Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Giúp học sinh

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 25.

- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.

- BT cần làm: Bài 1(cột 1, 2, 3), bài 3.

2. Kĩ năng :

- Rèn cách thực hiện phép cộng dạng 49 + 25 tính nhanh, đúng, chính xác.

- Trình bày và giải bài toán bằng một phép tính cộng.

3. Thái độ : Giáo dục HS cẩn thận khi làm bài, yêu thích sự chính xác của toán học.

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:

- Giáo viên: Bảng phụ, que tính. BGĐT

- Học sinh: Vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

 

doc32 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận xét. 
- HS đọc
- Học sinh các nhóm lên thi làm nhanh. 
- Cả lớp nhận xét nhóm làm nhanh, đúng nhất. 
- Đáp án đúng: 
+ da dẻ, cụ già, ra vào, cặp da. 
+ vâng lời, bạn thân, nhà tầng, bàn chân.
Ngày soạn: 309/2019 
Ngày giảng: Thứ 4/02/10/2019
MĨ THUẬT
VẼ TRANH. ĐỀ TÀI VƯỜN CÂY
I. MỤC TIÊU
- HS nhận biết hình dáng , màu sắc, vẻ đẹp của một số loài cây
- Biết vẽ hai hoặc ba cây đơn giản
- Vẽ được tranh vườn cây đơn giản( hai hoặc ba cây) và vẽ màu theo ý thích.
II. ĐỒ DÙNG
GV: - Tranh hoặc ảnh một vài loại lá cây- bài vẽ của học sinh năm trước.
 - Một vài loại cây có hình dáng và màu sắc khác nhau.
HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 2, bút chì, tẩy, màu sáp.
III. HOẠT ĐỘNG D - H 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 3’
- Kiểm tra đồ dùng học vẽ, vở tập vẽ 2
2. Bài mới 30
2.1.Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài
*Giới thiệu tranh ảnh và đặt câu hỏi gợi ý :
+ Trong tranh, ảnh này có những cây gì? 
+ Em hãy kể những loại cây mà em biết, tên cây, hình dáng, đặc điểm.
+ Em sẽ chọn những cây gì để vẽ tranh.
* Giáo viên tóm tắt.
+ Vườn cây có nhiều loại cây hoặc có một loại cây (dừa hoặc na, mít, xoài...).+ loại cây có hoa, quả.
2.2.Hoạt động 2: Cách vẽ tranh vườn cây đơn giản:
*Minh họa lên bảng theo từng bước sau 
+ Phải nhớ được h/dáng, đ2, màusắc của các l/cây.
+ Vẽ hình dáng các loại cây đơn giản khác nhau.
+ Vẽ thêm một số chi tiết cho vườn cây s/động như: người, con vật, .
+ Vẽ màu theo ý thích (không vẽ màu các cây giống nhau, có đậm có nhạt.
- Gv cho hs xem bài vẽ của hs .
2.3.Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành:
*Nhắc nhở hs : + sắp xếp các hình vẽ phù hợp với phần giấ
*Qs từng bàn để giúp đỡ những hs còn lúng túng.
2.4.Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ vườn cây đơn giản đã hoàn thành và gợi ý để các em nhận xét, đánh giá về bố cục, cách vẽ màu.- giáo viên gợi ý để học sinh tìm ra các bài vẽ đẹp.
3. Dặn dò: 3’
- Q/sát h/dáng, màu sắc 1 số con vật- sưu tầm tranh, ảnh các con vật.
+ Hs quan sát tranh và trả lời:
* HS làm việc theo nhóm . các nhóm hỏi lẫn nhau theo sự hướng dẫn của gv.
hs nêu
+ HS theo dõi.
- HS vẽ tranh đề tài vườn cây đơn giản.
+ Thực hiện bài tập theo từng bước thầy đã h/dẫn.
TOÁN
TIẾT 18: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Giúp học sinh củng cố về 
- Biết thực hiện phép cộng dạng 9 + 5, thuộc bảng 9 cộng với một số.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5; 49 +25.
- Biết thực hiện phép tính 9 công với một số để so sánh hai số trong phạm vi 20. 
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.	
2. Kĩ năng : 
- Rèn kĩ năng tính, đặt tính các phép cộng dạng 9 + 5 : 29 + 5 ; 49 + 25. 
- Rèn kĩ năng cộng có nhớ trong PV 100, dạng 29 + 5, 49 + 25
- Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính cộng.
3. Thái độ : 
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP : 
