhiên, cần chú ý đến các trò chơi gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
HĐ2- Nên và không nên chơi những trò nào 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận: khi đến trường các loại trò chơi nào nên và không nên chơi, vì sao? .
- Phát phiếu thảo luận.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
v Hoạt động cả lớp:
- Tổ chức trò chơi “Phản ứng nhanh”: mỗi dãy cử ra 1 bạn để đối ứng
 + Bạn tổ này nêu tên trò chơi
 + Bạn tổ kia đáp ngay nên hay không nên chơi.
- Tiến hành chơi.
- Chốt: Nên chơi các trò chơi lành mạnh không gây nguy hiểm như nhảy dây, đọc sách, ... Không nên chơi các trò chơi nguy hiểm như đánh nhau, leo trèo, đá banh ngoài đường phố, ... có như thế mới bảo vệ được bản thân cũng như không gây hại đến người khác.
HĐ3- Làm gì khi thấy các bạn khác chơi trò chơi nguy hiểm 
- Thảo luận nhóm, đóng vai.
- GV phát phiếu ghi tình huống.
- Yêu cầu thảo luận nhóm tìm cách giải quyết và đóng vai diễn cho cả lớp cùng xem.
- Các tình huống: 
 + Nhìn các bạn đang chơi đá cầu.
 + Các bạn leo lên tường chơi.
 + Các bạn đang chơi chuyền.
 + Tuyên dương những bạn biết lựa chọn những trò chơi lành mạnh.
- Theo dõi nhóm thể hiện tốt
IV. Củng cố - Dặn dò
-Nếu như có một bạn chơi trò chơi sơ ý bị ngã gãy tay em nên làm gì?.
- Gv nhấn mạnh: Ở nhà cũng như ở trường các em chọn trò chơi có ích, phù hợp để chơi cho an toàn. Không chơi các trò chơi nguy hiểm đến bản thân và người khác. Chuẩn bị bài sau
* Nhận xét tiết học.	
---------------------------------------------------------------
Buổi chiều
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
Bài 27,28: TỈNH ( THÀNH PHỐ ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG
I. MỤC TIÊU
- Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế,..ở địa phương.
* Các KNS cơ bản được giáo dục.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin : Quan sát tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống.
- Sưu tầm tổng hợp sắp xếp các thông tin về nơi mình đang sống.
- Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,.ở địa phương
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh họa trong sgk
1. BÀI CỦ
- Gọi hs nêu những trò chơi nào có ích, những trò chơi nào gây nguy hiểm khi chơi ở trường?
- Nhận xét , tuyên dương.
2. BÀI MỚI
* Giới thiệu bài: Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu và kể tên được một số cơ quan hành chính của tỉnh mà em biết.
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm 4 hs.
- Yêu cầu hs quan sát hình trong SGK và nói những gì các em quan sát được.
- GV đi đến các nhóm nêu câu hỏi gợi ý: Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế cấp tỉnh có trong các hình.
+ Bước 2:
- Đại diện các nhóm lên trình bày, mỗi em chỉ kể 1 vài cơ quan, hs khác bổ sung.
+ Bưu điện, bệnh viện, đài truyền hình, công an tỉnh..
Hoạt động 2: Nói về tỉnh ( thành phố ) nơi bạn đang sinh sống.
+ Bước 1: Yêu cầu hs kể với nhau về các cơ sở văn hoá giáo dục, hành chính , ý tế.
+ Bước 2: GV y/c hs nêu tên các cơ quan, hành chính, văn hoá giáo dục.
GV cùng HS nhận xét.
VD: Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh...
Kết luận: Ở mỗi tỉnh (thành phố) đều có các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,... để điều hành công việc, phục vụ đời sống, tinh thần, vật chất cho nhân dân.
Hoạt động 2: Vẽ tranh
* Bước 1:
- Hướng dẫn hs thể hiện những nét chính về những cơ quan hành chính, văn hoá,... khuyến khích trí tưởng tượng của HS.
- Yêu cầu cả lớp vẽ.
* Bước 2: 
- Trình bày tranh vẽ lên bảng.
- Gọi hs mô tả tranh vẽ của mình trước lớp.
- Em cần làm gì đối với quê hương mình?
IV.Củng cố , dặn dò
- Gọi hs đọc phần mục bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà học thuộc mục bạn cần biết và chuẩn bị cho bài sau.
