Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2019-2020 (Bản 3 cột)

I. Mục tiêu :

1. Biết ki-lô- mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, biết viết kí hiệu đơn vị ki-lô-mét.

2. Nắm được quan hệ giữa ki lô mét với đơn vị mét, tính độ dài đường gắp khúc với các số đo theo đơn vị km. Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.

- Làm các bài tập 1, 3, 3(tr.151)

3. Ham thích học toán.

II. Chuẩn bị :

1. Giáo viên : Bản đồ Việt Nam.

2. Học sinh : Sách toán, vở BT, nháp.

III. Các hoạt động dạy học :

 

docx40 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2019-2020 (Bản 3 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 1HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở nháp.
+ 1km = ... m 100cm = ... m
 1m = ... dm 3m = ...dm
- Nhận xét.
 3. Bài mới : 
a) GT bài. 
b) Giới thiệu đơn vị đo độ dài mi-li-mét.
- Đưa thước kẻ có vạch chia mm và yêu cầu tìm độ dài từ vạch 0 đến 1 và hỏi : Độ dài từ 0 đến 1 được chia thành mấy phần bằng nhau ?
- GV nói : 1phần nhỏ chính là độ dài của 1 mm.
? Qua việc quan sát hãy cho biết 1cm bằng bao nhiêu mi-li-mét ?
-Viết bảng : 1cm = 10mm
- 1 mét bằng bao nhiêu mi-li-mét ?
- Gợi ý : 1m bằng bao nhiêu xăng-ti-mét ?
- Mà 1cm = 10 mm. Vậy 1m bằng 10 trăm mi-li-mét tức là 1m bằng 1000mm.
- GV viết: 1m = 1000 mm.
c) Bài tập.
Bài 1: 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. 1HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS thực hiện cặp đôi.
- Đoạn CD dài bao nhiêu mi-li-mét ?
- Đoạn MN dài bao nhiêu mi-li-mét ? 
- Đoạn AB dài bao nhiêu mi-li-mét ? 
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 4 :
- Bài yêu cầu gì ?
- Muốn điền đúng các em cần ước lượng độ dài của vật được nhắc đến trong mỗi phần.
- Yêu cầu HS làm vào bảng nhóm.
- Nhận xét, đánh giá.
d) Bài tập Luyện tập trang 154.
Bài 1 : Gọi 1 em đọc đề và hỏi .
- Các phép tính trong bài là những phép tính như thế nào ?
- Khi thực hiện phép tính với các số đo độ dài ta làm như thế nào ?
- Sửa bài.
Bài 2 : Gọi 1 em đọc đề .
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Làm phép tính gì ?
- Nhận xét.
Bài 4 : 
- Yêu cầu HS đo độ dài các cạnh hình tam giác.
- Nêu cách tính chu vi của một hình tam giác ?
4. Củng cố :
- Mi-li-mét viết tắt là gì ? 
-1 m = ... mm ?
- Nhận xét tiết học.-Tuyên dương, nhắc nhở.
5. Dặn dò :
- Về nhà ôn lại bài và xem lại các bài có đơn vị đo độ dài km, m, dm, cm, mm đã học.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
+ 1km = 1000m 100cm = 1m
 1m = 10dm 3m = 30dm
- Nhận xét.
- HS lắng nghe và ghi tên bài vào vở.
- Quan sát trên thước kẻ và nói : Độ dài từ 0 đến 1 được chia thành 10 phần bằng nhau .
- HS nhắc lại: một phần nhỏ chính là độ dài của 1 mi-li-mét.
- 1cm = 10mm
- HS suy nghĩ và trả lời.
- 1m = 100 cm
- HS nhắc lại: 1cm = 10 mm
1m = 1000 mm
- 1HS lên bảng. Lớp làm vở.
1cm = 10mm 1000mm = 1m 
1m = 1000mm 10mm = 1cm 
5cm = 50mm 3cm = 30mm
- Nhận xét bài bạn.
