Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019

A. Mục tiêu :Sau bài học, học sinh có khả năng :

-Kiến thức : Nghe viết lại đúng, không mắc lỗi bài chính tả đoạn: Ngày x-a trồng cà. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt: ua/ uơ; l/ n; ên/ ênh.

- Kĩ năng : Rèn kỹ năng nghe viết đúng đẹp.

- Thái độ : GD cho HS lòng yêu thích trong việc rèn chữ và giữ vở.

 * Trọng tâm: HS nghe viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp

B. Đồ dùng dạy học:

- Bảng ghi sẵn nội dung bài tập chính tả.

C. Các hoạt động dạy học:

 

doc42 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
răm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Số này đọc là: Một trăm mười 
- Số 110 có mấy chữ số, là những chữ số nào?
- Một trăm là mấy chục?
- Vậy 110 có tất cả bao nhiêu chục?
- Có lẻ ra đơn vị nào không?
- Đây là một số tròn chục.
- Hướng dẫn tương tự với dòng thứ 2 của bảng để HS tìm ra cách đọc, cách viết và cấu tạo của số 120.
- Yêu cầu HS thảo luận để tìm ra cách đọc, cách viết của các số: 130, 140, 150, 160, 170, 180, 190, 200.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận
- Yêu cầu cả lớp đọc các số tròn chục từ 110 đến 200.
3. So sánh các số tròn chục
- Gắn lên bảng hình biểu diễn 110 và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông?
- Gắn tiếp hình biểu diễn số 120 và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông?
- 110 hình vuông và 120 hình vuông thì bên nào nhiều, ít hình vuông hơn?
- Vậy 110 và 120 số nào lớn hơn, bé hơn?
- Yêu cầu HS lên bảng điền dấu 
- So sánh số 110 và 120 trong toán học chúng ta so sánh các chữ số cùng hàng của hai số với nhau.
- Hãy so sánh chữ số hàng chục của 110 và 120 
- Khi đó ta nói: 120 lớn hơn 110 và viết: 120 > 110; 110 < 120
- Yêu cầu HS so sánh 120 và 130
4. Luyện tập, thực hành
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- 2 HS lên bảng: 1 HS đọc số, 1 HS viết 
- GV nhận xét.
Bài 2:
-Yêu cầu HS so sánh thông qua việc so sánh các chữ số cùng hàng.
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS tự làm bài, yêu cầu đổi vở kiểm tra kết quả.
Bài 4:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở
- Hỏi: Tại sao điển số 120 vào chỗ trống thứ nhất 
- Đây là dãy các số tròn chục từ 10 đến 200 được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Yêu cầu HS kể
3. Củng cố - Dặn dò:
- Chốt lại kiến thức của bài.- Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại bài.
Hoạt động của trò
- Một số HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Viết các số: 10; 20; 30; ; 90; 100
-
 Có một trăm, một chục và 0 đơn vị.
- HS cả lớp đọc: Một trăm mười
- Số 110 có 3 chữ số, chữ số hàng trăm là 1, chữ số hàng chục là 1, chữ số hàng đơn vị là 0
- Một trăm là 10 chục
- HS đếm số chục trên hình: Có 11 chục.
- Không lẻ ra đơn vị nào.
- HS thảo luận nhóm đôi và viết kết quả vào bảng 
- 2 HS lên bảng: 1 HS đọc số, 1 HS trả lời.
- Có 110 ô vuông, viết bảng số 110
- Có 120 ô vuông viết bảng số 120
- 120 ô vuông nhiều hơn 110 ô vuông và 110 ô vuông ít hơn 120 ô vuông.
- Điền dấu để có: 110 110
- Chữ số hàng trăm cùng là một 
- 2 > 1 hay 1 < 2
- 120 120
- Làm bài sau đó nhận xét bài làm của bạn
- Điền dấu >; <; = vào ô trống 
- HS làm bài sau đó đổi vở kiểm tra kết quả.
- Điền số thích hợp vào ô trống 
- Đáp án: 110; 120; 130190; 200.
- Vì 110 sau đó đến 120, 130, 140
- 10; 20; 30;..200
---------------------------------------
Đạo dức
Tiết 28: Giúp đỡ người khuyết tật (tiết 1)
A. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng : 
