Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021
Tập đọc
THỜI KHOÁ BIỂU
I.Mục tiêu :
- Đọc rõ ràng, dứt khoát thời khoá biểu; biết ngắt nghỉ hơi sau từng cột, từng dòng.
- Hiểu: Tác dụng của thời khoá biểu. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4).
- Dành cho học sinh có năng khiếu : HS có năng khiếu thực hiện được câu hỏi 3.
II.Đồ dùng :
- Bảng kẻ sẵn thời khoá biểu .
III.Hoạt động dạy học :
i trước lớp. GVghi bảng. c.Củng cố dặn dò: (2’) - Nhận xét giờ học: Thứ 4 ngày 4 tháng 11 năm 2020 Toán LUYỆN TẬP I.Mục tiêu : - Biết dụng cụ đo khối lượng: cân đĩa, cân đồng hồ (cân bàn). - Biết làm tính cộng, trừ và giải toán với các số kèm tên đơn vị kg. - Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 3 (cột 1) , bài 4, trang 33. - Dành cho học sinh có năng khiếu: Bài 2 ,bài 3(cột 2), bài 5, trang 33. II.Đồ dùng: - Một cái cân đồng hồ , cân bàn . - Túi gạo, sách vở, .... III.Hoạt động dạy học : 1.Bài cũ :(5’). -Lớp phó phụ trách học tập điều hành. - HS làm bảng con: 15kg – 5kg = 7kg + 3kg = - GV nhận xét . 2.Bài mới: 28’ a.Giới thiệu bài . b.Hướng dẫn làm bài tập . Bài 1: a.Cái cân đống hồ . - GV nói :cân đống hồ gồm có đĩa cân, mặt cân đồng hồ có một chiếc kim quay được và trên đó có ghi các số ứng với các vạch chia .Trên đĩa chưa có đồ vật thì kim chỉ số 0. *Cách cân : Đặt đồ vặt trên đĩa cân, khi đó cân sẽ quay. Kim dừng lại ở vạch nào thì ứng với vạch ấy cho biết vật đặt đĩa cân nặng bấy nhiêu kg. - GV đặt vật lên cân HS đọc: - VD: Túi gạo nặng 1kg. -HS thực hành theo nhóm. Bài 2: - Dành cho học sinh có năng khiếu. HS có năng khiếu quan sát tranh và trả lời miệng. Câu nào đúng , câu nào sai? a, Quả cam nặng hơn 1 kg : sai - GV nhận xét, chữa bài. Bài 3: - Dành cho học sinh có năng khiếu (cột 2) .(HĐ nhóm đôi) - Cho học sinh đọc yêu cầu bài. Tính 3kg + 6kg – 4kg = 15kg –10kg + 7kg = - HS đọc yêu cầu và nêu cách tính : Lấy số thứ nhất cộng (trừ )số thứ hai được kết quả cộng (trừ )số thứ 3 đựợc bao nhiêu viết kết quả sau dấu bằng. - HS làm bài vào vở GV chữa bài. Bài 4: HS đọc bài toán và trả lời (HĐ nhóm 4) +Bài toán cho biết gì? +Bài toán hỏi gì? - HS thảo luận thống nhất làm vào vở. 1HS lên bảng làm. - GV chữa bài :Bài giải Bài giải Số ki lô gam gạo tẻ là: 26 – 16 = 10 (kg) Đáp số : 10 kg Bài 5: -Dành cho học sinh có năng khiếu . HS có năng khiếu đọc bài toán và làm vào vở,1 HS lên bảng chữa bài. Bài giải Con ngỗng nặng là: 2 + 3 =5 (kg) Đáp số :5 kg - GV nhận xét và chữa bài. 3.Củng cố, dặn dò (2’) - HS nhắc lại nội dung tiết học - GV nhận xét tiết học Luyện từ và câu TỪ NGỮ VỀ MÔN HỌC - TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG I.Mục tiêu : -Tìm được một số từ ngữ về môn học và hoạt động của người (BT1, BT2); kể được nội dung mỗi tranh (SGK) bằng 1 câu hỏi (BT3) . - Chọn được từ chỉ hoạt động thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu (BT4). II.