Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Luyến

I. Mục tiêu:

- Kể được lợi ích của 1 số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người; Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.

- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường.

- Giáo dục HS biết yêu quý và bảo vệ loài vật có ích, biết tham gia và nhắc nhở mọi người bảo vệ loài vật có ích là bảo vệ sự cân bằng sinh thái, giữ gìn môi trường, thân thiện với môi trường và góp phần BVMT tự nhiên.

II. Chuẩn bị:

 Phiếu học tập ghi các tình huống HĐ1.

Tình huống 1: Em đang học bài thì Cường đến rủ đi bắn chim.

- Em sẽ làm gì? Vì sao?

Tình huống 2. Hà và Ngọc là đôi bạn thân. Tan học về Hà rủ Ngọc: “Ngọc ơi, trên cây kia có tổ chim. Chúng mình trèo lên bắt chim non về chơi đi.”

- Nếu em là Ngọc em sẽ ứng xử thế nào? Vì sao?

Tình huống 3. Vừa đến giờ Hà phải giúp mẹ cho gà ăn thì hai bạn Hoa và An sang rủ Hà đến nhà Mai xem bộ quần áo mới của Mai.

Theo em thì Hà nên làm gì? Vì sao?

 

doc25 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 31 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Luyến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mục tiêu:
- HS hoàn thành vở Tập viết và biết viết chữ hoa N (kiểu 2) đúng mẫu, củng cố 
cách viết chữ thường đã học. HS hiểu nghĩa câu ứng dụng Người ta là hoa đất. 
- HS viết chữ đúng kĩ thuật, đẹp, viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi. 
- GDHS có ý thức giữ gìn vở sạch; rèn chữ viết đẹp. 
II. Các hoạt động dạy, học: 
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Nội dung bài học: 
Hoạt động 1: Củng cố cách viết chữ hoa N (kiểu 2) và câu ứng dụng: 
a) Cách viết chữ hoa N ( kiểu 2)
- HS nêu lại: Chữ hoa N (kiểu 2) cao mấy li, rộng mấy li?
- Chữ hoa N (kiểu 2) gồm mấy nét là những nét nào?
- Yêu cầu HS viết chữ hoa N vào bảng con. 
- GV nhận xét, uốn nắn. 
b) Củng cố cách viết cụm từ ứng dụng: 
- Giới thiệu câu ứng dụng: Người ta là hoa đất.
- Cụm từ này nói lên điều gì? 
- YC HS tìm hiểu cách viết: nêu độ cao, khoảng cách giữa các chữ?
- Viết mẫu chữ Người trên dòng kẻ, kết hợp HD cách viết. 
- Cho HS viết thử. 
- GV nhận xét, uốn nắn. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vở: 
- Nêu yêu cầu viết bài (mục I); HD tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
- Nhận xét và rút kinh nghiệm cho HS cả lớp.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chữ hoa N (kiểu 2) được viết bởi mấy nét? 
- Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài: Chữ hoa Q (kiểu 2).
- HS lắng nghe.
- HS nêu: Chữ hoa N cao 5 li, rộng 5 li.
- HS nêu
- HS viết vào bảng con.
- HS đọc câu ứng dụng.
* HS nêu
- HS nêu.
- HS theo dõi.
- HS luyện viết trong bảng con chữ Người (2 - 3 lượt).
- HS viết bài vào vở. 
- HS lắng nghe.
- HS nêu
- HS lắng nghe. 
______________________________________________________
 Thứ tư ngày 17 tháng 4 năm 2019
Tập đọc
CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch toàn bài; biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung bài: Cây và hoa đẹp nhất khắp miền đất nước tụ hội bên lăng Bác, thể hiện lòng tôn kính của toàn dân đối với Bác.
- HS thêm kính yêu Bác Hồ từ đó có ý thức thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
II. Chuẩn bị 
- Tranh minh hoạ SGK. Bảng lớp ghi câu văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài “Chiếc rễ đa tròn”
=> Nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
- Cho HS QS tranh; nêu ND
b. Luyện đọc.
- GV đọc mẫu 1 lần + nêu giọng đọc.
* Luyện đọc câu.
- Gọi HS đọc nối tiếp từng câu
- Luyện phát âm.
+ Yêu cầu HS tìm từ khó luyện đọc.
+ GV ghi bảng: lăng Bác, lịch sử, nở lứa đầu, ...
