Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Luyến

I . Mục tiêu

- Nhận biết được các số có ba chữ số, biết cách đọc , viết chúng. Nhận biết số có ba chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị.

- Bài tập cần làm: 2, 3.

- Tích cực, tự giác trong học tập và giải toán

II . Chuẩn bị

- Các hình vuông to, nhỏ, các hình chữ nhật biểu diễn: trăm, chục, đơn vị.

III . Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc30 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Luyến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ín và nét móc ngược phải.
- HS quan sát, theo dõi.
- Nhiều HS nêu lại cấu tạo chữ cái A (kiểu 2).
- HS viết vào bảng con.
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS nêu: Nói về sự giàu có ở nông thôn, nhà có nhiều ao, nhiều ruộng.
- Các chữ A, l , g cao 2,5 li; chữ r cao 1,25 li; các chữ còn lại cao 1 li.
- Khoảng cách bằng 1 con chữ o.
- Nét cuối của chữ A nối với đường cong của chữ o.
- HS theo dõi.
- HS luyện viết trong bảng con chữ Ao (2 - 3 lượt).
- HS viết bài vào vở. 
- HS theo dõi.
- HS nêu.
- HS lắng nghe. 
_____________________________________________________
Tiếng Việt (tăng)
HOÀN THÀNH VỞ TẬP VIẾT CHỮ HOA A (KIỂU 2)
I. Mục tiêu:
- HS hoàn thành vở Tập viết, nắm được cách viết chữ hoa A (kiểu 2) đúng mẫu, củng cố cách viết chữ thường đã học. 
- HS viết chữ đúng kĩ thuật, đẹp, viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi. 
- GDHS có ý thức giữ gìn vở sạch; rèn chữ viết đẹp. 
II. Các hoạt động dạy - học: 
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Nội dung bài học: 
Hoạt động 1: Củng cố cách viết chữ hoa A
(kiểu 2) và câu ứng dụng
a) Viết chữ hoa.
- Chữ hoa A (kiểu 2) cao mấy li, được viết bởi mấy nét? 
- HS viết chữ hoa A (kiểu 2) trong không trung và bảng con.
- GV nhận xét, uốn nắn. 
b) Viết cụm từ ứng dụng: 
+ Giới thiệu câu ứng dụng: Ao liền ruộng cả.
- Cụm từ này nói lên điều gì?
- Cho HS viết bảng con. 
- GV nhận xét, uốn nắn. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vở: 
- Nêu yêu cầu viết bài (mục I); HD tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
- Nhận xét và rút kinh nghiệm cho HS cả lớp.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhắc lại cách viết chữ hoa A (kiểu 2)? 
- Dặn HS về nhà luyện viết và chuẩn bị bài sau: Chữ hoa M (kiểu 2).
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- Nhiều HS nêu lại cấu tạo chữ cái A (kiểu 2).
- HS viết vào bảng con.
- HS nêu.
- HS luyện viết trong bảng con chữ Ao (2 - 3 lượt).
- HS viết bài vào vở. 
- HS theo dõi.
- HS nêu.
- HS lắng nghe. 
______________________________________________
Toán (tăng)
LUYỆN TẬP: CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS ôn tập, củng cố các kiến thức đã học về các số từ 111 đến 200. Các số 
có ba chữ số. Đọc, viết số có ba chữ số từ 111 đến 200.
- Củng cố cho HS kĩ năng đọc, viết số có ba chữ số từ 111 đến 200. Làm thành thạo các dạng bài toán. Kĩ năng điền dấu >;<; = thích hợp.
- Giáo dục HS tự giác , tích cực học tập.
II. Các hoạt động dạy - học: 
1. Củng cố kiến thức: 
- Nêu cách đọc, viết các số có ba chữ số?
- Nhận xét chung.
=>Củng cố cách đọc, viết số có ba chữ số. Khi đọc (viết) các số có ba chữ số ta đọc (viết) theo thứ tự từ trái qua phải.
2. Luyện tập: 
Bài 1: Viết và đọc các số có:	
a.1 trăm 1 chục 1 đơn vị.
b.1 trăm 2 chục 4 đơn vị.
c.1 trăm 5 chục 5 đơn vị.
d.1 trăm 4 đơn vị.
