Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Yến

I.Mục tiêu: Sau tiết học, học sinh có khả năng:

1.Kiến thức:

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : chặn lối, ngăn cản, hích vai, hài lòng.

- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Nhấn giọng ở các từ ngữ.

- Biết phân biệt giọng khi đọc, đọc đúng lời các nhân vật : cha Nai Nhỏ, Nai Nhỏ, người dẫn chuyện.

2.Kỹ năng: Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.

3.Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức biết giao du với bạn tốt đáng tin cậy, sẵn lòng giúp người.

II. Đồ dùng dạy học:

1.Giáo viên: Tranh minh hoạc

2.Học sinh: Sách giáo khoa

III. Tổ chức các hoạt động dạy – học:

 

docx37 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Yến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Tiến hành làm như bài 2.
-Chữa bài 2,3.
-1 em nêu : e, ê, i.
IV.Định hướng học tập:
Dặn HS xem lại bài chuẩn bị tiết học sau.
---------------------------------
Tiết 3 	Kể chuyện
BẠN CỦA NAI NHỎ
I. Mục tiêu: Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1.Kiến thức :
-Dựa vào tranh, kể lại được từng đoạn và nội dung câu chuyện.
-Thể hiện lời kể tự nhiên phối hợp nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
-Biết thay đổi giọng kể, theo dõi bạn kể,biết nhận xét đánh giá.
2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng kể chuyện mạch lạc, đủ ý.
3 Thái độ : Giáo dục HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học
1.Giáo viên: Tranh truyện “ Bạn của Nai nhỏ” , băng giấy đội trên đầu ghi tên các nhân vật “Nai Nhỏ, cha Nai Nhỏ, người dẫn chuyện”.
2.Học sinh: Sách giáo khoa tiếng việt, nắm được nội dung bài
III. Tổ chức các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A.Ổn định tổ chức
B.Bài cũ : Gọi HS kể lại chuyện.
-Nhìn tranh kể từng đoạn.
-Kể toàn bộ câu chuyện. 
-Nhận xét, khen ngợi
C. Bài mới :
1. Giới thiệu: Tiết trước chúng ta học tập đọc bài gì? 
- Hôm nay dựa vào tranh chúng ta sẽ kể lại câu chuyện “Bạn của Nai Nhỏ”
2. Hướng dẫn kể chuyện :
a) Kể từng đoạn câu chuyện :
 Bước 1: Kể trong nhóm:
- GV nhận xét
 Bước 2: Kể trước lớp :
- Y/C các nhóm kể trước lớp
GV nhận xét
* Chú ý : Khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu thấy HS còn lúng túng
 Bức tranh 1: 
 GV treo tranh cho HS quan sát 
- Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Hai bạn Nai đó gặp chuyện gì ?
- Bạn của Nai Nhỏ đó làm gì ?
 Bức tranh 2 :
- Hai bạn Nai Nhỏ còn gặp gì nữa ?
- Lúc đó 2 bạn đang làm gì ?
- Bạn của Nai Nhỏ đó làm gì ?
- Em thấy bạn của Nai Nhỏ thông minh, nhanh nhẹn như thế nào ?
 Bức tranh 3:
- Hai bạn gặp chuyện gỡ khi nghỉ trên bãi cỏ xanh ?
- Dê Non sắp bị lão Sói tóm thì bạn của Nai Nhỏ đó làm gì ?
- Theo em bạn của Nai Nhỏ là người thế nào ?
b) Nhắc lại lời của cha Nai Nhỏ sau mỗi lần nghe con kể về bạn 
c- Kể lại toàn bộ câu chuyện:
 - Kể theo vai
* Lưu ý giọng điệu: 
 + Người dẫn chuyện : thong thả, chậm rói
 + Lời cha Nai Nhỏ : Băn khoăn vui mừng, tin tưởng.
