Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Nguyễn Thái Bình

I. Mục tiêu :

1. Kiểm tra kết quả ôn tập đầu năm học của HS, tập trung vào :

+ Đọc, viết số có hai chữ số; viết số liền trước số liền sau.

+ Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.

+ Giải bài toán bằng một phép tính.

+ Đo và viết độ dài đoạn thẳng.

2. Kĩ năng làm tính cẩn thận, làm tính đúng.

3. Ham thích học toán.

II. Chuẩn bị :

1. GV đề bài kiểm tra, .

3. HS vở, bút, thước,.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

docx33 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Nguyễn Thái Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.2. Biết dựa vào bảng cộng để tìm một số chưa biết trong phép công có tổng bằng 10. 
2. Viết được 10 thành tổng của 2 số trong đó có một số cho trước; thực hiện được cộng nhẩm 10 cộng với số có một chữ số, xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào 12.
BT cần làm: 1 (cột 1, 2, 3); 2; 3( d1) ; 4.
3. HS có tính độc lập, tự giác trong khi làm bài, tính cẩn thận, chính xác nhanh nhẹn.
II. Chuẩn bị :
1. GV: SGK + Bảng cài + que tính 
2. HS: 10 que tính, vở, SGK, bảng con, nháp.
III. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
2’
3’
30’
3'
2’
1. Ổn định 
- Chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng.
2. Kiểm tra bài cũ : 
+ Em hãy đặt tính rồi tính các phép tính sau : 12 + 17 ; 45 - 14
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới : 
a) Giới thiệu bài học, ghi tên bài.
b) Giới thiệu phép cộng 6 + 4= 10
*Bước 1: 	
- GV giơ 6 que tính hỏi : Có mấy que
 tính ? 
- Yêu cầu HS lấy ra 6 que tính.
- GV gài 6 que tính vào bảng gài hỏi : 
+ Viết 6 vào cột chục hay cột đơn vị ?
- GV lấy ra 4 que tính giơ lên và hỏi : 
+ Cô lấy thêm mấy que tính nữa ?
- GV gài 4 que tính vào bảng gài hỏi : 
+ Viết tiếp số mấy vào cột đơn vị ?
- Yêu cầu học sinh quan sát lên bảng hỏi:
+ Có tất cả bao nhiêu que tính ?
- Yêu cầu học sinh bó que tính thành một bó. Hỏi :
+ 6 cộng 4 bằng bao nhiêu ?
- GV giúp HS nêu được 6 + 4 = 10 viết 0 thẳng cột với 4 và 6, viết 1 ở cột chục
- GV nêu phép cộng 6 + 4 = 10 và h/dẫn HS đặt tính và cách tính 6 cộng 4 bằng 10 viết 0 ở cột đơn vị, viết 1 ở cột chục.
*GV lưu ý: 6 + 4 = 10 gọi là phép tính hàng ngang, còn viết : 6	 
 + 4 
 10 
Thường gọi là đặt tính.
c. Hoạt động thực hành.
Bài 1: Tổ chức trò chơi (Cột1,2,3)
- Cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”
- HD cách chơi.
- Yêu cầu HS thực hiện.
- GV n.x tuyên dương
Bài 2: Hoạt động cá nhân vào vở toán.
+ GV lưu ý: cách đặt tính và kĩ thuật tính toán.
- Chấm chữa bài.
Bài 3: Hoạt động cá nhân
Nêu yêu cầu của bài 3.
- GV cho học sinh thi đua tính nhẩm nhanh và nêu (miệng) kết quả nhẩm.
Bài 4: - Trò chơi: Đồng hồ chỉ mấy giờ.
- Sử dụng mô hình đồng hồ để quay kim đồng hồ.
- Phổ biến luật chơi.
- Chia lớp thành 2 đội chơi. 2 đội lần lượt đọc các giờ mà GV quay trên mô hình. Tổng kết, sau 5 đến 7 lần chơi, đội nào nói đúng nhiều hơn thì thắng cuộc.
Ò Nhận xét, tuyên dương 
 4. Củng cố : (3”)
? Hãy lấy ví dụ về một phép cộng có tổng bằng 10, nêu tên gọi của các thành phần và kết quả của phép tính đó ?