- Giáo viên: Bảng phụ. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh. 
- GV nhận xét đánh giá.	
2. Bài mới: (30’)
2.1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Hướng dẫn cả lớp làm bài rồi chữa
- Nhận xét kết quả làm của học sinh
Củng cố kĩ năng tính nhẩm
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở. 
- Gọi 2 HS nêu lại cách thực hiện các phép tính.
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét bài. 
Củng cố kĩ năng tính theo cột đọc.
Bài 3:
- Bài toán yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu học sinh làm vào vở. 
- Trước khi điền dấu ta phải làm gì? 
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét
Củng cố kĩ năng so sánh .
Bài 4: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài 
- Bài toán cho biết gì?
- BT yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu học sinh tóm tắt rồi giải vào vở. 
 Tóm tắt: 
 Gà trống: 19 con
 Gà mái : 25 con
 Tất cả :  con gà ?
- GV nhận xét
Củng cố giải toán có lời văn bằng 1 phép tính cộng có nhớ
Bài 5: 
- Gọi HS nêu y/c
- GV hướng dẫn học sinh làm bài
+ Trên hình vẽ có mấy đoạn thẳng?
- Gọi HS lên bảng làm 
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét
 Củng cố về nhận biết đoạn thẳng 
3. Củng cố - Dặn dò. (2’)
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
- Gọi 1 HS lên bảng làm
+ Tính tổng biết các số hạng lần lượt là:
a) 9 và 7 b) 39 và 6 c) 29 và 45
- Học sinh đọc yêu cầu. 
- Tính nhẩm
- Học sinh nêu miệng: 
9 + 4 = 13 9 + 5 = 14
9 + 6 = 15 9 + 7 = 16
9 + 8 = 17 9 + 9 = 18
9 + 3 = 12 5 + 9 = 14
- HS đọc
- 2 học sinh làm bảng lớp. 
29
 + 45
 74
72
 + 19
 91
19
 + 9
 28
81
 + 9
 90
 39
+ 26
 65
74
 + 9
 83
 9
 + 37
 46 
20
 + 39
 29
- Điền dấu ; = vào chỗ chấm thích hợp
- Học sinh làm vào vở. 
9 + 9 < 19 2 + 9 = 9 + 2
9 + 9 > 15 9 + 5 > 6 + 6
9 + 8 > 9 + 6 9 + 3 > 9 + 2
- có 19 con gà trống và 25 con gà mái
- Tìm số gà trong sân.
- Học sinh giải vào vở. 
 Bài giải
Trong sân có tất cả số con gà là: 
 19 + 25 = 44 (Con) 
 Đáp số: 44 con gà. 
- HS nêu yêu cầu.
- Có 6 đoạn thẳng
- 1 HS lên bảng làm lớp tự làm rồi chữa.
M	O	P	N
- HS khoanh phương án D 6 đoạn thẳng
TẬP ĐỌC
TIẾT 12: TRÊN CHIẾC BÈ
I. MỤC TIÊU: 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: âu yếm, lăng xăng, săn sắt, trong vắt, nghênh cặp chân, hoan nghênh, ...
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, giữa các cụm từ. 
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ : ngao du thiên hạ, bèo sen, đen sạm, bái phục, lăng xăng.
- Hiểu nội dung bài : Tả chuyến du lịch thú vị trên “sông” của đôi bạn Dế Mèn và Dế Trũi. 
3. Thái độ: Giáo dục HS có tình bạn đẹp đẽ như Dế Mèn và Dế Trũi.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP : 
- Giáo viên: Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa. BGĐT
- Học sinh: Bảng phụ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D-H CHỦ YẾU : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Gọi học sinh lên đọc bài: “Bím tóc đuôi sam” và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. 
- Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới: (27’)
2.1. Giới thiệu bài:	
- Đưa tranh. UDCNTT
2.2. Luyện đọc:
*Giáo viên đọc mẫu: Giọng đọc thong thả, bộc lộ cảm xúc thích thú, tự hào về đôi bạn, nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả.
* Đọc từng câu
- Đọc nối tiếp câu lần 1
- Đọc từ khó
- Đọc nối tiếp câu lần 2
- GV nhận xét
* Đọc từng đoạn 
- Hướng dẫn HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
- Giải nghĩa từ: 
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2