- Kiến thức : .HS hiểu: - Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật; - Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật.
 - Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ.
- Kĩ năng : . Học sinh có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tuỳ theo khả năng.
_ Thái độ : . HS có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật.
KNS : Thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật .Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề .
B . Đồ dùng dạy học
GV: Tranh ảnh minh hoạ HĐ1, phiêú thảo luận nhóm.
 HS: -Vở bài tập Đạo đức 2 .
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
I. Giới thiệu bài:
II. Nội dung:
1.HĐ1: Phân tích tranh
*Mục tiêu: HS nhận biết được hành vi cụ thể về giúp đỡ người khuyết tật.
*Cách tiến hành: 
-GV cho cả lớp quan sát tranh, thảo luận về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
-Tranh vẽ gì?
- Việc làm của các bạn nhỏ giúp được gì?
- Nếu em có mặt ở đó, em sẽ làm gì?
GVKL: Chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập.
2 .Hoạt động 2 : Thảo luận cặp
* Mục tiêu: HS hiểu được sự cần thiết và một số việc làm để giúp đỡ người khuyết tật.
* Cách tiến hành:
GV yêu cầu thảo luận cặp
GVKL:
3. HĐ3: Bày tỏ ý kiến:
 * Mục tiêu: giúp HS có thái độ đúng với việc giúp đỡ người khuyết tật.
* Cách tiến hành:
- GV lần lượt nêu từng ý kiến
GV kết luận: Các ý kiến đúng: a,c,d
 Các ý kiến sai: b
4.Củng cố dặn dò :
GV tóm tắt nội dung bài học
-VN: Sưu tầm tư liệu ề việc giúp đỡ người khuyết tật.
Hoạt động của trò
-HS quan sát tranh,thảo luận theo cặp.
- Đại diện cácc nhóm trình bày, bổ sung ý kiến.
Từng cặp HS thảo luận.
Đại diện cặp trình bày kết quả 
Cả lớp bổ sung, tranh luận.
HS bày tỏ thái độ : đồng tình hoặc không đồng tình.
Cả lớp thảo luận.
Tiết 2
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I Tổ chức
II. Bài cũ :
III. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
+.HĐ1: Xử lý tình huống.
*Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử để giúp đỡ người khuyết tật.
*Cách tiến hành: 
-GV nêu tình huống và hỏi:
-Nếu là Thuỷ thì em sẽ làm gì?Vì sao?
GVKL: Thuỷ nên khuyên bạn, cần chỉ đường hoặc dẫn người bị hỏng mắt đến tận nhà cần tìm.
2 .Hoạt động 2 : Giới thiệu tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật
* Mục tiêu: HS củng cố , khắc sâu bài học về giúp đỡ người khuyết tật.
* Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS trình bày, giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được 
GVKL:: Khen ngợi HS và khuyến khích HS thực hiện những việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật
3..Kết luận chung:
 Người khuyết tạt chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, họ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Cần giúp đỡ người khuyết tật để họ bớt buồn tủi, vất vả, thêm tự tin vào cuộc sống. Chúng ta cần làm những việc làm phù hợp với khả năng để giúp đỡ họ.
4. Củng cố dặn dò 
- Hs đọc lại kết luận 
- Về nhà học bài
-HS luận theo nhóm.
- Đại diện cácc nhóm trình bày, bổ sung ý kiến.
-HS trình bày tư liệu
- Sau mỗi phần trình bày, HS tiến hành thảo luận.
---------------------------------------------
Chính tả (nghe viết)
Tiết 56 : Cây dừa
A. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh có khả năng : 
- Kiến thức : Nghe –viết đúng, trỡnh bày đúng 8 dũng thơ đầu trong bài: Cây dừa.
 - Kĩ năng : Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm,vần dễ lẫn s/x; vần inh / in...Viết đúng các tên riêng Việt Nam.
- Thái độ : Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