- Quan sát hình vẽ trong SGK và TLCH.
- Đoạn CD dài 70mm.
- Đoạn MN dài 60mm.
- Đoạn AB dài 40mm.
- Nhận xét.
BT4 : Viết cm hoặc mm vào chỗ chấm thích hợp :
- HS thực hiện
a) Bề dày của cuốn sách “Toán 2” khoảng 10cm.
b) Bề dày chiếc thước kẻ dẹt là 2mm.
c) Chiều dài của chiếc bút bi là 15cm.
- Nhận xét.
BT1 :-1 em đọc.
- Là các phép tính với các số đo độ dài.
- Ta thực hiện bình thường sau đó ghép tên đơn vị vào kết quả tính.
-2 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
13m + 15m = 28m 5km x 2 = 10km
66km – 24km = 42km 18m : 3 = 6m
23mm + 42mm = 65mm 
25mm : 5 = 5mm
BT2 :-1 em đọc đề. HS làm bài 
- Một người đi 18km đến thị xã, đi thêm 12km đến thành phố.
- Hỏi người đó đã đi bao nhiêu ki – lô – mét ? 
- Phép tính cộng
- Giải bài toán 
Bài giải
Người đó đã đi số kilômét là :
18 + 12 = 30 (km)
 Đáp số : 30km.
1HS chữa bài.
Bài 4 : 
- HS đo : 3cm, 4cm, 5cm
Tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác. HS làm bài.
Bài giải
Chu vi hình tam giác là :
3 + 4 + 5 = 12 (cm)
 Đáp số : 12cm
- Mi-li-mét viết tắt là mm.
- 1 m = 1000 mm.
- Nhận xét.
- HS thực hiện.
**********************************
Tiết 4 Chính tả (Nghe – viết )
Ai ngoan sẽ được thưởng
I. Mục tiêu 
1. Chép chính xácbài CT, trình bày đúng nội dung một đoạn văn xuôi “Ai ngoan sẽ được thưởng”
2. Làm được BT (2)a/b.
3. Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác Hồ.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Viết sẵn đoạn văn “ Ai ngoan sẽ được thưởng”. BT 2a, 2b.
2. Học sinh : Vở chính tả, bảng con, vở BT.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
2’
3’
1’
18'
11'
4’
1’
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng. Cả lớp viết bảng con viết các từ : lấm tấm, lửa thẫm, ủ lửa, .... 
- Nhận xét.
3. Bài mới :
a) GT bài.
b) HD nghe – viết :
+ Nội dung bài viết : Bảng phụ.
- GV đọc mẫu nội dung đoạn viết .
- Đoạn văn kể chuyện gì ?
+ Hướng dẫn trình bày.
- Đoạn văn có mấy câu ?
-Trong bài những chữ nào phải viết hoa vì sao ?
-Khi xuống dòng chữ đầu câu viết như thế nào ?
- Cuối mỗi câu có dấu gì ?
+ Hướng dẫn viết từ khó. Gợi ý cho HS nêu từ khó.
- Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích từ khó.
- Đọc cho HS viết bảng.
+ Viết bài.
- GV đọc cho hs viết bài vào vở.
- Đọc lại. 
+ Chấm vở, nhận xét.
c) Bài tập 
Bài 2 : 
- Ý a BT yêu cầu gì ?
- Yêu cầu HS làm bảng nhóm.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng : Cây trúc, chúc mừng, trở lại, che chở.
4. Củng cố :
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết bài đúng, đẹp và làm bài tập chính xác.
5. Dặn dò :
- Về nhà ôn và rèn viết lại các từ khó viết có trong bài.
- HS hát.
- HS thực hiện.
- Nhận xét.
- HS ghi tên bài vào vở.
- 2-3 em nhìn bảng đọc lại.
- Đoạn văn kể về Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng.
- Đoạn văn có 5 câu.