- GV hướng dẫn ngắt giọng 
- UDCNTT: Mùa thu mới chớm/ nhưng nước đã trong vắt,/ trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy.//
 Đàn săn sắt và cá thầu dầu thoáng gặp đâu cũng lăng xăng/ cố bơi theo chiếc bè,/ hoan nghênh váng cả mặt nước.//
- GV nhận xét 
- GV đọc mẫu 
* Đọc theo nhóm. 
- HD đọc thi đọc 
- GV nhận xét – tuyên dương
* Đọc đồng thanh (đoạn 3).
2.3. Tìm hiểu bài (12’)
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi:
- DM và DT đi chơi xa bằng cách nào? 
- Trên đường đi đôi bạn nhìn thấy cảnh vật ra sao? 
- Tìm từ ngữ tả thái độ của các con vật đối với hai chú dế?
? Nội dung bài muốn nói gì ?
2.4. Luyện đọc lại. (6’)
- Giáo viên gọi các nhóm thi đọc toàn bài 
- GV nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố - Dặn dò. (2’)
- Giáo viên hệ thống nội dung bài. 
- Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài
- HS đọc cả lớp lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh nối nhau đọc từng câu lần 1.
- HS đọc từ khó: săn sắt, trong vắt, nghênh cặp chân, hoan nghênh
- Học sinh nối nhau đọc từng câu lần 1.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài lần 1.
- HS giải nghĩa từ: Ngao du thiên hạ, bèo sen, bái phục, lăng xăng, váng
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài lần 2.
- HS luyện đọc câu đúng( 3-4 em)
- HS đọc theo nhóm đôi 
- Đại diện thi đọc giữa các nhóm thi học
- Cả lớp nhận xét nhóm đọc tốt
- Đọc đồng thanh cả lớp
- Ghép ba bốn lá bèo sen lại thành một chiếc bè đi trên mặt nước.
- Nước trong vắt, cỏ cây làng xóm, núi non 
- Gọng vó : Bái phục nhìn theo.
Âu yếm ngó theo .
- Săn sắt, thầu dầu: Chạy lăng xăng hoan nghênh váng cả mặt nước.
- Tả chuyến du lịch thú vị trên “sông” của đôi bạn Dế Mèn và Dế Trũi. 
- Các nhóm học sinh thi đọc cả bài. - 
- Nhận xét nhóm đọc tốt nhất. 
. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ CHỈ SỰ VẬT. TỪ NGỮ VÊ NGÀY, THÁNG, NĂM
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Tìm được một số từ ngữ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối ( BT1) 
- Biết đặt và trả lời câu hỏi về thời gian ( BT2)
- Bước đầu biết ngắt đoạn văn ngắn thành các câu trọn ý ( BT 3 ) 
2. Kĩ năng : 
- Rèn kĩ năng nhận biết đúng từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối.
- Đặt câu hỏi và trả lời về thời gian( ngày, tháng, năm, tuần và ngày)
- Kĩ năng dùng dấu (.) để ngắt câu trọn ý .
3. Thái độ : 
- Giáo dục lòng ham học hiểu biết từ ngữ.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP : 
- Giáo viên: Bảng phụ. BGĐT
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi 3 học sinh lên bảng đặt câu theo mẫu: Ai là gì ?
- Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. (1’)
2.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. (30’)
Bài 1: 
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu
- Giáo viên ghi các từ học sinh vừa nêu lên bảng
- Yêu cầu HS đọc lại các từ vừa nêu
? Các từ chỉ người, vật, cây cối được gọi chung là gì ? 
Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc đề
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi:
 Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về: 
 + Ngày, tháng, năm. 
 + Tuần, ngày trong tuần. 	
- Gọi các nhóm lên bảng trình bày
- Gọi Hs nhận xét, GV nhận xét
Bài 3: 
Mời một em đọc bài tập 3 (đọc liền hơi không nghỉ ) đoạn văn trong SGK .
-Em thấy thế nào khi đọc đoạn văn không được nghỉ hơi ?
- Em có hiểu gì về đoạn văn này không ? 
- Nếu ta cứ đọc liền hơi đoạn văn như thế có dễ hiểu không ?
- Vậy khi ngắt đoạn văn thành các câu thì cuối câu phải ghi dấu gì ? Chữ cái đầu câu phải viết như thế nào ? 
