Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020 (Bản 3 cột)

I. Mục tiêu :

1. Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. VD: Biết chào hỏi và tự giới thiệu; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.

2. Thực hành xử lí được một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại.

3. Có thái độ lịch sự khi sử dụng điện thoại

*KNS:Kĩ năng giao tiếp lịch sử khi nhận và gọi điện thoại

II. Chuẩn bị :

1. Giáo viên:Bộ đồ chơi điện thoại.

 2. Học sinh:Sách, vở BT.

III. CÁC PP / KTDHTC:

- KT đóng vai

IV. Các hoạt động dạy học :

 

docx28 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020 (Bản 3 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
----------------------------------------
Tiết 3 Mĩ thuật
(Cô Hiến dạy)
------------------------------------------------
Tiết 4 Tập đọc
Bé nhìn biển
I. Mục tiêu :
1.1.Bước đầu biết đọc rành mạch, thể hiện giọng vui tươi, hồn nhiên.
1.2.Hiểu ND: Bé rất yêu biển, bé thấy biển to rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ con(trả lời được các CH trong SGK; Thuộc 3 khổ thơ đầu).
2. Đọc rõ ràng, đúng nhịp thơ
3.GD HS yêu thích cảnh đẹp của biển, biết bảo vệ cảnh đẹp như không vứt rác khi đi chơi, tắm biển.
*GDBĐ : HS hiểu thêm về phong cảnh biển.
II. Chuẩn bị :
- Tranh minh hoạ bài trong SGK.
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
30’
3’
1’
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: Bé nhìn biển
a. Giới thiệu bài : Cho HS xem ảnh chụp biển, bãi biển. Chắc các em ai cũng tò mò muốn biết như thế nào? Bài thơ Bé nhìn biển hôm nay sẽ cho các em biết biển là như thế nào theo cách nhìn của một bạn nhỏ à Ghi tựa.
- GV đọc mẫu.
+ Đọc từng câu .
-YC HS đọc 2 dòng thơ, kết hợp sửa sai
+ Đọc từng khổ trước lớp 
?Như thế nào còn gọi là còng ?
?Như thế nào còn gọi là sóng lừng ?
+ Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Thi đọc trong nhóm 
- Đọc đồng thanh toàn bài 
- NX bình chọn nhóm đọc hay nhất
b. Tìm hiểu bài 
? Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng ?
?-Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con ?
- Em thích khổ thơ nào nhất?
- GV: vì trong khổ thơ có hình ảnh ngộ nghĩnh, vì khổ thơ tả rất đúng , khổ thơ tả biển có những đặc điểm rất giống trẻ con 
GDBVMTBĐ: Nội dung bài thơ trên nói lên điều gì ?
-Vậy mỗi khi ra biển chơi, em cẩn làm gì để luôn giữ được vẻ đáng yêu của biển ?
4. Củng cố
- Em có thích biển không vì sao?
- Nhắc HS khi ra biển chú ý không bị sóng đánh ngã, cần có người lớn đi cùng 
5. Dặn dò
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ.
Hát.
- HS đọc và trả lời câu hỏi của GV
- Quan sát.
- HS theo dõi
- Nối tiếp đọc từng câu .
- Phát âm lại từ khó.
- Nối tiếp nhau đọc khổ thơ.
- Đọc từ SGK
- Đọc trong nhóm, nx, tuyên dương
- Đọc đồng thanh trong nhóm.
- Cử đại diện thi đọc.
- Đọc đồng thanh. 
-Thực hiện.
-Tưởng rằng biển nho,mà to bằng trời 
Như con sông nhỏ.chỉ có một bờ 
-Bãi giằng với sóng.biển to lớn thế 
+Bãi giằng với sóng, chơi trò kéo co 
-Nghìn con song khỏe, lon ta lon ton 
