Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 22 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc đúng: cuống quýt, nấp, reo lên, lấy gậy, thình lình. Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật.

+ HS có tư duy sáng tạo, từ đó ra quyết định, ứng phó với căng thẳng khi gặp chuyện khó khăn xảy ra.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: ngầm, cuống quýt, đắn đo, thình lình. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh, sự bình tĩnh của mỗi người. Chớ kiêu căng, hợm mình, xem thường người khác.

- GD HS tính thông minh, sự bình tĩnh.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng.

- Bảng phụ ghi sẵn 3 tên truyện theo gợi ý. (Câu hỏi 5).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (5 - 7)

- 2 HS đọc bài: Vè chim và trả lời câu hỏi trong SGK về nội dung bài.

- HS nhận xét. GVđánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1-2) GV treo tranh để GT bài.

b. Các hoạt động:

HĐ1: Luyện đọc: (25 - 28)

* GV đọc mẫu.

* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- 2 HS đọc toàn bài.

- HS đọc nối tiếp câu. (Lần 1).

 

doc25 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 22 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hép chia
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhận biết được phép chia. Biết quan hệ giữa phép nhân và phép chia, từ phép nhân viết thành 2 phép chia.
- Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài cho HS.
- GDHS chủ động trong học tập.
II. Đồ dùng: 
- 6 hình vuông như SGK trong bộ đồ dùng Toán 2. Các hình vẽ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ (5') 
- 4 HS đọc thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5. 
- HS nhận xét, GV đánh giá.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: (1')
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hình thành kiến thức: (13 - 15’)
 * Nhắc lại phép nhân 3 x 2 = 6.
- GV nêu: Mỗi phần có 3 ô vuông. Hỏi hai phần có mấy ô vuông?
- HS nêu phép tính: 3 x 2 = 6
 * Phép chia cho hai.
- GV gắn các hình vuông lên bảng, kẻ một vạch ngang như hình vẽ và hỏi:
 + 6 ô vuông chia thành hai phần bằng nhau. Hỏi mỗi phần có mấy ô?
 (6 ô vuông chia thành hai phần bằng nhau thì mỗi phần có 3 ô vuông)
- GV nêu: Ta đã thực hiện một phép tính mới là phép chia.
 Sáu chia hai bằng ba viết là 6 : 2 = 3 => Dấu “ : ” gọi là dấu chia.
 * Phép chia cho ba. 
- GV dùng 6 ô vuông trên bảng, xoá vạch ngang đi và hỏi:
 + 6 ô vuông chia thành mấy phần để mỗi phần có 2 ô vuông? (... 3 phần)
 Ta có phép chia: 6 : 3 = 2
 * Nêu nhận xét quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Mỗi phần có 3 ô, 2 phần có 6 ô. 3 x 2 = 6
- Có 6 ô vuông chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có 3 ô 6 : 2 = 3
- Có 6 ô vuông chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần có 2 ô 6 : 3 = 2
 Vậy: Từ phép nhân ta có thể lập được 2 phép chia tương ứng: 
 6 : 2 = 3
 3 x 2 = 6 
 6 : 3 = 2 
HĐ2: Thực hành: (15’)
Bài 1: 
- Yêu cầu HS quan sát tranh và tìm hiểu bài mẫu.
- HS làm bài theo mẫu (từ một phép nhân viết hai phép chia) 
- 3 HS lên bảng làm - HS, GV nhận xét chốt KQ đúng.
Bài 2: Tính:
- GV yêu cầu HS vận dụng vào mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia làm bài tập vào vở.
- 2 HS lên bảng làm - Chữa bài. 
Bài 3: HS làm nếu còn thời gian.
- GV cho HS nêu miệng nhanh KQ và nhận ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia: Lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia.
3. Củng cố, dặn dò: ( 5' )
* GV cho cả lớp chơi trò chơi:
- Chia lớp thành ba đội: Mỗi đội từ 3 - 5 em.
- HS điểm danh từ 1 đến hết theo đội mình.