- Nêu yêu cầu?
- Cho HS làm bài vào vở.	
- GV chú ý cách đọc số 1 và số 4 cho HS (một và mốt, bốn và tư, năm và lăm).
=> Củng cố về cách đọc, viết, các số có ba chữ số từ 111 đến 200.
Bài 2: Điền số vào chỗ chấm: 
a. 120;121; 122;...;...;...;....
b.135;137;...;...;...;....
c.145;146;...;...;..;....
d.110; 120; ....; ......; .........;........
- Bài yêu cầu gì?
- Cho HS thảo luận nhóm.	
- Nêu cách làm?
- Cho HS đọc lại các số .
=> Củng cố về cách điền số của các dãy số có ba chữ số.
Bài 3: >, <, = ?
135 . . . 102 132 . . . 106
117 . . . 136 167 . . . 180
188 . . . 177 199 . . . 200
- Bài yêu cầu gì?
Hướng dẫn HS làm mẫu 135 . . . 102 
- Hãy so sánh các chữ số chỉ trăm của số 135 và 102? 
- 0 nhỏ hơn 3 vậy ta điền dấu gì?
 - Tương tự các phần khác.
- Cho HS làm bài vào vở.	
=> Củng cố về kĩ năng điền dấu >;<;= thích hợp.
 3. Củng cố:
- Nêu cách đọc, viết số có ba chữ số?
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- HS thảo luận nhóm 2
- Đại diện nhóm báo cáo.
- HS nhận xét.
- HS nêu: Viết và đọc các số.
- HS làm bài vào vở.
- HS nêu: Điền số vào chỗ chấm
- HS làm bài vào vở.
- 4 HS làm bài trên bảng lớp.
- HS giải thích cách làm.
- HS nêu 
- Lớp theo dõi, nhận xét. Chữa bài, 
- HS nêu : điền dấu >, <, = ?
- Chữ số chỉ trăm của hai số là 1 và 1,chữ số chỉ chục của số 135 là 3; chữ số chỉ chục của số 102 là 0; 0 nhỏ hơn 3.
- Ta điền dấu nhỏ hơn. Vậy 102 nhỏ hơn 135.
(Tương tự các số còn lại) 
- HS làm bài vào vở.
- HS nêu.
- HS lắng nghe. 
______________________________________________
Thứ tư ngày 3 tháng 4 năm 2019
 Tập đọc
CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu
-Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ.
- Hiểu ND : Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương .( trả lời được CH1,2,4). 
- Yêu quê hương, Tổ quốc Việt Nam
II . Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc
III. Hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Kiểm tra bài học : 
- Yêu cầu HS đọc bài "Những quả đào " và trả lời câu hỏi nội dung bài.
- GV nhận xét.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu bài học.
b. Nội dung.
Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu.
- Yêu cầu HS nêu các từ khó đọc trong bài.
- Hướng dẫn đọc từ khó
- Yêu cầu HS xác định đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV treo BP có câu dài
- Hướng dẫn đọc câu
+ Trong vòm lá,/ gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì/ tưởng chừng như ai đang cười / đang nói.//
- GV hướng dẫn HS giải nghĩa từ mới.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm đôi.
- Gọi đại diện nhóm thi đọc trước lớp.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
- Những từ ngữ, câu văn nào cho biết cây đa sống rất lâu?
- Các bộ phận của cây đa được tả bằng những hình ảnh nào?
- Hãy nói lại đặc điểm của mỗi bộ phận trên bằng một từ?
- Ngồi hóng mát dưới gốc đa tác giả còn thấy những hình ảnh đẹp nào của quê hương?
- GV nhận xét, chốt câu trả lơif đúng và đưa nội dung bài học.
Luyện đọc lại
3. Củng cố - dặn dò :
HD HS biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây xanh lâu năm.
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS tự tìm từ khó đọc
+ Ví dụ: gắn liền, nổi lên, quái lạ,...
- HS luyện đọc từ khó.
- HS chia đoạn
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- HS luyện đọc câu dài.
- HS đọc các từ chú giải cuối bài đọc.
- HS luyện đọc đoạn theo nhóm.