- Một, Vừa, Mắt, Ai, vì ở đầu câu. Tên riêng Bác Hồ.
-Viết hoa lùi vào 1 ô.
- Có dấu chấm.
- HS nêu từ khó : Bác Hồ, ùa tới, vây quanh, hồng hào.
- Viết bảng con.
- Nghe đọc viết vở.
- Dò bài.
- Đổi vở sửa lỗi.
- Chọn bài tập a 
- Phần a yêu cầu điền vào chỗ trống tr hay ch. 
Lớp làm bảng nhóm.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Sửa lỗi mỗi chữ sai sửa 1 dòng.
*****************************
Chiều
Tiết 1 Tập đọc
Cháu nhớ Bác Hồ
I. Mục tiêu :
1.Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ hợp lí, bước đầu biết đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm .
2.Hiểu ND bài :Tình cảm của thiếu nhi Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu. 
*ĐC HS học thuộc bài thơ ở nhà.
3. Học sinh có ý thức kính yêu Bác Hồ, học tập và đúng 5 điều Bác Hồ dạy.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Tranh Tập đọc “Cháu nhớ Bác Hồ”, ảnh Bác Hồ.
2. Học sinh : Sách Tiếng việt.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
2’
12'
10'
6'
3’
1’
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên đọc bài “Ai ngoan sẽ được thưởng” và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới :
a) GT bài :
b) Luyện đọc :
 -GV đọc mẫu : giọng cảm động, thiết tha nhấn giọng ở những từ gợi tả cảm xúc, tâm trạng bâng khuâng, ngẩn ngơ của bạn nhỏ : càng ngắm ảnh Bác, càng nhớ Bác.
-Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng dòng thơ :
- Đọc từng đoạn : Chia 2 đoạn.
 -Luyện đọc câu :
-Hướng dẫn đọc các từ chú giải .
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc trong nhóm.
-Nhận xét.
c. Tìm hiểu bài
- Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu ?
- Ô Lâu, một con sông chảy qua các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế, đây là vùng bị giặc Mĩ chiếm đóng. Nhà thơ Thanh Hải sáng tác bài thơ chính vào thời gian này.
*-Vì sao bạn phải cất thầm ảnh Bác ?
-GV gợi ý : Ở trong vùng bị địch tạm chiếm nhân dân ta có được tự do treo ảnh Bác không ?
-Hình ảnh Bác hiện ra như thế nào qua 8 câu thơ đầu ?
- Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ ?
 d. Luyện đọc lại
+ Hướng dẫn thi đọc bài thơ.
- Nhận xét, tuyên dương
4. Củng cố
- Nói tình cảm của bạn nhỏ đối với Bác Hồ ?
- Giáo dục tư tưởng. Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò
- HTL bài thơ, xem trước bài tiếp theo.
- Hát 
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi
- Ghi tựa
-Theo dõi, đọc thầm.1 em đọc.
-HS nối tiếp đọc 2 dòng thơ liền nhau.
-Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn :
-HS luyện đọc câu .
-HS nêu nghĩa của các từ chú giải
-HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
-Các nhóm thi đọc ,
 -Đồng thanh.
- HS đọc thầm và TLCH
-Bạn nhỏ quê ở ven sông Ô Lâu.
-Bạn nhỏ phải cất thầm ảnh Bác vì giặc cấm nhân dân ta giữ ảnh Bác, cấm n/d ta hướng về Cách mạng, về Bác, người lãnh đạo n/d chiến đấu giành độc lập, tự do. 
- Hình ảnh Bác hiện ra rất đẹïp trong tâm trí bạn nhỏ : hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu, mắt sáng tựa sao.
- Đọc thầm trao đổi nhóm.
- HS thi đọc. (Chọn 1 đoạn để thi đọc)
- Bạn nhỏ sống trong vùng bị địch tạm chiếm nhưng vẫn nhớ Bác Hồ.
- Hs thực hiện.
