Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Thủy

I. Mục tiêu:

- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng, bước đầu đọc rõ lời nhân vật trong bài. Hiểu nội dung bài và cảm nhận được ý nghĩa: Cô giáo như người mẹ hiền ,vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo các em học sinh nên người.(trả lời được các câu hỏi trong SGK) .

- Rèn kĩ năng đọc cho HS

*KNS: + Thể hiện sự cảm thông

 + Kiểm soát cảm xúc và tư duy phê phán

- GD HS thương yêu và kính trọng cô giáo.

II. Chuẩn bị:

- Bảng phụ ghi câu cần luyện đọc.

III . Các hoạt động dạy học:

 

doc33 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn cho hết truyện 
- Nhận xét bạn kể về nội dung, cách diễn đạt, thể hiện 
- 4 HS đóng vai: Người dẫn chuyện: Giọng thong thả, chậm rãi
- Cô giáo : Giọng dịu dàng, trang nghiêm.
- Lời Nam hồn nhiên, ăn năn.
- Lời Minh vui, nhí nhảnh. Mỗi HS kể với một giọng riêng.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nhận xét các nhóm đóng vai.
3. Củng cố - dặn dò
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Khen những em học tốt. YC HS tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
_______________________________________________________
Thứ tư ngày 23 tháng 10 năm 2019
Sáng Tập đọc
BÀN TAY DỊU DÀNG
I. Mục tiêu:
- Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc lời nhân vật phù hợp với nội dung.
Hiểu Nội dung: Thái độ ân cần của thầy giáo đó giúp An vượt qua nổi buồn mất bà và động viên bạn học tốt hơn, không phụ lũng tin yờu của mọi người.
- Rèn kĩ năng đọc và trả lời câu hỏi
- Học sinh tin tưởng, không phụ lòng thầy, cô.
II. Chuẩn bị: BP. Tranh SGK
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS nối tiếp đọc bài "Người mẹ hiền" và trả lời câu hỏi SGK
- GV nhận xét, chốt.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (Tranh)
b. Nội dung.
Hướng dẫn luyện đọc
- GV đọc mẫu và nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu.
- GV kết hợp hướng dẫn luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS chia đoạn
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV hướng dẫn đọc ngắt nghỉ câu.
GV giải nghĩa thêm:
+ Mới mất: mới chết, từ mất tỏ ý thương tiếc kính trọng.
+ Đám tang: lễ tiễn đưa người chết.
- GV tổ chức đoạc đoạn theo nhóm đôi.
- Yêu cầu các nhóm lên thi đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
Câu 1: Tìm những từ ngữ cho thấy An rất buồn khi bà mới mất?
- Vì sao An buồn như vậy?
Câu 2: Khi biết An chưa làm bài tập, thái độ của thầy giáo thế nào?
-Vì sao thầy không phạt An?
-Vì sao An hứa với thầy sáng mai sẽ làm bài tập?
Câu 3: Tìm những từ ngữ thể hiện tình cảm của thầy đối với An?
- Thầy giáo của bạn An là người thế nào?
- GV nhận xét, chốt nội dung bài.
- Gọi HS nhắc lại nội dung.
Luyện đọc lại:
- Gọi HS đọc toàn bài,
- GV đọc lại đoạn 2. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng đúng.
- Goi một số HS đọc thi đọc.
- Gọi HS đọc toàn bài.
3. Củng cố dặn dò:
- Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
- Dặn HS về nhà ôn bài.
- 2 HS đọc
- HS nhận xét, bổ sung.
- Hs chú ý theo dõi.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS đọc từ khó: dịu dàng, trở lại lớp, lặng lẽ, khẽ nói.
- Bài tập đọc chia làm 3 đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- HS luyện đọc câu dài.
- HS đọc các từ được chú giải sau bài.
- HS đọc đoạn theo nhóm.
- HS thi đọc từng đoạn.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Nặng trĩu nỗi buồn, nhớ bà, An ngồi lặng lẽ.
- Vì An yêu bà, tiếc nhớ bà.
- HS đọc đoạn 3 trả lời.