-Biển to lớn thế ,Vẫn là trẻ con.
+HS TL:
- Bé rất yêu biển, bé thấy biển to rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ con
- Không xả rác, ...
- HS trả lời theo suy nghĩ
- HS thực hiện.
-------------------------------------------------
Chiều nghỉ
----------------------------------------------------------------------------------------------------
NS:20/05/2020	
Thứ tư, ngày 27 tháng 5 năm 2020
	 Sáng	
Tiết 1	 Toán
Thực hành xem đồng hồ
I. Mục tiêu :
 1.1. Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6; biết đơn vị đo thời gian: Giờ, phút.
 1.2. Nhận biết được các khoảng thời gian: 15 phút, 30 phút
 2. Xem và quay được giờ theo y/c.	
 3. HS rèn thói quen làm việc đúng giờ giấc.
II. Chuẩn bị :
1. GV : Mô hình đồng hồ, 1 mô hình lớn của GV.
2. HS : Bộ đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
30’
3’
1’
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Giờ phút 
Yêu cầu 2 HS lên sửa bài.
4 giờ + 2 giờ = 
7 giờ +3 giờ = 
15 giờ – 10 giờ = 
11 giờ – 4 giờ =
à Nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới
a. GTB: Ghi tựa
b. Bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc.
-NX, sửa sai
Bài 2: Yêu cầu HS nhắc lại các giờ buổi chiều buổi tối.
Bài 3: Nêu yêu cầu và cho HS thực hiện cá nhân.
4. Củng cố
Tổ chức thi đua thao tác chỉnh lại đồng hồ theo thời gian đã biết.
2 giờ
1 giờ 30 phút
6 giờ 15 phút.
5 giờ rưỡi.
à Nhận xét, tuyên dương.
5. Dặn dò 
Về thực hành xem đồng hồ. 
Làm bài 2/126.
Chuẩn bị: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà làm lại bài tập.
- Hát
- 2 HS lên bảng.
- HS theo dõi.
BT1: Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- Thảo luận cặp đôi thực hành trên đồng hồ.
Nêu:A:4h15’; B: 1h30’; C:9h15’ D: 8h30’
BT2: Vài HS nêu: 13 giờ, 14 giờ, 15 giờ, 16, giờ, 17 giờ  24 giờ.
-Tự làm bài vào vở.
-Vài Hs đọc lại bài.
13h30’: A
B: 15 giờ: D C 15 giờ 15’
D: 16 giờ 30’ E: 5 giờ 30’: C
G: 7 giờ tối: G.
BT3:
-Sử dụng đồng hồ và quay kim: 2 giờ, 1 giờ 30phút, 6 giờ 15’, 5giờ rưỡi.
- Nhận xét.
- Xem bài 
- HS thi đua
-
- HS lắng nghe.
--------------------------------------------------------
Tiết 2 Thể dục
(Thầy Nga dạy)
-------------------------------------------------
Tiết 3 Thủ công
(Thầy Luyện dạy)
-------------------------------------------------
Tiết 4 Chính tả (Nghe - viết)
Bé nhìn biển
I. Mục tiêu :
 1. Biết nghe – viết chính xác bài CT Bé nhìn biển, trình bày đúng 3 khổ thơ 5 chữ
 2. Làm được BT(2) a/b, BT(3) a/b.
 3. GD HS tính cẩn thận, chu đáo.
II. Chuẩn bị :
1. GV : Bảng phụ nội dung bài viết, SGK.
2. HS : Bảng con , vở chính tả, Vở bài tập tiếng việt.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
5’
30’
3’
1’
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Sơn Tinh Thuỷ Tinh 
GV đọc cho HS viết lại những từ hay viết sai: tuyệt trần, Mỵ Nương, kém, tài giỏi.
à GV nhận xét bài cũ.
3. Bài mới: Bé nhìn biển
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
- Đọc đoạn viết.
HD nhận xét.
- Mỗi dòng thơ có mấy tiếng ?
- Bạn nhỏ thấy biển như thế nào ?