Đồ dùng: - Tranh SGK. III.Hoạt động dạy học : 1.Bài cũ :(5’) - GV ghi bảng: Bé Uyên là học sinh lớp 1.và yêu cầu HS đặt câu hỏi - HS đặt câu hỏi :Ai là học sinh lớp 1? - GV nhận xét. 2.Bài mới : 28’. a.Giới thiệu bài : b.Hướng dẫn làm bài tập . *Bài tập 1: (HĐ nhóm đôi) - 1HS nêu yêu cầu: Kể tên các môn học lớp 2. - HS đọc các môn học :Toán,Tiếng việt,Thể dục, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật - GV ghi bảng . *Bài tập 2. (HĐ nhóm đôi) - GV cho HS mở SGK (trang 59) và đọc yêu cầu bài tập Tìm các từ chỉ hoạt động ở dưới mỗi tranh . - HS quan sát tranh ở SGK và thảo luận theo cặp. - Đại diện các nhóm nêu từ chỉ hoại động : Đọc, viết, nghe,nói. - GV và nhóm khác nhận xét . *Bài tập 3: Kể lại nội dung mỗi tranh trên bằng một câu:(HĐ nhóm đôi) M: Em đang đọc sách. - HS trả lời . - GV chữa bài . *Bài tập 4:(Viết ) (HĐ cá nhân) - HS đọc yêu cầu : Chọn từ chỉ hoạt động thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây a.Cô Tuyết Mai ..... mônTiếng Việt. b. Cô ..... bài rất dễ hiểu. c. Cô .... chúng em chăm học . - HS làm vào vở và đọc lên. - GVchữa bài . a.Cô Tuyết Mai dạy môn Tiếng Việt . b.Cô giảng bài rât dễ hiểu. c.Cô khuyên chúng em chăm học . - GV chữa bài và nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò :(2’) : - GV hệ thống bài học. Thñ c«ng GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI I .Môc tiªu. - BiÕt c¸ch gÊp thuyÒn ph¼ng ®¸y kh«ng mui . - GÊp ®ưîc thuyÒn ph¼ng ®¸y kh«ng mui. C¸c nÕp gÊp tư¬ng ®èi ph¼ng, th¼ng. II. ChuÈn bÞ . GiÊy thñ c«ng , quy tr×nh gÊp , mÉu thuyÒn III.C¸c ho¹t ®éng d¹y häc . 1.Bài cũ:3’ Kiểm tra đồ dùng học tập 2.Bµi míi . 30’ - Giíi thiÖu bµi ghi b¶ng . - Nêu mục tiêu tiết học H§1 : Hưíng dÉn häc sinh quan s¸t vµ nhËn xÐt. Häc sinh quan s¸t tranh, quan s¸t mÉu gÊp . H·y nªu h×nh d¸ng , mµu s¾c . ThuyÒn gåm mÊy phÇn ? ThuyÒn dïng ®Ó lµm g× ? VËt liÖu lµm b»ng g× ? H§2 : Gi¸o viªn hưíng dÉn mÉu . B 1: GÊp c¸c nÕp gÊp c¸ch ®Òu . B 2 : GÊp t¹o th©n vµ mòi thuyÒn . B 3: T¹o thuyÒn ph¼ng ®¸y kh«ng mui . H§3 . Häc sinh thùc hµnh trªn giÊy nh¸p . 2 häc sinh lªn thao t¸c . 4 . Cñng cè , dÆn dß :2’ . Gi¸o viªn nhËn xÐt giê häc Tập đọc THỜI KHOÁ BIỂU I.Mục tiêu : - Đọc rõ ràng, dứt khoát thời khoá biểu; biết ngắt nghỉ hơi sau từng cột, từng dòng. - Hiểu: Tác dụng của thời khoá biểu. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4). - Dành cho học sinh có năng khiếu : HS có năng khiếu thực hiện được câu hỏi 3. II.Đồ dùng : - Bảng kẻ sẵn thời khoá biểu . III.Hoạt động dạy học : 1.Bài cũ:(5’) -2 HS đọc bài Người thầy cũ và trả lời câu hỏi ở SGK. - GV nhận xét. 2.Bài mới:(28’) a.Giới thiệu bài(2’) b.Luyện đọc : *GV đọc mẫu toàn bài :(đọc đến đâu chỉ đến đó ). - GV hướng dẫn đọc : đọc từng ngày (Thứ - buổi - tiết). *GV hướng dẫn HS luyện đọc theo mẫu gợi ý ; - Luyện đọc trình tự : Thứ - buổi – tiết. +1HS đọc thành tiếng TKB của ngày thứ 2 theo mẫu. +HS đọc lần lượt TKB các ngày còn lại theo thước chỉ của GV. +HS đọc theo nhóm. (HĐ nhóm đôi) +Các nhóm thi đọc. *Các nhóm thi tìm