Trọng tâm: Nghe-viết đúng 8 dũng đầu trong bài thơ cây dừa và làm đúng các bài tập 
B.Đồ dựng dạy học:
 - GV: Bảng phụ ghi nội dung BT3a. Bảng lớp kẻ bảng cho BT2
 - HS:VBT, bảng con
C.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I Tổ chức 
II Bài cũ 
Hoạt động của thầy
-GV gọi 3 hS lờn bảng: búa liềm, quở trách, no ấm
 Gv nhận xét.
III. Bài mới:
 1.Giới thiệu bài:
 2.Hướng dẫn nghe-viết:
 a. Chuẩn bị:
 -GV đọc toàn bài chính tả.
 - Nội dung đoạn trích?
 -Tập viết từ khó :dang tay, hũ rượi, ...
 b.HS viết bài vào vở:
 -GV đọc chính tả
 -GV chấm 5 bài,nêu nhận xét.
3.HD làm BT chính tả:
 + Bài 2: Gv yêu cầu làm bài 2a.
 GV kẻ bảng lớp.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+Bài 3: Gv nêu yêu cầu 
GV mở bảng phụ 
-GV nhận xét,chốt lời giải đúng.
4. Củng cố,dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - VN: Ghi nhớ quy tắc viết hoa tên riêng Việt Nam
Hoạt động của trò
2 hs lên bảng viết
Cả lớp làm bảng con
- 2 HS đọc lại.
- Tả các bộ phận lá, ngọn, thân, quả của cây dừa, làm cho cây dừa có hình dáng, hoạt động như con người.
- HS viết bảng con
-HS viết bài vào vở.
-HS tự chữa lỗi bằng bỳt chỡ ra lề vở, đổi chéo bài soát lỗi cho nhau
-1 Hs đọc yêu cầu của đề.
-Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài, trao đổi nhóm,2 nhóm lên bảng làm bài thi tiếp sức.
- 3,4 HS đọc lại bài
Cả lớp nhận xét, chữa bài vào VBT
- HS đọc yêu cầu của bài và đoạn thơ. 
-HS đọc thầm đoạn thơ và làm bài vào VBT.
-3 HS lên bảng trinh bày,viết lại các từ đó.
- 2HS đọc lại đoạn thơ đó sửa lỗi.
Cả lớp nhận xet.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 22 tháng 3 năm 2019
Toán
Tiết 140 : Các số từ 101 đến 110
A. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng : 
- Kiến thức : Biết cấu tạo thập phân của các số từ 101 đến 110 gồm : 1 trăm, 0 chục, và các đơn vị. Đọc viết các số từ 101 đến 110. Biết so sánh các số từ 101 đến 110 và nắm được thứ tự các số này. 
- Kĩ năng : HS vận dụng làm tốt các bài tập .
- Thái độ : HS hứng thú với môn học . Vận dụng vào thực tế tính toán. 
* Trọng tâm: Biết đọc viết các số từ 101 đến 110.
Hoạt động của thầy
B. Đồ dùng dạy học:
- Các hình vuông mỗi hình biểu diễn 1 trăm , các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị.
- Bảng kẻ sẵn các cột ghi rõ trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số như phần bài học SGK
C. Các hoạt động dạy học:
 I. Ổn định tổ chức:
 II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc, viết số, so sánh các số tròn chục từ 101 đến 110.
- GV nhận xét cho điểm.
 III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu các số từ 101 đến 110
- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm?
- Gắn thêm 1 hình vuông nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị?
- Để chỉ tất cả có 1 trăm, 1chục và 1 đơn vị, trong toán học người ta dùng số 1 trăm mười một và viết là: 111
- Giới thiệu số 112, 115 tương tự như giới thiệu 111.
- Yêu cầu HS thảo luận và tìm ra cách đọc và cách viết các số còn lại trong bảng: 118, 120, 121, 122, 127, 135. 
- Yêu cầu cả lớp đọc lại các số vừa lập được.
3. Luyện tập thực hành.
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm sau đó đổi vở kiểm tra kết quả.
Bài 2:
- Vẽ lên bảng tia số như SGK.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở bài tập.
- GV nhận xét . 
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Để điền các dấu cho đúng chúng ta phải so sánh các số với nhau.
- Viết lên bảng: 101, 102 và yêu cầu HS so sánh chữ số hàng trăm, chục, đơn vị.
- Khi đó ta nói 101 nhỏ hơn 102 và viết 
101 < 102
