Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

- Dựa theo tranh minh họa, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Người mẹ hiền.

- HS hoàn thành tốt biết phân vai dựng lại câu chuyện (BT 2)

- Nghe lời bạn kể và nhận xét được lời kể của bạn.

- Giáo dục HS biết yêu thương, kính trọng cô giáo như người mẹ của mình.

- GDKNS: HS có kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng tư duy.

II. TIẾN TRÌNH

A. Kiểm tra bài cũ:

- 3 HS lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Người thầy cũ.

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu:

- GV nêu mục tiêu giờ học.

2. Hướng dẫn kể lại từng đoạn:

Hoạt động 1: Dựa vào tranh kể lại từng đoạn

 

docx26 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 8 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, chăm sóc cây trồng, vật nuôi,  trong gia đình là góp phần làm sạch, đẹp môi trường, BVMT.
- GDKNS: HS có kĩ năng đảm nhận trách nhiệm tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng.
II. CHUẨN BỊ 
GV: Phiếu bài tập, phiếu tình huống
HS: Vở bài tập đạo đức 
III. TIẾN TRÌNH
- Giới thiệu bài: Các em ạ! Hồi nhỏ Trần Đăng Khoa đã làm thơ tặng Mẹ với nhan đề“Khi Mẹ vắng nhà” Chúng ta hãy tìm hiểu xem khi mẹ vắng nhà thì Trần Đăng Khoa sẽ làm gì nhé qua bài học.
- Ghi đầu bài lên bảng.
1. Tự liên hệ
Mục tiêu: Giúp HS tự nhìn nhận, đánh giá sự tham gia làm việc nhà của bản thân.
- Nêu câu hỏi: ở nhà em đã tham gia làm những công việc gì? Kết quả của những công việc ấy như thế nào? ( Quét nhà, quét sân, cổng, lau nhà, bàn ghế, dọn mâm bát... Sau khi làm những việc đó em được bố mẹ khen là sạch sẽ. ) 
- Sắp tới em mong muốn được tham gia những công việc gì? Vì sao em lại thích những công việc đó? ( Lặt rau, cho gà ăn, nấu cơm... Vì em yêu quí Bố mẹ, thương Bố mẹ, muốn giúp đỡ mẹ rất vất vả.) 
=> Chúng ta hãy tìm những công việc nhà phù hợp với khả năng và bày tỏ nguyện vọng tham gia của mình với cha mẹ.
2. Đóng vai
Mục tiêu:+HS biết cách ứng xử đúng trong tình huống cụ thể.
 + GDKNS: đảm nhận trách nhiệm.
- Mỗi nhóm löïa choïn đóng vai 1 tình huoáng
+ Tình huống 1: Hoà đang quyét nhà thì bị bạn rủ đi chơi. Hoà sẽ..... ..
+ Tình huống 2: Anh (chị) của Hoà nhờ Hoà gánh nước, cuốc đất..... . Hoà sẽ..... .
 - Các nhóm lên đóng vai theo tình huống của mình. Lớp nhận xét
=> GV chốt lại: ở tình huống 1: các em cần làm xong việc nhà sau đó mới đi chơi. Như vậy nhà cửa mới sạch sẽ, gọn gàng, bố mẹ vui lòng. Tình huống 2: các em phải từ chối và giải thích rõ: em còn quá nhỏ chưa làm được việc gánh nước,
3. Chơi trò chơi: “Nếuthì”
Mục tiêu: HS biết cần phải làm gì trong các tình huống để thể hiện trách nhiệm của mình với công việc gia đình.
- GV chia lớp thành 2 nhóm “Chăm” và “Ngoan”,
- Khi nhóm “ Chăm ” đọc tình huống thì nhóm “ Ngoan” phải có câu trả lời và ngược lại.
+ Nhóm “ Chăm”: Viết chữ tiếp sau chữ Nếu:
a. Nếu Mẹ đi làm về, tay xách túi nặng... 
b. Nếu em bé uống nước... 
c. Nếu nhà cửa bề bộn sau khi liên hoan... 
d. Nếu anh hoặc chị của bạn quên không làm việc nhà đã được giao... 