môn. - Cách chơi :1HS xướng tên ngày (vd: thứ 2,tiết 3)Ai tìm được đội đó thắng. +GV chia lớp thành 3 đội . +HS chơi ,GV nhận xét. c.Hướng dẫn tìm hiểu bài: (HĐ nhóm 4) -1HS nêu tất cả các câu hỏi ở SGK. - GV nhắc lại. - HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. - Đọc thời khoá biểu từng ngày?. - HS trả lời. - Đọc thời khoá biểu theo buổi?. - Đọc và ghi lại số tiết học chính, số tiết bổ sung, số tiết tự học? . - HS có năng khiếu trả lời : 23 số tiết học chính :Toán .TV, Đạo đức, Nghệ thuật,TD. - Em cần thời khoá biểu để làm gì ?:(Để biết lịch học,chuẩn bị bài cho ngày sau). 3.Củng cố, dặn dò:(2’) - 2HS đọc thời khoá biểu của lớp . -Về nhà thường xuyên xem thời khoá biểu . Thứ 5 ngày 5 tháng 11 năm 2020 Tập viết CHỮ HOA E, Ê I.Mục tiêu : -Viết đúng hai chữ hoa :E,Ê (1 dòng cỡ vừa , một dòng cỡ nhỏ - E, hoặc Ê), chữ và câu ứng dụng :Em (1 dòng cỡ vừa , một dòng cỡ nhỏ ) Em yêu trường em (3 lần) . II.Đồ dùng: - Mẫu chữ E, Ê III.Hoạt động dạy học : A.Bài cũ : 5’ - HS viết bảng con: Đ, Đẹp - GV nhận xét . B.Bài mới : 28’ 1.Giới thiệu bài(2’) 2.Hướng dẫn viết chữ hoa :(7’) *Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét hai chữ :E Ê - Chữ E: + GV gắn bảng mẫu chữ E và hỏi - Độ cao của chữ hoa E? - Gồm mấy nét ? .Đó là những nét nào? - GV nêu cách viết : Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong dưới gần giống chữ C hoa nhưng hẹp hơn,rồi chuyển hướng viết tiếp 2 nét cong trái tạo vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng xoắn nhỏ ở giữa thân chữ, phần cuối nét cong trái thứ 2 lượn xuống dừng bút ở đường kẻ 2) - GV viết mẫu và nhắc lại. - Chữ Ê(tương tự như chữ E khác thêm dấu mũ trên đầu). *Hướng dẫn HS viết bảng con - HS viết trên không . - HS viết bảng con :E, Ê - GV nhận xét . 3.Hướng dẫn viết ứng dụng (5’) - HS đọc : Em yêu trường em. *Hướng dẫn HS nhận xét . - Những con chữ nào có độ cao 1li, 2.5li, 1,25li? - Cách đặt dấu thanh . - GV viết mẫu chữ EM và nét móc của chữ m nối liền với thân chữ E. 4.HS viết vào vở. - HS viết bài,GV theo dõi và nhận xét. 5.Củng cố, dặn dò:(2’) - GV nhận xét giờ học . - Nhắc nhở HS viết còn chưa đẹp về luyện viết đẹp hơn Chính tả (Nghe viết) CÔ GIÁO LỚP EM I/ Mục đích, yêu cầu : - Nghe - viết chính xác bài chính tả , trình bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài : Cô giáo lớp em . - Làm được BT2 ; BT (3) a/b. II/ .Hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra bài cũ: (5p) 2 HS viết bảng lớp , cả lớp viết bảng con : huy hiệu , vui vẻ , con trăn , tiếng nói . Nhận xét , sửa sai ( nếu có ). B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài : (2p) 2. Hướng dẫn nghe - viết : a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: (19p) - GV đọc đầu bài và 2 khổ thơ cuối ; vài HS đọc lại . - Giúp HS nắm nội dung bài : + Khi cô dạy viết , gió và nắng như thế nào ? + Câu thơ nào cho thấy bạn học sinh rất thích điểm mười cô cho ? - Hướng dẫn HS nhận xét : + Mỗi dòng thơ có