- Thầy không trách,chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An bằng bàn tay dịu dàng.
- Vì thầy thông cảm với nỗi buồn của An.
- Vì An cảm nhận được tình thương yêu và lòng tin tưởng của thầy với em.
- Nhẹ nhàng, xoa đầu, trìu mến, thương yêu.
- Rất yêu thương quý mến HS, biết chia sẻ và cảm thông với HS.
- HS nêu lại nội dung bài.
- 1 HS dọc bài.
- HS theo dõi.
- HS đọc diễn cảm.
- HS thi đọc.
- 2-3 HS đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- 1 HS nêu.
______________________________________________________
 Toán
BẢNG CỘNG
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng cộng đã học.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100. Biết giải toán về nhiều hơn.
- Hứng thú, tự tin thực hành toán.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết bảng cộng.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc thuộc bảng 8 cộng với 1 số.
- thực hiện phép cộng 17 + 36 ; 26 + 9.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b.Nội dung.
- GV hướng dẫn HS tự lập bảng cộng.
- GV treo bảng cộng (chưa viết kết quả) gọi HS nối tiếp đọc kết quả.
- Yêu cầu HS đọc thuộc bảng cộng.
- Tổ chức HS thi đọc thuộc bảng cộng.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự điền kết quả vào SGK.
a. Tổ chức HS chơi trò chơi “ Truyền điện” 
b. Yêu cầu HS nối tiếp nêu miệng kết quả các phép tính.
- GV nhận xét, cho HS đọc lại.
Bài 2:( 3 phép tính đầu)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện tính.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng thực hiện tính, HS dưới lớp làm bảng con.
- GV nhận xét, chữa bài, chốt kết quả đúng.
Bài 3: BP
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS tóm tắt đề+PT bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV thu vở nhận xét, chữa bài.
* Bài 2( 3 phép tính cuối) và bài tập 4 cho HS làm (nếu còn thời gian).
3. Củng cố- dặn dò: 
- Gọi HS đọc thuộc các bảng cộng đã học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
- 1 HS lên bảng thực hiện
- 2 HS 
- HS đọc kết quả.
- HS tự nêu kết quả.
- Lần lượt nhiều HS lên bảng điền kết quả vào bảng .
- HS đọc thuộc lòng. HS thi đọc thuộc lòng.
- HS đọc yêu cầu.
- HS điền kết quả vào SGK.
- HS chơi trò chơi.
- HS nối tiếp nêu miệng.
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS đọc yêu cầu
- HS nêu.
- 3 HS lên bảng làm bìa, HS dưới lớp làm bảng con.
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS tóm tắt và trình bày bài giải.
 Bài giải
 Mai cân nặng là:
 28 + 3 = 31 (kg)
 Đáp số: 31 kg
 Chiều Luyện từ và câu
TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI. DẤU PHẨY
I. Mục tiêu:
- Nhận biết và bước đầu biết dùng một số từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong câu (động từ). Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
- Rèn kĩ năng làm bài tập cho các em.
- Giáo dục các em ý thức dùng từ, viết câu đúng.
 II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 1,3
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. KTBC: GV gọi 2 HS lên bảng điền từ chỉ hoạt động vào chỗ trống. 
Thầy Thái....... môn Toán.
Cô Hiền .......bài rất hay.
Bạn Hạnh .... truyện.
- Nhận xét, củng cố từ chỉ hoạt động.
2. Bài mới: 
a- Giới thiệu bài: lời dẫn.
b- Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1 (miệng)
- GV mở bảng phụ viết sẵn 3 câu.
- Củng cố về từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái.
- HD HS nói câu có từ vừa tìm được.
Bài 2: ( miệng) 
- GV nêu yêu cầu.
- GV chữa bài.
Bài 3: (viết)
- GV treo bảng phụ viết câu a, hỏi:
- Trong câu có mấy từ chỉ hoạt động của người? Các từ ấy trả lời câu hỏi gì?
- Để tách rõ hai từ cùng trả lời câu hỏi làm gì trong câu ta đặt dấu phẩy vào chỗ nào?
- GV chữa bài..
3. Củng cố dặn dò:
- Thi kể nhanh 3 từ chỉ hoạt động, trạng thái.
- HS thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS nói tên con vật, sự vật.
- HS tìm đúng các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong từng câu.
- Thực hành miệng, nhận xét.
- 1, 2 HS nói lại lời giải.
- Cả lớp đọc thầm bài đồng dao.
- 2 HS làm bảng. Cả lớp làm SGK
- Cả lớp đọc đồng thanh bài đồng dao.
- 2 từ "học tập" "lao động", trả lời câu hỏi "làm gì"
- Giữa học tập tốt & lao động tốt.
- Cả lớp suy nghĩ làm tiếp câu b, c 
- 2 HS làm bảng lớp.
- Chữa bài, nhận xét.
- Thực hiện, nhận xét.
_____________________________________________________
Tự nhiên và xã hội
ĂN, UỐNG SẠCH SẼ
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh ăn uống như: ăn chậm nhai kĩ, không uống nước lã, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại, tiểu tiện.
- Ăn uống sạch sẽ đề phòng được nhiều bệnh nhất là đường ruột.
- Có ý thức ăn uống sạch sẽ để đảm bảo sức khoẻ tốt.
II. Chuẩn bị: - Hình vẽ trong SGK - Tr 18, 19.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. KTBC: 
- Tại sao chúng ta phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng?
- Nếu thường xuyên bị đói, khát sẽ xảy ra điều gì?
2. Bài mới :
 a- Giới thiệu bài
 b- Nội dung
 Hoạt động 1: Làm việc với SGK. 
- G/v giới thiệu tranh
- Phải làm gì để ăn sạch, uống sạch?
- Muốn ăn uống sạch sẽ ta phải làm những việc gì?
Hoạt động 2: Làm việc với SGK theo nhóm. 
- Hình 1: Rửa tay như thế nào là sạch và hợp vệ sinh?
- Hình 2: Rửa quả như thế nào là đúng?
- Hình 3: Bạn gái trong hình đang làm gì?
Hoạt động 3: Thảo luận về lợi ích của việc ăn uống hợp vệ sinh.
3. Củng cố:
- Hướng dẫn hs cần thực hiện ăn sạch, uống sạch, đề phòng các bệnh đường ruột 
- 2 h/s nêu
- Lớp bổ sung ý kiến
- H/s quan sát tranh trả lời các câu hỏi.
- H/s trả lời 
- H/s làm việc theo nhóm
- 2 h/s hỏi đáp, nêu ý kiến
- H/s thảo luận trong nhóm.
- H/s đại diện nhóm lên phát biểu
______________________________________________________
Chiều Toán (tăng)
 ÔN : 6 CỘNG VỚI MỘT SỐ 6 + 5. 26 + 5
I. Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 6 cộng với một số, 26 +5; và giải bài toán bằng một phép tính cộng.
- Rèn kĩ năng giải toán cho HS .
II. Chuẩn bị Vở luyện Toán buổi 2, bảng phụ( Tiết 2, tuần 7)
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động 1:Củng cố kiến thức liên quan
Đọc bảng 6 cộng với một số ? (gọi 2- 3 em đọc)
Nêu cách thực hiện 26 + 5?
Hoạt động 2: Bài mới
1. Hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1:Viết số thích hợp vào ô trống(theo mẫu)
GV treo BP Gọi 1 HS nêu mẫu và nêu cách thực hiện
GV - lớp nhận xét chốt Kq
Bài 2 : Nối phép tính với kết quả của phép tính đó
HD : muốn nối phép tính với kết quả nào thì trước hết ta phải làm gì ?
Gọi 2 hs lên bảng nối nêu cách nối
Bài 3 : Đặt tính rồi tính
26 + 6 46 + 8 76 + 9 36 + 4
Nêu cách đặt tính và tính?
- Gọi HS chữa bài .
- GV - Lớpnhận xét chốt 
 GVchốt cách đặt tính và tính
Bài 4: Tính : 
36 + 5 + 7 = .......... 46 + 9 - 2 = ........ 
56 + 8 - 10 = .......... 78 - 2 + 7 = ........
 - Yêu cầu HS tự làm.
- GV nhận xét, chốt cách làm.chốt kết quả 
Bài 5: Bao gạo cân nặng 36 k, bao gạo nặng hơn bao ngô 5 kg. Hỏi:
a) Bao ngô cân nặng bao nhiêu ki- lô- gam ?
b) Cả hai bao cân nặng bao nhiêu ki- lô- gam?
HD : Đọc kỹ đề . phân tích đề
Bài toán cho ta biết gì ? Hỏi gì ?