+Nhóm “Ngoan”: Viết chữ tiếp sau chữ Nếu:
đ. Nếu mẹ đang chuẩn bị nấu cơm... 
e. Nếu quần áo phơi ngoài sân đã khô.... 
g.Nếu bạn được phân công làm một việc quá sức của mình
h. Nếu bạn muốn được tham gia làm một việc nhà khác ngoài những việc bố đã phân công
+ Nhóm “ Ngoan” trả lời:
...thì em sẽ ra đón và xách đỡ mẹ. . . . . thì em lấy nước cho bé uống
..... thì em sẽ dọn dẹp ngay . . . . thì em sẽ..... 
+ Nhóm “ Chăm” trả lời 
.... em giúp mẹ nhặt rau . . . . . thì em rút vào và xếp.
... thì em sẽ giải thích cho người lớn hiểu khả năng của mình.
...thì em sẽ tiếp tục làm nếu còn thời gian.
- Nhận xét - đánh giá nhóm nào có câu trả lời đúng thì nhóm đó thắng cuộc.
- Giáo dục HS biết tham gia làm việc nhà là quyền và bổn phận của mỗi người.
C. Củng cố - Dặn dò: 
- Về nhà em hãy làm những việc có thể làm được để giúp đỡ những người thân của mình. 
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ ba ngày 22 tháng 10 năm 2019
CHÍNH TẢ
TẬP CHÉP: NGƯỜI MẸ HIỀN
I. MỤC TIÊU 
- Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng lời nói nhân vật trong bài: 
Người mẹ hiền từ: Vừa đau vừa xấu hổ đến Chúng em xin lỗi cô.
- Làm được 1 ; 2 a. B (VBT)
- Rèn thói quen viết đúng, sạch đẹp.
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ.
II. TIẾN TRÌNH
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp: luỹ tre, tàu thuỷ, khuyên.
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học.
2. Hướng dẫn tập chép:
a. Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc bài viết, 2 HS đọc lại.
- Đoạn văn trích trong bài tập đọc nào? 
- 2 bạn trả lời cô ra sao? Trong bài có những dấu câu nào? Câu nói của cô giáo được viết thế nào? (Dấu phẩy, dấu chấm, dấy 2 chấm, dấu gạch đầu dòng, dấu chấm hỏi, dấu gạch ngang ở đầu câu, dấu chấm hỏi ở câu cuối câu. Sau dấu gạch đầu dòng. )
- GV đọc các từ khó: xấu hổ, xoa đầu, nghiêm giọng, trốn, xin lỗi, để HS viết vào bảng con.
- Nam và Minh phải viết hoa vì đó là tên riêng.
- Nhận xét, sửa sai
b. Hướng dẫn tập chép: 
- GV nêu cách trình bày bài này 
- Yêu cầu HS nêu tư thế ngồi viết.
- HS chép bài bào vở
- Viết xong GV đọc cho HS soát bài.
c. GV chấm bài, ghi nhận xét.
3. Hướng dẫn làm BT:
 GV hướng dẫn hướng dẫn học sinh hoàn thành BT1; 2 trong vở bài tập.
Bài 1:1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- HS lên bảng làm bài trên bảng phụ. GV kết luận về bài làm.
 * Củng cố cho HS phân biệt vần: ao/au để đọc và viết đúng chính tả.
Bài 2: HS nắm yêu cầu làm bài cá nhân, nêu cách làm 
* GV củng cố thói quen viết chính tả r / d/ gi; uôn/ uông.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG TRẠNG THÁI. DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết và bước đầu biết dùng một số từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong câu. (BT1,2)
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.(BT3)
- Có thói quen dùng đúng từ, nói viết thành câu.
- Giáo dục lại HS yêu thích Tiếng Việt.
GDKNS: HS có kĩ năng thể hiện sự tự tin khi tham gia các hoạt động học tập, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng quản lí thời gian.