- GV theo dõi, sửa chữa cách phát âm cho HS.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn và trả lời câu hỏi SGK.
- HS QS; Nêu
- Theo dõi và đọc thầm theo. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết bài đọc 2 lần.
- HS đọc thầm và nêu.
- HS đọc đồng thanh, cá nhân.
* Đọc đoạn.
+ Bài này có thể chia làm mấy đoạn?
- Cho HS luyện đọc theo từng đoạn.
- GV theo dõi, hướng dẫn HS ngắt giọng ở các chỗ chấm, phẩy (BP).
- GVgiúp HS hiểu nghĩa các từ mới: uy nghi, tụ hội, tam cấp, tôn kính, non sông gấm vóc. 
- Đọc nối tiếp đoạn.
- Đọc trong nhóm.
- Thi đọc.
- Đọc cả bài.
c. Tìm hiểu bài.
- GV đọc lại bài 1 lần.
+ Kể tên những loài cây được trồng phía trước lăng Bác.
+ Kể tên những loài hoa nổi tiếng ở khắp miền đất nước được trồng quanh lăng Bác.
+ Câu văn nào cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác?
+ Trong các loài hoa bên lăng Bác, em biết những loại hoa nào?
+ Em đã đi thăm lăng Bác chưa? Em thấy phong cảnh ở đó có đẹp không?...
d. Luyện đọc lại.
- Cho HS luyện đọc lại từng đoạn, cả bài.
=>Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Cây và hoa bên lăng Bác thể hiện tình cảm của nhân dân ta đối với Bác như thế nào?
* Liên hệ: Trường ta có trông nhiều cây cảnh không?
+ Trồng cây cảnh có tác dụng gì?
+ Em cần làm gì để các cây luôn đẹp?
- Dặn HS luyện đọc lại bài.
- 4 đoạn: Mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
- HS lần lượt đọc từng đoạn.
 Cây và hoa của non sông gấm vóc/ đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng/ theo đoàn người vào lăng viếng Bác.
- 2 HS đọc phần chú giải.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn. 
- HS đọc theo nhóm 2.
- Đại diện nhóm đọc bài trước lớp. (đọc đoạn, cả bài)
- HS đọc 1-2 lần.
- HS theo dõi theo.
- Vạn tuế, dầu nước, hoa ban
- Hoa ban, hoa đào Sơn La, hoa sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa nhài, hoa mộc, hoa ngâu.
- Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác.
- HS nêu.
- HS nêu
- HS đọc lưu loát, đọc rõ ràng, thể hiện tình cảm tôn kính với Bác Hồ.
- 2,3 HS nêu: thể hiện tình cảm kính yêu của toàn dân ta từ Bắc chí Nam đối với Bác.
- HS nêu
- HS trả lời
- HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
_______________________________________________
Toán
LUYỆN TẬP (TR.159)
I. Mục tiêu:
- HS củng cố cách làm tính trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, trừ có nhớ trong phạm vi 100. Biết giải bài toán về ít hơn.
- HS thực hành tính viết thành thạo, giải toán chính xác. Áp dụng làm bài tập 1, BT2 (cột 1), BT3 (cột 1, 2, 4), BT4.
- Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt, tích cực luyện tập.
II. Chuẩn bị: 
- GV: BP - BT3.
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Đặt tính và tính.
456 - 124 264 - 153 
- Nhận xét.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Luyện tập thực hành.
Bài 1: Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài. Nêu cách tính.
- Nhận xét chốt bài củng cố lại cách thực hiện phép trừ.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu
 Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Cho HS làm bài vào vở
- GV nhận xét-chốt bài. Củng cố cách đặt tính.
Bài 3: GV treo bảng phụ.
- HS lên bảng làm và nêu cách tìm số bị trừ và số trừ, tìm hiệu
- GV nhận xét, chữa bài HS.
Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Nhận xét, củng cố cách làm
Bài 5: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận
- Yêu cầu nêu kết quả thảo luận.
- Củng cố cách đếm hình tứ giác.
3. Củng cố: 
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Nhận xét, đánh giá tiết học. Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