- 2-3 HS thi đọc.
- HS nhận xét.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc thầm bài nối tiếp trả lời từng câu.
- Cây đa nghìn năm .... đó là một toà cổ kính ...
- Thân cây: là một toà cổ kính.
- Cành cây: lớn hơn cột đình.
- Ngọn cây: chót vót giữa trời.
- Rễ cây: nổi lên mặt đất ...
- HS trả lời.
+ Ví dụ:Thân cây rất to. 
Ngọn cây rất cao....
- Lúa vàng gợn sóng, đàn trâu ...
- HS thi đọc lại bài.
- Nhận xét
__________________________________________________________
Toán
SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS nắm được cấu tạo thập phân của số có 3 chữ số; biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có 3 chữ số. Nhận biết thứ tự các số (không quá 1000). 
- HS thực hành xếp thứ tự và so sánh chính xác. Áp dụng làm bài tập 1, BT2 (a), BT3 (dòng 1).
- GDHS tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức. Tự giác, tích cực học tập.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Các hình vuông, hình chữ nhật biểu diễn trăm, chục, đơn vị - HĐ1.
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV yêu cầu HS đọc các số sau: 221; 222; 223; 
- GV đọc cho HS viết vào bảng con: Ba trăm hai mươi, chín trăm mười một, sáu trăm bảy mươi lăm.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
b. Nội dung bài học: 
Hoạt động 1: Giới thiệu cách so sánh các số có 3 chữ số.
- Yêu cầu HS lấy hình biểu diễn số 234.
- GV gắn lên bảng hình biểu diễn số 234 và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông nhỏ?
- Yêu cầu HS lấy hình biểu diễn số 235
- GV gắn tiếp lên bảng hình biểu diễn số 235 vào bên phải như phần bài học và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông nhỏ?
- Hỏi: 234 hình vuông và 235 hình vuông thì bên nào có ít hình vuông hơn, bên nào có nhiều hình vuông hơn?
- 234 và 235, số nào bé hơn, số nào lớn hơn?
- GV chốt: Dựa vào việc so sánh 234 hình vuông và 235 hình vuông, chúng ta đã so sánh được số 234 < 235. 
- Yêu cầu HS xác định số trăm, chục, đơn vị của từng số.
- Hãy so sánh 2 chữ số chỉ trămm chỉ chục, chỉ đơn vị của số 234 và số 235.
- Khi đó ta nói 234 nhỏ hơn 235, và viết 
234 < 235. Hay 235 lớn hơn 234 và viết
235 > 234
- Cho HS so sánh tương tự với: 191 và 139; 199 và 215.
- Khi so sánh các số có 3 chữ số, ta bắt đầu so sánh từ chữ số ở hàng nào?
*GV chốt quy tắc so sánh các số có 3 chữ số 
- Cho HS lấy 2 ví dụ.
- GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Điền dấu >; <; =?
- GV gọi HS nêu, phân tích yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu HS giải thích cách điền dấu.
* Củng cố cách so sánh các số có 3 chữ số.. 
Bài 2a: Tìm số lớn nhất trong các số sau:
- GV gọi HS nêu, phân tích yêu cầu. 
- Để tìm được số lớn nhất ta phải làm gì?
- GV viết bảng: 395; 695; 375 và yêu cầu HS tìm số lớn nhất.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét.
* Củng cố cách so sánh các số có 3 chữ số, cách tìm số lớn nhất.
Bài 3: (dòng 1) Số?
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- Em có nhận xét gì về 3 số đầu?
- Muốn điền tiếp em làm như thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét.
* GV chốt kết quả đúng, cho HS đọc xuôi, đọc ngược dãy số.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu lại cách so sánh số có 3 chữ số?
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- 3 HS lên bảng đọc. 
- HS nhận xét.
- Lớp viết bảng con: 320; 911; 675
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành
- HS: Có 234 hình vuông. Sau đó lên bảng viết số 234 vào dưới hình biểu diễn số này.
- HS thao tác với đồ dùng
- HS: Có 235 hình vuông. Sau đó lên bảng viết số 235 vào dưới hình biểu diễn số này.