+ Tìm từ khó
- Nhận xét.
- Đọc lần 2, đọc từng dòng thơ cho HS viết
- Đọc sóat lại bài.
- Thu chấm vở HS, nx.
 Thực hành 
Bài 2: Bài tập yêu cầu gì?
-Chia lớp thành các nhóm và yêu cầu.
Bài 3: Lựa chọn 
- Nêu yêu cầu.
Nhận xét 
4. Củng cố
-Nhận xét đánh giá giờ học.
-Nhắc HS về nhà làm lại bài.
5. Dặn dò
Chuẩn bị: Vì sao cá không biết nói ?
Nhận xét tiết học.
- Hát
- 2HS lên viết, lớp viết bảng con
- HS theo dõi
- 2-3HS đọc lại
- 4 tiếng
- HS trả lời.
-Viết bảng con.
- Nghe, viết bài vào vở.
- Đổi vở soát lỗi.
BT2:-Tìm loại cá bắt đầu bằng tr/ch.
+ Cá chim, chép, chuối, chày, chạch, chuồn, chọi 
BT3: -2-3HS nêu
- Nêu miệng kết quả
a) chú, trường, chân
b) dễ, cổ, mũi.
- HS thực hiện
- HS lắng nghe chuẩn bị.
------------------------------------------------------
Chiều
Tiết 1
Tập đọc
Tôm Càng và Cá Con (tiết 1)
I. Mục tiêu :
1. Bước đầu biết đọc trôi chảy toàn bài .
2. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý. 
3. Yêu quý trân trọng tình bạn, yêu thương giúp đỡ bạn.
* KNS:Tự nhận thức, ra quyết định, thể hiện sự tự tin 
II. PPKT : Trình bày ý kiến cá nhân, đặt câu hỏi.
III. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Tranh : Tôm Càng và Cá Con.
2. Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.
IV. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
30’
4'
1'
1. Ổn định:
2. Bài cũ: “Bé nhìn biển”
Gv nhận xét bài làm của HS.
3. Bài mới.
-Giới thiệu bài :Hướng dẫn HS quan sát tranh : giới thiệu các nhân vật trong tranh (Cá Con, Tôm Càng, một con cá dữ đang rình ăn thịt Cá Con)- Ghi tựa
Luyện đọc:
- GV đọc mẫu lần 1 - HD đọc 
+Đọc từng câu 
-Kết hợp luyện phát âm từ khó 
+ Đọc từng đoạn trước lớp
- GV giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.Chú ý nhấn giọng các từ ngữ gợi tả biệt tài của Cá Con trong đoạn văn.
- Hướng dẫn đọc chú giải .
-Giảng thêm : Phục lăn : rất khâm phục. Áo giáp: bộ đồ được làm bằng vật liệu cứng, bảo vệ cơ thể.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
-Thi đọc giữa các nhóm
- Đồng thanh
-Nhận xét, tuyên dương
4. Củng cố
- Gọi 1 em đọc lại bài.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò
- Đọc bài và chuẩn bị bài sau nhé
2 HS đọc TLCH.
Quan sát/ tr 73.
-Tôm Càng và Cá Con.
-Theo dõi đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết bài
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- HS đọc chú giải 
-HS nhắc lại nghĩa “phục lăn, áo giáp”
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài). CN 
- Đồng thanh (từng đoạn, cả bài).
-1 em đọc bài.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
-------------------------------------------------
Tiết 2 Tiếng Anh
(Cô Xuân dạy)
-------------------------------------------------
Tiết 3
Tập đọc
Tôm Càng và Cá Con (tiết 2)
I. Mục tiêu :
1. Bước đầu biết đọc trôi chảy toàn bài .
2. Hiểu nội dung truyện: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu bạn vượt qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ vì vậy càng khắng khít. ( trả lời câu hỏi 1,2,3,5 ,4*) Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý 