 + Lời Nai Nhỏ : hồn nhiên, ngây thơ
 Lần 1 : GV là người dẫn chuyện. HS nhỡn sỏch đóng vai
 Lần 2 : 3 HS tham gia, không nhìn sách, mặc trang phục kể chuyện
 GV nhận xét
D. Củng cố
- GV nhận xét tiết học
-Phần thưởng.
-4 em kể theo tranh
-1 em kể.
-Phần thưởng.
-Quan sát.
-HS trong nhóm lần lượt kể từng tranh.
-Nhóm cử 1 đại diện thi kể.
-Đại diện nhóm đứng lên kể trước lớp.
-HS ở dưới nhận xét.
-GV treo tranh cho HS quan sát
-Bức tranh vẽ một chú Nai và tảng đá to.
-Hòn đá to chặn lối.
-Hích vai hòn đá lăn sang 1 bên
Quan sát.
-Gặp Hổ rình
-Tìm nước uống.
-Nhanh trí kéo Na nhỏ chạy.
-HS trả lời
Quan sát
-Gã Sói hung ác đuổi bắt Dê Non
-Lao tới húc lão Sói ngã ngửa
-Tốt bụng , khỏe mạnh
-1 em kể toàn chuyện.
-1 em kể từng đoạn em khác kể nối tiếp/ trong nhóm.
IV.Định hướng học tập:
Dặn HS xem lại bài chuẩn bị tiết học sau bài “Bím tóc đuôi sam”
----------------------------------------------
Tiết 4	Đạo đức
	BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI
I. Mục tiêu: : Sau bài học, học sinh có khả năng:
1.Kiến thức : Biết khi có lỗi thì nên nhận lỗi và sửa lỗi, đồng thời biết nhắc bạn nhận lỗi và sửa lỗi.
2.Kỹ năng : Rèn kĩ năng thực hành đúng việc sửa chữa lỗi lầm.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh có tính dũng cảm, trung thực.
II. Đồ dung dạy học:
1.Giáo viên: Nội dung chuyện : Cái bình hoa, giấy thảo luận.
2.Học sinh: Sách, vở BT.
III. Tổ chức các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A.Ổn định tổ chức
B.Bài cũ : 
-Tiết trước em được học bài gì?
-Nêu lợi ích và tác hại của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ ?
-Nhận xét.
C.Dạy bài mới : Giới thiệu bái
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 :Tìm hiểu, phân tích truyện : Cái bình hoa.
Mục tiêu : Học sinh hiểu được câu chuyện “Cái bình hoa”
Hoạt động nhóm : Các nhóm theo dõi chuyện và xây dựng phần kết.
Kể chuyện : Cái bình hoa “ từ đầu đến ba tháng trôi qua”
-Giáo viên kể tiếp đoạn cuối.
Thảo luận :
-Qua câu chuyện, em thấy cần làm gì khi mắc lỗi ?
-Nhận lỗi và sửa lỗi đem lại tác dụng gì ?
Kết luận : Trong cuộc sống, ai cũng có thể mắc lỗi, nhất là với các em ở tuổi nhỏ.
Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ.
Mục tiêu : Biết bày tỏ ý kiến qua 2 tình huống .
Tình huống 1 :Lan chẳng may làm gẫy bút của Mai, -Lan đã xin lỗi bạn và xin mẹ mua chiếc bút khác đền cho Mai.
Tình huống 2 : Do mãi chạy, Tuấn xô ngã một em học sinh lớp Một. Cậy mình lớn hơn Tuấn mặc kệ em và tiếp tục chơi với bạn.
-Giáo viên kết luận .
Hoạt động 3 : Trò chơi.
Mục tiêu : Biết tìm ý kiến đúng qua trò chơi
-Phổ biến luật chơi. Nhận xét, phát thưởng .
-Nhận xét .Bài học.
D.Củng cố :Em sắp xếp công việc cho đúng giờ nào việc nấy có lợi gì ?
-Nhận xét tiết học.
-Hát
-Học tập, sinh hoạt đúng giờ.
-Ghi ý ra nháp.
-Vài em nêu. Nhận xét.
-Biết nhận lỗi và sửa lỗi.
-Nhóm theo dõi.
Thảo luận : xây dựng phần kết.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Trao đổi, nhận xét bổ sung.
-Các nhóm thảo luận. và TLCH.
-1 em nhắc lại.