- 234 hình vuông ít hơn 235 hình vuông, 235 hình vuông nhiều hơn 234 hình vuông.
- 234 234.
- HS lắng nghe.
- Số 234 gồm 2 trăm, 3 chục, 4 đơn vị. Số 235 gồm 2 trăm, 3 chục, 5 đơn vị.
- Chữ số chỉ trăm cùng là 2, chỉ chục cùng là 3. 4 < 5
- HS lắng nghe.
- HS thực hành
- HS nêu
- Nhiều HS nhắc lại quy tắc.
- HS lấy VD viết vào bảng con và giải thích cách so sánh.
- HS nêu và tìm hiểu yêu cầu.
- 2 HS lên bảng. Lớp điền bút chì vào SGK sau đó đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
- HS nhận xét, chữa bài. 
- HS giải thích.
- HS nêu và tìm hiểu yêu cầu.
- Phải so sánh các số với nhau.
- 1 HS lên bảng tìm: Số 695 là số lớn nhất vì có chữ số trăm lớn nhất.
- HS làm việc cá nhân vào vở sau đó đổi chéo vở kiểm tra kết quả. 1 HS làm lên bảng.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu. 
- Lấy số liền trước cộng thêm 1 (đếm thêm 1).
- 1 HS lên bảng, lớp điền bút chì vào SGK sau đó đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
- HS nhận xét.
- HS đọc xuôi, đọc ngược dãy số.
- HS nêu lại.
- HS lắng nghe.
______________________________________________________
Toán (tăng)
LUYỆN TẬP : CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cách đọc, viết các số có 3 chữ số.
- Rèn kĩ năng đọc, viết các số có 3 chữ số.
- GD HS tự giác, tích cực luyện tập.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ ghi BT; Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1. Củng cố kiến thức: 
- Đọc các số sau: 120, 245, 306
- Nêu cách so sánh các số có 3 chữ số?
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét chung.
* Chốt cách đọc và so sánh các số có 3 chữ số.
2. Luyện tập: 
Bài 1. Viết đọc, viết số:
- Yêu cầu 1 HS lên bảng ghi 10 số có ba chữ số và chỉ định các bạn trong lớp đọc.
- Lớp phó học tập đọc lần lượt 6 số có ba chữ số bất kì cho cả lớp viết bảng con.
- Đọc, viết số theo thứ tự nào?
-> Chốt cách đọc, viết số: đọc, viết theo thứ tự từ trái sang phải hay từ hàng cao đến hàng thấp.
Bài 2. Số? 
a) 301; 302; 303; ...; 305; ...; 307; 308; ...; 310.
b) 210; 220; 230; ... ; 250; ... ; ... ; 280; ...; 300.
- Bài yêu cầu gì?
- Các số đã cho ở phần a); b) có đặc điểm gì?
- YCHS điền tiếp các số còn thiếu trong mỗi dãy.
- YC HS đọc lại các số trong 2 dãy vừa điền.
-> Chốt: Để điền tiếp số còn thiếu vào dãy cần quan sát kĩ dãy số đã cho để tìm ra quy luật viết....
Bài 3. Viết số:
a) Số bé nhất có ba chữ số.
b) Số lớn nhất có ba chữ số.
c) Số lẻ bé nhất có ba chữ số.
d) Số chẵn lớn nhất có ba chữ số.
-> Chốt cách đọc, viết các số có ba chữ số.
Bài 4. Từ ba chữ số 1, 3, 6. Hãy viết các số có ba chữ số khác nhau mà mỗi số gồm cả ba chữ số đã cho.
- Bài yêu cầu gì?
- Nếu chọn chữ số 1 ở hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị sẽ là các chữ số 3 và 6 còn lại. Viết được các số như thế nào?
- Các trường hợp còn lại GV hướng dẫn tương tự.
- Các số viết được: 136; 163; 316; 361; 631; 613
-> Để viết được số theo các chữ số cho trước cần lựa chọn số theo từng hàng viết. 
3. Củng cố dặn dò: 
- Nêu cách đọc, viết các số có ba chữ số.
- Nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà xem lại bài.
- HS đọc; Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS nêu
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc, xác định yêu cầu đề.