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ viết BT2.
II. TIẾN TRÌNH
A. Kiểm tra bài cũ:
 - GV cho HS 1 số câu, HS chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào mỗi chố chấm trong các câu sau: ( ngủ, khuyên, giảng, dạy ) 
 	 a.Cô Tuyết Mai.... . . môn Toán.
b. Cô .. chúng em chăm học. 
c. Cô  bài rất dễ hiểu.
d. Bé Giang .. trên võng
Các từ các em vừa điền vào chỗ trống là từ chỉ gì ? ( Chỉ hoạt động, trạng thái của người )
* GV cùng HS nhận xét.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu: GV nêu mục tiêu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập, GV hướng dẫn HS xác định trọng tâm của đề bài
- Treo bảng phụ yêu cầu HS đọc câu a.
- Từ nào là từ chỉ loài vật trong câu Con trâu ăn cỏ? (Từ con trâu)
- Con trâu đang làm gì? (ăn cỏ)
- Nêu: ăn chính là từ chỉ hoạt động của con trâu.
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ làm tiếp câu b, c (câu b: uống; câu c: tỏa)
- HS làm bài vào VBT. 
- 2 HS chữa bài trên bảng lớp: chữa bài và nhận xét.
*GV nhận xét: các từ “ăn, uống” là các từ chỉ hoạt động; từ “ toả” từ chỉ trạng thái của sự vật
- Em hiểu thế nào là từ chỉ hoạt động? ( Hoạt động là sự vận động, cử động, thường nhằm một mục đích nào đó)
- Em hiểu thế nào là chỉ trạng thái? ( cách tồn tại của một vật xét về những mặt ít nhiều đã ổn định không đổi)
- HS nhắc lại, nhận xét
Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài tập, GV hướng dẫn HS xác định trọng tâm đề bài
- HS nêu yêu cầu của bài tập 
- HS làm bài vào VBT
- 1 HS chữa bài trên bảng phụ 
- Nêu cách làm: điền từ vào chỗ trống cho đúng nội dung bài đồng dao
- Cả lớp đọc đồng thanh bài đồng dao.
GV giúp HS hiểu Đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam. 
Đồng dao bao gồm nhiều loại: các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài hát ru em mà bà, mẹ thường ru ta ngủ lúc còn bé. Thường gặp nhất là các bài đồng dao gắn liền với các trò chơi trẻ em. Ngày nay cùng với các trò chơi dân gian, đồng dao không còn phổ biến như xưa.
 * GV củng cố về cách dùng một số từ chỉ hoạt động của loài vật vật trong câu.
Những từ các em vừa điền ở trên là các từ chỉ hoạt động của sự vật.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm đôi, sau đó HS làm vở bài tập 
- HS hoàn thành tốt nêu cách tách các từ cùng chỉ hoạt động trong câu. 
- HS đọc lại các câu sau khi đã điền dấu phẩy. Lưu ý ngắt hơi khi đọc.
* GV chốt để tách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
 ( VD: hai hay nhiều từ chỉ hoạt động đứng cạnh nhau) người ta dùng dấu phẩy.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Hệ thống lại kiến thức toàn bài.
Em hiểu thế nào là từ chỉ hoạt động, trạng thái? Cho ví dụ?
- Nhận xét tiết học.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
- Thuộc bảng 6, 7, 8, 9 cộng với một số.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 (dạng đã học)
- Biết giải bài toán về nhiều hơn cho dưới dạng sơ đồ
- Nhận dạng hình tam giác.(Bài 1, 2, 4, 5a)
II. TIẾN TRÌNH