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò : (2”)
- Về nhà xem lại bài và xem trước bài tiếp theo.
- Ban văn nghệ điều hành các bạn chơi.
- 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
 12	 45 
 + 17 – 14 
 29 31	
- HS nhận xét, 
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, thực hiện ghi đầu bài vào vở.
- HS trả lời 6 que tính.
- HS lấy ra 6 que tính để trên bàn.
+ HS trả lời viết 6 vào cột đơn vị.
+ 4 que tính.
+ Viết số 4vào cột đơn vị.
- HS quan sát và trả lời.
+ Có tất cả 10 que tính.
- HS thực hiện.
+ 6 cộng 4 bằng 10.
- HS nêu cách đặt tính: viết 6, viết 4 thẳng cột với 6, viết dấu + và kẻ vạch ngang.
 6	 
 + 4 
 10 
- HS nêu lại.
Bài 1 : Tính nhẩm
- HS chơi trò chơi truyền điện các phép tính.
9+ 1 = 10	 2 + 8 = 10
1 + 9 = 10	 8 + 2 = 10 
10 = 9 + 1 ... .....
1 0 = 1+ 9 ... 3 + 7 = 10
-Bài 2. Đặt tính rồi tính.
- HS làm ở vở toán.
 5	 7	 1	 6
+ 5 	+ 3 	+ 9 	+ 4 
10	10	 10	 10
- Tính nhẩm.
- HS tính nhẩm nhanh.
7 + 3 + 6 = 16
9 + 1 + 2 = 12
- HS quan sát, nêu thời gian.
- HS nêu.
- HS thực hiện.
********************************
Tiết 2 Âm nhạc (cô Phương dạy)
********************************
Tiết 3 Mĩ thuật (cô Hiến dạy)
********************************
Tiết 4 Kể chuyện
Bạn của Nai Nhỏ
I. Mục tiêu : 
1. Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, nhắc lại được lời kể của Nai Nhỏ về bạn mình (BT1); nhắc lại được lời của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn (BT2)
2. Biết kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa ở BT1. (HS năng khiếu thực hiện được yêu cầu của BT3)
3. Giáo dục HS lòng nhân ái.
II. Chuẩn bị: 
- GV: 3 Tranh phóng to ở SGK.
- HS: Xem và đọc kể câu chuyện. 
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
3’
30’
1. Ổn định: 
- Yêu cầu HS hát 1 bài.
2. Kiểm tra bài cũ: Phần thưởng (3”)
- GV yêu cầu 3 HS lên kể lại nội dung câu chuyện Phần thưởng. 
° Lưu ý: Với HS yếu, GV có thể cho các em mở SGK xem lại tranh và gợi ý từng đoạn trước khi kể.
Ò Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: Bạn của Nai Nhỏ 
* Hôm nay, chúng ta sẽ tập kể lại câu chuyện Bạn của Nai Nhỏ Ò Ghi tựa bài.
- Ban văn nghệ thực hiện.
- 3 HS kể mỗi em 1 đoạn.
- HS lắng nghe ghi tên bài vào vở.
Hoạt động 1: Dựa vào tranh nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ về bạn mình 
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ 3 tranh, nhớ lại từng lời kể của Nai Nhỏ.
- GV khuyến khích các em nói tự nhiên, đủ ý, diễn đạt bằng lời nói của mình.
- Lưu ý: cố gắng sao cho em nào cũng được kể cả 3 lời của Nai Nhỏ.
Ò Nhận xét, khen những em kể tốt.
Hoạt động 2: Nhắc lại lời cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn. 
- Khuyến khích các em nói tự nhiên, chỉ cần đúng ý nhân vật.
Các câu hỏi gợi ý:
Nghe Nai Nhỏ kể lại hành động hích đổ hòn đá của bạn, cha Nai Nhỏ nói thế nào ?
Nghe Nai Nhỏ kể chuyện người bạn đã nhanh trí kéo mình chạy trốn khỏi lão Hổ hung dữ, cha Nai Nhỏ nói gì?
Nghe xong chuyện bạn của con húc gã Sói để cứu Dê Non, cha Nai Nhỏ đã mừng rỡ nói với con thế nào?