-Yêu cầu thực hành ngắt đoạn văn thành 4 câu ,sau đĩ viết vào vở. 
 -Thu 5 vở chấm , nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò. (2’)
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà ôn lại bài. 
- 3 HS thực hành làm bài
- HS đọc
- Học sinh tìm các từ theo mẫu trong bảng. 
Chỉ người
Chỉ đồ vật
Chỉ con vật
Chỉ cây cối
Cô giáo
Bạn bè
Bố,mẹ
Nông dân
Bàn,tủ
Giường
Giá sách
sách
Mèo,chó
Vịt,ngan
Trâu,bò
Cá,công
Na,mít
Vú sữa
Cà phê
Đu đủ
- Hs đọc các từ trong bảng,
- Từ chỉ sự vật 
- Học sinh đọc yêu cầu
- Các cặp tiến hành hỏi đáp trong bàn .
VD: a) - Hôm nay là ngày bao nhiêu?
 - Em học lớp 1 vào năm nào?
 b) - Một tuần học có mấy ngày?
 - Hôm qua là ngày thứ mấy?
- Các cặp lên hỏi đáp trước lớp. 
- Cả lớp cùng nhận xét. 
- Một em đọc bài tập 3 trong sách giáo khoa theo yêu cầu cách đọc liền hơi .
- Rất mệt .
- Khó hiểu và không nắm được hết ý của bài .
- Không rất khó hiểu .
- Cuối câu phải ghi dấu chấm . 
- Chữ cái đầu câu phải viết hoa 
- Thực hành ngắt câu theo yêu cầu .
Trời mưa to . Hà quên mang áo mưa . Lan rủ bạn đi chung áo mưa với mình .Đôi bạn vui vẻ ra về .
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết4: LÀM GÌ ĐỂ CƠ VÀ XƯƠNG PHÁT TRIỂN TỐT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được tập thể dục hằng ngày, lao động vừa sức, ngồi học đúng cách và ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt 
- Biết đi, đứng, ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống.	
- Giải thích tại sao không nên mang vác vật quá nặng
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các biện pháp giúp bộ xương phát triển tốt.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ‎y thức rèn luyện thân thể để bộ xương phát triển tốt.
II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC: 
- Kỹ năng ra quyết định:Nên và không nên làm gÌ để xương và cơ thể phát triển tốt.
- Kỹ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động để xương và cơ phát triển tốt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: (5P)
- Nói tên một số cơ của cơ thể ?
- Chúng ta lên làm gì để cơ được săn chắc ?
B. BÀI MỚI:
Khởi động: Trò chơi "Xem ai khéo"
*Cách chơi: HS xếp thành 2 hàng dọc ở giữa lớp học. Mỗi em đội trên đầu 1 cuốn sách. Các hàng đi xung quanh lớp về chỗ phải đi thẳng người, giữ đầu và cơ thẳng sao cho quyển sách trên đầu không bị rơi xuống.
? Khi nào thì quyển sách bị rơi xuống
+ Đây là một trong các bài tập để rèn luyện tư thế đi, đứng đúng.
Hoạt động 1: (12p) Làm gì để cơ và xương phát triển tốt
*Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo cặp
- Kể tên những món ăn mà bạn đang ăn (h1).
- Những món ăn này có tác dụng gì?
- Hãy kể những món ăn hàng ngày của gia đình em ?
- H2: Bạn trong tranh ngồi học như thế nào ? Nơi học có ánh sáng không ?
- Lưng của bạn ngồi như thế nào ?
- Ngồi học như thế nào là ngồi đúng tư thế ?
- H3: Bạn đang làm gì ?
Bơi là 1 môn thể thao rất có lợi cho việc phát triển xương và cơ giúp ta cao lên, thân hình cân đối hơn.
- H4, 5: Bạn nào xách vật nặng
- Tại sao chúng ta không nên xách vật nặng ?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV gọi 1 vài em ở các cặp trình bày và nêu ý kiến của mình sau khi quan sát các hình.
Hoạt động 2: (13p)
- Trò chơi "Nhấc một vật"
*Cách tiến hành:
Bước 1: GV làm mẫu và phổ biến cách chơi.
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi (dùng sức của cả hai chân và tay chứ không dùng sức của cột sống).