-Muốn biết bao ngô nặng bao nhiêu ki- lô- gam ta làm thế nào ?
-Muốn biết cả hai bao cân nặng bao nhiêu ki- lô- gam ta làm thế nào ?
*Lưu ý Giải bài toán bằn g hai phép tính dạng toán kết hợp giải toán ít hơn và nhiều hơn
- GV nhận xét, chốt cách làm.chốt kết quả
2. Củng cố, dặn dò.
- Nêu cách thực hiện phép cộng có nhớ trong 
phạm vi 100, dạng 26 + 5; và giải toán dạng nhiều hơn và ít hơn
- HS đọc yêu cầu.HS quan sát HS thảo luận nhóm đôi
- HS chữa bài .
- HS đọc yêu cầuvà xđ yc của bài
- HS thực hiện yêu cầu. 
- HS nhận xét.
- HS đọc đề. 
- HS nêu.
- HS chữa- lớp làm vở nhận xét
- Gọi HS chữa bài 
HS tự giải - chữa
- HS nêu yc.
Lớp làm vở nhận xét
- HS đọc đề toán.
- Lớp phân tích đề toán
- Trình bày bài giải.
- Gọi HS chữa bài
 Bài giải
 Bao ngô cân nặng số ki- lô- gam 
 36 - 5 = 31(kg) 
Cả hai bao cân nặng số ki- lô- gam?
 31 + 36 = 67 (kg)
 Đáp số: a: 31kg
 b: 67kg
______________________________________________________
Tiếng Việt (tăng)
LUYỆN VIẾT: NGƯỜI MẸ HIỀN
I. Mục tiêu:
- HS viết đúng đoạn 3 của bài; nắm được cách đọc, viết phân biệt l và n, phát hiện lỗi sai, viết lại chính tả.
- Rèn kỹ năng đọc l/n, viết đúng chính tả.
- Thái độ: Giáo dục tính chính xác, cẩn thận khi viết bài.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Nội dung bài học: 
HĐ1: Luyện viết: 
- GV đọc cho HS luyện viết đoạn 3 của bài Người mẹ hiền.
- GV theo dõi, uốn nắn, nhận xét
HĐ 2: Thực hành:
Bài 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
(no - lo): ăn.. , ..lắng.
(làng - nàng): Cô..mặc áo hồng là người . bên sang chơi.
(làn - nàn): Mẹ cứ phàn.. mãi về cái. em bỏ quên không mang về.
- Gv chữa bài, chốt kq đúng, gọi HS đọc lại.
GV chốt: Việc phân biệt giữa l-n phải dựa hoàn toàn trên cơ sở về nghĩa của từ.
Bài 2: Luyện đọc:
a. Nếu nói lầm lẫn lần này thì lại nói lại. Nếu lầm lẫn lần nữa thì lại nói lại. Nói cho đến lúc luôn luôn lưu loát, hết lầm lẫn mới thôi.
b. Năm nay, lũ lớn liên tiếp về làm năng suất lúa nếp của bà con nông dân thấp lắm.
- Cho HS đọc nhiều lần, thuộc lòng để nhẩm đọc bất cứ lúc nào.
- Giáo viên nhắc HS luôn có ý thức đọc đúng và chú ý rèn sửa lỗi phát âm khi các em mắc
- Chốt cách đọc l/n qua bài tập.
3. Củng cố, dặn dò: 3'
- HS nêu lại cách đọc l/n?
- Nhận xét giờ học. Y/c HS luyện đọc, luyện viết lại những từ, câu trong bài.
- HS lắng nghe.
- HS nghe, viết vở
- HS đọc YC; Nối tiếp nêu miệng.
- Đọc lại từ, câu đã điền hoàn chỉnh
KQ: ăn no, lo lắng
Cô nàng mặc áo hồng là người làng bên sang chơi.
Mẹ cứ phàn nàn mãi về cái làn em bỏ quên không mang về.
- HS tập luyện phát âm
- HS luyện đọc( CN, ĐT)
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
_______________________________________________________
Tiếng Việt(t)
LUYỆN TẬP: TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG , TRẠNG THÁI
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cho HS từ chỉ hoạt động - trạng thái, cách dùng dấu phẩy.
- Rèn kĩ năng xác định từ chỉ hoạt động - trạng thái, đặt câu, cách sử dụng dấu phẩy.
- HS có ý thức tự giác, tích cực học tập. 
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi bài tập 1, 3.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Nội dung bài học: 
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức: 
- Cho HS thảo luận nhóm đôi về những nội dung đã học: 
+ Thế nào là các từ chỉ hoạt động? Lấy VD?
+ Thế nào là các từ chỉ trạng thái? VD? 
+ Dấu phẩy dùng để làm gì? 
- GV nhận xét chung.
* Chốt từ chỉ hoạt động - trạng thái, cách dùng dấu phẩy.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong các câu sau đây. ( treo BP)