- Yêu cầu HS kể theo nhóm.
- Thi kể.
Ò Nhận xét - Tuyên dương.
Hoạt động 3: Phân vai dựng lại chuyện 
- Có các vai sau:
Người dẫn chuyện.
Nai Nhỏ.
Cha Nai nhỏ.
- GV hướng dẫn cụ thể về cách dẫn chuyện, nói lời đối thoại sao cho nhịp nhàng tự nhiên.
Ò Nhận xét, tuyên dương.
- Thi đua theo dãy.
Ò Nhận xét – Tuyên dương.
- 1 HS đọc yêu cầu câu 1.
- 1 HS năng khiếu nhắc lại lời kể lần thứ nhất về Bạn của Nai Nhỏ.
- Tập kể theo nhóm.
- Đại diện 1 số nhóm thi nói lại lời kể của Nai Nhỏ.
- Nhận xét.
- Hoạt động nhóm
HS nhìn lại từng tranh, nhớ và nhắc lại lời cha Nai Nhỏ nói lại với Nai Nhỏ.
- HS tập nói theo nhóm.
- Các nhóm cử đại diện lần lượt nhắc lại từng lời của cha Nai Nhỏ nói với con.
- Nhận xét, bình chọn HS nói tốt nhất.
- Hoạt động cá nhân.
-
- 1 tốp 3 HS xung phong dựng lại chuyện theo vai.
- Mỗi dãy cử 3 em lên sắm vai dựng lại câu chuyện.
- Nhận xét.
4’
1’
4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Về kể lại cho người thân nghe.
- Chuẩn bị: Bím tóc đuôi sam.
- HS lắng nghe.
- Thực hiện.
*******************************
Chiều
Tiết 1 Chính tả (Tập chép)
Bạn của Nai Nhỏ
I. Mục tiêu : 
1. Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt trong bài bạn của Nai Nhỏ (SGK). 
2. Không mắc quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng Bt2; BT3 a, b.
3. HS có ý thức rèn chữ, giữ vở. 
II. Chuẩn bị :
1. GV: Bảng lớp viết sẵn đoạn văn cần chép, Bảng phụ viết các bài tập 1, 2, 3.
2. HS: Vở bài tập,
III. Các hoạt động dạy học :	
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
3’
30’
4'
1'
1. Ổn định: 	
- Yêu cầu học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Làm việc thật là vui 
- Gọi HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi.
3. Bài mới: Bạn của Nai Nhỏ 
* Hôm nay trong tiết chính tả chúng ta sẽ chép lại đoạn trích trong bài Bạn của Nai Nhỏ Ò Ghi tựa.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép 
- GV đọc đoạn chép.
- Đoạn này chép từ bài nào ?
- Vì sao cha Nai Nhỏ yên lòng cho con đi chơi với bạn ?
- Kể cả đầu bài, bài chính ta có mấy câu ?
- Chữ đầu câu viết thế nào?
- Tên nhân vật trong bài viết hoa thế nào?
- Cuối câu có dấu gì?
- Lưu ý: Gạch chân các chữ khó bằng phấn màu.
- Yêu cầu HS ghi: đi chơi, khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, người khác, yên lòng.
- Yêu cầu HS nêu cách trình bày vở.
- Chép bài vào vở.
- Chữa bài.
- Thống kê lỗi bằng cách giơ tay.
Ò Nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2. 
- Đọc yêu cầu bài 2.
- Mỗi chỗ trống chỉ điền 1 con chữ đã cho theo đúng luật chính tả.
- Dùng bảng Đ – chưa đúng để chữa bài và nhận xét.
Bài 3.
- Đọc yêu cầu bài 3b.
- Chữa bài bằng trò chơi tiếp sức.
Ò Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại quy tắc chính tả ng – ngh.
5. Dặn dò: 
- Về nhà soát lại bài chính tả và các bài tập, sửa hết lỗi. Nhận xét tiết học, làm bài 3a.
- Ban văn nghệ thực hiện.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe ghi tên bài vào vở.
- 2 HS đọc bài.
- Bạn của Nai Nhỏ.