 ----------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
ÔN VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI . SO SÁNH
I. MỤC TIÊU
- Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái .
- Tiếp tục học về phép so sánh: So sánh hoạt động với hoạt động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bảng phụ, VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : 
A. Bài cũ: 
- Lớp phó điều hành, hoạt động nhóm đôi:
- HS hoạt động nhóm đôi: làm miệng bài tập 2.
- Lớp phó báo cáo kết quả
- GV nhận xét đánh giá.
HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Ôn về từ chỉ hoạt động
Mt: HS nhận biết từ chỉ hoạt động trong câu thơ, câu văn
- 1-2 HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS làm bài N2 vào vở BT
- Một HS lên làm bài trên bảng: Gạch dưới các từ chỉ hoạt động: chạy, lăn.
- HS đọc câu thơ có hình ảnh so sánh: Chạy như lăn tròn.
- GV nhấn mạnh: Đây là cách so sánh mới: so sánh hoạt động với hoạt động.
 HS chữa bài ( nếu sai )
Bài 2: So sánh
Mt: Hs nhận biết so sánh hoạt động với hoạt động
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân
- GV theo dõi, chấm 1 số bài.
- HS lên điền vào bảng đã viết sẵn 
 Bài 3: 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi thi đua giữa 3 nhóm
- Nhóm nào trả lời nhanh, đúng, nhóm đó thắng cuộc
HĐ3 : Củng cố, dặn dò :
- HS nhắc lại các nội dung đã học
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS ghi nhớ nội dung vừa học để vận dụng kiến thức đó
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ Tư, ngày 9 tháng 12 năm 2020
Tập làm văn
VIẾT THƯ
I. MỤC TIÊU
- Biết viết 1 bức thư ngắn theo gợi ý trong SGK.
- Vận dụng vào việc viết thư hàng ngày.
*Các KNS được giáo dục:
-Giao tiếp: Ứng xử văn hóa.
-Thể hiện sự thông cảm: Biết thông cảm với hoàn cảnh và cuộc sống của bạn.
-Tư duy sáng tạo: Biết chọn lọc những từ ngữ để viết bức thư theo đúng trình tự.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Giáo viên : Viết sẵn đề bài và gợi ý viết thư.
- Học sinh : VBT Tiếng Việt
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Khởi động
- Hát .
2. Bài cũ
- Gọi HS đọc đoạn viết về cảnh đẹp nước ta.
- Nhận xét cho điểm hs
3 . Dạy bài mới
*Giới thiệu bài: GV giới thiệu rồi ghi tựa bài lên bảng.
Đề bài: Em hãy viết thư cho một người bạn của em để hỏi thăm và hẹn bạn cùng thi đua học tập.
HĐ1- Hướng dẫn HS phân tích đề bài để viết được lá thư đúng yêu cầu
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài và các gợi ý.
- Đàm thoại:
- Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai ?
+ HS tự xác định người mình sẽ viết thư
+ Em viết thư cho bạn tên là gì ?
- Mục đích viết thư là gì ?	
+Để hỏi thăm và hẹn cùng bạn thi đua học tập
- Hình thức của lá thư như thế nào ?
+ Dòng đầu thư
+ Lời xưng hô với người nhận thư
+ Nội dung thư
+ Cuối thư
- GV theo dõi, bổ sung cho đủ các nội dung chính của bưc thư
HĐ2- Hướng dẫn HS làm mẫu lá thư
- GV hướng dẫn HS theo trình tự các bước của 1 lá thư.
- GV cho HS tiến hành viết thư.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
- GV cho HS đọc to lá thư mình vừa viết.
- Lắng nghe, nhận xét cho điểm những em viết hay
IV. Củng cố - Dặn dò
- Biểu dương những HS viết hay.
- Nhắc lại cách viết 1 lá thư.
- Nhắc HS về nhà viết lại lá thư cho sạch đẹp, gửi qua đường bưu điện đến người em muốn gửi.
----------------------------------------------------
Toán
BẢNG NHÂN 9
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được phép nhân trong giải toán, biết đếm thêm 9
- HS làm bài 1, 2, 3, 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các tấm nhựa, mỗi tấm có 9 tấm chấm tròn; bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ: 
- Lớp trưởng điều hành chơi Truyền điện ôn lại bảng nhân, chia 8 
- GV theo dõi, nhận xét
B. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài học
HĐ2: Hướng dẫn HS lập bảng nhân 9
Mt: HS lập được bảng nhân 9 và bước đầu thuộc bảng nhân 9
- Sử dụng thẻ 9 chấm tròn
- Giới thiệu: 9 x 1 = 9
- Gắn 1 tấm bìa có 9 chấm tròn lên bảng:
- Hoỉ: 9 chấm tròn lấy 1 lần được mấy chấm tròn ?