Thảo luận nhóm.
-Việc làm của Lan là đúng, vì bạn đã nhận và sửa lỗi do mình gây ra.
-Việc làm của Tuấn là sai. .....
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Ghi nhớ.
-Trò chơi tiếp sức : Tìm ý kiến đúng.Chơi thử.
-HS chơi trò chơi.
-Làm bài tập.
-1 em giỏi nêu nội dung bài học.
-Học bài. Tìm tài liệu. 
IV.Định hướng học tập:
Dặn HS xem lại bài chuẩn bị tiết học sau.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ tư ngày 19 tháng 8 năm 2018
Tiết 1 	 Tập đọc
 GỌI BẠN
I.Mục tiêu: Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức : Đọc trơn được cả bài gọi bạn. Đọc đúng các từ : xa xưa, thưở nào, sâu thẳm, lang thang, khắp nẻo, gọi hoài. Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, ngắt dòng theo nhịp 3-2 hoặc 2-3. 3-1-1. Biết đọc bài với giọng tình cảm : nhấn giọng lời gọi bạn tha thiết của Dê Trắng (Bê! Bê!). HTL cả bài thơ.
2. Kỹ năng : Đọc hiểu, hiểu nghĩa các từ trong bài, nắm được ý của mỗi khổ thơ.
3. Thái độ : Giáo dục học sinh yêu thích môn học
II. Đồ dung dạy học:
1.Giáo viên: Tranh minh họa
2.Học sinh: Sách Tiếng Việt, vở BT
III. Tổ chức các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bài “Bạn của Nai Nhỏ” và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét đánh giá .
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
 - Giáo viên giới thiệu bài ghi tên bài.
 2. Luyện đọc:
* Đọc mẫu lần 1 : 
* Hướng dẫn phát âm từ khó : 
- Giới thiệu các từ khó phát âm yêu cầu học sinh đọc .
* Hướng dẫn ngắt giọng : 
- Treo bảng phụ hướng dẫn ngắt giọng theo dấu phân cách, hướng dẫn cách đọc ngắt giọng .
- Thống nhất cách đọc và cho luyện đọc.
* Đọc từng khổ thơ 
- Yêu cầu nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp . Theo dõi nhận xét cho điểm.
- Yêu cầu luyện đọc theo nhóm 
- Theo dõi đọc theo nhóm.
* Tổ chức cho HS thi đọc đoạn trước lớp
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Yêu cầu một em đọc khổ thơ 1 . 
- Đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống ở đâu?
- Câu thơ nào cho biết đôi bạn ở bên nhau từ lâu ?
- Gọi một em đọc khổ thơ 2.
- Hạn hán có nghĩa là gì?
- Trời hạn hán thì cây cỏ ra sao?
- Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ?
- Gọi một em đọc khổ thơ còn lại.
- Lang thang nghĩa là gì?
- Vì đi lang thang nên chuyện gì đã xảy ra với Bê Vàng?
- Khi bạn quên đường về Dê Trắng đã làm gì?
- Đến bây giờ em thấy Dê Trắng gọi bạn như thế nào? 
- Qua bài này em thích Bê Vàng hay Dê Trắng ? Vì sao?
- Em hiểu bài đọc muốn nói điều gì?
- Cho HS nhắc lại nội dung
* Học thuộc lòng : 
- Rèn học sinh đọc diễn cảm bài thơ .
- Xóa dần bài thơ để học sinh học thuộc
- Cho HS thi đọc thuộc bài
- Nhận xét .
C.Củng cố
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- 2 HS lên bảng đọc bài.
- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu 
- Lắng nghe. Vài học sinh nhắc lại tên bài.
- Lắng nghe và đọc thầm theo .
- Một em khá đọc mẫu lần 2 .
- Đọc bài cá nhân sau đó lớp đọc đồng thanh các từ khó : xa xưa , thuở nào , sâu thẳm .. .