mấy chữ ? + Các chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ? - HD viết các chữ hoa, các chữ khó : Giáo viên đọc rút từ khó, HS đọc đúng, giáo viên viết bảng : thoảng hương nhài, ghé vào, ấm trang vở, ngắm mãi, điểm mười ... - HS tập viết chữ ghi tiếng , từ khó hoặc dễ lẫn . VD : giảng , ngắm mãi , trang vở , thoảng ,... b. Hướng dẫn viết bài vào trong vở GV nhắc nhở : - Viết đúng các chữ khó trong bài - Viết đúng các chữ hoa : Cô, Gió, Nắng, Xem, Ấm, Yêu, Những - Viết liền nét các chữ : viết, ghé, Yêu, điểm. - Chú ý viết đúng độ cao khoảng cách, trình bày bài sạch đẹp, liền nét, liền mạch. - Đọc bài cho HS ghi - Đọc lại cho HS khảo bài . c. Chấm , chữa bài : 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : (7p) Bài tập 2: HS nêu yêu cầu . GV giúp HS nắm được yêu cầu bài tập . HS làm bài vào VBT . GV khuyến khích các em tìm càng nhiều càng tốt . Gọi HS phát biểu ý kiến , GV ghi ý kiến đúng vào bảng phụ Lời giải : thủy : tàu thủy , thủy quân , thủy chiến , thủy chung , ... Núi : núi non , núi đá , sông núi , ngọn núi , núi non , đồi núi , ... Lũy: lũy tre , chiến lũy , tích lũy , thành lũy , ... Bài tập 3: HS đọc yêu cầu , GV lựa chọn cho HS làm bài 3b. HS đọc thầm BT , làm bài vào VBT . GV chia bảng làm 3 cột : mời 3 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức . Sau thời gian quy định , đại diện mỗi nhóm đọc kết quả . Tổ trọng tài ( gồm 3 HS ) tính điểm của từng nhóm .Các trọng tài và Gv kết luận nhóm thắng cuộc . 4. Củng cố , dặn dò (2p) GV nhận xét chung về giờ học . Thứ 6 ngày 6 tháng 11 năm 2020 Toán 26 + 5 I.Mục tiêu : - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 5. - Biết giải bài toán về nhiều hơn. - Biết thực hành đo độ dài đoạn thẳng. - Các bài tập cần làm: Bài 1(dòng 1), bài 3,4. trang 35. - Dành cho học sinh có năng khiếu: Bài 1(dòng 2), Bài 2 , trang 35. II.Đồ dùng: - Bộ đồ dùng học toán III.Hoạt động dạy học : 1.Bài cũ :(5’). - 3HS đọc thuộc bảng cộng 6 cộng với một số. - GV nhận xét . 2.Bài mới : 28’. a.Giới thiệu bài . b.Giới thiệu phép cộng dạng 26 + 5. - GV nêu bài toán : Có hai mươi sáu que tính, thêm năm que tính nữa .Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính ?. - HS lấy que tính ra đặt lên bàn và trả lời câu hỏi . - Hai mươi sáu gồm mấy chục và mấy đơn vị ?.(Hai mươi sáu gồm hai chục và sáu đơn vị ). - GV nói:Lấy thêm 5 que tính nữa đặt dưới 6 que tính rời và cho biết kết quả. - HS thực hiện thao tác trên que và nêu cách làm. - GV hướng dẫn cách tính cột dọc. 26 + 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1. 5 2 thêm 1 bằng 3, viết 3. 31 - HS nhắc lại - Vậy 26 + 5 = 31 c.Thực hành . Bài 1:- Dành cho học sinh có năng khiếu: (dòng 2).- Cho học sinh đọc yêu cầu bài . Tính 16 36 46 + + + 4 6 7 - HS làm bảng con.2HS lên bảng làm , Lớp và GV chữa bài. Bài 2: - Dành cho học sinh có năng khiếu .