****************************
Tiết 2 Đạo đức
Giúp đỡ người khuyết tật (tiết 1)
I. Mục tiêu :
1. Biết: Mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật.
2. Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
3. Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng; Không đồng tình với những thái độ xa lánh, kì thị, trêu chọc bạn khuyết tật.
*ĐĐHCM Bác Hồ và những bài học về đạo đức,...Bài 8: Bài học từ hòn đá giữa đường (t1)
- HS thấy được chỉ bảo ân cần của Bác đối với những người giúp việc. Hiểu được bài học về việc cẩn thận, không nên nhanh nhẩu đoảng dẫn đến hỏng việc.
*KNS: Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.
II. Chuẩn bị :
1. GV: Tranh minh họa hoạt động 1, vở BT Đạo đức.
2. HS: Sách, vở BT.
III. PP/KT:
- KT thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân.
IV. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
8’
8’
6’
9’
3’
1’
1. Ổn định
2. Bài cũ: 
Nêu tình huống: 
- Em đến chơi nhà bạn, nhưng trong nhà đang có người ốm.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài. 
b. Luyện tập
Hoạt động 1: Phân tích tranh.
Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được một hành vi cụ thể về giúp đỡ người khuyết tật.
CTH: 
- Cho HS quan sát tranh.
- Nói nội dung tranh: Một số học sinh đang đẩy xe cho một bạn bị liệt đi học.
- Yêu cầu HS thảo luận về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
- Đưa câu hỏi: 
- Tranh vẽ gì ? 
- Việc làm của các bạn nhỏ giúp được gì cho bạn bị khuyết tật?
- Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì ? Vì sao ? 
- Kết luận: Chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập.
Hoạt động 2: Thảo luận.
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết và một số việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật.
CTH: 
- Yêu cầu thảo luận những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật.
- Nhận xét.
- Kết luận: Tuỳ theo khả năng điều kiện thực tế, chúng ta có thể giúp đỡ người khuyết tật bằng những cách khác nhau. 
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
Mục tiêu: Giúp học sinh bày tỏ thái độ đúng với việc giúp đỡ người khuyết tật.
CTH: 
- Lần lượt nêu từng ý kiến, yêu cầu HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình. 
- Nhận xét kết luận: ý a, c, d là đúng; Ý b là chưa hoàn toàn đúng vì mọi người khuyết tật đều cần được giúp đỡ.
*ĐĐHCM: Kể chuyện: Bài học từ hòn đá giữa đường.
Đọc hiểu:
+ Vì sao chiếc xe ô tô lại hỏng giữa đường?
+Khi xe hỏng người lái xe xuống sửa chữa, Bác đã làm gì?
+Để người lái xe bình tĩnh sủa xe, Bác đã làm gì?
+Khi xe sửa xong, tiếp tục lên đường, Bác đã khuyên người lái xe làm gì?
+ Các em hãy cùng trao đổi để hiểu câu tục ngữ Bác Hồ đã dung để khuyên người lái xe: Tham đĩa bỏ mâm.
.không biết nhìn xa trông rộng. câu tục ngữ được dùng để phê phán lối nhìn thiển cận, cách làm ăn manh mún, thiếu tính toán. 
+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
Nhận xét
Kết luận: Câu chuyện khuyên chúng ta về việc cẩn thận, không nên nhanh nhẩu đoảng dẫn đến hỏng việc. Bình tĩnh, cẩn thận khi làm việc.
4. Củng cố 
- Trong cuộc sống những người bị khuyết tật họ rất nhiều thiệt thòi vì thế chúng ta cần biết chia sẻ và giúp đỡ họ.
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
- Sưu tầm thơ, gương tốt về việc em đã giúp đỡ người khuyết tật.
- Hát
- Lịch sự khi đến nhà người khác/ T 2.
HS thực hành theo cặp.
- Giúp đỡ người khuyết tật/ t1.
KT thảo luận nhóm
- Quan sát.