 + Ví dụ: Em thứ nhất đội I nêu 2 x 4 = 8, thì tiếp theo em thứ nhất đội II phải nêu 8 : 2 = 4 và em thứ nhất đội III sẽ nêu 8 : 4 = 2.
- Tương tự như vậy HS sẽ chơi nhưng không nhất thiết phải theo thứ tự, có thể em đầu tiên sẽ nêu phép chia.
- GV nhận xét và sửa sai (nếu có).
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.- Chuẩn bị bài sau: Bảng chia 2
buổi chiều
Tiết 1: Tiếng việt*
Luyện đọc bài: Chim rừng Tây Nguyên
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS đọc trôi chảy toàn bài.Biết ngắt nghỉ hơi đúng; nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu ND : Chim rừng Tây Nguyên có rất nhiều loài, với những bộ lông nhiều màu sắc, tiếng hót hay.
- GDHS ý thức ý thức yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng:
- Bản đồ Việt Nam. Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ kẻ bảng để điền những TN tả hình dáng, màu sắc, tiếng kêu, HĐ của ba loài chim ( CH 2 ).
- Sưu tầm tranh, ảnh đại bàng bay lượn hoặc thiên nga đang bơi lội.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đọc bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn + TLCH về ND bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng. GVgiới thiệu ND bài+Cho HS xem ảnh chụp một số thư viện.
b. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài, giọng đọc êm ả, nhấn giọng các TN: rung động, mênh mông,....
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu. GV lưu ý HS các TN: Y - rơ - pao, rung động,...
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. GV dùng bảng phụ HD HS đọc đúng các câu: 
+ Mỗi lần đại bàng vỗ cánh / lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, / giống như có hàng trăm chiếc đàn / cùng hoà âm.//...
- Kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ được chú giải trong SGK và giải nghĩa thêm từ: trắng muốt - trắng đẹp, tạo cảm giác mịn màng.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK + tranh, ảnh đã sưu tầm được -> Giới thiệu về các loài chim có tên trong bài.
- HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm.- > GV tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm ( đọc cả bài ).-> Cả lớp đọc đồng thanh.
HĐ 2: HDHS tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm toàn bài rồi trả lời các CH trong SGK.
- Câu 1: Quanh hồ Y-rơ-pao có đại bàng chân vàng mỏ đỏ, thiên nga, kơ púc và nhiều loài chim khác.
- Câu 2: HS đọc thầm đoạn văn tả 3 loài chim để TL - GV gắn bảng phụ kẻ sẵn kết hợp điền vào bảng những TN tả đặc điểm của từng loài chim theo ý kiến của HS - 1, 2 HS nhìn bảng nói lại đặc điểm của 3 loài chim. 
HĐ 3: Luyện đọc lại.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- GV tổ chức cho HS thi đọc toàn bộ bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu nhận xét về các loài chim qua 2 bài TĐ: Chim rừng Tây Nguyên và Vè chim.
- GV nhắc HS: Các loài chim sống trên đất nước ta là tài sản quý của thiên nhiên, mọi người đều phải bảo vệ chúng.
- GV nhận xét tiết học. 
Tiết 2: toán *
 Ôn: Phép chia
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cho HS mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, đọc, viết phép chia.
- HS nắm chắc mối quan hệ của phép nhân và phép chia vận dụng vào làm bài chính xác.
- HS say mê học toán.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ chép nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5’)
- Lấy 1 phép nhân rồi viết thành phép chia.
- HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Các hoạt động: (25 - 30’)
HĐ1: Hướng dẫn HS làm VBT: 
*Yêu cầu HS mở vở BT toán
Bài 1: 
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để KT bài của nhau.
- GV kiểm tra vở của một số HS - nhận xét.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng viết tóm tắt và trình bày bài giải- lớp làm vở BT.