=> 9 x 1 = 9
- Giới thiệu: 9 x 2 = 18 ( tương tự )
- Từ 9 x 2 = 18 => 9 x 3 = ?
- HS có thể nêu: 9 x 2 = 9 + 9 = 18 => 9 x 3 = 18 + 9 = 27
 => 9 x 3 = 27
- Từ đó HS tiếp tục lập bảng nhân 9 từ thẻ 9 chấm tròn.
- Tổ chức cho HS học thuộc bảng nhân 9.
HĐ3: Thực hành: 
Mt: Vận dụng được phép nhân trong giải toán, biết đếm thêm 9
Bài 1: HS vận dụng bảng nhân 9 để tính nhẩm.
- HS nêu yêu cầu bài tập: tính nhẩm
- HS đứng tại chỗ nối tiếp đọc kết quả
- GV nhận xét, kết luận
- Cả lớp đọc lại 1 lượt
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn: Muốn tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng trừ nhân chia thì thứ tự thực hiện như thế nào?
- GV hướng dẫn thức hiện 
 = 65
- HS làm bài bảng con, 3 em lên bảng thực hiện
- HS nhận xét, GV chốt lời giải đúng
Bài 3: 
Mt: Củng cố về giải toán ( liên quan đến bảng nhân 9)
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn tím số học sinh của lớp 3B ta làm như thế nào?
- HS làm bài vào vở, 1 em làm vào bảng phụ, chữa bài
- HS nhận xét, GV kết luận lời giải đúng
Bài giải
Lớp 3B có số bạn là:
9 x 3 = 27(bạn)
 Đáp số: 27 bạn
Bài 4: Đếm thêm 9 rồi viết số thích hợp vào ô trống
- GV hỏi: Số thứ nhất của dãy số là số nào? Số thứ hai của dãy số là số nào? Số thứ hai nhiều hơn số thứ nhất bao nhiêu đơn vị? 
- GV: Muốn tìm số sau ta lấy số trước cộng thêm 9
- HS làm bài, 1 em đứng dậy đọc kết quả
HĐ4: Củng cố dặn dò: 
- HS đọc lại bảng nhân 9.
- GV nhận xét chung 
- Dặn đọc thuộc bảng nhân 9, vận dụng vào thực tế; chuẩn bị bài Luyện tập.
CHÍNH TẢ :
 Nghe viết: CẢNH ĐẸP NON SÔNG
I. Mục tiêu: 
- Nghe viết đúng bài chớnh tả, trình bày đúng hình thức các câu thơ thể lục bát , thể song thất .
- Làm đúng BT 2 .
II. Hoạt động dạy học:
A. Bài củ
2 HS lên bảng viết 3 từ có chứa vần ọc ; 1 từ có chứa vần ooc.
B. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: nêu mục tiêu của tiết học . 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả:(15')
a- Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc 4 câu ca dao cuối trong bài.
- Một HS đọc lại.
 + Bài chính tả có những tên riêng nào?
 + Ba câu ca dao thể lục bát trình bày thế nào?
+ Câu ca dao viết theo thể thơ 7 chữ trình bày thế nào?
- HS viết ra nháp chữ khó: Quanh quanh, sừng sững.
b- GV đọc bài cho HS viết.
c- Khảo bài, soát lỗi.
d- Chấm 5 bài, nêu nhận xét , sửa sai.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2: HS dọc kĩ đề ra, 
- HS làm bài tập vào vở bài tập.
- Gọi 1 số HS nêu lời giải đúng.
Câu a: Cây chuối, chữa bệnh, trồng.
Câu b: Vác, khát, thác.
Bài 3 * : * H S có năng khiếu làm thêm .
HS thảo luận , trả lời , GV nhận xét .
HS làm vào VBT.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò 
Thứ Năm, ngày 10 tháng 12 năm 2020
Toán
LUYỆN TẬP( tr

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_3_tuan_12_nam_hoc_2020_2021.doc
Giáo án liên quan