- 1 em nhắc lại nội dung.
- Chia nhóm thảo luận theo nội dung câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, bổ sung.
- Tranh vẽ một số học sinh đang đẩy xe cho một bạn bị liệt.
- Giúp bạn vơi đi mặc cảm để đi học bình thường như các bạn khác.
- Em cũng tham gia giúp bạn bị khuyết tật vì bạn đó đã chiụ sự mất mát nhiều cần san sẻ nỗi đau cho bạn.
-Vài em nhắc lại.
KT thảo luận nhóm.
- Chia nhóm thảo luận. 
- Nhóm trưởng cử thư kí ghi ý kiến: Giúp người bị liệt – đẩy xe lăn. Người mù - dắt sang đường. Người bị dị dạng do chất độc da cam-quyên góp tiền. Người câm điếc- vui chơi với họ.
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Nhận xét.
-Vài em nhắc lại.
KT thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân
- Làm vào VBT, nêu kết quả trước lớp:
a) Giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm.
c) Phân biệt đối xử với bạn khuyết tật là vi phạm quyền trẻ em.
d) Giúp đỡ người khuyết tật là góp phần làm bớt những khó khăn, thiệt thòi cho họ. 
- Lắng nghe. 
-Học sinh nghe
-..đường nhiều ổ gà, phía trước có hòn đá to, đồng chí lái xe cho 
- ..chiếu đèn pin giúp
- Bác động viên..
-..đáng ra lúc nãy chú cho xe dừng lại lăn hòn đá xuống vực rồi mới đi,
+ Thảo luận nhóm:
-Đại diện nhóm trình bày
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Nhận xét.
- HS thực hiện.
****************************
Tiết 3 Thủ công
Làm con bướm (tiết 1)
I. Mục tiêu :
1. Biết cách làm con bướm bằng giấy.
2. Làm được con bướm bằng giấy. Con bướm tương đối cân đối. Các nếp gấp tương đối đều, phẳng.
Với HS khéo tay :
Làm được con bướm bằng giấy .Các nếp đều ,phẳng.
Có thể làm được con bướm có kích thước khác.
3. Thích làm đồ chơi, rèn luyện đôi tay khéo léo cho học sinh.
II. Chuẩn bị :
1. GV : Mẫu con bướm bằng giấy. Quy trình làm con bướm bằng giấy có hình minh họa. Giấy thủ công, giấy màu, giấy trắng. Kéo, hồ dán.
2. HS : Giấy thủ công, vở.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
3’
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
- Hát.
- HS thực hiện.
1’
3. Dạy bài mới :
a) Giới thiệu bài : Làm con bướm
- Nghe – nhắc lại
4'
b) Hướng dẫn các hoạt động :
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét.
+ Con bướm làm bằng gì ?
+ Có những bộ phận nào ?
- Làm bằng giấy.
- Cánh bướm, thân, râu.
9'
Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu trên quy trình.
- Hướng dẫn các bước :
Bước 1 : Cắt giấy.
- Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 14 ô.
- Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô.
- Cắt một nan giấy chữ nhật khác màu dài 12 ô, rộng gần nửa ô để làm râu bướm.
Bước 2 : Gấp cánh bướm.
- Tạo các đường nếp gấp:
+ Gấp đôi tờ giấy hình vuông 14 ô theo đường chéo như hình 1 được H2.
+ Gấp liên tiếp 3 lần nữa theo đường dấu gấp ở hình 2,3,4 sao cho các nếp gấp cách đều ta được H5 (chú ý miết kĩ các nếp gấp)
- HS lắng nghe và thực hiện theo.
- Bước 2 : Gấp cánh bướm.
 Hình 1 Hình 2
 Hình 3 Hình 4 Hình 5
- Mở hình 5 cho đến khi trở lại tờ giấy hình vuông như ban đầu. Gấp các nếp gấp cách đều theo các đường dấu gấp cho đến hết tờ giấy, sau đó gấp đôi lại để lấy giấu giữa (H6) ta được đôi cánh bướm thứ nhất.