Hoạt động 1. Củng cố phép cộng 36 + 15:
- HS làm bài trên bảng: 26 + 17 46 + 15
- GV nhận xét.
Muốn thực hiện phép tính trên ta làm thế nào?
Hoạt động 2. Củng cố kĩ năng tính cộng có nhớ trong phạm vi 100:
GV nêu yêu cầu mục tiêu tiết học.
GV hướng dẫn HS hoàn thành các BT trong SGK.
Bài 1: HS nêu yêu cầu. 
- Tính nhẩm là tính như thế nào? ( Tính nhẩm là tính trong đầu ( óc) không viết ra để tính)
- HS tính và nối tiếp nêu kết quả, GV ghi bảng.
- GV và HS nhận xét chốt kết quả đúng.
?Em có nhận xét gì về hai phép tính này: 6 + 5 
 5 + 6
( Khi đổi chố các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi)
? Muốn cộng nhẩm 6 cộng với 1 số ta làm thế nào?
 Ta thực hiện qua hai bước:
- Tách 4 ở số sau để được 6 cộng 4 bằng 10
- Lấy 10 cộng với số còn lại của số sau.
Bài 2: HS nêu yêu cầu
- Để biết tổng của các số hạng trên ta làm thế nào? (Cộng các số hạng đã biết với nhau)
- HS làm vào phiếu
- 1 HS đính bài lên bảng.
* GV chốt lại kiến thức củng cố kĩ năng tính cộng có nhớ trong phạm vi 100
Bài 4: HS đọc yêu cầu bài tập, quan sát sơ đồ và đọc bài toán
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Bài toán này thuộc dạng toán gì? ( Bài toán về nhiều hơn)
- HS làm bài vòa vở- GV giúp HS chậm và chấm một số bài
- Cho 1 em đính bài trên bảng nhận xét.
*GV chốt lại kiến thức giải bài toán về nhiều hơn cho dưới dạng tóm tắt bằng sơ đồ.
Bài 5. HS đọc yêu cầu bài tập, quan sát và tìm đúng số lượng hình tam giác, hình tứ giác.
- HS nêu bài làm- nhận xét..
- Dựa vào đâu để em nhận dạng được hình tam giác ?
* GV củng cố cho HS về cách nhận dạng hình tam giác.
- Cho HS hoàn thành tốt tìm hình tứ giác
Hoạt động 4. Hoạt động nối tiếp: 
- GV hệ thống lại nội kiến thức luyện tập.
- Nhận xét tiết học; nhắc HS chuẩn bị tiết sau. 
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
MĨ THUẬT
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH TIẾNG ĐÀN BẦU
(Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Sỹ Tốt)
I. MỤC TIÊU
- HS làm quen và tiếp xúc với tranh của hoạ sĩ. 
- Học tập cách sắp xếp hình vẽ và cách vẽ màu trong tranh.
- Thêm yêu mến anh bộ đội.
II. CHUẨN BỊ 
- Giáo án, SGV, VTV2.
- Tranh thiếu nhi của hoạ sĩ (Phong cảnh, sinh hoạt, chân dung)
- Tranh thiếu nhi.
- Bút chì, tẩy, màu 
- Vở tập vẽ 2. 
III. TIẾN TRÌNH 
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đồ dùng HS.
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS xem tranh.
- Chia nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm quan sát tranh, thảo luận câu hỏi và trả lời.
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
+ Em hãy nêu tên bức tranh và tên hoạ sĩ ?
+ Tranh vẽ những hình ảnh nào ?
+ Anh bộ đội và 2 em bé đang làm gì ?
+ Trong tranh hoạ sĩ đã sử dụng những màu nào ?
+ Em có thích bức tranh Tiếng đàn bầu không? Vì sao ?
-HS trả lời:
+ Tiếng đàn bầu tranh của hoạ sĩ Sỹ Tốt
+ Chú bộ đội, 2 em bé, cô thôn nữ,..
+ Chú bộ đội đang đánh đàn và 2 em bé đang ngồi nghe tiếng đàn, 
+ Màu sắc trong sáng, có đậm, có nhat,