- Nhận xét đánh giá HS.
Bài 3: 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài.
HĐ2: Thực hành: (29 - 31’)
 GV treo bảng phụ, HDHS làm từng bài.
Bài 1: Từ hình vẽ, hãy viết phép nhân rồi viết 2 phép chia thích hợp.
a) 
 x =
Có phép nhân
Có phép chia..; ..............
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài.
- Từ một phép nhân ta có thể viết được mấy phép chia?
- Chữa bài.
+ Em có thể tự lấy một phép nhân rồi viết thành phép chia.
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống.
a) 3 x = 12 12: = 3 : 3 = 4
b) x 5 = 20 : 4 = 5 20 : 5 = 
c) 6 x 2 = 12 : = 6 12 : = 2
- Ô trống cần điền là số gì? Làm thế nào em điền được?
- HS nối tiếp làm bài. - Chữa bài.
3. Củng cố dặn dò.
- 2 HS hỏi đáp nhau: Một em nêu một phép nhân - một em đáp lài một phép chia tương ứng phép nhân đó.
- GV chốt kiến thức.- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 3: thể dục *
 (Đ/c Thu dạy)
*****
Ngày soạn: 25/ 1/ 2015
Ngày dạy: Thứ tư ngày 28 tháng 1 năm 2015
buổi sáng
(Đ/c P. Nga dạy)
buổi chiều
Tiết 1: tập viết
Chữ hoa: S
I. mục đích, yêu cầu:	
- Học sinh nắm được cấu tạo và quy trình viết chữ hoa S. Viết chữ hoa S (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng; Sáo (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Sáo tắm thì mưa (3 lần). HS viết đúng và đủ các dòng trên trang vở Tập viết. 
- Học sinh viết đúng chữ hoa S; chữ và câu ứng dụng Sáo; Sáo tắm thì mưa. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- GD học sinh tính cẩn thận, ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- Mẫu chữ hoa S đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết chữ mẫu, câu ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- HS nêu cấu tạo, HS nêu cách viết chữ hoa R.
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con chữ hoa: R, Ríu.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1 -25’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa S: (7’)
* HD HS quan sát và nhận xét chữ hoa S.
- GV cho HS quan sát mẫu chữ. HS nêu cấu tạo của chữ S.
- GV HD quy trình viết.
 + GV treo bảng phụ có viết chữ S lên bảng. GV nêu cách viết.
 + GVviết mẫu chữ S lên bảng kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi. 
 + 1 HS nhắc lại cách viết.
* HD HS viết chữ S vào bảng con.
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- GV nhận xét, sửa sai. 
HĐ2: HD viết câu ứng dụng: (7’)
* Giới thiệu câu ứng dụng
- GV treo bảng phụ có chép câu ứng dụng lên bảng.
- 2 HS đọc: Sáo tắm thì mưa
- Giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng: Hễ thấy sáo tắm thì sắp có mưa.
* HD HS QS và NX
- HS nhận xét về độ cao của các chữ cái; cách đặt dấu thanh ở các chữ.
 . HS khác nhận xét - GV bổ sung.
- GV viết mẫu chữ Sáo trên dòng kẻ.
* HD HS viết chữ Sáo vào bảng con. 
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- HS nhận xét - GV uốn nắn.
HĐ3: HD HS viết vào vở Tập viết: (12 - 15’)
- GV nêu yêu cầu viết: 
- HS viết bài vào vở; GV theo dõi, giúp đỡ HS viết đúng quy trình, nội dung.
HĐ4: Đánh giá, chữa bài: (2 - 3’)
- GV đánh giá khoảng 5 - 7 bài; Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.- HS nêu cấu tạo và quy trình viết chữ hoa S.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.- Chuẩn bị bài sau: Chữ hoa T
Tiết 2: Tiếng việt *
 Ôn: Chữ hoa: S
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cách viết chữ hoa S.
- Học sinh viết đúng chữ hoa S, chữ và câu ứng dụng Sáo tắm thì mưa. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. 
II. Đồ dùng:
- Chữ mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu cách viết chữ hoa S
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng .
b. Các hoạt động
HĐ1: Hướng dẫn HS viết bài của tiết trước .
* Tập viết
- Nêu cách viết chữ hoa S 
- GV treo chữ mẫu. Nêu cách viết.
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt Chữ hoa S trong vở Tập viết.
- Nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS viết thêm 2 dòng chữ hoa S , 2 dòng câu Sáo tắm thì mưa”. (Nếu còn TG)
- Y/c HS viết 2 dòng chữ hoa S , 2 dòng câu Sáo tắm thì mưa 
- Nêu cách viết, khoảng cách.
- GV theo dõi, chữa bài cho HS.
- GV thu vở đánh giá.
- GV nhận xét, chốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS hệ thống nội dung bài học. 
- Làm thế nào để viết đẹp?- Nêu cách trình bày bài viết?
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Âm nhạc *
Hát ôn bài: Hoa lá mùa xuân
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố giai điệu và lời bài hát: Hoa lá mùa xuân
- Hát đúng lời và giai điệu bài hát kết hợp động tác vận động phụ hoạ.
- Giáo dục HS yêu quý thiên nhiên.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng hát lại bài: Hoa lá mùa xuân.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng. 
- GV nêu MĐ - YC của tiết học.
b. Các hoạt động
HĐ1: Ôn tập bài hát: Hoa lá mùa xuân.
- GV yêu cầu HS hát tập thể, sau đó luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Hát kết hợp gõ phách đệm. Lần lượt vỗ tay đệm theo nhịp 2, theo tiết tấu lời ca.
- GV nhận xét.
HĐ2: Biểu diễn bài hát
- GV giới thiều động tác biểu diễn bài hát.
- HS tập trình diễn bài hát trước lớp (tốp ca hoặc đơn ca)
- GV tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Lớp hát lại bài hát một lần.
- GV nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 26/ 1/ 2015
Ngày dạy: Thứ năm ngày 29 tháng 1 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 1: luyện từ và câu
Từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, dấu phẩy
I. mục đích, yêu cầu:	
- Nhận biết đúng tên một số loài chim vẽ trong tranh; điền đúng tên tên loài chim đã cho vào chỗ trống trong thành ngữ. Đặt đúng dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
- Luyện tập sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
- HS vận dụng vốn từ về chim chóc, cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy vào giao tiếp và viết văn.
II.Đồ dùng:
- Tranh trong bộ đồ dùng (BT1).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 2 HS chữa bài 3 (Tr. 27).
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1 - 2’)
b. HD HS làm bài tập (30 - 32’)
Bài 1: Làm miệng.
- HS đọc yêu cầu của bài và tên của 7 loài chim đặt trong dấu ngoặc đơn. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV treo tranh lên bảng cho HS quan sát.
- GV HD cách làm.
- HS trao đổi theo cặp. Nhiều HS tiếp nối nhau phát biểu.
- Cả lớp và GV nhận xét; chốt lời giải đúng:
	. 1: chào mào.	 . 2: sẻ.	 . 3: cò.	
. 4: đại bàng.	 . 5: vẹt.	 . 6: sáo sậu.	 . 7: cú mèo
+ HS kể thêm tên loài chim mà mình biết.
Bài 2: Làm miệng. 
- HS đọc yêu cầu của bài: Chọn tên loài chim thích hợp với mỗi chỗ trống. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV HD cách làm. HS nối tiếp nhau trả lời. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
	. Đen như quạ	. Hôi như cú	. Nhanh như cắt
	. Nói như vẹt	. Hót như khướu
- HS giải nghĩa các thành ngữ. GV bổ sung.
Bài 3: Làm viết.
- HS đọc yêu cầu của bài tập: Chép lại đoạn văn dưới đây cho đúng chính tả sau khi thay ô trống bằng dấu chấm hoặc dấu phẩy. Cả lớp đọc thầm lại. 
- Nêu quy tắc điền dấu chấm, dấu phẩy.
- Cả lớp làm bài vào vở nháp.
- 2 HS đọc diễn cảm đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- Kể tên các loài chim mà em biết? Nêu ích lợi của một số loài chim? 
- Em cần làm gì để bảo vệ các loài chim? GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 2: Chính tả ( Nghe - viết)