 Hình 6
- Lấy tờ giấy hình vuông cạnh 10 ô và gấy như tờ giấy hình vuông cạnh 14 ô, ta được đôi cánh bướm thứ hai (H7)
 Hình 7
Bước 3 : Buộc thân bướm.
- Dùng chỉ buộc chặt hai đôi cánh bướm ở nếp gấp giữa sao cho hai cánh bướm mở theo hai hướng ngược chiều nhau (H8)
+ Chú ý: Sau khi buộc, mở rộng các nếp gấp của cánh bướm cho đẹp.
- Bước 3 : Buộc thân bướm.
Bước 4 : Làm râu bướm.
- Gấp đôi nan giấy làm râu bướm, mặt kẻ ô ra ngoài, dùng thân bút chì hoặc mũi kéo vuốt cong mặt kẻ ô của hai đầu nan râu bướm.
- Dán râu bướm vào thân bướm ta được con bướm hoàn chỉnh (H9)
+ Gợi ý: Có thể lấy sợi dây đồng dài 15 cm buộc qua thân bướm một vòng, sau đó quấn một vòng tròn ở mỗi đầu sợi dâu đồng làm râu bướm.
- Bước 4 : Làm râu bướm.
16'
Hoạt động 3 : Thực hành.
- Tổ chức thực hành theo nhóm
- Thực hành làm con bướm.
- Nhận xét đánh giá sản phẩm. 
- Trưng bày sản phẩm.
3’
2’
4. Củng cố :
- Nhận xét về tinh thần, thái độ, kết quả học tập của HS.
5. Dặn dò :
- Về nhà thực hành gấp con bướm nhiều lần và chuẩn bị bài cho tiết tiếp theo.
- Nhận xét.
- HS thực hiện.
*******************************************************************
NS:11/06/2020	
Thứ năm, ngày 18 tháng 6 năm 2020
	Sáng	
Tiết 1	 Toán
Viết số thành tổng các trăm – chục – đơn vị
 I. Mục tiêu :	
1. Biết viết số có ba chữ số thành tổng các trăm, số chục, đơn vị và ngược lại .
2. Rèn kĩ năng làm tính nhanh đúng. 
- Làm các bài tập 1, 2, 3.
3. Ham thích học toán .
II. Chuẩn bị :	
1. Giáo viên : Bộ đồ dùng học toán.
2. Học sinh : Sách toán, vở BT, bộ lắp ghép, nháp.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
3’
2'
7'
8'
7'
6'
4’
1’
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
3. Bài mới :
a) GT bài :	
b) Hướng dẫn viết số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
-Viết bảng : 375 và hỏi : Số 375 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
- Dựa vào việc phân tích số 375 thành các trăm, chục, đơn vị như trên, ta có thể viết thành tổng như sau :
375 = 300 + 70 + 5
-300 là giá trị của hàng nào trong số 375 ?
- 70 là giá trị của hàng nào trong số 375 ?
- 5 là giá trị của hàng đơn vị, việc viết số 375 thành tổng các trăm chục, đơn vị chính là phân tích số này thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Yêu cầu HS tự phân tích số 456, 764, 893 thành tổng các trăm, chục, đơn vị .
- Em hãy phân tích số 820 ?
- Với các số có hàng đơn vị là 0, ta không cần viết vào tổng vì số nào cộng với 0 cũng vẫn bằng chính số đó.
- Em hãy phân tích số 703 và rút ra nhận xét chúng được xếp theo thứ tự như thế nào ?
- Phân tích tiếp số : 450, 707, 803 thành tổng các trăm, chục, đơn vị ?
- Nhận xét.
c) Bài tập : 
Bài 1 : 
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng nhóm.
- Nhận xét.
Bài 2. 
- Yêu cầu HS làm vở. 1 HS làm bảng.