- Biết bạn của con mình vừa khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, vừa dám liều mình, cứu người khác. 
- 4 câu.
- Viết hoa.
- Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng: Nai Nhỏ.
- Dấu chấm.
- HS viết bảng con.
- Nêu cách trình bày.
- Nhìn bảng chép vào vở.
- Đổi vở, chữa bằng bút chì.
- HS giơ tay theo số lỗi.
- Lớp, cá nhân.
- 1 HS thực hiện.
- Làm bảng phụ và vở bài tập cả lớp.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- 1 HS làm bảng phụ và vở bài tập cả lớp.
- 2 đội, mỗi đội 2 bạn thi đua tiếp sức.
- HS nêu.
- HS thực hiện.
********************************
Tiết 4
Tự nhiên và xã hội
Hệ cơ
I. Mục tiêu : 
1. Biết được sự co duỗi của bắp cơ khi cơ thể hoạt động. Nhận biết một số vị trí và tên gọi của một số cơ của cơ thể.
2. Biết cơ co duỗi được, nhờ có cơ mà cơ thể hoạt động được.
3. HS có ý thức về các cách giúp cơ phát triển và săn chắc.
II. Chuẩn bị :
- GV: Mô hình hệ cơ. (Tranh vẽ hệ cơ). Hai bộ tranh hệ cơ và hai bộ thẻ chữ như nhau có ghi tên một số cơ.
- HS: SGK Tự nhiên xã hội, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
3’
30’
1. Ổn định: 
- Yêu cầu HS chơi trò chơi.
2. Kiểm tra bài cũ: Bộ xương 
- GV hỏi:
Nhờ đâu mà cơ thể cử động?
Xương và cơ được gọi là gì?
Ò GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: Hệ cơ 
a) GT bài : GV yêu cầu HS liên hệ với bài 2 (Bộ xương) và trả lời câu hỏi: Bộ phận nào bao phủ lên bộ xương để giúp cho mỗi người có một khuôn mặt, hình dáng nhất định? Ò Ghi tựa bài.
b) HD các hoạt động :
- Ban văn nghệ tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- HS trả lời (2 em).
- Xương và cơ
- Là cơ quan vận động của cơ thể.
- HS lắng nghe ghi tên bài vào vở.
Hoạt động 1: 
MT : Nhận biết và gọi tên một số cơ của cơ thể.
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong SGK: 
Chỉ và nói tên một số cơ của cơ thể?
- GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm.
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV treo hình hệ cơ lên bảng.
- GV gọi một số HS lên bảng.
- GV nói tên một số cơ: cơ mặt, cơ cổ, cơ bụng, cơ lưng, cơ mông, cơ tay, cơ chân
- GV bổ sung, sửa những ý kiến chưa đúng.
Ò Kết luận: Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều hệ cơ. Các cơ bao phủ toàn bộ cơ thể làm cho mỗi người có khuôn mặt và hình dáng nhất định. Nhờ cơ bám vào xương mà ta có thể thực hiện được mọi cử động: đi, chạy, nhảy, viết, xoay người, cười, nói, ăn, uống,
Hoạt động 2: Lợi ích của hệ cơ 
*Mục tiêu : Biết được cơ co và duỗi, nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể cử động được.
* Bước 1: Làm việc cá nhân và theocặp.
- GV yêu cầu từng HS:	
Làm động tác gập cánh tay, quan sát, sờ nắn và mô tả cơ bắp cánh tay khi đó.
Làm động tác duỗi cánh tay ra, tiếp tục quan sát, sờ nắn và mô tả bắp cơ cánh tay xem nó như thế nào so với khi co cánh tay.
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV mời một số nhóm lên thực hiện trước lớp.
- GV bổ sung, sửa chữa ý kiến chưa đúng.
Ò Kết luận: Khi cơ co, cơ sẽ ngắn hơn và chắc hơn. Khi cơ duỗi (dãn ra), cơ sẽ dài hơn và mềm hơn. Nhờ có sự co và duỗi của cơ mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được.
Hoạt động 3: Giữ gìn và bảo vệ cơ
*Mục tiêu: Biết được vận động và tập luyện TD thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể săn chắc
*Bước 1:
- GV nêu câu hỏi:
Chúng ta nên làm gì để giúp cơ thể phát triển và săn chắc.