2 HS lên bảng làm bài.
Cả lớp làm bảng con.
- 1 HS nêu yêu cầu
- 3 HS lên bảng làm .
- Nhận xét.
- 1 HS đọc
- Đặt tính rồi tính:
- 3 HS lên bảng làm.
- Nhận xét bổ sung.
- 1 HS lên bảng làm 
- Nhận xét bổ sung.
- 1 HS lên bảng tóm tắt và giải.
- 1 HS đọc
- Thuộc bài toán ít hơn
- 1 HS lên bảng làm bài.
- 1 HS đọc
- HS thảo luận
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
- HS theo dõi
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- HS lắng nghe.
___________________________________________________
Kể chuyện
CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
I. Mục tiêu:
- Nhớ truyện kể đúng từng đoạn và toàn bộ truyện một cách tự nhiên.
- Kể đúng, hay, nghe và nhận xét chính xác lời bạn kể.
- Thích kể chuyện.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh SGK
III.Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS nối tiếp kể: Ai ngoan sẽ được thưởng.
? Tại sao Bác khen Tộ ngoan.
- TBHT nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
HĐ1. Sắp xếp lại các tranh theo đúng diễn biến câu chuyện.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh.
- Yêu cầu HS nói vắn tắt nội dung.
- GV nhận xét và chốt ý đúng.
+ Tranh 1: Bác đang hướng dẫn chú cần vụ cách trồng rễ đa.
+ Tranh 2: Các bạn thiếu nhi thích thú chui qua vòng tròn, xanh tốt của cây đa non.
+ Tranh 3: Bác Hồ chỉ vào chiếc rễ đa nhỏ nằm trên mặt đất và bảo chú cần vụ đem trồng nó.
- Yêu cầu HS sắp xếp tranh theo đúng thứ tự.
HĐ2. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- HS luyện kể trong nhóm
- Đại diện nhóm thi kể.
- GVnhận xét, đánh giá.
HĐ3. Kể toàn bộ câu chuyện.
- Kể trước lớp.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét đánh giá.
- Y/c HS kể lại câu chuyện theo vai.
- GVnhận xét, đánh giá.
3. Củng cố:
- Tình cảm của Bác đối với thiếu nhi như thế nào?
- Cho lớp hát: “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”.
-Trưởng ban học tập điều hành
- 3 HS kể chuyện
- HS khác nghe bạn kể, nhận xét.
- HS quan sát tranh.
- HSHĐ nhóm 2.
- HS nói vắn tắt nội dung.
- HS suy nghĩ, sắp xếp tranh theo đúng thứ tự 3- 1- 2.
- HĐ nhóm : HS kể cho nhau nghe, mỗi HS kể 1 đoạn sau đó đổi lại.
- 3 nhóm thi kể.
- HS nhận xét bạn, bổ sung.
- 3 HS kể trước lớp.
- Nhận xét bạn theo tiêu chí đã nêu ở tuần 1.
- 3 HS đóng 3 vai: người dẫn chuyện, Bác Hồ, chú cần vụ để kể lại chuyện.
- Nhận xét.
- HS nêu
- Lớp hát
__________________________________________________
Luyện viết
CHỮ HOA N (KIỂU 2)
I. Mục tiêu:
- HS nắm được cấu tạo, quy trình viết chữ hoa N (kiểu 2) để viết được chữ N hoa (kiểu 2) đúng mẫu; củng cố cách viết chữ thường đã học. Hiểu ý nghĩa của câu ứng dụng: Năng nhặt chặt bị. Ném đá giấu tay.
- HS thực hành viết chữ N hoa (kiểu 2) chữ đứng. HS viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ. 
- GDHS có ý thức rèn chữ viết đẹp; có thói quen thực hiện như câu thành ngữ "Năng nhặt chặt bị" còn tránh xa các hành động như câu thành ngữ " Ném đá giấu tay".
II. Chuẩn bị: 
- GV: Chữ mẫu trong khung chữ - HĐ1. BP viết câu ứng dụng – HĐ2.
- HS: Bảng con, vở Luyện viết. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng viết chữ hoa M (kiểu 2)
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét chung và đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung bài học: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa: 
- GV giới thiệu chữ mẫu:
- Yêu cầu HS quan sát và đưa ra nhận xét: 
- Chữ N hoa (kiểu 2) cao mấy li, gồm mấy đường kẻ ngang, được viết bởi mấy nét ? 
- GV chỉ vào chữ mẫu miêu tả lại.
- GV viết mẫu chữ hoa N (kiểu 2) 
- Yêu cầu HS viết chữ hoa N hoa (kiểu 2) vào trong không trung sau đó viết bảng con.