3. Yêu quý trân trọng tình bạn, yêu thương giúp đỡ bạn.
* KNS:Tự nhận thức, ra quyết định, thể hiện sự tự tin. 
II. PPKT : Trình bày ý kiến cá nhân, đặt câu hỏi.
III. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Tranh : Tôm Càng và Cá Con.
2. Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.
IV. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
30’
4'
1'
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Tôm Càng và Cá Con.
Gv nhận xét.
3. Bài mới.
- Giới thiệu bài :Hướng dẫn HS quan sát tranh : giới thiệu các nhân vật trong tranh (Cá Con, Tôm Càng, một con cá dữ đang rình ăn thịt Cá Con)- Ghi tựa
Tìm hiểu bài
- Khi đang tập dưới đáy sông, Tôm Càng gặp chuyện gì ? 
- Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào ?
- Đuôi của cá con có ích lợi gì ?
- Vẩy của Cá Con có ích lợi gì ?
- Goị 1 em đọc đoạn 3 .
* Kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con ?
- GV nhắc nhở: Kể bằng lời của mình, không nhất thiết phải giống hệt từng câu chữ trong truyện.
- Em thấy Tôm Càng có gì đáng khen ? 
- GV chốt ý : Tôm Càng thông minh nhanh nhẹn. Nó dũng cảm cứu bạn thoát nạn, xuýt xoa lo lắng hỏi han khi bạn bị đau. Tôm Càng là một người bạn đáng tin cậy.
 Luyện đọc lại 
 - Luyện đọc lại 
-Nhận xét. 
4. Củng cố
- Gọi 1 em đọc lại bài.
- Truyện “Tôm Càng và Cá Con” nói lên điều gì ?
5. Dặn dò
- Đọc bài và chuẩn bị bài sau.
2 HS đọc.
Quan sát/ tr 73.
- Tôm Càng và Cá Con.
+PP/KT:TB ý kiến cá nhân,đặt câu hỏi
- Tôm Càng gặp một con vật lạ, thân dẹp, hai mắt tròn xoe, ..
- Cá Con làm quen với Tôm Càng bằng lời chào và lời tự giới thiệu tên, nơi ở 
- Đuôi của Cá Con vừa là mái chèo vừa là bánh lái.
-Vẩy của Cá Con là bộ áo giáp bảo vệ cơ thể nên Cá Con bị va vào đá cũng không biết đau.
-1 em đọc đoạn 3.
-Nhiều em nối tiếp nhau kể hành động của Tôm Càng cứu bạn.
- HS đọc các đoạn 2.3.4. Sau đó thảo luận để tìm các phẩm chất đáng quý của Tôm Càng.
- HSNK phát biểu ý kiến -Nhận xét, bổ sung.
- 3-4 em thi đọc lại truyện theo phân vai. 
-NX, tuyên dương
-1 em đọc bài.
- Tình bạn đáng quý cần phát huy để tình cảm bạn bè thêm bền chặt.
- HS thực hiện
----------------------------------------------------------------------------------------------------
NS:20/05/2020	
Thứ năm, ngày 28 tháng 5 năm 2020
	 Sáng	
Tiết 1	 Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu : 
1. Biết xem đồng hồ (khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6).
2. Biết thời điểm và khoảng thời gian. Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hàng ngày *.Làm được BT3
3. HS biết quý trọng thời gian .
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Mô hình đồng hồ. 
2. Học sinh : Sách, vở BT, nháp.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
30’
4’
1’
Ổn định: 
Bài cũ: Thực hành xem đồng hồ
- GV đưa đồng hồ yêu cầu HS đọc giờ phút
- Nhận xét, tuyên dương
Bài mới
Giới thiệu bài.
Bài 1: 
- HD hs phải đọc câu hỏi dưới mỗi bức hình minh họa, sau đó xem kĩ hình vẽ đồng hồ bên cạnh tranh, giờ trên đồng hồ chính là thời điểm diễn ra sự việc được hỏi đến.