*Chú ý: Khi nhấc vật nặng lưng phải thẳng dùng sức ở 2 chân để co đầu gối và đứng thẳng dậy để nhắc vật. Không đứng thẳng chân và không dùng sức ở lưng sẽ bị đau lưng.
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: (3P)
- Nêu những việc cần làm để cơ và xương phát triển tốt.
- Có ý thức thực hiện các biện pháp để cơ và xương phát triển tốt.
- Nhận xét giờ học.
- Thực hành chơi trò chơi.
- Khi tư thế đầu, cổ hoặc mình không thẳng
- HS lắng nghe ghi nhớ.
- TLN2
- Quan sát tranh trang 11 và 11.
- Giúp cho cơ và xương phát triển tốt.
- Thịt, cá, rau, canh, chuối
- Ngồi sai tư thế. Thiếu ánh sáng
- Lưng gù
- Ngồi thẳng lưng, đầu hơi cúi, nơi học tập phải có đủ ánh sáng.
- Bạn đang bơi.
- HS quan sát so sánh.
- HS trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
- HS quan sát.
- 1 vài em nhấc mẫu
- Chia 2 đội chơi.
- Thi xem đội nào thắng.
Ngày soạn: 30/9/2019 
Ngày giảng: Thứ 5/03/10/2019 
GD NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CỦA BÁC HỒ
BÀI 2: LUÔN GIỮ THÓI QUEN ĐÚNG GIỜ
I. MỤC TIÊU
- Hiểu được một nét tính cách, lối sống văn minh của Bác Hồ là luôn giữ thói quen đúng giờ mọi lúc, mọi nơi
- Thấy được lợi ích của việc đúng giờ, tác hại của việc chậm trễ, sai hẹn.
- Thực hành bài học đúng giờ trong cuộc sống của bản thân
II. CHUẨN BỊ:
- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KT bài cũ: Bác kiểm tra nội vụ
- Gọn gàng, ngăn nắp giúp gì cho ta khi sử dụng đồ đạc?
- Gọn gàng, ngăn nắp có làm cho căn nhà, căn phòng đẹp hơn không?
- Nhận xét
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Luôn giữ thói quen đúng giờ
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Đọc hiểu
- GV đọc đoạn văn “Luôn giữ thói quen đúng giờ” (Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2/ tr7)
- GV hỏi:
 + Trong câu chuyện này vì sao anh em phục vụ lại gọi Bác là “cái đồng hồ chính xác”?
+ Có lần đi họp gặp bão, cây đổ ngổn ngang trên đường, Bác có tìm cách đến cuộc họp đúng giờ không?
+ Trong thời kì kháng chiến khi không tiện đi ô-tô, Bác đã dùng các phương tiện gì để tìm cách đi lại được chủ động hơn?
*Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
+ Bài học cuộc sống được gửi gắm qua câu chuyện này là gì? Hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện?
*Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng
+Có bao giờ em đến lớp muộn không? Trong trường hợp em đến lớp muộn, cô giáo và các bạn thường nói gì với em?
+ Em kể câu chuyện về một lần mình từng bị trễ giờ.
+ Em hãy kể ích lợi của việc đúng giờ trong khi: Đi học, đi chơi cùng bạn, đi ngủ, thức dậy
+ Em hãy kể những tác hại nếu chúng ta không đúng giờ trong việc: Đi học, đi chơi cùng bạn, đi ra sân bay, đi tàu?
GV cho HS thảo luận nhóm 2: Em hãy lập 1 thời gian biểu cho mình trong 1 ngày và chia sẻ thời gian biểu đó với các bạn trong nhóm
3. Củng cố, dặn dò:
+ Bài học cuộc sống được gửi gắm qua câu chuyện này là gì?
+ Nhận xét tiết học
-2 HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS trả lời cá nhân
- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi, ghi vào bảng nhóm
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
- HS trả lời cá nhân
- Lớp nhận xét
- HS thảo luận câu hỏi
Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
- Lắng nghe
- HS trả lời
TẬP VIẾT
TIẾT 4: CHỮ HOA C
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức : 
- Viết đúng chữ hoa C( 1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Chia ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Chia ngọt sẻ bùi ( 3 lần)
2. Kĩ năng : 
- Rèn kĩ năng viết đúng quy trình. Viết đều nét, đúng mẫu và nối chữ đúng qui định, viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