- Cho học sinh đọc yêu cầu bài . Số?. - Cho HS trả lời miệng, GV ghi bảng. Bài 3: - Cho học sinh đọc yêu cầu bài : HS đọc bài toán và phân tích bài toán. - Bài toán cho biết gì ?. (Tháng trước được 16 điểm mười , tháng sau nhiều hơn tháng trước 5 điểm mười). - Bài toán hỏi gì ?.(Hỏi tháng này tổ em được bao nhiêu điểm mười?). - HS làm vào vở, 1Hs lên bảng làm. - GV chữa bài Bài giải Số điểm mười của tháng này là: 16 + 5 =21(điểm mười) Đáp số:21 điểm mười Bái 4:- Cho học sinh đọc yêu cầu bài . Đo độ dài các đoạn thẳng AB, BC, AC. - HS làm (miệng ). - Đo độ dài các đoạn thẳng AB, BC, AC: A B C - GV– Nhận xét. 4.Củng cố,dặn dò:(2’) - HS nhắc lại cách tính. - GV nhận xét giờ học. Tự nhiên và xã hội: ĂN UỐNG ĐẦY ĐỦ I.Mục tiêu: - Biết ăn đủ chất, uống đủ nước sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khoẻ mạnh. - Dành cho học sinh có năng khiếu: Biết được buổi sáng nên ăn nhiều, buổi tối ăn ít, không nên bỏ bữa ăn. * - KNS: - Kĩ năng ra quyết định : nên và không nên làm gì trong việc ăn uống hàng ngày. II.Đồ dùng: -Tranh . III.Hoạt động dạy-học: 1.Bài cũ:(5’) - Tiết trước ta học bài gì ? - Hãy nêu sự tiêu hoá thức ăn ? - HS trả lời, GV nhận xét. 2.Bài mới . 1.Giới thiệu bài (2’). * Hoạt động1: 12’. Thảo luận về các bữa ăn và thức ăn hàng ngày.(7’) Mục tiêu: - Hãy kể về các bữa ăn và những thức ăn mà các em thường được ăn uống hằng ngày. + HS hiểu thế nào là ăn uống đầy đủ. -Tiến hành: Bước 1:Làm việc theo nhóm (HĐ nhóm đôi) - GV cho HS mở SGK trang 16 và quan sát tranh 1,2,3,4 và nói các bữa ăn chính của bạn. - HS liên hệ đến các bữa ăn và những thức các em thường ăn và uống hằng ngày. - HS tập hỏi và trả lời trong nhóm. - GV theo dỏi giúp đỡ. - Hằng ngày các em ăn mấy bữa ? - Mỗi bữa ăn mấy bát cơm ? - Trong bữa ăn có những món gì ? - Ngoài ra các em còn ăn uống gì thêm nữa ? - Bạn thích ăn gì ? uống gì ? Bước 2:Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm trình bày kết quả . *GV kết luận : Mỗi ngày ít nhất cần ăn 3 bữa: Sáng, trưa, tối. Nên ăn nhiều vào buổi sáng, trưa để đủ sức làm việc và học tập, buổi tối không nên ăn quá no. Hằng ngày nên uống đủ nước. Ngoài món canh thường ăn trong bữa cơm, khi khát cần uống đủ nước. Mùa hè ra nhiều mồ hôi cần uống nhiều nước hơn. - Cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật (thịt, tôm, cá) thức ăn nguồn gốc từ thực vật (rau xanh, quả chín.....), để đảm bảo đủ chất bổ cho cơ thể. - Ăn uống đầy đủ được hiểu là ăn đủ về số lượng (ăn đủ no) đủ chất . - Trước và sau khi ăn chúng ta phải làm gì ? (rửa tay, không ăn đồ ngọt ...) - Ai đã thực hiện thường xuyên việc kể trên ? *Hoạt động 2: 12’. Cần ăn uống đầy đủ và có ý thức ăn uống đầy đủ :(HĐ nhóm 4) - Thức ăn được biến đổi như thế nào trong dạ dày và ruột non ? - Những chất bổ thu được từ thức ăn được đưa đi đâu, để làm gì? - Vì sao chúng ta cần ăn no, uống đủ nước ? - Nếu chúng ta thường xuyên bị đói, bị khát thì điều gì xảy ra? - HS trả lời lần lượt câu hỏi. GV nhận xét . + Chúng ta cần ăn đủ các loại thức ăn và ăn đủ lượng thức ăn, uống đủ nước để chúng