a/ Chim hót véo von trên cành cây.
b/ Bạn Hà đang chăm chỉ đọc sách trong phòng.
c/ Ánh nắng chiếu rực rỡ trên sân trường.
d/ Hoa hồng đang khoe sắc, tỏa hương thơm ngát trong vườn.
- GV treo BP, gọi HS nêu yêu cầu.
- Tổ chức hoạt động cá nhân.
- Hướng dẫn chữa bài trên bảng. 
* Củng cố cho HS về từ chỉ hoạt động, trạng thái.
Bài 2: 
a. Tìm 3 - 5 từ chỉ hoạt động hoặc trạng thái của người học sinh.
b. Đặt 1 câu với 1 trong các từ tìm được. 
- Tổ chức hoạt động cá nhân.
- Hướng dẫn chữa bài. 
* Củng cố cho HS cách đặt câu; Hướng dẫn HS một số từ chỉ trạng thái của con người (trạng thái cơ thể; trạng thái tâm lí...).
Bài 3: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau: ( treo BP)
a/ Em có ba bạn thân là bạn Khánh bạn Hương và bạn Linh.
b/ Ngoan ngoãn chăm chỉ là những tính tốt của học sinh.
- Tổ chức hoạt động nhóm đôi: tự đặt câu hỏi và trả lời tìm BP trả lời cho các câu hỏi Ai?/ Là gì? và đặt dấu phẩy ngăn cách .
- Hướng dẫn chữa bài trên bảng. 
*Củng cố cho HS cách đặt dấu phẩy: tách các bộ phận cùng trả lời câu hỏi Ai?/ Là gì? trong câu.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nêu tác dụng của dấu phẩy?
- Nhận xét tiết học; dặn dò những em làm sai, về nhà làm lại bài. 
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi.
- Là những từ chỉ sự vận động, cử động, việc làm,... của người, vật nhằm một mục đích nào đó.
VD: đi, ăn, nhảy, múa,...
- Là những từ chỉ cách tồn tại của người, vật ít nhiều đã ổn định, không thay đổi,...
VD: ( chim) bay, (thác) đổ, e dè, rụt rè, bỡ ngỡ, lo lắng,...
- Dùng để ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ giống nhau ở trong câu...
- HS đọc và xác định yêu cầu. 
- HS làm bài trong vở.
- HS chữa bài trên bảng.
KQ: a. hót c. chiếu
 b. đọc d. khoe, tỏa
- HS đọc đề và xác định yêu cầu 
- HS làm bài trong vở. 
- Nhiều HS đọc bài trước lớp.
VD: a) đọc, viết, lắng nghe, chơi trò chơi, tập thể dục...
b) Em đang tập thể dục.
- HS nhận xét.
- HS đọc đề và xác định yêu cầu. 
- HS nêu ý kiến 
- Nhận xét và bổ sung ý kiến.
KQ: a/ Bạn thân của em là bạn Khánh, bạn Hương và bạn Linh.
b/ Ngoan ngoãn, chăm chỉ là những tính tốt của học sinh.
- HS nêu
- HS lắng nghe.
___________________________________________________
Thứ năm ngày 24 tháng 10 năm 2019
Sáng Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Ghi nhớ và tái hiện nhanh bảng cộng trong phạm vi 20 để tính nhẩm; cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán có một phép cộng.
- Hứng thú, tự tin trong việc thực hành toán.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ BT 4
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS nêu các bảng cộng đã học.
- Gọi HS đọc thuộc từng bảng cộng.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu bài học.
b. Nội dung.
Bài 1: Tính nhẩm
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự điền kết quả vào SGK.
- GV tổ chức HS chơi trò chơi “ truyền điện”
Để hoàn thành bài tập.
- GV nhận xét, ghi kết quả đúng lên bảng.
- Gọi HS đọc lại các phép tính. Và nhận xét các cột tính ở phần a.
- GV chốt: Khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi
Bài 3:Tính
- Yêu cầu HS tự làm vở3 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
- Gọi HS nhắc lại cách tính.
Bài 4:
- Treo bảng phụ, gọi HS đọc đề
.- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm vở, 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV thu vở nhận xét, chữa bài.
* Bài 2: Cho HS làm nêu còn thời gian.
3. Củng cố- dặn dò: 
- Lưu ý khi đặt tính cần đặt thẳng hàng, thẳng cột.