- Cho HS tự làm bài theo cặp.
- GV yêu cầu hs kể liền mạch các hoạt động của Nam và các bạn dựa vào các câu hỏi trong bài.
- Nhận xét, tuyên dương
Bài 2 : Gọi 1 em đọc đề bài phần a.
Hà đến trường lúc mấy giờ ?
- Gọi 1 em lên bảng quay kim đồng hồ đến vị trí 7 giờ 15 phút, gắn mô hình đồng hồ lên bảng.
- Em quan sát 2 đồng hồ và cho biết ai đến sớm hơn - Bạn Hà đến sớm hơn bạn Toàn bao nhiêu phút ?
- Cho HS tiếp tục TH phần b
*Bài 3: Gọi 1 em đọc đề.
-GV hướng dẫn: Em điền giờ hay điền phút vào câu a vì sao ?
-Trong 8 phút em có thể làm được gì ?
- Em điền giờ hay phút vào câu c vì sao ?
? Vậy câu c em điền giờ hay phút, hãy giải thích cách điền của em ?
-Thu, chấm 1 số bài, nhận xét.
4. Củng cố
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò
- Tập xem giờ.
- Hs thực hiện
- Luyện tập.
BT1: 
- Quan sát.
-Nêu giờ xảy ra của một số hành động.
-HS tự làm bài theo cặp -Một số cặp lên trình bày trước lớp.
- Lúc 8 giờ 30 phút, Nam cùng các bạn đến vườn thú. Đến 9 giờ thì các bạn đến chuồng voi để xem voi. Sau đó, vào lúc 9 giờ 15 phút, các bạn đến chuồng hổ xem hổ. 
BT2:-1 em đọc : Hà đến trường lúc 7 giờ. Toàn đến trường lúc 7 giờ 15 phút. Ai đến trường sớm hơn ?
- Hà đến trường lúc 7 giờ.
- 1 em thực hiện. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Hà đến sớm hơn bạn Toàn 15phút.
BT3:-1 em đọc đề.
- Theo dõi.
- Suy nghĩ tự làm bài.
- Điền giờ, mỗi ngày Nam ngủ khoảng 8 giờ, không điền phút vì 8 phút quá ít mà mỗi chúng ta đều cần ngủ từ đêm đến sáng.
- Em có thể đánh răng, rửa mặt hoặc xếp sách vở.
- Điền phút, Nam đi đến trường hết 15 phút, không điền là giờ, vì một ngày chỉ có 24 giờ, nếu đi từ nhà đến trường mất 15 giờ thì Nam không còn đủ thời gian để đi
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
-------------------------------------------------
Tiết 2 Luyện từ và câu
 Từ ngữ về loài thú . Dấu chấm – dấu phẩy.
 I. Mục tiêu :
 1. Nắm được một số từ ngữ chỉ tên , đặc điểm của các loài vật ( BT1, BT2) 
Biết đặt dấu, dấu phẩy vào chỗ thích hợp chấm trong đoạn văn (BT3 ) 
 2. Dựa vào các gợi ý nói đúng đặc điểm của từng con vật 
 3. Phát triển tư duy ngôn ngữ.
 II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh ảnh phóng to các loài thú. Kẻ bảng BT1. Viết sẵn nội dung BT3.
2. Học sinh: Sách, vở BT, nháp.
 III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1’
4’
30’
4’
1’
1. Ổn định
2. Bài cũ
-Gọi học sinh nêu tên các loài thú dữ nguy hiểm và loài thú không nguy hiểm
-Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới
a.GTB
b.Hoạt động 1:
Bài 1:Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên tổ chức trò chơi.
-GV phát giấy bút.
- GV nhận xét
- Chốt lời giải đúng :
-Cáo tinh ranh, Gấu trắng tò mò, Thỏ nhút 
nhát, Sóc nhanh nhẹn, Nai hiền lành, Hổ dữ tợn.
Bài 2 (miệng) - Gọi 1 em nêu yêu cầu ?
- GV tổ chức trò chơi như BT1.
- Gọi vài em nhắc lại.
-Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
+	Dữ như hổ.
+	Nhát như thỏ.
+	Khoẻ như voi.
+	Nhanh như sóc.