Cò và cuốc
I- mục đích, yêu cầu: 
- Biết cách viết đoạn: “Từ đầu  ngại gì bẩn hở chị”. Củng cố quy tắc chính tả với r/ d/ gi.
- Trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời của nhân vật. Viết đúng: lội ruộng, bụi rậm, lần ra, áo trắng, sao, trả lời, làm việc. Luyện viết đúng và làm đúng các bài tập phân biệt: r/ d/ gi.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết, chăm lao động.
II- đồ dùng: - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5') 
- 2HS viết bảng lớp; Lớp viết bảng con: reo hò, bánh dẻo.
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới: (25-30’) 
a. Giới thiệu bài (1')
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết:
* Hướng dẫn HS chuẩn bị. (7’)
- GV đọc bài 1 lần. 2 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
- Giúp HS nắm nội dung bài viết. GV hỏi:
 + Đoạn viết nói chuyện gì? 
 (Cuốc thấy Cò lội ruộng, hỏi Cò có ngại bẩn không).
- HD HS nhận xét: 
 + Bài chính tả có một câu hỏi của Cuốc, một câu trả lời của Cò. Các câu nói của Cò và Cuốc được đặt sau những dấu câu nào? 
 +Cuối các câu trả lời trên có dấu gì?
 (Cuối câu hỏi của Cuốc có dấu chấm hỏi. Câu trả lời của Cò là một câu hỏi lại nên cuối câu cũng có dấu chấm hỏi).
- Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi? 
- HS viết bảng con: lội ruộng, bụi rậm, lần ra, áo trắng, sao, trả lời, làm việc.
* Đọc cho HS viết. (12 - 14’)
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc cả bài chính tả lần cuối cho HS soát lại.
* Đánh giá, chữa bài (5’) 
- HS tự chữa lỗi.
- GV đánh giá 5 - 7 bài; Nhận xét.
HĐ2: HD làm bài tập chính tả: (4 - 6’)
Bài 2a: 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài: (Treo bảng phụ)
 Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:
- GV nêu lần lượt các tiếng.
- HS nối tiếp nhau nêu các tiếng vừa ghép được. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: 
. ăn riêng/ tháng giêng	
. loài dơi/ rơi vãi
. sáng dạ/ rơm rạ 
- Vài HS đọc lại bài sau khi đã điền đúng. HS giải nghĩa một số từ mà mình biết.
Bài 3a: 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài: 
 Thi tìm nhanh các tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi.
- GV HD cách làm. 2 HS làm bảng lớp. Lớp làm bài vào vở nháp.
- Vài HS đọc bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
+ HS thi tìm thêm từ bắt đầu phụ âm r/d/gi.
3. Củng cố dặn dò: ( 5' )
- HS nhắc lại tên bài.- Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi? 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
Tiết 3: Toán
Tiết 109: Một phần hai
I. Mục đích, yêu cầu:
- Bước đầu nhận biết được “Một phần hai ” (bằng hình ảnh trực quan)
- Biết đọc, viết .
- HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. 
II. Đồ dùng: - Mảnh bìa hình vuông. (Hình thành kiến thức)..
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 2 HS đọc đọc xuôi, 2 HS đọc ngược bảng chia 2. 
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới: (25-30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hình thành kiến thức: (12’)
 Giới thiệu “Một phần hai” ().
- GV cho HS quan sát hình vuông.
- GV: Hình vuông được chia thành 2 phần bằng nhau, trong 
đó có một phần được tô màu. Như thế là đã tô màu một phần hai hình vuông.
- HD HS viết: ; Đọc: một phần hai.
- KL: Chia hình vuông thành hai phần bằng nhau, lấy đi một phần (tô màu) được hình vuông.
- Chú ý: 	còn gọi là một nửa
HĐ2: Thực hành: (20’)
Bài 1: HS làm miệng. 
- 2 HS nêu yêu cầu của bài: Đã tô màu hình nào?	
- HS quan sát hình vẽ trong SGK.