- yêu cầu HS làm các phần còn lại.
* Hỏi: Một bạn nói, dựa vào vị trí của các số trên tia số, chúng ta cũng có thể so sánh được các số với nhau, theo em bạn nói đúng hay sai.
- Yêu cầu HS so sánh.
- GV lết luận: Trên tia số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn, số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau.
Bài 4:
- GV nêu yêu cầu cho HS tự làm.
 4. Củng cố:
- Chốt lại kiến thức của bài.- Nhận xét giờ học.
 - Về nhà ôn lại bài.- Chuẩn bị bài sau.
Hoạt động của trò
- Bộ đồ dùng toán học.
- Một số HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Có một trăm, sau đó lên bảng viết 1 vào cột trăm.
- Có 1 chục và 1 đơn vị. Sau đó lên bảng viết 1vào cột chục, 1 vào cột đơn vị.
- HS viết số 111.
- Thảo luận để viết số còn thiếu trong bảng, sau đó 3 HS lên bảng làm bài trên bảng lớp, 1 HS đọc số, 1 HS viết số, 1 HS gắn hình biểu diễn số.
- HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét.
- Điền dấu >, < , = vào ô trống.
- Chữ số hàng trăm cùng là 1, chữ số hàng chục cùng là 0, chữ số hàng đơn vị là 1 nhỏ hơn 2 hay 2 lơn hơn 1.
- HS làm bài vào vở.
- 101 101 vì trên tia số 102 đứng sau 101.
- HS làm bài sau đó 2 HS đọc bài của mình, lớp nhân xét.
--------------------------------
Tập làm văn
Tiết 28 : Đáp lời chia vui - Tả ngắn về cây cối.
A. Mục tiêu :Sau bài học, học sinh có khả năng : 
- Kiến thức : Biết đáp lại lời chúc mừng của mọi người một cách lịch sự, khiêm tốn, có văn hoá.Biết trả lời câu hỏi khi tìm hiểu văn bản " Quả măng cụt"
- Kĩ năng : Viết các câu trả lời thành đoạn văn có đủ ý, đúng ngữ pháp.
- Thái độ : HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây .
 * Trọng tâm: Biết đáp lại lời chia vui, viết được đoạn văn ngắn về cây cối.
 * GDKNS : Giáo dục các em kĩ năng giao tiếp : ứng xử văn hoá và biết lắng nhge tích cực .
Hoạt động của thầy
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Tranh( ảnh) quả măng cụt thật.
C. Các hoạt động dạy học:
 I. Ổn định tổ chức:
 II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
 III. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Treo bức tranh và gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi 2 HS lên làm mẫu.
- Yêu cầu HS nhắc lại lời của HS 2, sau đó suy nghĩ để tìm cách nói khác
- Yêu cầu nhiều HS lên thực hành.
Bài 2: 
- GV đọc mẫu bài Quả măng cụt.
- GV cho HS xem tranh ảnh hoặc quả măng cụt thật.
- Cho HS thực hiện hỏi đáp theo từng nội dung.
- Yêu cầu HS nói liền mạch về hình dáng bên ngoài của quả măng cụt.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- Phần nói về ruột và mùi vị của quả măng cụt. Tiến hành tương tự phần a.
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự viết.
- Yêu cầu HS đọc bài của mình. Lưu ý nhận xét về câu.
 3 Củng cố-. Dặn dò:
- Chốt lại kiến thức bài Nhận xét giờ học - Về nhà ôn lại bài - Chuẩn bị bài sau.
Hoạt động của trò
 Vở bài tập Tiếng Việt.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và suy nghĩ về yêu cầu của bài.
- HS 1: Chúc mừng bạn đã đoạt giải cao trong cuộc thi.
- HS 2: Cảm ơn bạn rất nhiều.
- HS phát biểu ý kiến về cach nói khác.
Ví dụ: Các bạn quan tâm đến tớ nhiều quá, lần sau tớ sẽ cố gắng để đoạt giải cao hơn./ Tớ cảm động quá. Cảm ơn các bạn nhiều lắm./
- 3- 4 cặp HS thực hành nói.
- 2 HS đọc lại bài,cả lớp đọc thầm theo.
- Quan sát.
- HS hoạt động theo cặp hỏi - đáp trước lớp.
Ví dụ:
HS 1: Quả măng cụt hình gì?
HS 2: Quả măng cụt tròn như quả cam.
HS 1: Quả to bằng chừng nào?
HS 2: Quả to bằng nắm tay trẻ em.
HS 1: Quả măng cụt màu gì?
HS2 : Quả màu tím sẫm ngả sang đỏ.
HS 1: Cuống nó như thế nào?