- GV nhận xét và uốn nắn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
- GV giới thiệu câu ứng dụng: Năng nhặt chặt bị. Ném đá giấu tay.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa câu ứng dụng.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu cách viết: 
+ Nêu độ cao của các chữ cái trong cụm từ: "Năng nhặt chặt bị"?
 - Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu? 
+ Cụm từ: "Ném đá giấu tay" hướng dẫn tương tự.
- GV viết mẫu chữ : Năng, Ném
- Cho HS viết bảng con.
- GV nhận xét và uốn nắn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vào vở:
- Nêu yêu cầu bài viết.
- Theo dõi, uốn nắn cách viết; nhắc nhở HS tư thế ngồi viết. 
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
Hoạt động 4: Thu vở nhận xét bài:
- GV thu 8-9 bài.
- Nhận xét và rút kinh nghiệm cho cả lớp. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu lại cách viết chữ N hoa (kiểu 2) ?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS viết chưa đẹp về nhà luyện viết thêm và chuẩn bị bài: Chữ hoa Q (kiểu 2).
- 1 HS lên bảng. Lớp viết bảng con.
- Nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, đọc.
- HS nhận xét chữ N hoa (kiểu 2):
- HS nêu
- Nhiều HS nêu lại cấu tạo chữ cái N hoa (kiểu 2) 
- HS theo dõi.
- HS viết vào bảng con 2 - 3 lượt.
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS giải nghĩa theo ý hiểu:
Năng nhặt chặt bị: Nếu chúng ta chịu khó, gom góp nhặt nhạnh thì kết quả sẽ thu được nhiều.
Ném đá giấu tay: chỉ một ai đó làm những việc độc ác một cách lén lút, không dám công khai và cố tỏ ra không liên quan tới hậu quả của nó.
+ Chữ N, g, h, b cao 2,5 li.
+ Chữ t cao 1,5 li.
+ Các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng một con chữ o
- HS luyện viết trong bảng con chữ Năng, Ném (2 - 3 lượt)
- HS theo dõi.
- HS viết bài trong vở. 
- HS theo dõi.
- HS nêu lại.
- HS lắng nghe.
______________________________________________
Thứ năm ngày 18 tháng 4 năm 2019
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I. Mục tiêu:	
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ về Bác Hồ.
- Luyện tập về cách dùng dấu chấm, dấu phẩy.
- Biết đặt và trả lời câu hỏi về Bác Hồ theo các mẫu câu đã học.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Bài cũ : 
- Yêu cầu HS kể một số từ ngữ về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- Nhận xét.
- 3,4 HS kể, HS khác nhận xét và đặt câu với một trong các từ vừa tìm được.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 : Chọn từ ngữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.
- Treo bảng phụ yêu cầu HS đọc nội dung đoạn văn.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau lên điền kết quả.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
- Đoạn văn cho ta thấy Bác Hồ là người như thế nào?
- 1, 2 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài
- HS nối tiếp nêu từ cần điền
- 2, 3 HS đọc.
- HS nêu 
Bài 2 : Tìm những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ.
- Chia lớp thành 3 nhóm.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Yêu cầu HS chữa bài
- Nhận xét.
- Yêu cầu HS đặt câu với một trong các từ vừa tìm.
- 1, 2 HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện lên bảng viết 
- HS lần lượt đặt câu. 
Bài 3 : Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu 3 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
+ Tại sao ô trống thứ nhất con điền dấu phẩy ?
+ Tại sao ô trống thứ hai con điền dấu chấm ?
+ Ô trống thứ ba điền dấu gì ? vì sao ?
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
- Qua đoạn văn, em biết thêm điều gì về Bác Hồ ?
- 1HS đọc yêu cầu SGK.