 GV bổ sung : Hoạ sĩ Sỹ Tốt quê ở Cổ Đô, Ba Vì, Hà Tây. Ngoài bức tranh Tiếng đàn bầu còn có nhiều tranh khác như : Em nào cũng được học cả, Ơ ! bố ; 
 Bức tranh TĐB củavẽ về ĐT Chú BĐ. H/ả chính là anh bộ đội ngồi trên chiếc chõng tre đang say mê gảy đàn.  TĐB là bức tranh đẹp, nói lên tình cảm giữa bộ đội và thiếu nhi. Trong bức tranh còn có H/ả cô thôn nữ đang đứng bên cửa ra vào vừa hong tóc, vừa nghe TĐB. Hình ảnh này khiến ta cảm thấy tiếng đàn hay hơn và không khí thêm ấm áp. 
-Còn thời gian giáo viên cho HS xem một số tranh khác.
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét chung về tiết học, biểu dương một số HS tích cực phát biểu xây dựng bài, động viên HS có năng khiếu
* Củng cố, dặn dò:
- Sưu tầm trên sách, báo. Tập nhận xét tranh.
- Chuẩn bị cho tiết học sau: 
+ Quan sát các loại mũ.
+ VTV, bút chì, tẩy, màu để tập vẽ cái mũ.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
 Thứ tư ngày 23 tháng 10 năm 2019
TẬP ĐỌC
BÀN TAY DỊU DÀNG
I. MỤC TIÊU
- Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ ; bước đầu biết đọc lời nhân vật phù hợp với nội dung.
- Hiểu ND: Thái độ ân cần của thầy giáo đã giúp An vượt qua nổi buồn mất bà và động viên bạn học tốt hơn, không phụ lòng tin yêu của mọi người(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Cố gắng học tốt để lảm vui lòng cha mẹ, thầy cô.
- Kèm cặp HS chưa hoàn thành cách đọc đúng, tốc độ đọc.
- GDKNS: HS có kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng kiểm soát cảm xúc và kĩ năng tư duy.
II. TIẾN TRÌNH
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS nối tiếp đọc bài: Người mẹ hiền 
- Giờ ra chơi Nam rủ Minh đi đâu ? 
* GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu: - GV cho HS quan sát tranh để giới thiệu bài.
2. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài: giọng diễn cảm. 
- Nêu cách đọc giọng các nhân vật.
An: lúc đầu buồn bã, lúc sau quyết tâm.
Lời thầy giáo: trìu mến, khích lệ.
Người dẫn chuyện: chậm rãi, trầm lắng.
- Gọi 1 HS đọc lại 
a. Luyện đọc câu : 
- HS đọc nối câu lần 1
- Yêu cầu HS tìm từ khó trong bài.
- Yêu cầu HS đọc lại các từ khó.
- HS đọc nối câu theo hàng dọc lần 2 kết hợp luyện phát âm đúng các từ: nặng trĩu, vuốt ve, lặng lẽ, trìu mến.
b. Luyện đọc đoạn:
- HS đọc trong nhóm, đọc từng đoạn trước lớp- nhận xét.
- Hướng dẫn đọc câu văn dài: Thế là/ chẳng bao giờcổ tích,/ âu yếm,/ vuốt ve.//
- Giảng nghĩa các từ ngữ mới(chú giải).
- HS phân vai luyện đọc trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc với nhau.
3. Tìm hiểu bài:
 GV hướng dẫn hướng dẫn đọc lướt từng đoạn, cả bài trả lời các câu hỏi trong SGK.
Câu 1: HS đọc lướt đoạn 1,2 trả lời 
- GV hỏi thêm: Vì sao An buồn như vậy?(Vì An yêu bà, tiếc nhớ bà. Bà mất, An không được nghe bà kể chuyện cổ tích...).
 Giảng từ: đám tang( lễ đưa tiễn người chết).
Câu 2: HS đọc đoạn 3 trả lời
- GV hỏi thêm: Vì sao thầy giáo không trách An khi biết An chưa làm BT?(Thầy cảm thông với nỗi buồn của An...vì thương nhớ bà nên An không làm được bài chứ không phải do lười nhác).
?- Vì sao An hứa với thầy sáng mai em sẽ làm?(VD: Vì sự cảm thông của thầy đã làm An cảm động).