Chúng ta cần tránh những việc làm nào có hại cho hệ cơ ?
*Bước 2:
- GV chốt lại các ý kiến của HS.
- Nêu lại những việc nên làm và không nên làm để cơ phát triển tốt, săn chắc khỏe mạnh.
- Các nhóm làm việc.
- Cơ mặt, cơ ngực, cơ bụng, cơ tay, cơ chân, cơ lưng, cơ mông.
- Quan sát.
- HS xung phong.
- HS chỉ vị trí các cơ đó trên mô hình (tranh vẽ)
- Hoạt động nhóm đôi.
- HS thực hiện yêu cầu và trao đổi với bạn bên cạnh để cùng rút ra kết luận: Khi gập cánh tay, cơ co lại, ngắn và chắc hơn. Khi duỗi cánh tay, cơ duỗi ra, dài và mềm hơn.
- Một số nhóm lên thực hiện trước lớp, vừa làm động tác vừa mô tả sự thay đổi của bắp cơ cánh tay khi co và duỗi.
- Hoạt động cả lớp.
- HS thực hiện.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên, năng vận động, làm việc hợp lí, vui chơi bổ ích, ăn uống đủ chất, 
- Nằm, ngồi nhiều, chơi các vật sắc, cứng, nhọn làm rách, trầy xước cơ,  ăn uống không hợp lí, 
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
3’
2’
4. Củng cố: (3”)
- GV chọn 2 nhóm chơi: 7 HS/nhóm.
- GV hướng dẫn cách chơi:
- GV tổ chức cho 2 nhóm chơi, cả lớp cổ vũ.
Ò GV cả lớp kiểm tra kết quả hai đội, công bố kết quả, khen thưởng
5. Dặn dò: (2”)
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
- Hoạt động nhóm.
- HS chơi theo hướng dẫn của GV.
- Cả lớp vỗ tay cổ vũ.
- Cả lớp cùng kiểm tra kết quả hai đội.
- HS thực hiện.	
*******************************************
Tiết 3
Hỗ trợ kể chuyện
Ôn kể câu chuyện Bạn của Nai Nhỏ
I. Mục tiêu :
1. Ôn dựa vào tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ về bạn của mình. HS kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
2. Rèn kĩ năng kể rành mạch diễn cảm, phân vai.
3. Có ý thức trong cuộc sống nên chọn bạn tốt để giao tiếp.
II. Chuẩn bị :
- Các tranh minh hoạ câu chuyện
- Bảng phụ viết sẵng lời gợi ý nội dung từng tranh.
III. Các hoạt động dạy học :	
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
3’
10’
8’
7’
4’
1’
1. Ổn định :
2. Ôn lại kiến thức cũ :
3. Bài ôn :
a) Kể từng đoạn:
- Kể trong nhóm: Yêu cầu chia nhóm.
- Kể trước lớp:
- Em nhận xét lời bạn kể như thế nào ?
Gợi ý: Tranh 1.
- Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Hai bạn Nai đã gặp chuyện gì ?
- Bạn của Nai Nhỏ làm gì ?
Tranh 2:
- Hai bạn Nai còn gặp chuyện gì ?
- Lúc đó hai bạn đang làm gì ?
- Bạn của Nai Nhỏ đã làm gì ?
- Em thấy bạn của Nai Nhỏ thông minh nhanh nhẹn như thế nào ?
Tranh 3: 
- Hai bạn gặp chuyện gì khi nghỉ trên bãi cỏ xanh ?
- Dê Non sắp bị lão Sói tóm thì bạn của Nai Nhỏ làm gì ?
- Theo em bạn của Nai Nhỏ thế nào ?
b) Kể lời cha Nai Nhỏ:
- Khi Nai Nhỏ xin cha đi chơi, cha bạn ấy đã nói gì ?
- Khi nghe con kể về bạn, cha Nai Nhỏ nói gì ?
- Nhận xét.
c) Thi kể từng đoạn trước lớp :
- Gọi hs thi kể lại từng đoạn của câu chuyện 
- Theo dõi, sửa sai.