HS 2: Cuống nó to và ngắn, quanh cuống có bốn, năm cái tai tròn úp vào quả.
- 3 - 5 HS trình bày.
- 1 HS đọc nội dung yêu cầu: Viết vào vở các câu trả lời cho phần a hoặc phần b.
- Tự viết trong 5 đến 7 phút.
- 3 đến 5 HS lên trình bày.
Thể dục 
Tiết 56 : Trò chơi : Tung vòng vào đích ; Chạy đổi chỗ 
vỗ tay nhau 
( GV thể dục soạn - dạy )
---------------------------------------------
Tự nhiên xã hội:
Tiết 28 :Một số loài vật sống trên cạn
A.Mục tiêu:Sau bài học, học sinh có khả năng : 
. Kiến thức:- HS biết nêu tên một số loài vật sống trên cạn và ích lợi của chúng. Phân biệt vật nuôi trong gia đình và vật nuôi hoang dã.
. Kĩ năng: Có kỹ năng quan sát và mô tả
. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ các con vật, đặc biệt là những động vật quý hiếm.
*KNS : GD các em kĩ năng quan sát ,tìm kiếm thông tin về động vật sống trên cạn và kĩ năng ra quyết định và không nen làm gì để bảo vệ động vật .
 B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh, SGK. 
- Tranh ảnh các con vật sống trên cạn.
C .Các hoạt động dạy học:
I. Bài cũ : loài vật sống ở đâu? ( Sống ở khắp nơi: Trên cạn, dưới nước, trên không.)
- Hãy kể tên các con vật sống trên cạn, dưới nước, trên không?
II.Bài mới :
Hoạt động của thầy
1.Giới thiệu bài :
2. Nội dung:
a. Hoạt động 1:
- Hãy chỉ và nói tên các con vật có trong hình ?
- Con vật nào là vật nuôi ? Con nào sống hoang dã?
- Tại sao lạc đà lại sống được ở sa mạc?
- Hãy kể tên một số con vật sống trong lòng đất?
- Con hổ còn được mệnh danh là gì ?
* KL: Có rất nhiều loài vật sống trên mặt đất như: voi, ngựa, chó, gà, hổ...Có loài vật đào hang sống dưới đất như : Thỏ, chuột, nhím, giun, dế mèn. Chúng ta cần bảo vệ các loài vật
 có trong tự nhiên, đặc biệt là các loài vật quý hiếm.
b. Hoạt động 2 :
YC tập hợp tranh ảnh và dán trang trí vào 1 tờ giấy khổ to và dán trình bày trên bảng lớp.
c. Hoạt động3:
- chơi trò chơi : Bắt chước tiếng con vật
- HD cách chơi
4. Củng cố dặn dò:
- Chúng ta phải làm gì để bảo vệ các con vật ?
- Nhận xét tiết học
Hoạt động của trò
Một số loài vật sống trên cạn
*Làm việc với SGK
- 2 HS một nhóm QS tranh và trả lời câu hỏi SGK
- Các nhóm trình bày
- Lớp nhận xét
- Vì nó có bướu chứa nước, có thể chịu được nóng.
- Thỏ, chuột, nhím, tê tê...
- Chúa tể sơn lâm
* Triển lãm tranh ảnh
 - 3 nhóm tự tập hợp tranh ảnh theo tiêu trí phân loại.
+ Dựa vào cơ quan di chuyển.
 Các con vật có chân
 Các con vật không có chân
 Các con vật vừa có chân vừa có cánh
+ Dựa vào điều kiện khí hậu.
 Các con vật sống ở xứ nóng.
 Các con vật sống ở xứ lạnh.
+ Dựa vào nhu cầu của con người.
 Có ích đối với người và gia súc.
 Có hại đối với con người, cây cối mùa màng 
 Cử 2 bạn đại diện cho bên nam và bên nữ tham gia.
- Các bạn này sẽ bốc thăm và bắt chước tiếng con vật dể ghi trong phiếu
- Lớp nhận xét
- Không được giết hại săn bắn trái phép, không đốt rừng, không làm cháy rừng, để lấy chỗ cho động vật sinh sống. 
------------------------------------------------------
Sinh hoạt
Tiết 28 : Sinh hoạt sao
Tuần 29 
Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2019
Toán
Tiết 141: CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200
A- Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng : 
- Kiến thức : HS biết cấu tạo thập phân của các số từ 111 đến 200 gồm các trăm, các chục, các đơn vị. Đọc viết các số từ 111 đến 200. So sánh các số từ 111 đến 200.
-Kĩ năng : Rèn KN đọc viết và so sánh số.
- Thái độ : GD HS chăm học toán.
* Trọng tâm : Học sinh biết đọc, viết các số từ 111đến 200
B- Đồ dùng dạy học