- HS nêu và đọc thuộc các bảng cộng.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS tự điền kết quả vào SGK.
- HS chơi trò chơi.
- HS đọc lại và nhận xét.
- HS làm bài, nêu cách đặt tính và 
thực hiện tính.
- HS làm bài vòa vở.3HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS tóm tắt - giải.
- 2 HS lên bảng: 1 tóm tắt, 1 giải.
- Cả lớp làm vở.
__________________________________________________
Chiều Tập viết
Chữ hoa: G
I. Mục tiêu:
 - Viết đúng và đẹp chữ hoa G.
 - Viết đúng, đẹp cụm từ Góp sức chung tay. Viết đúng mẫu, nối chữ đúng quy định, đúng khoảng cách.
 - Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Chuẩn bị: Mẫu chữ G; Bảng phụ ghi câu ứng dụng 
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu :
1. Bài cũ: 2 HS lên bảng viết: Em. GV nhận xét.
2. Bài mới: 
 a. GT bài: Nêu MĐ YC.
 b. Nội dung:
* Hướng dẫn viết chữ hoa G
- Quan sát và nêu quy trình viết.
- Cho HS nêu cấu tạo chữ hoa G (bảng phụ). 
G
- GV nhận xét, miêu tả theo chữ mẫu và hướng dẫn viết.
- GV viết mẫu.
- Viết bảng ( GV sửa cho HS )
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng: 
GV treo BP:
 Góp sức chung tay.
- Gọi HS đọc.
- GV giải thích: Cùng nhau đoàn kết, làm một việc gì đó.
- Cho HS quan sát và nhận xét.
- GV viết mẫu.
- Viết bảng
* Hướng dẫn viết vở:
- GV hướng dẫn tư thế ngồi, cầm bút.....
* Thu bµi- NX:
- HS quan sát, trả lời cá nhân.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- 2HS lên bảng viết. Lớp luyện viết bảng con, NX.
- 2HS đọc.
- HS nghe.
- HS nhận xét độ cao, khoảng cách..... 
- HS theo dõi.
- HS luyện viết: Góp
- HS nghe và viết theo yêu cầu.
- HS nghe và rút kinh nghiệm.
3. Củng cố- dặn dò: HS nêu cách viết chữ hoa G + Luyện viết nhiều lần.
_________________________________________________
 Luyện viết
Chữ hoa: G
I. Mục tiêu:
- HS biết viết chữ cái viết hoa G theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết cụm từ ứng dụng: " Góp sức chung tay "theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối chữ đúng quy định .
- Giáo dục HS giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Chuẩn bị 
- Mẫu chữ hoa G
- Bảng phụ ghi câu ứng dụng: Góp sức chung tay
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS ôn lại cách viết chữ hoa và câu ứng dụng
- Yêu cầu HS nêu lại quy trình viết chữ hoa G cỡ nhỏ.
- Nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu Hs đọc câu ứng dụng: Góp sức chung tay
- Tìm chữ viết hoa trong cụm từ ứng dụng.
- Cụm từ ứng dụng gồm mấy có mấy chữ?
3. Hướng dẫn viết vở:
- Yêu cầu HS mở vở viết lần lượt các chữ và từ, câu ứng dụng 
- GV theo dõi, nhắc nhở HS tư thế ngồi, cách cầm bút, cách viết các dấu phụ...
4. Thu vở, nhận xét:
- Thu một số vở nhận xét. Sửa lỗi chung.
- Sửa một số lỗi kĩ thuật chung nếu HS mắc.
5. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại quy trình viết chữ hoa G ?
- Nhận xét giờ học.
- HS quan sát, nhận xét.
- Chữ G cao 2,5 li, rộng 1 li. 
- HS nêu rõ điểm đặt bút, dừng bút
- 1, 2 đọc.
- Chữ G
- 4 chữ 
- HS viết đúng về độ cao.
- HS viết đúng, đẹp tạo được nét thanh nét đậm.
- HS nghe
- 2, 3 HS nêu
Toán (tăng)
LUYỆN TẬP: CỘNG, TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100
I. Mục tiêu:
 -: Củng cố cho HS cách thực hiện phép cộng có nhớ, phép trừ không có nhớ trong phạm vi 100; cách giải dạng bài toán về nhiều hơn; ít hơn.
 - Rèn cho HS kĩ năng đặt tính và tính; điền số tích hợp vào ô trống; kĩ năng trình bày bài giả

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_8_nam_hoc_2019_2020_dang_thi_thu.doc