- HS nối tiếp nhau nêu câu trả lời.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng: Hình a, c, d.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- 2 HS đọc đọc xuôi, 2 HS đọc ngược bảng chia 2. 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Tiết 4: tự nhiên & xã hội
Cuộc sống xung quanh (Tiếp theo)
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS biết một số nghề nghiệp về những hoạt động sinh sống của người dân địa phương.
- Nói được ý nghĩa của ngành nghề đó. Vẽ được quang cảnh nơi mình sống.
- Giáo dục HS yêu cuộc sống xung quanh.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng nói về các nghề của người dân ở địa phương.
- HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Vẽ tranh: (27 - 29’)
 + Mục tiêu: HS biết mô tả bằng hình ảnh những nét đẹp của quê hương.
 + Cách tiến hành: 
- GV nêu một số câu hỏi:
 + Mơ ước của em sau này lớn lên em làm nghề gì?
 + Vì sao em lại chọn nghề đó?
 + Để thực hiện được mơ ước đó em phải làm gì?
- Thực hành vẽ quang cảnh nơi mình sinh sống.
- GV gợi ý đề tài: Em có thể chọn 1 trong các hình ảnh ở địa phương em có thể là nghề nghiệp, chợ quê, nhà văn hoá, uỷ ban nhân dân, trạm y tế, trường học,... để vẽ. 
- GV khuyến khích trí tưởng tượng của các em.
- Tổ chức thi giới thiệu tranh vẽ.
 + HS đổi chéo bài và tập mô tả ND tranh.
 + 1 số HS mô tả tranh của mình trước lớp.
- GV chọn bài vẽ đẹp, ý nghĩa, tuyên dương. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 2 HS nói về cuộc sống, nghề nghiệp ở địa phương.
- Liên hệ tình cảm của bản thân với quê hương.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Buổi chiều
(GV chuyên dạy)
*****
Ngày soạn: 27/ 1/ 2015
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 30 tháng 1 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 1: tập làm văn
Đáp lời xin lỗi. Tả ngắn về loài chim
I- mục đích, yêu cầu: 
- Biết đáp lại lời xin lỗi trong các tình huống giao tiếp đơn giản. Biết sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lý.
- Rèn kĩ năng nói, viết câu đúng.	
- HS thể hiện tình cảm thân mật, lịch sự trong giao tiếp.
II- đồ dùng: 
- Tranh trong bộ đồ dùng. (BT 2). Bảng phụ chép bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 2 HS chữa bài 2 (Tr. 30). 
- HS nhận xét, GV đánh giá.
2. Bài mới: (27- 30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn làm bài tập: (32 - 34’)
Bài 1: Làm miệng.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- HS QS tranh trong SGK.
- 1 HS đọc lời các nhân vật.
- 2 HS thực hành: 1 em nói lời xin lỗi, em kia đáp lại.
- 3, 4 HS thực hành nói lời xin lỗi - lời đáp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2: Làm miệng.
- GV treo tranh lên bảng.
- 2 HS đọc yêu cầu của bài và các tình huống. Cả lớp đọc thầm.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Từng cặp HS thực hành đóng vai theo các tình huống.
- Lưu ý HS: Cần đáp lời xin lỗi với thái độ lịch sự, nhã nhặn.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Làm viết.
- 2 HS đọc yêu cầu và các câu văn tả con chim gáy cần xếp lại thứ tự cho thành một đoạn văn. Cả lớp đọc thầm của bài tập
+ GV HD cách làm. HS làm bài vào vở, GV theo dõi giúp đỡ HS.
+ Đánh giá 5 - 7 bài; Nhận xét.
+ HS từ tả ngắn về con chim mà mình yêu thích.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- Khi nào chúng ta cần nói lời xin lỗi? 
- Khi nói lời xin lỗi cần có thái độ và ngữ điệu như thế nào? 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
Tiết 2: Toán
Tiết 110: Luyện tập 
I- mục đích, yêu cầu: 
- HS thuộc bảng chia 2. Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 2). Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 2 phần bằng nhau.
- Vận dụng bảng chia 2 để giải c

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_22_nam_hoc_2014_2015_ngu.doc
Giáo án liên quan