- Thực hành ngắt giọng từng câu thơ theo hình thức nối tiếp : 
Tự xa xưa / thuở nào 
Trong rừng xanh / sâu thẳm 
Đôi bạn / sống bên nhau 
Bê vàng / và Dê Trắng.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp 
- Lần lượt đọc nối tiếp trong nhóm 4 .
- Thi đọc cá nhân .
- Một em đọc khổ thơ 1, lớp đọc thầm theo 
- Trong rừng xanh sâu thẳm.
- Câu: Tự xa xưa thuở nào.
- Một em đọc tiếp khổ thơ 2 .
- Là khô cạn do thiếu nước lâu ngày .
- Cỏ cây bị khô héo đôi bạn không có gì ăn nên 
- Bê Vàng phải đi tìm cỏ để ăn . 
- Một em đọc khổ thơ còn lại, lớp đọc thầm 
- Đi hết chỗ này chỗ khác không dừng lại 
- Bê Vàng bị lạc không tìm được đường về.
- Dê Trắng chạy khắp nơi để tìm bạn .
- Luôn gọi bạn : Bê ! Bê ! 
- Nêu theo suy nghĩ của bản thân .
+Tình bạn cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng. 
- Đọc lại từng khổ thơ và cả bài thơ .
- HS đọc theo yêu cầu
- Ba em thi đọc thuộc lòng bài thơ (có thể chỉ đọc một đoạn) 
- Nhận xét bạn đọc .
IV.Định hướng học tập:
Dặn HS xem lại bài, chuẩn bị tiết học sau bài tập đọc “ Bím tóc đuôi sam”
----------------------------------------- 
Tiết 2	 Toán
26+4; 36+24
I.Mục tiêu: Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1.Kiến thức : 
Biết thực hiện phép cộng có tổng là số tròn chục dạng 26 + 4 ; 36 + 24 ( cộng qua 10, có nhớ, dạng tính viết).
2.Kĩ năng : Rèn tính đúng, nhanh, chính xác.
3.Thái độ : Thích sự chính xác của toán học.
II. Đồ dung dạy học:
1.Giáo viên: Que tính, bảng gài.
2.Học sinh: Sách Toán, vở viết, bảng con, nháp
III. Tổ chức các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A. Bài cũ:
- HS tính 
 2 + 8 ; 3 + 7, 6 + 3 + 1; 4 + 4 + 2
-Nhận xét .
B. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
1 Giới thiệu phép cộng: 26 + 4
- Giáo viên nêu bài toán: Có 26 que tính thêm 4 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách cộng và trình bày như sách giáo khoa: Có 26 que tính thêm 4 que tính nữa là bao nhiêu que tính ?
Giáo viên viết lên bảng: 26 + 4 = 30
 26 
 + 4
 30
 * 6 cộng 4 bằng 10, viết 0 nhớ 1. 
 * 2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
- Nhấn mạnh về phép cộng có nhớ số có hai chữ số với số có 1 chữ số kết quả là số tròn chục
2. Giới thiệu phép cộng 36 + 24. 
Giáo viên hướng dẫn tương tự như trên. 
GV ghi bảng
 36 
 + 24
 60
* Lưu ý : các phép tính có tổng từng hàng lớn hơn 10 cần nhớ 1 sang hàng lớn hơn liền kề nó.
3.Thực hành.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt từ bài 1 đến bài 2 
Bài 1: Tính
- Yêu cầu HS nêu cách làm
- Cho HS làm trên bảng theo hình thức thi giữa hai đội
- Mỗi đội có 4 bạn, mỗi lần làm một phép tính, đội nào có bạn làm sai thì đội đó thắng cuộc.
- Gv nhận xét - tuyên dương đội thắng cuộc củng cố cách cộng có nhớ.
Bài 2: Gọi HS đọc và nêu tóm tắt.
Bài cho biết gì? Hỏi gì?
Muốn tính số gà của cả hai nhà ta làm như thế nào?
- Cho học sinh làm vở.
+ Bài thuộc dạng toán nào?
Bài 3: ( Làm thêm nếu còn thì gian)
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về mẫu:
- Cho học sinh thi tìm và nêu miệng
- Gv nhận xét, tuyên dương
C. Củng cố:
Bài tập trắc ngiệm : Đúng ghi Đ, sai ghi S
 26 + 14 = 30
 46 + 24 = 70
 16 + 54 = 60
 76 + 4 = 80
- Nhận xét tiết học
- Nhắc học sinh về hoàn thành bài tập.
- Cả lớp làm bảng con- 2 em làm trên bảng lớp
Hs nhắc lại
- Học sinh nêu lại bài toán. 
- Học sinh thao tác trên que tính để tính được số que tính. 
- Có tất cả 30 que tính. 
- Học sinh đọc: Hai mươi sáu cộng bốn bằng ba mươi. 
- Học sinh đặt tính rồi tính. 
* 6 cộng 4 bằng 10 viết 0 nhớ 1. 
* 2 thêm 1 bằng 3 viết 3. 
- Học sinh nêu cách thực hiện phép tính. 
- Học sinh tự làm vào bảng con. 
 36 + 24 = 60
 * 6 cộng 4 bằng 10, viết 0, nhớ 1. 
 * 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6. 
 * Vậy 36 + 24 bằng 60. 
- Một đội nam và 1 đội nữ thi, cả lớp làm trọng tài
+
+
+
+
 63 35 21 48 
 27 5 29 42
 90 40 50 90
- HSTL
- Lấy số gà nhà Mai + số gà nhà Lan
Cả hai nhà nuôi số gà là:
 22+ 18 = 40 ( con gà)
 Đáp số: 40 con gà
- Tính tổng hai số
- 5 em lần lượt nêu phép tính
- Hai đội thi đua, đội nào xong trước và đúng là chiến thắng
IV.Định hướng học tập:
Dặn HS xem lại bài chuẩn bị tiết học sau bài “Luyện tập”
--------------------------------------------------
Tiết 3	Âm nhạc
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
---------------------------------------------------
TIết 4	Tập viết
 CHỮ HOA B
I. Mục tiêu: Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1.Kiến thức : 
-Viết đúng và đẹp chữ B hoa và từ ứng dụng : Bạn bè sum họp theo cỡ vừa và nhỏ.
-Viết đúng kiểu chữ đều nét, viết đúng quy trình, cách đúng khoảng cách giữa các con chữ, các chữ.
2.Kỹ năng : Rèn viết đúng, đẹp, chân phương.
3.Thái độ: Ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Đồ dung dạy học:
1.Giáo viên: Mẫu chữ B hoa đặt trong khung chữ. Mẫu chữ nhỏ “Bạn bè sum họp”
2.Học sinh: Vở tập viết, bảng con.
III. Tổ chức các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A.Bài cũ : 
Tiết trước cô dạy viết chữ gì ?
-Sửa sai cho học sinh.
Nhận xét.
B.Dạy bài mới :
-Giới thiệu bài : Chữ B hoa.
Hoạt động 1 : Viết chữ hoa.
Mục tiêu : Viết đúng và đẹp chữ B hoa 
Hỏi đáp : Chữ B hoa gồm có mấy nét ? Đó là những nét nào ?
-Chữ B hoa cao mấy li ?
Truyền đạt : Nêu quy trình viết vừa tô chữ mẫu trong khung chữ.
-Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6, dừng bút trên đường kẻ 2.
-Nét 2 :từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 5, viết hai nét cong liền 
nhau, tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ, dừng bút ở giữa đường kẻ 2 và đường kẻ 3.
-Viết trên không.
-Hướng dẫn viết bảng con.
Hoạt động 2: Viết cụm từ.
Mục tiêu : Viết đúng và đẹp từ ứng dụng : Bạn bè sum họp.
Mẫu : Bạn bè sum họp.
-Em hiểu câu trên như thế nào ?
Hỏi đáp : Chữ đầu câu viết thế nào ?
-So sánh độ cao của chữ B hoa với chữ cái a ?
-Độ cao của các chữ cái như thế nào ?
-Khoảng cách giữa các chữ như thế nào ?
-Cách đặt dấu thanh như thế nào ?