- GV gợi ý HS nêu nội dung bài (Thái độ ân cần của thầy giáo đã giúp An vượt qua nổi buồn mất bà và động viên bạn học tốt hơn, không phụ lòng tin yêu của mọi người).
3. Luyện đọc lại:
- GVđọc mẫu bài, nêu cách đọc cho HS.
- HS luyện đọc, ngắt nghỉ đúng; nhấn giọng các từ ngữ: chẳng bao giờ, âu yếm, vuốt ve, nhất định (HS khá, giỏi).
- HS trung bình luyện đọc đúng và nhanh, GV nhận xét 
4. Củng cố, dặn dò:
- Qua bài học, em thấy thầy giáo là người như thế nào ? 
- Nếu em là An em sẽ làm gì để thầy vui lòng ? 
Liên hệ: Qua bài học này giúp em hiểu được điều gì?
- Gv liên hệ tình cảm và việc tự giác học tập của HS trong lớp.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
TOÁN
BẢNG CỘNG
I. MỤC TIÊU
- Thuộc bảng cộng đã học. (nếu quên thì tự tìm được cách tự thực hiện)
- Biết thực hiện được phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 (Các dạng đã học
- Biết giải bài toán về nhiều hơn. (Bài 1, 2, 3 )
- HS hoàn thành tốt nhận dạng hình tam giác, hình tứ giác: bài 4.
II. TIẾN TRÌNH
Hoạt động 1. Củng cố về đặt tính và làm tính cộng có nhớ:
- 3 HS lên bảng đặt tính và tính; lớp làm bảng con theo 3 tổ:
	38 + 9	39 + 16	24 + 36
- Nhận xét.
Hoạt động 2. Lập bảng cộng có nhớ và tính viết:
Bài 1:Miệng
a) HS đọc yêu cầu, nối tiếp nêu miệng kết quả, GV ghi bảng.
- HS nêu cách nhẩm của phép cộng: 6; 7; 8; 9 cộng với 1 số.
 Củng cố cho HS cách cộng nhẩm.
b) HS làm tương tự bài a.
 GV chốt kiến thức về tính chất giao hoán của phép cộng.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS làm bài. 
- 2HS chữa bài nêu cách làm. 
 * GVchốt lại cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100
Hoạt động 3. Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn, hình học:
Bài 3:HS đọc yêu cầu: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề toán.
- HS làm bàm bài vở bài tập. 
- 1HS chữa bài trên bảng lớp
* GV nhận xét chốt lại giải bài toán về nhiều hơn
Bài 4 : HS hoàn thành tốt làm và nêu kết quả- nhận xét.
- Củng cố cho HS cách tìm số lượng hình tam giác, tứ giác có trong 1 hình cho trước bằng cách đánh số tóm tắt vào hình.
Hoạt động 4. Hoạt động nối tiếp: 
- GV nhận xét tiết học.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
Thứ năm ngày 24 tháng 10 năm 2019
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
- Ghi nhớ và tái hiện nhanh bảng cộng trong phạm vi 20 để tính nhẩm; cộng có nhớ trong phạm vi 100 – các dạng đã học
- Biết giải bài toán có một phép cộng (Bài 1, 2, 3); Khuyến khích HS hoàn thành tốt làm thêm bài 4, 5.
- Ham thích học toán, tính đúng, nhanh, chính xác.
II. TIẾN TRÌNH
Hoạt động 1. Củng cố về bảng cộng:
- Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc bảng cộng: 6; 7; 8; 9 cộng với 1 số.
* Nhận xét, đánh giá. 
Hoạt động 2. Thực hiện phép cộng có nhớ phạm vi 100:
Bài 1. HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài
- HS nối tiếp nêu kết quả
- GV ghi bảng. Nhận xét.
* GV chốt cách cộng nhẩm.
Bài 2. HS nêu yêu cầu của bài
- HS tự hoàn thành bài, Gv giúp đỡ em chậm
- Học sinh đổi vở kiểm tra nhau kết quả.