- Lớp phó học tập lên cho các bạn đọc số.
- Nhận xét đánh giá.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Đọc viết theo thứ tự từ trái sang phải.
- Điền số vào chỗ chấm.
- HS nêu.
- HS làm cá nhân.
- Đổi chéo bài kiểm tra.
- Báo cáo kết quả kiểm tra.
- HS đọc số theo nhóm đôi.
- HS viết số vào bảng con.
- Nhận xét, đánh giá.
- HS đọc lại các số vừa viết.
- HS đọc đề bài.
- Viết tất cả các số có ba chữ số khác nhau từ các số 1, 3, 6.
* HS làm mẫu:
 3 6 (136)
1 
 6 3 (163)
- HS viết số theo hướng dẫn.
- HS chữa bài, nhận xét, đánh giá.
- HS đọc lại các số vừa viết được.
- HS chỉ ra số bé nhất, lớn nhất trong các số vừa viết bài 4.
- HS lắng nghe.
_________________________________________________________ Tiếng Việt ( tăng)
LUYỆN ĐỌC: CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu nghĩa các từ khó, hiểu nội dung câu chuyện: cần có ý thức bảo vệ cây cối.
- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng, phân biệt giọng người kể và giọng nhân vật.
- Có ý thức bảo vệ cây cối
 II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. KTBC : Y/C hs đọc bài " Những quả đào "?
2. Bài mới :
a- Giới thiệu bài
b- Luyện đọc
- Gv đọc mẫu toàn bài
- Luyện đọc từ khó
- Hướng dẫn luyện đọc câu: đọc nhấn giọng vào những từ gợi tả, gợi cảm
+ Cậu bé rùng mình, lắc đầu.
+ Đau lắm, cháu chịu thôi!
c- Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Cậu bé đã làm gì không phải với cây?
- Cây đã làm gì để cậu bé hiểu được nỗi đau của mình?
- Sau cuộc trò chuyện với cây cậu bé còn nghịch thế nữa không?
d- Luyện đọc lại
3. Củng cố :
HD hs luyện đọc diễn cảm bài .
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS tự tìm từ khó đọc:
+ Ví dụ: lắc đầu, rùng mình, đau lắm.
- HS luyện đọc từ khó
- HS luyện đọc câu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- HS đọc các từ chú giải cuối bài.
- Đọc đồng thanh toàn bài.
- Dùng dao khắc tên mình lên thân cây.
- Khen tên cậu đẹp, hỏi vì sao không khắc tên lên người mình, vì vậy cậu bé hiểu ra.
- Không, vì cậu đã hiểu ra
- HS đọc phân vai.
- Nhận xét.
___________________________________________________
Thứ năm ngày 4 tháng 4 năm 2019
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ? 
I. Mục tiêu:
- HS nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối (BT1, BT2). Dựa vào tranh, biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ để làm gì? (BT3). 
- HS tìm từ và đặt câu, rèn kĩ năng nghe đặt và trả lời câu hỏi câu hỏi có cụm từ "để làm gì?". 
- Giáo dục HS yêu quý thiên nhiên, cây cối và có ý thức bảo vệ môi trường 
thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tranh ảnh một số loài cây ăn quả ( có rõ các bộ phận của cây) – BT1.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ "để làm gì?" về chủ đề cây cối.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
b. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: Hãy kể tên các bộ phận của một cây ăn quả.
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài. 
- GV gắn lên bảng tranh, ảnh 3, 4 loài cây ăn quả cho HS quan sát.
- Gọi HS lên bảng nêu tên các loài cây đó và chỉ các bộ phận của cây.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
- Yêu cầu HS lấy VD về cây ăn quả khác và kể tên các bộ phận của 1 số cây đó.
 - Cây có ích lợi gì?
-> GDHS ý thức chăm sóc và bảo vệ cây cối, bảo vệ MT thiên nhiên.
Bài 2: Tìm những từ có thể dùng để tả các bộ phận của cây.
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài. 
- GV lưu ý: Các từ tả các bộ phận của cây là những từ chỉ màu sắc, hình dáng, tính chất, đặc điểm của từng bộ phận.
- Hãy tìm những từ ngữ để tả đặc điểm của thân cây?
- GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận theo mẫu sau:
Tên bộ phận.
Từ tả các bộ phận 
của cây.
Rễ cây
Gốc cây
Thân cây
Cành cây
Lá
Hoa
Quả
Ngọn
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả bài làm của nhóm mình.
- Nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, khen ngợi những nhóm tìm được nhiều từ.
*Chốt: Ta dùng những từ chỉ màu sắc, hình dáng, tính chất, đặc điểm để tả các bộ phận của cây. Các em hãy vận dụng các từ ngữ này để viết văn tả cây cối cho hay.
Bài 3: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài. 
- Hướng dẫn quan sát từng tranh, nói về việc làm của 2 bạn nhỏ trong tranh.
- HD đặt câu hỏi: Để làm gì? để hỏi về mục đích việc làm của các bạn và tự trả lời các 
câu hỏi.
 - Gọi HS nhận xét.
*Chốt cách đặt và trả lời câu hỏi .
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu lại các bộ phận chủ yếu của cây?
- Nêu những việc em đã làm để chăm sóc bồn hoa của lớp?
- Nhận xét, đánh giá tiết học. Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về Bác Hồ.
- 2 HS đặt và TL câu hỏi. 
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS quan sát.
- Từng HS lên bảng nêu tên cây và chỉ các bộ phận của cây: Gốc, ngọn, thân, cành, rễ, hoa, lá, quả...
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS kể. VD: cây nhãn, vải....
- HS nêu: Cây có rất nhiều ích lợi có cây thì cho bóng mát, có cây cung cấp lương thực - thực phẩm, có cây dùng để làm cảnh, ăn quả...
- HS thực hiện.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS lắng nghe.
- HS nêu: to, cao, chắc, bạc phếch,......
- Các nhóm trao đổi, thảo luận, thư kí nhóm viết kết quả.
- Đại diện các nhóm lên dán kết quả thảo luận của nhóm mình. 
Tên bộ phận.
Từ tả các bộ phận 
của cây.
Rễ cây
dài, ngoằn ngoèo, uốn lượn, xù xì, kì dị, đen sì, nâu,......
Gốc cây
To, thô, sần sùi, chắc nịch, cứng, ôm không xuể,.....
Thân cây
Cao, to, thô ráp, nhẵn bóng, mềm mại, sần sùi, gai góc, ...
Cành cây
Xum xuê, um tùm, trơ trụi, cong queo...
Lá
Xanh biếc, tươi xanh, mỡ màng, úa vàng,...
Hoa
Vàng tươi, thơm ngát, hồng thắm, đỏ tươi,...
Quả
Vàng rực, đỏ ối, chín mọng, chi chít,...
Ngọn
Chót vót, thẳng tắp, khoẻ khoắn, cao vút,...
- Cả lớp kiểm tra bằng cách đọc đồng thanh những từ tìm được.
- HS lắng nghe.
- HS đọc: Đặt các câu hỏi có cụm từ để làm gì? để hỏi về từng việc làm được vẽ trong các tranh. Tự trả lời các cây hỏi ấy.
- HS làm việc trong cặp nói về việc làm của 2 bạn nhỏ:
- Bạn gái tưới nước cho cây. 
- Bạn trai bắt sâu cho cây.
+ Ví dụ: Bạn nhỏ tưới cây để làm gì?
->Bạn nhỏ tưới nước cho cây xanh tốt.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Các bộ phận của cây là: rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa, quả, ngọn.
- Tưới nước cho cây thường xuyên, không bẻ cành, ngắt hoa, ...
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
_____________________________________________
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố về cách đọc, viết các số có ba chữ số; cách so sánh các số có 3 chữ số; cách sắp xếp các số có đến 3 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại. 
- Thực hành đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số. Áp dụng làm được BT1, BT2 (a, b), BT3 (cột 1), BT4. 
- GDHS có ý thức tự giác, chủ động trong học tập.
II. Chuẩn bị: 
- GV: BP BT1.
III. Các hoạt động dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ: 
- So sánh các số có ba chữ số: 567... 687; 318... 117; 833... 833.
- Nêu cách so 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_29_nam_hoc_2018_2019_nguyen_thi.doc