-GV nhắc nhở : từ chữ cái B viết sang a cần để khoảng cách không quá gần hoặc quá xa, từ a viết liền nét sang n, đặt dấu nặng dưới a.
Hoạt động 3 : Viết vở.
Mục tiêu : Viết đúng kiểu chữ đều nét. viết đúng quy trình, cách đúng khoảng cách giữa các con chữ, các chữ.
-Em nhắc lại quy trình viết chữ B hoa.
-Theo dõi, uốn nắn.
-Chữ B cỡ vừa cao 5 li. 1 dòng
-Chữ B cỡ nhỏ cao 2.5 li. 1 dòng
-Chữ Bạn cỡ vừa.1 dòng
-Chữ Bạn cỡ nhỏ. 1 dòng
-Câu ứng dụng cỡ nhỏ. 2 dòng
-Theo dõi uốn nắn.
-Chấm chữa bài. Nhận xét, tuyên dương.
C.Củng cố : 
-Hôm nay viết chữ hoa gì ?
-Đọc câu ứng dụng.
-Tìm một số từ có chữ B ?
-2 em viết : Ă, Â, Ăn.
-Bảng con.
-Chữ B hoa.
-Gồm 2 nét: nét 1 giống móc ngược trái, nhưng phía trên hơi lượn sang phải, đầu móc cong hơn. Nét 2 là kết hợp của 2 nét cơ bản : cong trên và cong phải nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
-Chữ B hoa cao 5 li, 6 đường kẻ.
-Quan sát, lắng nghe.
-3 em nhắc lại quy trình.
-Viết theo.
-Bảng con.
-3 em đọc. Đồng thanh.
-Bạn bè ở khắp nơi trở về quây quần họp mặt đông vui.
-Viết hoa.
-B cao 2,5 li, chữ a cao 1 li.
-Chữ B, b, h cao 2.5 li. Chữ p cao 2 li. Chữ s cao 1.25 li. Chữ a, n, e, u, m, o cao 1 li.
-Cách một khoảng bằng khoảng cách 1 chữ cái.
-Dấu nặng đặt dưới a và o, dấu huyền đặt trên e.
-Bảng con : Bạn ( 2 em lên bảng ).
-2 em nhắc lại.
-Viết vở.
-Chữ B hoa.
-Bạn bè sum họp.
IV.Định hướng học tập:
Dặn HS đọc lại bài, chuẩn bị tiết học sau bài “Chữ hoa C”
----------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 20 tháng 9 năm 2018
Tiết 1	Thể dục
GIÁO VIÊN CHUYÊN DẠY
------------------------------------------------- 
Tiết 2	Toán
 LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu: Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1.Kiến thức : Học sinh củng cố về :
-Phép cộng có tổng bằng 10( tính nhẩm, tính viết).
-Phép cộng dạng 26 + 4 và 36 + 24.
-Giải toán có lời văn bằng phép cộng. Đơn vị đo độ dài : dm, cm.
2.Kĩ năng : Rèn tính nhanh, đúng, chính xác.
3.Thái độ : Thích sự chính xác của toán học.
II. Đồ dùng dạy học
1.Giáo viên: Sách giáo khoa
2.Học sinh: Sách giáo khoa, bảng con, nháp..
III. Tổ chức các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A. Bài cũ :
- Yêu cầu HS lấy bảng con thực hiện các phép trừ sau :
- HS làm bài vào bảng con
26 + 24 36 + 4 46 + 34 
- Nhận xét bài cũ
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
 Trong giờ học toán hôm nay, chúng ta sẽ ôn lại các kiến thức đã học trong các giờ học trước qua bài luyện tập . Ghi đầu bài.
2) Hướng dẫn bài mới :
Hoạt động 1 : Làm bài tập.
Mục tiêu : Củng cố về: Phép cộng có tổng bằng 10( tính nhẩm, tính viết).Phép cộng dạng 26 + 4 và 36 + 24. Giải toán có lời văn bằng phép cộng. Đơn vị đo độ dài : dm, cm.
Bài 1 : Em đọc nhẩm và ghi ngay kết quả.
-Nhận xét.
Bài 2: Em tự làm bài qua 2 bước: đặt tính, tính.
-Em nói cách đặt tính ?
-Cách thực hiện như thế nào ?
+ Gv củng cố cho HS cách nhẩm kết quả nhanh ( chọn hai số cộng lại được số tròn chục trước)
Bài 3: Hướng dẫn học sinh làm bài. 
- Gv nhận xét học sinh
Bài 4: 