biến thành chất bổ dưỡng nuôi cơ thể khoẻ mạnh, chóng lớn .., nếu cơ thể bị đói, khát ta sẻ bị bệnh mệt mỏi, yếu, làm việc và học tập kém hiệu quả . Hoạt động 3: Trò chơi “Đi chợ”(5’) - GV hướng dẫn cách chơi : Các em đi chợ mua thức ăn để bữa ăn đủ chất, đủ lượng . - HS chơi theo nhóm .GV cùng HS kiểm tra và nhận xét 3.Củng cố, dặn dò:(4’) - Vì sao chúng ta cần ăn no, uống sạch sẽ và cách thực hiện ăn sạch ? - HS trả lời - GV :Vì ăn no ,uống sạch thì không bị bệnh tật và không khí trong lành làm cho môi trường trong lành là đã vệ môi trường Tập làm văn KỂ NGẮN THEO TRANH LUYỆN TẬP VỀ THỜI KHOÁ BIỂU I.Mục tiêu: 1.Rèn kĩ năng nghe và nói: - Dựa vào 4 tranh minh hoạ, kể được một câu chuyện được câu chuyện ngắn có tên “Bút của cô giáo” ( BT1 ). - Dựa vào thời khoá biểu hôm sau của lớp để trả lời được các câu hỏi ở BT3. - GV nhắc học sinh chuẩn bị thời khoá biểu của lớp để thực hiện yêu cầu BT3. * - KNS : - Thể hiện sự tự tin khi tham gia các hoạt động học tập. II.Đồ dùng : - Bảng phụ, bút . III.Hoạt động dạy học : 1. Bài cũ :(5’) -Tiết trước ta học bài gì? - HS trả lời .GV nhận xét. 2. Bài mới: 28’. a.Giới thiệu bài : Hôm nay ta học bài Kể ngắn theo tranh. Luyện tập về thời khoá biểu . b.Hướng dẫn làm bài tập . Bài 1: (HĐ nhóm đôi) - HS mở SGK trang 62 và quan sát tranh ,đọc lời nhân vật ở mỗi tranh. - GV cho HS nêu nội dung của từng bức tranh. Tranh 1:Tường và Vân đang chuẩn bị làm bài.Tường nói tớ quên bút rồi.Vân nói nhưng tớ chỉ có một bút . Tranh 2: Cô giáo cho Tường mượn bút .Tường nói em cảm ơn cô ạ! Tranh 3: Hai em tiếp tục làm bài . Tranh 4: Tường được điểm mười. Mẹ rất vui. Tường liền nói bút của cô giáo -HS kể lại toàn bộ câu chuyện .GV cùng HS nhận xét. Bài 2: (Viết):Viết thời khoá biểu ngày hôm sau của lớp. - HS làm theo nhóm - GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy, bút dạ. - HS các nhóm viết và đọc lên .Các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét. Bài 3: Dựa vào bài tập 2, trả lời câu hỏi sau: - Ngày mai có mấy tiết ?. - Đó là những tiết nào?. - Em cần mang những quyển sách gì?. - GV nhận xét 3.Củng cố, dặn dò:(2’) - HS nhắc lại nội dung tiết học Hoạt động tập thể SINH HOẠT LỚP I.Mục tiêu: - Đánh giá hoạt động của tuần 6 về :Vệ sinh, nề nếp,học tập . - Kế hoạch tuần tới. - Làm vệ sinh lớp học. II.Hoạt động dạy học: 1.Đánh giá:(10’) - Các tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thảo luận . - GV theo dõi. - Các tổ trưởng lên báo cáo trước lớp - Lớp trưởng nhận xét chung. - Gv nhận xét : +Về nề nếp : Các tổ đã thực hiện tốt . +Về học tập : Học thuộc các bảng cộng đã học. Một số em cần học thuộc để thực hiện làm ính nhanh hơn . 