- GV giảng thêm : Những thành ngữ trên thường dùng để nói về người, chê người dữ tợn “bà ta dữ như hổ”, chê người nhút nhát “cô bé ấy nhát như thỏ”, khen người làm việc khoẻ “cậu ấy khoẻ như voi”, khen sự nhanh nhẹn của người “nhanh như sóc”
- Em có thể tìm được những ví dụ nào khác?
BT3 : (viết) GV nêu yêu cầu.
Bảng phụ. Chép sẵn BT3.
- Gọi 3 em lên bảng thi làm bài.
-Nhận xét, chốt lời giải đúng .
4. Củng cố
- GV nhận xét chung về tiết học 
5.Dặn dò
- Dặn dò- HTL các thành ngữ.
- Hát
- Học sinh thực hiện
BT1:
-1 em hỏi : Trâu cày như thế nào ?
-1 em đáp : Trâu cày rất khoẻ.
BT2:-1 em đọc. Cả lớp đọc thầm.
- Chia 6 nhóm.
- Mỗi nhóm mang tên một con vật.
- Nhóm Nai đồng thanh nói “hiền lành”
- HS nhóm Nai đáp “Nai”
- Các nhóm khác tham gia trò chơi tương tự.
-1 em nêu yêu cầu. Đọc thầm.
- Chia 4 nhóm (thỏ, voi, hổ, sóc)
- HS nhóm Hổ đồng thanh nói : Dữ như Hổ.
- HS đọc thuộc các cụm từ so sánh
- Các nhóm khác thực hiện tương tự.
-Từng cặp học sinh trao đổi
- Khoẻ như trâu, khoẻ như hùm, nhanh như điện, nhát như cáy, tối như bưng, chậm như sên, chậm như rùa, lừ đừ như ông từ vào đền.
BT3:Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống :
- HS làmvở bài tập.
-3-4 em lên bảng thi làm bài.
-Từng em đọc kết quả.
-Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
-------------------------------------------------
Tiết 3 TNXH
Cây sống ở đâu ? (tiết 1)
I. Mục tiêu :
1. HS biết cây có thể sống được ở khắp nơi trên cạn, dưới nước 
2. Thích sưu tầm và bảo vệ cây cối. 
3. Có ý thức bảo vệ cây xanh.
BVMT: Biết cây cối có thể sống ở các môi trường khác nhau: đất, nước, không khí. Nhận ra sự phong phú của cây cối. Có ý thức bảo vệ môi trường sống của các loài cây.
KNS : - Kĩ năng quan sát tìm kiếm và xử lí các thông tin về các tình huống về các loài cây.
 - Kĩ năng ra quyết định nên và không nên để bảo vệ cây cối.
 - Phát triển kĩ năg giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
 - Kĩ năng hợp tác biết hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ cây cối.
II. PTKT :
- Thảo luận nhóm, động não, chia sẻ thông tin.
III. Chuẩn bị :
1. GV: Tranh vẽ SGK 	
2. HS: Sách TNXH. Sưu tầm tranh vẽ các loài cây. . . 
III. Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1’
4’
30’
4’
1’
1. Ổn định :
- Hát bài hát “Cái cây xanh xanh”
2. Bài cũ :
- Nói về cuộc sống xung quanh em ?
- Em làm gì để cuộc sống xung quanh luôn tươi đẹp ?
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài: “Cây sống ở đâu ?”
1. Hoạt động 1 : Tìm hiểu cây sống ở đâu?
+ MT : Hs biết được cây có thể sống được nhiều nơi: trên cạn, dưới nước
+ CTH: 
Bước 1: Tình huống xuất phát 
- Em hãy kể tên các loài cây mà em biết ? Vậy : + Các loài cây này sống ở đâu ?
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.
- Yêu cầu HS ghi nhanh dự đoán cá nhân vào vở nháp.
- Gọi đại diện các nhóm trỉnh bày. GV ghi nhanh ý kiến lên bảng .
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay phương án thực nghiệm
 + Để biết cây sống ở đâu em làm thế nào ?
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