Giáo viên cho học sinh tự tóm tắt rồi giải vào vở
Gợi ý để HS làm
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Muốn biết số học sinh cả lớp em làm thế nào?
-Dựa vào đâu em ghi câu lời giải?
Tóm tắt
Nữ: 14 học sinh
Nam: 16 học sinh
Có tất cả:  học sinh ?
Giáo viên nhận xét. 
C. Củng cố
- Nhận xét giờ học.
- 2 em lên bảng.
- Bảng con
- Nêu cách đặt tính.
Làm vở.
- Hs làm từng dòng vào ở
- Học sinh tính nhẩm nêu kết quả: 
9 + 1 + 5 = 15
8 + 2 + 1 = 11
9 + 1 + 8 = 18
7 + 3 + 4 = 14
6 + 4 + 8 = 18
5 + 5 + 6 = 16
4 + 6 + 7 = 17
3 + 7 + 9 = 19
-1 em nêu cách đặt tính.
-Từ phải sang trái.
-Lớp làm vở.
Học sinh làm bài vào bảng con
 36
+ 4
40
 7
+ 33
 40
25
+ 45
70
 52
+ 18
70
HS đọc đề toán
- HS tự tóm tắt và giải bài toán
- Số HS nam và số HS nữ.
- Số HS cả lớp
- Cộng số HS nam và nữ
- 1 em nêu
Học sinh làm bài vào vở. 
Bài giải
Số học sinh cả lớp có là:
 14 + 16 = 30 (Học sinh):
 Đáp số: 30 học sinh.
IV. Định hướng học tập
-GV yêu cầu HS chuẩn bị bài sau bài “9 cộng với một số 9 + 5”
---------------------------------------------- 
Tiết 3 	Luyện từ và câu
 TỪ CHỈ SỰ VẬT. CÂU KIỂU AI LÀ GÌ?
I.Mục tiêu: Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1.Kiến thức : 
-Làm quen với từ chỉ người, chỉ vật, chỉ cây cối, chỉ con vật.
-Nhận biết được từ trên trong câu và lời nói.
-Biết đặt câu giới thiệu theo mẫu : Ai(cái gì, con gì) là gì ?
2.Kỹ năng : Nhận biết nhanh các từ, đặt câu đúng ngữ pháp.
3.Thái độ : Phát triển tư duy ngôn ngữ.
II. Đồ dùng dạy học
1.Giáo viên: Tranh minh họa
2.Học sinh: Sách Tiếng việt, vở BT.
III. Tổ chức các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A.Bài cũ : 
-Tìm 2 từ có tiếng học, tập.
* Đặt dấu câu gì vào cuối mỗi câu sau:
 + Lan đi học chưa
 + Nhà bạn ăn cơm lúc mấy giờ
 + Nhận xét bài cũ.
B.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Bài tập.
Mục tiêu : Làm quen với từ chỉ người, chỉ vật, chỉ cây cối, chỉ con vật. Nhận biết được từ trên trong câu và lời nói. Biết đặt câu giới thiệu theo mẫu : Ai(cái gì, con gì) là gì ?
Bài 1 :
Tìm những từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối)
HD học sinh quan sát tranh 
GV ghi bảng: bộ đội, công nhân, ô tô, máy bay, dừa, voi , trâu, mía.
* Yêu cầu HS tìm thêm )
+ Các từ : bộ đội, công nhân, ô tô,vừa tìm được đều là từ chỉ sự vật.
+ Vậy từ chỉ sự vật là từ như thế nào?
- Gọi 1 số em nêu lại.
Bài 2 :
Tìm các từ chỉ sự vật có trong bảng sau: 
GV chốt ý đúng, ghi bảng: bạn, thước kẻ, cô giáo, thầy giáo, bảng, học trò, nai, cá heo, phượng vĩ, sách.
Gv củng cố lại về từ chỉ sự vật
Bài 3 :
Đặt câu theo mẫu: 
- Bài tập yêu cầu gì?
- Theo dõi HS làm miệng, uốn nắn, sửa câu nếu hs đặt sai.
* Lưu ý học sinh: đây là mẫu câu giới thiệu.
Mẫu câu giới thiệu đều có từ là sau từ chỉ sự vật.
- Gv nhận xét vở Hs.
C.Củng cố : 
-Nhận xét tiết học.
-HS lên bảng làm bài
-Lắng nghe
- HS quan sát kĩ từng tranh , suy nghĩ, tìm từ,viết từng tên gọi vào bảng con.
- HS phát biểu ý kiế

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_3_nam_hoc_2018_2019_nguyen_thi_y.docx