- Cả lớp làm vào VBT.
- HS trả lời.
- 1, 2 HS đọc.
- HS trả lời
3. Củng cố:
- Để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ chúng ta cần làm gì ?
- HS trả lời
______________________________________________________
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG (TR. 160)
I. Mục tiêu:
- HS củng cố cách làm tính cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100; làm tính cộng trừ không nhớ các số có đến 3 chữ số. Biết cộng trừ nhẩm các số tròn trăm.
- Thực hành tính toán nhanh. Áp dụng làm bài tập1 (phép tính 1, 3, 4), BT2 
(phép tính 1, 2, 3), BT3 (cột 1, 2), BT4 (cột 1, 2).
- GDHS ý thức tự giác, say mê học toán.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ chép bài tập 3. Bảng con 
III. Các hoạt động dạy, học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau, cả lớp làm ra vở nháp. Đặt tính và tính
653 - 240; 134 + 223; 
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét chung.
*Chốt cách đặt tính và tính.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
b. Thực hành luyện tập: 
Bài 1: (phép tính 1, 3, 4)Tính:
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính.
- GV gọi HS nhận xét.
*Chốt: Cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
Bài 2: (phép tính 1, 2, 3) Tính:
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính.
- GV gọi HS nhận xét.
*Chốt: Cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
Bài 3: (cột 1, 2) Tính nhẩm:
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- Yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm: 
VD: 700 + 300 = 
Nhẩm: 7 trăm + 3 trăm = 10 trăm; 10 trăm viết là 1000. Vậy 700 + 300 = 1000
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét.
*Chốt: Cách cộng (trừ) nhẩm các số tròn trăm (Ta thực hiện cộng, trừ nhẩm với số trăm).
Bài 4: (cột 1, 2) Đặt tính rồi tính:
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và tính.
- GV gọi HS nhận xét.
*Chốt: Cách đặt tính và tính cộng, trừ các số có ba chữ số.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu cách đặt tính các số có đến ba chữ số.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu.
- 3 HS lên bảng làm. HS dưới lớp tự làm bài trong SGK bằng bút chì sau đó đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
- Thực hiện tính từ phải sang trái.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài.
- 1 HS lên bảng làm. HS dưới lớp tự làm bài trong SGK bằng bút chì sau đó đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
- Thực hiện tính từ phải sang trái.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài.
- 1 HS nhẩm mẫu.
- 2 HS lên bảng làm. Lớp làm bảng con.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài.
- 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con.
- HS nêu.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
____________________________________________
Chính tả
NGHE – VIẾT : VIỆT NAM CÓ BÁC. PHÂN BIỆT R/D/GI
I. Mục tiêu
- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng bài thơ lục bát Việt Nam có Bác. Làm được các bài tập phân biệt âm vần dễ lẫn : r / d / gi 
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho các em.
- Giáo dục ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Chuẩn bị 
- Bảng phụ viết sẵn bài tập ; BC.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Viết bảng con xám xịt, sà xuống, sầm sập, xi măng
- Nhận xét, lưu ý các lỗi dễ mắc.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn nghe viết 
- GV đọc bài chính tả .
- Bài thơ nêu lên tình cảm của Bác đối với đất nước như thế nào?
- Tìm những tên riêng được viết hoa trong bài chính tả?
- Tìm những từ dễ viết sai?
- Nên trình bày bài thơ như thế nào?
