Giáo án tổng hợp lớp 2 - Tuần 23 - Thứ 4

A.Kiểm tra bài cũ :

-Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Bác sĩ

Sói và trả lời câu hỏi của bài.

- Nhận xét bài của từng hs.

B.Dạy học bài mới :

1.Giới thiệu bài : Trong giờ học hôm

nay, chúng ta sẽ được học bài nội quy

đảo khỉ. Qua đây chúng ta sẽ tìm hiểu

thêm về một bản nội quy.

*Ghi đề bài lên bảng lớp.

2.Luyện đọc:

 

doc6 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 948 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp lớp 2 - Tuần 23 - Thứ 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 4 tháng 2 năm 2015
TẬP ĐỌC 
Tiết 69:
Bài dạy: NỘI QUY ĐẢO KHỈ 
I.Mục tiêu:
1.Đọc: -Đọc lưu loát được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ mới, từ khó, các từ ngữ dễ lẫn do 
 ảnh hưởng của phương ngữ.
 -Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
2.Hiểu:-Hiểu nghĩa các từ: du lịch, nội quy, bảo tồn, tham quan, quản lí, khoái chí,
 -Hiểu nội dung của bài: Nội quy là những điều quy định mà mọi người đều phải 
 tuân theo.
II.Đồ dùng dạy học:
*GV: -Tranh minh họa bài tập đọc (phóng to, nếu có thể). Bảng ghi sẵn nội dung can 
 hướng dẫn luyện đọc. 
*HS: -SGK.
III. Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp,giảng giải luyện đọc, thảo luận, nhóm.
IV. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của gv
 Hoạt động của hs
4’
1’
15’
5’
10’
3’
A.Kiểm tra bài cũ : 
-Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Bác sĩ 
Sói và trả lời câu hỏi của bài.
- Nhận xét bài của từng hs.
B.Dạy học bài mới : 
1.Giới thiệu bài : Trong giờ học hôm 
nay, chúng ta sẽ được học bài nội quy 
đảo khỉ. Qua đây chúng ta sẽ tìm hiểu 
thêm về một bản nội quy.
*Ghi đề bài lên bảng lớp.
2.Luyện đọc:
a.Đọc mẫu:
-GV đọc mẫu lần 1.
b.Luyện phát âm:
-Yêu cầu hs đọc từng câu trong bài .
Nghe và sửa saicho hs nếu có.
-Yêu cầu hs đọc các từ khó trong bài.
c. Luyện đọc đoạn:
-Yêu cầu hs phân đoạn bài:
d. Luyện ngắt giọng:
-Tìm cách ngắt giọng trong các câu văn 
dài, khó đọc.
-Yêu cầu hs đọc nối tiếp theo đoạn và 
kết hợp giải nghĩa từ mới.
-Chia nhóm và yêu cầu hs đọc theo 
nhóm đôi.
e.Thi đọc:
g.Đồng thanh:
3.Tìm hiểu bài :
-Yêu cầu 1 hs đọc toàn bài.
-Nội quy Đảo Khỉ có mấy điều?
-Con hiểu những điều quy định nói trên 
như thế nào?
-Nhận xét và tổng kết ý kiến của HS.
-Vì sao đọc xong nội quy, Khỉ Nâu lại 
khoái chí ?
4.Luyện đọc lại:
-Yêu cầu hs đọc nối tiếp theo từng 
phần của bài.
-Nhận xét bài của hs.
5.Củng cố – Dặn do :
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò: Về nhà xem lại bài .
-2HS thực hiên yêu cầu.
-1 hs đọc cả lớp theo dõi.
-Mỗi HS chỉ đọc 1 câu trong bài, đọc từ 
đầu cho đến hết bài.
-5-7 hs đọc đồng thanh.
-Dùng bút chì đánh dấu đoạn.
+Đoạn 1: Từ đầu . . . . đến xem.
+Đoạn 2: Phần còn lại.
-Tìm cách đọc và luyện đọc các câu sau:
+Khách đến thăm quan đảo khỉ/ cần thực hiện những điều quy định dưới đây.
-2hs nối tiếp nhau đọc bài theo yêu cầu.
-Thực hiện đọc theo nhóm đôi.
-Đại diện nhóm thi đọc đoạn 2.
-Đồng thanh đoạn 1.
-1 hs đọc cả lớp theo dõi.
-Nội quy đảo khỉ có 4 điều.
-HS chia nhóm và thảo luận để trả lời 
câu hỏi này. Sau đó các nhóm cử đại 
diện lên báo cáo .
*Điều 1: Mua vé tham quan trước khi 