3. Thái độ : 
- Giáo dục ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP : 
- Giáo viên: Chữ mẫu trong bộ chữ. 
- Học sinh: Vở tập viết. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D-H CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ(4’) 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con chữ hoa B và từ bạn bè. 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài ghi đầu bài.(1’) 
2.2. Hướng dẫn học sinh viết.(8’) 
- Hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu.
- GV giới thiệu chữ mẫu.
+ Chữ hoa C cao mấy li, gồm mấy đường kẻ ngang.
+ Chữ hoa C gồm mấy nét? Đó là những nét nào?
- Nêu cách viết chữ hoa C 
- GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
- Yêu cầu học sinh viết bảng con.
2.3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng. (5’)
- Yêu cầu 1 em đọc cụm từ ứng dụng.
? giải nghĩa cụm từ ứng dụng. 
- GV viết mẫu câu ứng dụng:
+ bảng phụ: Chia ngọt sẻ bùi
- Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
+ Chữ hoa h cỡ nhỏ, chữ g và chữ b cao mấy li?
+ những chữ còn lại cao mấy li?
+ Cách đặt dấu thanh ở các chữ 
+ Các chữ (tiếng) viết cách nhau một khoảng bằng chừng nào?
- GV viết mẫu chữ Chia
- Yêu cầu học sinh viết tiếng Chia vào bảng
2.4. Viết vào vở tập viết.(20’) 
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào vở theo mẫu sẵn. 
- Giáo viên theo dõi uốn nắn sửa sai. 
2.5 Chấm, chữa. 
- GV thu 8-10 bài nhận xét
3. Củng cố - Dặn dò.(2’) 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh về viết phần còn lại. 	
- Viết bảng con
- Học sinh quan sát 
+ Cao 5 li, gồm 4 đường kẻ ngang.
+ là kết hợp của 2 nét cơ bản cong duới và cong trái nối liền nhau, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ.
+ Từ điểm đặt bút trên đường kẻ ngang 6, viết nét cong dới rồi chuyển hớng viết tiếp nét cong trái, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét cong trái lợn vào trong, db trên đk 2 ( nét cong trái lợn đều, không cong quá nhiều về bên trái )
- Học sinh quan sát.
- Viết bảng con.
- HS đọc: Chia ngọt sẻ bùi
- Khuyên phải biết san sẻ cho nhau, không kể ít hay nhiều
+ 2, 5 li
+ 1 li
- Dấu nặng đặt dưới o, dấu hỏi đặt trên âm e, dấu huyền đặt trên âm u.
+ Cách 1 khoảng bằng con chữ o
- Lớp theo dõi
- Viết vào bảng con tiếng Chia 
- Học sinh viết vào vở theo mẫu sẵn. 
CHÍNH TẢ ( NGHE - VIẾT )
TIẾT 8: TRÊN CHIẾC BÈ
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức :
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài CT.
- Làm được BT2; BT3a
2. Kĩ năng : 
Rèn kĩ năng trình bày đúng thể loại đoạn văn xuôi
 - Kĩ năng tìm và phân biệt đúng các chữ viết có iê, yê. Phân biệt cách viết các chữ có d, gi, r đúng chính tả.
3. Thái độ : Giáo dục HS biết đi tham quan cho biết đó biết đây.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP : 
- Giáo viên: Bảng phụ. BGĐT
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi 2, 3 học sinh lên bảng làm bài tập 3a của giờ trước. 
- Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới: (25’)
2.1. Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
2.2. Hướng dẫn viết. 
* Tìm hiểu nội dung đoạn cần viết 
- Treo bảng phụ GV đọc đoạn trích
- Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách nào?
- Mùa thu mới chớm nhìn mặt nước như thế nào?
 * Hướng dẫn cách trình bày :
- Đoạn trích có mấy câu ?
- Chữ đầu câu viết như thế nào ?
- Bài viết có mấy đoạn ?
-Chữ đầu đoạn viết như thế nào ? 
- Ngoài những chữ đầu c

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_4_nam_hoc_2019_2020.doc
Giáo án liên quan