- GV chấm bài cho HS - ghi nhận xét.
 * GV củng cố cho HS về cộng có nhớ trong phạm vi 100.
Hoạt động 3. Củng cố giải toán có lời văn:
Bài 3: HS đọc thầm đề bài toán
- Gọi 1 HS đọc đề
+ Bài toán cho gì? Bài toán hỏi gì? 
- HS làm bài vào vở
- 1 em làm bài vào giấy khổ to rồi đính bảng.
- Nhận xét về: cách làm, cách trình bày bài.
 Bài 4: HS hoàn thành tốt: 
- HS làm bài vào vở. 
- GV kiểm tra nhận xét, chữa bài.
- Gọi HS hoàn thành tốt giải thích tại sao 8 + 5 + 1 = 8 + 6 ? 
 Bài 5: HS hoàn thành tốt làm bài và nêu bài làm
- Gv kiểm tra nhận xét.
Hoạt động 4. Hoạt động nối tiếp: 
- Hệ thống lại kiến thức luyện tập.
 - GV nhận xét tiết học
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
CHÍNH TẢ
NGHE VIẾT: BÀN TAY DỊU DÀNG
I. MỤC TIÊU 
- Nghe viết chính xác đúng chính tả và biết trình bày đoạn văn xuôi từ: Thầy giáo bước vào lớp  đến thương yêu trong Bàn tay dịu dàng; Biết ghi đúng các dấu câu trong bài.
- Làm được BT 1; BT2a- VBT.
- Rèn tính cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ
II. TIẾN TRÌNH
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con: con dao; rao hàng.
- Nhận xét. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học.
2. Hướng dẫn viết chính tả:
- GV đọc đoạn viết
+ An đã nói gì khi thầy kiểm tra bài tập? Lúc đó thầy có thái độ như thế nào ? (HS nêu: Thưa thầy hôm nay em chưa làm bài tập; Thầy không trách, chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An với bàn tay dịu dàng, trìu mến, thương yêu.)
+ Tìm những chữ viết hoa trong bài? (HS nêu: Chữ đầu câu, đầu bài, tên riêng)
- GV đọc các từ: thì thào, xoa đầu, trìu mến 
- 1 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con. 
- GV nhận xét, sửa lỗi.
- GV đọc bài cho HS viết.
+ HS nêu cách trình bày bài chính tả và nêu tư thế ngồi viết.
- GV chấm một số bài - ghi nhận xét
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV làm mẫu 1 từ; 5 HS nối tiếp dùng bút dạ viết tiếp các từ còn lại vào bảng phụ.
- HS và GV nhận xét.
- GV cho HS đọc lại các từ đã tìm để ghi nhớ.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài cá nhân vở bài tập; 2 em lên bảng làm.
* GV nhận xét chốt lại ý đúng
- GV cho HS đọc lại các câu đã tìm để ghi nhớ.
4. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
* * * * * * * * * * * * ========= * * * * * * * * * * * *
THỦ CÔNG 
 BÀI 4. GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
- Mô tả được hình dạng của thuyền phẳng đáy không mui.
- Biết cách gấp và gấp được thuyền phẳng đáy không mui.
 - Ứng dụng được kĩ thuật gấp thuyền phẳng đáy không mui để làm đồ chơi ở nhà
 - Yêu thích tự hào về sản phẩm làm được
II. CHUẨN BỊ 
1.GV chuẩn bị:
- Tranh quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui
- Hồ dán; Phiếu học tập; Giấy thủ công 
2. Học sinh chuẩn bị
- Giấy nháp, giấy thủ công; Bút màu; hồ dán; Vở thực hành Thủ công 2
II. TIẾN TRÌNH
Khởi động: Hát tập thể một bài hoặc tổ chức chơi trò chơi khoảng 1-2 phút. Dẫn dắt vào bài và nêu mục đích

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_8_nam_hoc_2019_2020.docx