lên đảo.
-Mọi quý khách khi lên đảo tham quan 
đều phải mua vé, vì đảo khỉ cần có tiền 
để chăm sóc đàn khỉ, trả công cho cán 
bộ công nhân làm việc trên đảo.
*Điều 2: Không trêu chọc thú nuôi 
trong chuồng:
 Nếu thú nuôi trong chuồng bị trêu chọc, chúng sẽ tức giận, có thể gây nguy hiểm cho người trêu chọc nên không được trêu chọc thú nuôi trong chuồng.
*Điều 3: Không cho thú ăn các loại thức ăn lạ:
 -Khi cho thú ăn các loại thức ăn lạ cóthể làm chúng bị mắc bệnh, vì thế khách 
tham quan không được cho thú ăn các 
loại thức ăn lạ.
*Điều 4: Giữ vệ sinh chung trên đảo: 
+Khách tham quan không được vứt rác, khạc nhổ,đi vệ sinh bừa bãi vì như thế sẽ 
làm ô nhiễm môi trường trên đảo, ảnh 
hưởng đến sức khoẻ của thú nuôi trên 
đảo và đến chính khách thamquan.
-Vì nó thấy đảo Khỉ và họ hàng của nó 
được bảo vệ, chăm sóc tử tế và không 
bị làm phiền, khi mọi người đến thăm 
Đảo Khỉ đều phải tuân theo nội quy của Đảo.
-Thực hiện yêu cầu của gv.
*Bổ sung rút kinh nghiệm:
TOÁN
Tiết 113:
Bài dạy : MỘT PHẦN BA
I.Mục tiêu
1.Kiến thức: Giúp HS 
 	-Bước đầu nhận biết “Một phần ba” 
2.Kỹ năng: -Biết đọc và viết 1/3 một cách thông thạo.
3.Thái độ: -Gd các em tính cẩn thận.
II.Đồ dùng dạy học:
*GV: -Các mảnh bìa (hoặc giấy) hình vuông, hình tròn, hình tam giác đều.
*HS: -sgk,vbt, bảng con. 
III.Phương pháp: Quan sát,hỏi đáp,luyện tập, 
IV.Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
 1’
15’
15
3’
A.Kiểm tra bài cũ : 
-Gọi 2 hs lên bảng làm bài tập sau.
+Điền dấu thích hợp vào chỗ trống .
9 : 3 . . . 6 : 2
15 : 3 . . . 2 x 2
 2 x 5 . . . 30 : 3
-Yêu cấu hs dưới lớp học học thuộc lòng bảng chi 3.
-GV nhận xét bài của hs.	
B.Dạy học bài mới :
1.Giới thiệu bài: Trong giờ học toán này các con sẽ 
được làm quen với một số dạng số mới 
“Một phần ba”.
*Ghi đề bài lên bảng.
2.Giới thiệu “Một phần ba” (1/3):
-Cho HS quan sát hình vuông như phần bài họccủa 
sgk,sau đó dùng kéo cắt hình vuông ra thành 3 phần 
bằng nhau và giới thiệu:
“Có một hình vuông, được chia thành 3 phần bằng 
nhau, trong đó có một phần được tô màu. Như thế là 
đã tô màu một phần ba hình vuông.
-Tiến hành tương tự với hình tròn, hình tam giác đều để rút ra kết luận.
+Có một hình tròn, chia thành 3 phần bằng nhau, lấy 
một phần , được một phần ba hình tròn.
+Có một hình tam giác, chia thành 3 phần bằng 
nhau, lấy một phần , được một phần ba hình tam 
giác.
*Nêu: Trong toán học để thể hiện một phần ba hình 
vuông, một phần ba hình tròn, một phần ba tam giác
,người ta dùng số “ Một phần ba”
*Viết là : 1/3.
3.Luyện tập thực hành :
*Bài 1:
-Yêu cầu hs đọc đề bài tập 1.
-Yêu cầu hs ruy nghĩ và tự làm bài, sau đó gọi hs 
phát biểu ý kiến.
-Nhận xét bài của hs.
*Bài 2: ( giảm tải )
*Bài 3: ( giảm tải )
4.Củng cố – Dặn do :
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
-2 HS làm bài trên bảng lớp . Cả lớp làm vào bảng con.
9 : 3 = 6 : 2
15 : 3 > 2 x 2
 2 x 5 = 30 : 3
-Học thuộc lòng bảng chia3.
-Theo dõi thao tác của gv, 
phân tích bài toán và trả lời 
được một phần ba hình 
vuông.
-Theo dõi bài giảng và đọc, 
viết 1/3.
-Đọc đề bài .
-Các hình đã tô màu 1/3 
hình là A, C,D.
*Bổ sung rút kinh nghiệm:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết23:
Bài dạy: TỪ NGỮ VỀ MUÔNG THÚ 
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: -Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm: Từ ngữ về muông thú.
2.Kỹ năng: -Biết trả lời và đặt câu hỏi về địa điểm theo mẫu:  “Như thế nào”?
3.Thái độ: -GD các em ham thích học tiếng việt.
II.Đồ dùng dạy học:
*GV: -Mẫu câu bài tập 3. Kẻ sẵn bảng để điền từ bài tập 1 trên bảng lớp.
*HS: -SGK. VBT
 III. Phương pháp dạy học: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải, luyện tập, thưc hành.
 IV. Các hoạt động daỵ học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
4’
1’
30’
 3’
A.Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra.
Theo dõi, nhận xét bài của hs.
B.Dạy học bài mới: 
1/Giới thiệu bài: -Trong giờ học Luyện từ và 
câu tuần này, các con sẽ được hệ thống hoá và 
mở rộng vốn từ về muông thú. Sau đó sẽ thực 
hành hỏi và đặt câu hỏi về đặc điểm của con 
vật, đồ vật,có sử dụng cụm từ“như thế
nào?” 
*Ghi đề bài lên bảng lớp.
2/Hướng dẫn làm bài tập :
*Bài 1:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1.
-Có mấy nhóm ? Các nhóm phân biệt với nhau 
nhờ đặc điểm gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập. 
-Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng của bạn, 
sau đó GV đưa ra kết luận .
*Bài 2:
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp theo cặp, sau 
đó gọi một số cặp trình bày trước lớp.
-Nhận xét bài của hs.
-Yêu cầu HS đọc lại các câu hỏi trong bài một 
lượt và hỏi: 
-Các câu hỏi có điểm gì chung?
*Bài 3 :
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Viết lên bảng: Trâu cày rất khoẻ.
-Trong câu văn trên, từ ngữ nào được in đậm ?
-Để đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm này, 
sgk đã dùng câu hỏi nào?
-Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp với bạn bên 
cạnh. 1 HS đặt câu hỏi, em kia trả lời.
-Nhận xét bài của hs.
4.Củng cố – Dặn do :
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò: Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
-Gọi hs1 và hs 2 làm bài tập 2 sgk
-Hs 3 làm bài tập 3 sgk.
-Đọc đề bài .
-Có 2 nhóm : Một nhóm là thú 
dữ nguy hiểm , nhóm kia là thú 
không nguy hiểm.
-2 hs làm trên bảng lớp. Cả lớp 
làm vào vbt.
+Thú dữ nguy hiểm: Hổ, bảo, gấu, 
lợn lòi, chó sói, sư tử, bò rừng, tê 
giác.
+Thú không nguy hiểm: Thỏ,ngựa 
vằn, vượn, cóc, chồn, cáo, hươu.
-Đọc đề bài .
-Thực hành hỏi đáp về các convật.
*a. Thỏ chạy như thể nào?
- Thỏ chạy nhanh như bay.
- Thỏ chạy rất nhanh.
- Thỏ chạy nhanh như tên bắn.
*b.Sóc chuyền từ cành này sang 
cành khác như thế nào?
- Sóc chuyền từ cành này sang 
cành khác rất khéo léo.
- Sóc chuyền từ cành này sang 
cành khác rất giỏi.
- Sóc chuyền từ cành này sang 
cành khác nhanh thoăn thoắt.
*c. Gấu đi như thế nào?
- Gấu đi rất chậm.
- Gấu đi lặc lè. -Gấu đi nặng nề.
- Gấu đi lầm lũi. -Đọc câu hỏi.
- Các câu hỏi này đều có cụm từ 
“ Như thế nào” ?
-Đọc đề bài .
-Đọc câu văn.
-Từ ngữ rất khỏe.
-Trâu cày như thế nào?
-Thực hành hỏi đáp.
a.Ngựa chạy như thế nào?
b.Thấy một chú ngựa đang ăn cỏ Sói thèm như thế nào ?
c.Đọc xong nội quy, khỉ nâu cười như thế nào ?
*BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTHU 4a.doc