- GV đọc cho HS viết bài
- GV thu bài, nhận xét - chữa lỗi.
c. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2: GV treo bảng phụ
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
- Bài thơ nói gì?
+ GV chốt: tả cảnh nhà Bác trong vườn phủ chủ tịch.
Bài 3: (lựa chọn 3a)
- GV treo bảng phụ
- GV chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò 
- Đọc bài viết.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng. Lớp viết bảng con.
- Nhận xét, đọc bài.
- HS đọc lại (cá nhân, lớp).
- HS trả lời, bổ sung: ca ngợi Bác là người tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam.
- Bác, Việt Nam, Trường Sơn.
- HS tự tìm: non nước, lục bát,...
- HS viết bảng con những tên riêng và từ dễ viết sai.
- Câu 6 lùi vào 1 ô, câu 8 viết sát lề.
- HS viết bài vào vở.
- HS tự chữa bài.
- HS đọc thầm yêu cầu, tự làm bài.
- HS trả lời.
- 1 HS đọc lại bài làm.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2 HS làm bảng lớp.
- Cả lớp làm vở bài tập.
- ĐT lớp.
_____________________________________________
Tự nhiên và xã hội
MẶT TRỜI
I. Mục tiêu:
- Nêu được hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất.
- Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng làm việc nhóm.
- HS có thói quen không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời để tránh làm tổn thương mắt.
 + Có ý thức đội mũ, nón khi đi dưới trời nắng, không nhìn trực tiếp mắt vào Mặt Trời và có ý thức BVMT sống của cây cối, các con vật và con người.
II. Chuẩn bị: 
- Các tranh minh họa SGK. 
III. Hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Để bảo vệ các loài cây, các con vật các em cần làm gì?
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Nội dung bài học: 
 HĐ1: Em biết gì về Mặt Trời?
- HS quan sát tranh vẽ Mặt Trời.
+ Mặt Trời có dạng gì?
+ Mặt Trời có hình gì?
+ Mặt Trời ở đâu?
+ Khi đóng kín cửa lớp vào các em thấy thế nào? 
+ Vì sao?
+ Vào những ngày nắng ta thấy nhiệt độ cao hay thấp, ta thấy nóng hay lạnh?
- Mặt Trời có tác dụng gì?
-> Mặt Trời tròn giống như quả cầu lửa, khổng lồ, chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất. Mặt trời ở rất xa Trái Đất. (Thực tế MT lớn hơn TĐ rất nhiều lần).
+ Nếu không có Mặt Trời Trái Đất sẽ ra sao? 
+ Tại sao trời mưa không nhìn thấy mặt trời mà trời vẫn sáng?
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- YC HS thảo luận theo nhóm đôi:
- YC các nhóm trình bày trước lớp.
+ Khi đi nắng em có cảm giác thấy thế nào?
+ Em làm gì để tránh nắng?
+ Tại sao lúc trời nắng to không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời?
+ Khi muốn quan sát Mặt Trời, em làm thế nào?
- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến.
-> Không được nhìn trực tiếp vào MT, phải đeo kính râm hoặc nhìn qua chậu nước, phải đội mũ nón khi ra nắng.
HĐ3-Trò chơi: Ai khoẻ nhất
+ Xung quanh Mặt Trời có những gì?
- GV giới thiệu các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
- Tổ chức trò chơi: “Ai khoẻ nhất?”
- 1 HS làm Mặt Trời, 7 HS khác làm các hành tinh, có đeo các biển gắn tên hành tinh. Mặt Trời đứng tại chỗ, quay tại chỗ. Các HS khác chuyển dịch mô phỏng hoạt động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Khi HS chuẩn bị xong, HS nào chạy khoẻ nhất sẽ là người thắng cuộc.
-> GV chốt kiến thức: Quanh Mặt Trời có rất nhiều hành tinh khác, trong đó có Trái Đất. Các hình tinh đó đều chuyển động xung quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm. Nhưng chỉ có ở Trái Đất mới có sự sống.
Hoạt động 4: Đóng kịch theo nhóm.
-Yêu cầu: Các nhóm hãy th

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_31_nam_hoc_2018_2019_nguyen_thi.doc
Giáo án liên quan