- Các hình vuông biểu diễn trăm, chục và đơn vị.
- Bảng phụ
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Gv KT về đọc viết và so sánh số từ 101 đến 110.
- Nhận xét.
3/ Bài mới:
a)HĐ1:Giới thiệu các số từ 101 đến 200.
- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi: Có mấy trăm?
- Gắn thêm 1 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, 1 hình vuông nhỏ và hỏi: Có mấy chục và mấy đơn vị?
- Để chỉ tất cả 1 trăm, 1 chuc, 1 đơn vị người ta dùng số một trăm mười một và viết là: 111
- Tương tự giới thiệu số 112, 115, ...
- Đọc các số vừa lập được.
b) HĐ 2: Thực hành.
* Bài 1: - Nêu yêu cầu?
- Nêu KQ
- Nhận xét, đánh giá.
* Bài 3:
- BT yêu cầu gì?
- Để điền dấu đúng ta làm gì?
- Ghi bảng: 123...124 và hỏi:
+Hãysosánh chữ số hàng trăm của2 số?
+Hãysosánh chữ số hàng chục của2 số?
+Hãyso sánh chữ số hàng ĐV của2 số?
- Khi đó ta nói 123 nhỏ hơn 124 và viết 123 123.
- Tương tự yêu cầu HS làm các ý còn lại.
- Chấm bài, nhận xét.
 4/ Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Ôn lại bài.
Hoạt động của trò
- Hát
- Vài HS đọc viết và so sánh số.
- HS nhận xét.
- Có 1 trăm
- Có 1 chục và 1 đơn vị
- HS đọc
- Đồng thanh các số vừa lập được
- HS nêu miệng
-- Điền dấu >; <; = vào chỗ chấm.
- So sánh các số với nhau
- Chữ số hàng trăm cùng là 1
- Chữ số hàng chục cùng là 2
- 3 nhỏ hơn 4 hay 4 lớn hơn 3.
- HS đọc
- Làm bài vào vở
- 3 HS chữa bài
-------------------------------------------
Tập đọc
 Tiết 85: Những quả đào
 A. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng : 
-Kiến thức : HS đọc trơn,trôi chảy toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi chỗ có dấu câu.Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật .
- Kĩ năng .Rèn kỹ năng đọc hiểu : 
 - Hiểu nghĩa của cá c từ ngữ : hài lòng, thơ dại, nhân hậu...
- Nội dung: Nhờ những quả đào , ông biết tính nết củu các cháu. ông hài lòng về các cháu đặc biệt ngợi khen đứa cháu nhân hậu đó biết nhường cho bạn quả đào.
- Thái độ: GD học sinh biết chia sẻ , yêu thương bạ bè 
 * Trọng tâm : Rốn kỹ năng đọc trơn toàn bài.Hiểu nội dung bài
 * GDKNS : Giáo dục học sinh biết tự nhận thức được giá trị của bản thân.
B. Đồ dựng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc .
C. Cỏc hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1:
Hoạt động của thầy
I. KTBC : Gọi HS đọc HTL bài: Cây dừa
 GV nhận xét.
II.Bài mới :
1. Giới thiệu bài 
- Bài học: Những quả đào 
2.Luyện đọc 
 a, Gv đọc mẫu toàn bài.
 b, Luyện đọc +giải nghĩa từ : 
Chỳ ý các từ ngữ: làm vườn, nhân hậu,hài lòng, nhận xét, tiếc rẻ, thốt lên....
GV hd đọc đúng câu,ngắt nghỉ
-GT: chú giải cuối bài. 
 GV nhận xét ,đánh giá
Hoạt động của trò
- 3 Hs đọc thuộc lòng
. HS quan sát tranh minh hoạ bài học và đọc tên bài học.
+Đọc từng câu : HS nối tiếp đọc từng câu
+ Đọc từng đoạn trước lớp: hs tiếp nối đọc đoạn
 HS đọc TN chú giải cuối bài. 
+ Đọc từng đoạn trong nhúm .
 + Thi đọc giữa các nhóm(từng đoạn, cả bài. ĐT, CN)
 Tiết 2 
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài
GV hướng dẫn đọc
Yờu cầu HS thảo luận rồi trả lời câu hỏi
GV chốt lại các ý kiến đúng của HS
CH1: Người ông dành những quả đào cho ai?
CH2: Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào đó?
CH 3: Nêu nhận xét của ông về từng cháu , Vì sao...?
Ch4:Em thích nhân vật nào? Vì sao?
4.Luyện đọc lại:
 GV hướng dẫn 2-3 nhóm HS thi đọc lại chuyện theo phân vai.
5.Củng cố –dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
VN: Đọc lại bài, chuẩn bị cho

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_28_nam_hoc_2018_2019.doc
Giáo án liên quan