2.Kế hoạch tới:(5’) -Tiếp tục duy trì nề nếp. - Học tập :Dành nhiều điểm tốt -Vệ sinh luôn sạch sẽ. 3.Làm vệ sinh lớp học :(15’) - HS quét dọn lớp học, quét vàng nhện, Lau bàn ghế . - GV nhận xét . BUỔI CHIỀU Thứ 3 ngày 3 tháng 11 năm 2020 Đạo đức CHĂM LÀM VIỆC NHÀ(TIẾT 1) I. Mục tiêu: - Biết : Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để gíup đỡ ông bà, cha mẹ. - Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng. - Dành cho HS khá, giỏi: - Nêu được ý nghĩa của làm việc nhà. - Tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng *- KNS: - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng. II.Đồ dùng : - Vở bài tập Đạo đức III.Hoạt động dạy học : 1.Bài cũ :(5’) - Tiết trước ta học bài nào ?. - HS trả lời:Gọn gàng, ngăn nắp. - Em đã làm những công việc cụ thể nào thể hiện gọn gàng, ngăn nắp rồi. -HS trả lời .GV nhận xét . 2.Bài mới : *Hoạt động 1: BT1. Mục tiêu: - Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để gíup đỡ ông bà, cha mẹ. - Cho HS quan sát tranh ở vở BT trang 11. a) Em có nhận xét gì về việc làm của bạn trong tranh?. b) Em sẽ đoán xem mẹ bạn sẽ nghĩ gì?. - Học sinh thảo luận theo cặp. - Đại diện từng cặp trả lời. - GV kết luận. *Hoạt động 2: BT2. 10’.Tìm hiểu bài thơ “Khi mẹ vắng nhà”. - Mục tiêu: - HS biết một số biểu hiện tình cảm, tình yêu thương ông bà, cha mẹ - Cách tiến hành : +GV đọc bài “Mẹ vắng nhà” +HS đọc thầm và trả lời câu hỏi sau ‘ - Bạn nhỏ đang làm gì khi mẹ vắng nhà ?. (Luộc rau,nấu cơm, ......) - Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm như thế nào đối với mẹ ?.(Thương yêu mẹ,........) - Em hãy đoán xem mẹ bạn nghỉ gì khi thấy những việc bạn đã làm ?.(Mẹ thấy rất vui .......) - GV kết luận :Chăm làm việc nhà là một đức tính tốt mà chúng ta nên học tập *Hoạt động 3: BT3 . 10’ Mục tiêu: - Biết một số việc nhà phù hợp với khả năng và tác dụng của việc chăm làm việc nhà .) - HS mở Vở bài tập quan sát tranh ở bài tập 3 và viết vào những việc làm của bạn nhỏ. - HS làm vào vở và đọc. +Tranh1: Bạn phơi đồ áo. +Tranh 2: Bạn đang tưới cây. +Tranh 3: Bạn đang cho gà ăn. +Tranh 4: Bạn đang nhặt rau giúp mẹ; +Tranh 5: Bạn rửa ấm chén. +Tranh 6:Bạn đang lau bàn ghế. - GV :Những việc các bạn làm ở mỗi tranh có tác dụng gì?(Thể hiện sự ý thức biết giúp đỡ bố mẹ ......., biết làm việc phù hợp với khả năng ). - Em đã làm được nào trong những việc mà các bạn đã làm chưa ? - GV kết luận :Chăm làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi và khả năng như quét dọn nhà cửa, sân vườn, rửa ấm chén, chăm sóc cây trồng, vật nuôi.... trong gia đình là góp phần làm sạch, đẹp môi trường bảo vệ môi trường. *Hoạt động 4 :(5’) Biết tán thành với ý kiến ý kiến sai đúng và HS làm bài 4 và giải thích vì sao . - HS nêu ý kiến: b, d, đ là đúng. -Ý kiến a,c sai vì mọi người trong gia đình đều phải tự giác làm việc kể cả trẻ em nhưng làm việc phù hợp với khả năng của mình. *Hoạt động nối tiếp :Về nhà nhớ thực hiện tốt Tự học HOÀN THÀNH NỘI DUNG MÔN TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu: - Học sinh tự hoàn thành các nội dung, chưa hoàn thành của môn Tiếng Việt. - Tự luyện tập phần kiến thức, kĩ năng chưa tốt. II. Các ho
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_2_tuan_7_nam_hoc_2020_2021.doc