- Nhận xét, tuyên dương HS kể hay, HS đóng vai đạt.
4. Củng cố :
- Chuyện kể gợi em hiểu được điều gì ?
- Giáo dục tư tưởng. Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
-HS về nhà kể lại chuyện.
- Quan sát.
- Chia nhóm kể từng đoạn.
- Nhận xét lời bạn kể.
- Đại diện các nhóm trình bày. Mỗi em kể 1 đoạn.
- Nhận xét.
- Quan sát.
- Một chú Nai và một hòn đá to.
- Hòn đá to chặn lối.
- Hích vai, hòn đá lăn sang một bên.
- Quan sát.
- Gặp Hổ rình.
- Tìm nước uống.
- Nhanh trí kéo Nai Nhỏ chạy.
- Nhanh trí kéo Nai Nhỏ chạy.
- Gã Sói hung ác đuổi bắt Dê Non.
- Lao tới húc lão Sói ngã ngửa.
- Tốt bụng, khoẻ mạnh.
- Cha không cản, nhưng cha muốn biết về bạn con.
- 3 em trả lời.
- HS kể độc thoạI (4 em nối tiếp nhau kể từng đoạn)
- HSNK kể toàn bộ chuyện.
- Kể theo vai (3 em sắm vai: Người dẫn chuyện, cha Nai Nhỏ, Nai Nhỏ)
- Kể lại chuyện: 1 bạn kể thật hay.
- Nên chọn bạn mà chơi.
-Tập kể lại chuyện.
**********************************************************
NS: 05/9/2018
Thứ tư, ngày 11 tháng 9 năm 2018
Sáng
Tiết 1: Toán
26+4; 36+24.
I. Mục tiêu :
1.Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26+4,36+24. Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng. 
2. Làm đúng BT1, 2. (HSNKlàm BT3)
3. HS Tính nhanh chính xác.
II. Chuẩn bị :	
 1. GV: Que tính + bảng cài, bảng phụ
 2. HS: Que tính
III. Các hoạt động dạy học : 
TG
1’
4’
1’
10’
20’
4’
1’
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định 
2. Bài cũ - Đặt tính rồi tính:
 2 + 8; 3 + 7 
3. Bài mới : giới thiệu bài
*Giới thiệu phép cộng 26 + 4
- Giơ 2 bó que tính và hỏi. Có mấy chục que tính? - Gài 2 chục que tính vao bảng và giơ tiếp 6 que tính. Có mấy que tính ?
- Có tất cả bao nhiêu que tính ?
Giơ 4 que tính và hỏi. Có thêm mấy que tính ?
Viết: 26 + 4 = 
Hỏi học sinh :
Hd HS đặt tính :Viết 26, viết 4 thẳng cột với 6
Viết dấu + ; kẻ gạch ngang
 26
 + 4 
 30 
*Giới thiệu phép cộng 36 + 24
- Giơ 3 bó que tính và hỏi. Có mấy chục que tính? - Gài 3 chục que tính vao bảng và giơ tiếp 6 que tính. Có mấy que tính?
 - Có tất cả bao nhiêu que tính?
-........
Hd HS đặt tính : 36
 + 24 
 60 
*Thực hành
Bài 1: Tính
- Viết kết quả sao cho chữ số trong cùng 1 cột
- Phải nhớ 1 vào các tổng các chục nếu tổng các đơn vị qua 10.
- Yêu cầu HS làm bảng con.
- Chấm bài- chữa bài.
Bài 2:
- Để tìm số gà. Mai và Lan nuôi ta làm thế nào ?
Tóm tắt
Nhà Mai nuôi: 22 con gà
Nhà Lan nuôi: 18 con gà
Hai nhà nuôi: . . . con gà? 
Bài 3:
- Gv cho HS thi đua tìm các phép cộng có tổng = 20( HSNK)
4. Củng cố 
+ Nêu cách tính, thực hiện phép tính: 44 + 6 = 56 + 14 = 
- GV nêu lại cách đặt tính, thực hiện phép tính vừa học. 
GV nx tiết học.
5. Dặn dò- Dặn HS về làm bài trong VBT. 
- Hát.
- HS làm bảng con.