- Nhận xét.
Bài 3 : Yêu cầu gì ?
- GV : 975 em hãy phân tích số này thành tổng các trăm, chục, đơn vị ?.
- Khi đó ta nối 975 với tổng 900 + 70 + 5.
- Yêu cầu HS thực hiện các ý còn lại vào bìa kính.
- Nhận xét.	
4. Củng cố :	
- Em hãy đọc viết số cấu tạo số có 3 chữ số 347, 374, 486, 468 thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Nhận xét tiết học. -Tuyên dương, nhắc nhở.
5. Dặn dò :
- Về nhà ôn lại bài và xem trước bài tiếp theo.
- HS chơi trò chơi.
- Lắng nghe và ghi tên bài vào vở.
- Số 375 gồm 3 trăm 7 chục 5 đơn vị.
- 300 là giá trị của hàng trăm.
- 70 là giá trị của hàng chục.
- HS phân tích vào bảng con.
 456 = 400 + 50 + 6
 764 = 700 + 60 + 4
 893 = 800 + 90 + 3
-1 HS lên bảng phân tích, lớp làm nháp.
820 = 800 + 20 + 0 hoặc 820 = 800 + 20
- HS phân tích vào nháp : 703 = 700 + 3
-Với các số có hàng chục là 0, ta không viết vào tổng, vì số nào cộng với 0 cũng vẫn bằng chính số đó.
- 3 HS lên bảng phân tích. Lớp làm vở BT.
 450 = 400 + 50
 707 = 700 + 7
 803 = 800 + 3
- Nhận xét.
- HS thực hiện.
389
3 trăm 8 chục 9 đơn vị
389 = 300 + 80 + 9
237
2 trăm 3 chục 7 đơn vị
237 = 200 + 30 + 7
164
1 trăm 6 chục 4 đơn vị
164 = 100 + 60 + 4
352
3 trăm 5 chục 2 đơn vị
352 = 300 + 50 + 2
658
6 trăm 5 chục 8 đơn vị
658 = 600 + 50 + 8 
- Nhận xét.
- HS làm bài.
 978 = 900 + 70 + 8
 835 = 800 + 30 + 5
 509 = 500 + 9
- Nhận xét.
- Tìm tổng tương ứng với số .
- HS trả lời 975 = 900 + 70 + 5.
- Cả lớp làm tiếp với các ý còn lại.
- Đổi chéo kiểm tra sửa lỗi.
- HS đọc phân tích.
347 = 300 + 40 + 7 
- Nhận xét.
- HS thực hiện.
***********************************
Tiết 2+3	 Tập đọc
Chiếc rễ đa tròn
I. Mục tiêu : 
1. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các cụm từ rõ ý đọc rõ lời các nhân vật trong bài. 
2.1. Hiểu ND câu chuyện : Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. (Trả lời các câu hỏi 1,2,3,4 ).
2.2*. Học sinh khá giỏi trả lời được câu hỏi 5.
3. Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác, học tập tốt 5 điều Bác Hồ dạy
* GDMT: Việc làm của Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng về việc nâng niu, gìn giữ vể đẹp của môi trường thiên nhiên, góp phần phục vụ cuộc sống của con người.
* Kĩ năng sống: Tự nhận thức, ra quyết định.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Tranh : Chiếc rễ đa tròn.
2. Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.
III. PP – KT :
- Trình bày ý kiến cá nhân, thảo luận nhóm. 
IV. Các hoạt đông dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2’
3’
2'
28'
25'
10'
4’
1’
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
 - Gọi HS đọc bài “Cháu nhớ Bác Hồ” và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét ghi điểm .
3. Bài mới :
a. GT bài :
b. Luyện đọc : 
- GV đọc mẫu lần 1 (giọng người kể chậm rãi. Giọng Bác ôn tồn dịu dàng. Giọng c

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_27_nam_hoc_2019_2020_ban_3_cot.docx