+ Yêu cầu HS quan sát tranh SGK,( hoặc HS mang cây thật đến ) để thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Chỉ và nói tên cây, nơi cây được trồng ?
+ Vậy em nào cho cô biết, cây có thể sống được ở những nơi đâu ?
Bước 5: Kết luận
- Trong tự nhiên có rất nhiều cây. Chúng có thể sống được ở khắp mọi nơi: trên cạn, dưới nước,
- Các em biết cây xanh sống ở khắp nơi. Vậy những loài cây sống trên cạn có đặc điểm gì khác so với các loài cây sống dưới nước. 
- GDMT : Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cây xanh ?
2. Hoạt động 2: Triễn lãm tranh sưu tầm
Mục tiêu: Giới thiệu thêm về sự phong phú của thế giới thực vật.
Cách tiến hành:
- Mỗi nhóm tập trung hình ảnh trang trí vào bảng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố
+ Em thấy cây thường được trồng ở đâu ?
- GV nhận xét chung về tiết học 
5. Dặn dò :
 - Chuẩn bị bài : Một số loài cây sống trên cạn và một số loài cây sống dưới nước.
- Hát
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- Cây hoa mai, cây bàng, cây phượng ...
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS ghi nhanh dự đoán cá nhân vào vở nháp.
- Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến của nhóm.
Ví dụ: Các suy nghĩ ban đầu của HS.
- Loài cây sống trên cạn, trên cây, dưới nước, dưới biển....
- HS nêu đề xuất phương án tìm tòi để tìm hiểu về nơi sống của cây.
Vd: Quan sát, xem tivi, hỏi bạn, hỏi GV, xem sách....
- HS tiến hành .
VD : Cây mít, cây đó được trồng ở ngoài vườn, trên cạn.
 Cây lúa, cây đó được trồng ở ngoài đồng, trên ruộng nước.
 Cây rau muống, cây đó được trồng trên ruộng nước và trên cạn.
+ Đại diện 1 số nhóm trình bày, cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung:
H1: Đây là cây thông, được trồng ở trong rừng, trên cạn. Rễ cây đâm sâu dưới mặt đất.
H2: Đây là cây hoa súng, được trồng trên mặt hồ, dưới nước. Rễ cây sâu dưới nước.
H3: Đây là cây phong lan, sốn bám ở thân cây khác. Rễ cây vươn ra ngoài không khí.
H4: Đây là cây dừa được trồng trên cạn. Rễ cây ăn sâu dưới đất.
- Đại diện nhóm trình bày
Kết luận : Cây có thể sống được ở khắp nơi trên cạn, dưới nướcvà trên cây khác( trên cây khác tức cây sống nhờ vào cây khác - VD: cây hoa phong lan sống nhờ vào cây khác.)
- So sánh kết quả với dự đoán ban đầu
Suy nghĩ ban đầu
Kết quả thực nghiệm
- HS lắng nghe GV kết luận.
- Chúng ta cũng phải có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây như : tưới cây, bắt sâu, nhổ cỏ, không nên bẻ cành cây, ngắt hoa, nhổ cây, .
- Đại diện nhóm trình bày giới thiệu về tên và đặc điểm của các loài cây nhóm sưu tầm được.
- Trong rừng, trong vườn trường, trong công viên, 
 - HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
-------------------------------------------------
Tiết 4 Tập làm văn
 Đáp lời phủ định. Nghe, trả lời câu hỏi.
I. Mục tiêu : 	
1. Nghe kể về mẩu chuyện vui ( BT3)
2. Qua nghe kể trả lời đúng câu hỏi về mẩu chuyện vui ( BT3).
3. Phát triển học

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_24_nam_hoc_2019_2020_ban_3_cot.docx