- Nhắc tựa bài.
- Có 2 chục que tính. 
- Có 6 que tính.
- Có 26 que tính.
- Có thêm 4 que tính.
HS ghi kết quả. 
 26 + 4 = 30
26 cộng 4 bằng 30
- HS nhìn vào phép tính và nêu lại cách tính:
Tính : 6 cộng 4 bằng 10, viết 0 nhớ 1 
2 thêm 1 bằng 3, viết 3
- 3 chục
- 6 que tính
- 36 que tính
- HS tính nhẩm từ que tính và trả lời
 36 + 24 = 60
- HS nhìn vào phép tính và nêu lại cách tính : Tính : 6 cộng 4 bằng 10, viết 0 nhớ 1. 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6.
- Nêu yêu cầu
- HS làm bài a vào bảng con
 35 42 81
+ 5 + 8 + 9
 40 50 90
 63 25 21
+ 27 + 35 + 29
 90 60 50 
- Chữa bài.
- Đọc yêu cầu đề.
- Giải vào vở, 1 em làm bảng phụ
Bài giải
Cả hai nhà nuôi được là:
22+18=40 ( con gà )
 Đáp số : 40 con gà
19+1=20 14+6=20 
18+2=20 15+5=20
10+10= 20
-HS nêu
-Thực hiện tốt.
**************************************
Tiết 2 Thể dục (thầy Nga dạy)
************************************
Tiết 3: Tập đọc
 Gọi bạn
I. Mục tiêu :
1.Đọc rõ ràng,rành mạch. Biết ngắt nhịp ở từng câu thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ 
2. Hiểu nội dung :Tình bạn cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối bài)
3. HS có ý thức đoàn kết, yêu thương bạn bè. 
II. Chuẩn bị :
-Tranh minh hoạ trong sgk
-Bảng phụ viết những câu văn để HS luyện đọc.
III. Phương pháp – Kĩ thuật :
- Trải nghiệp, thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực.
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học : 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
4’
30'
4’
1’
1. Ổn định 
2. Bài cũ : 
+ Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu? cha Nai Nhỏ nói gì?
+ Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào?
- GV nhận xét .
3. Bài mới :Giới thiệu bài 
a. Luyện đọc 
-Gv đọc mẫu. 
*Luyện đọc câu:
 - Gv rút từ khó ghi bảng, cho học sinh luyện đọc
*Luyện đọc khổ thơ.
-Nêu các từ khó hiểu.(giúp học sinh giải nghĩa Giải nghĩa từ. Sâu thẳm ,hạn hán, lang thang)
*Luyện đọc ngắt nhịp câu thơ.
Gv chú ý các câu: 
+ Câu 1, 2, 3: Nhịp 3/2
+ Câu 4: Nhịp 2/3
+ Câu 13: Đọc ngắt nhịp câu cuối
GV đọc mẫu.
Cho học sinh đọc.
*Luyện đọc nhóm.
Gv theo dõi giúp đỡ học sinh luyện đọc.
*Thi đọc giữa các nhóm.
Gv nhận xét tuyên dương
.
b. Tìm hiểu bài
+Đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống ở đâu?
+Vì sao Bê Vàng phải đi lấy cỏ
+ Câu thơ nào cho biết đôi bạn sống bên nhau từ rất lâu ?
+Khi Bê Vàng quên đường về Dê Trắng làm gì?
-Đến bây giờ em còn nghe Dê Trắng gọi bạn không?
c. Luyện đọc lại. 
-Cho HS đọc nhẩm vài lần cho thuộc rồi xung phong đọc trước lớp.
- Hướng dẫn nhấn giọng biểu cảm để bộc lộ cảm xúc.
-Nhận xét- TD
4. Củng cố
- Đọc xong bài thơ em có nhận xét gì về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng?
 - LHGD: tình bạn của Bê Vàng và Dê Trắng rất cảm động,yêu mến và giúp đớ bạn khi khó khăn
5. Dặn dò: 
- Ôn bài và chuẩn bị cho bài sau.
- Hát.
Hai HS lên bảng đọc bài Bạn của Nai Nhỏ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_3_nam_hoc_2019_2020_truong_th_ng.docx