Giáo án tổng hợp lớp 2 - Tuần 23 - Thứ 2

I.Mục tiêu:

1.Đọc: -Đọc lưu loát được cả bài. Đọc đúng các từ mới, các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh

 hưởng của phương ngữ.

 -Phân biệt được lời kể, lời các nhân vật.

2.Hiểu -Hiểu nghĩa các từ trong bài: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc, đá một

 cú trời giáng,

 -Hiểu nội dung của bài: Qua câu chuyện Sói lừa Ngựa không thành lại bị Ngựa

 dùng mưu trị lại, tác giả muốn khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những

 kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa.

II.Đồ dùng dạy học:

*GV: -Tranh minh họa bài tập đọc (nếu có).

*HS: -SGK.

III. Phương pháp: Quan sát,hỏi đáp, thảo luận ,luyện tập ,giảng giải,đàm thoại .

IV. Các hoạt động dạy:

 

doc6 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp lớp 2 - Tuần 23 - Thứ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 2 tháng 2 năm 2015
TUẦN 23
CHỦ ĐIỂM : Muông thú
Tiết 67 +68: TẬP ĐỌC
Bài dạy : BÁC SỸ SÓI 
I.Mục tiêu:
1.Đọc: -Đọc lưu loát được cả bài. Đọc đúng các từ mới, các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh 
 hưởng của phương ngữ.
 -Phân biệt được lời kể, lời các nhân vật.
2.Hiểu -Hiểu nghĩa các từ trong bài: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc, đá một 
 cú trời giáng,
 -Hiểu nội dung của bài: Qua câu chuyện Sói lừa Ngựa không thành lại bị Ngựa 
 dùng mưu trị lại, tác giả muốn khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những 
 kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa.
II.Đồ dùng dạy học:
*GV: -Tranh minh họa bài tập đọc (nếu có).
*HS: -SGK.
III. Phương pháp: Quan sát,hỏi đáp, thảo luận ,luyện tập ,giảng giải,đàm thoại . 
IV. Các hoạt động dạy:
TG
Hoạt động của gv
Hoạt động của Trò
4’
1’
30’
10’
20’
5’
A.Kiểm bài cũ :
-GV gọi 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài tập 
đọc Cò và Cuốc.
-GV nhận xét từng HS.
B.Dạy học bài mới :
1.Giới thiệu bài : Trong các bài tiếng việt
tuần nầy các con sẽ được học bài tập đọc, 
luyện từ và câu theo chủ điểm: Muông thú. 
Qua bài học này các con sẽ biết thêm nhiều 
điều thú vịvề muông thú trong thế giới động 
vật. Bài học đầu tiên là bài tập đọc: Bác Sỹ 
Sói.
*Ghi đề bài lên bảng.
2.Luyện đọc:
a.Đọc mẫu:
-GV đọc mẫu lần 1 toàn bài.
b.Luyện phát âm:
-Yêu cầu hs đọc bài theo hình thức nối tiếp. GV theo dõi lỗi và chỉnh sửa lỗi cho hs.
-Yêu cầu hs nêu các từ khó trong bài .
c. Luyện đọc đoạn:
-Bài tập đọc được chia làm mấy đoạn ? Các 
đoạn được phân chia như thế nào?
d. Luyện ngắt giọng: 
-Yêu cầu hs luyện đọc các câu văn dài.
-Yêu cầu 3 hs nối tiếp 3 đoạn và kết hợp giải 
nghĩa từ mới.
-Yêu cầu hs đọc nối tiếp 3 đoạn lần 2.
+Chia nhóm và yêu cầu hs đọc theo nhóm. 
Các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi 
cho nhau
e.Thi đọc:
g.Đồng thanh:
 *Tiết 2:
3.Tìm hiểu bài :
-Yêu cầu hs đọc toàn bài .
*Hỏi: Từ bgữ nào tả sự thèm thuồng của sói 
khi thấy ngựa ?
-Vì thèm rỏ dãi nên sói quyết tâm lừa ngựa để ăn thịt. Sói đã lừa ngựa bằng cách nào?
-Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào ?
-Sói định lừa ngựa nhưng cuối cùng lại bị 
ngựa đá cho một cú trời giáng.
-Con hãy tả lại cảnh sói bị ngựa đá.( đọc kỹ hai câu cuối bài để tả lại cảnh này).
-Yêu cầu hs đọc câu hỏi 5.
+Chọn tên khác cho chuyện theo gợi ý.
-Qua cuộc đấu trí của sói và ngựa.Câu chuyện 
muốn gửi đến chúng ta bài học gì?
4.Luyện đọc lại: 
-Tổ chức cho hs đọc bài theo phân vai.
5.Củng cố dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-2 HS thực hiện yêu cầu của gv.
-1HS đọc cả lớp theo dõi.
-Mỗi hs đọc 1 câu.Đọc từ đầu cho 
đến hết bài .
-5 -7 hs đọc đồng thanh.
-Bài tập đọc gồm ba đoạn:
+Đoạn1: Thấy  phía Ngựa.
+Đoạn2: Sói đếnxem giúp
+Đoạn 3: Phần còn lại.
-Hướng dẫn hs ngắt các câu văn dài.
-3 HS đọc 3 đoạn nối tiếp.
-Thực hiện yêu cầu của GV.
+Thực hiện đọc nhóm đôi. 
-Thực hiện yêu cầu của GV.
-Đồng thanh đoạn 1.
-1 hs đọc cả lớp theo dõi.
-Đọc đoạn 1 và trả lời: Sói thèm rỏ 
dãi.
-Sói đã đóng giả làm bác sỹ Đang đi 
khám bệnh để lừa ngựa.
-Khi phát hiện ra Sói đang đế ngần 
,Ngựa biết cuống lên thì chết bèn 
giả đau, lễ phép nhờ “bác sỹ sói” 
khám cho cái chân sau đang bị đau.
-Sói tưởng đánh lừa được ngựa,mon 
men lại phía saungựa.Ngựa thấy sói 
cúi xuống đúng tầm, bèn tung vó đá 
một cú trời giáng, làm sói bật ngửa
,bốn cẳng huơ giữa trời, kính vở tan 
mũ văng ra
-1 hs đọc.
+Thảo luận và đưa ra ý kiến của 
nhóm. Ví dụ:
+Chọn tên là sói và ngựa vì đây là 
hai nhân vật chính của truyện.
+Chon tên là lừa người lại bị người 
lừa. Vì tên này thể hiện nội dung 
chính của truyện.
+Chọn tên là chú ngựa thông minh, 
vì đây là câu chuyện can gợi sự 
thông minh nhanh trí của ngựa.
-Qua câu chuyện Sói lừa Ngựa 
Không thành bị ngựa dùng mưu 
trị lại, tác giả muốn khuyên chúng 
ta hãy bình tĩnh đối phó với kẻ độc 
ác, giả nhân giả nghĩa
-Đọc bài theo vai.
*Bổ sung rút kinh nghiệm:
TOÁN
Tiết 111:
Bài dạy : SỐ BỊ CHIA – SỐ CHIA – THƯƠNG 
I.Mục tiêu :
1.Kiến thức: -Biết tên gọi theo vị trí, thành phần và kết quả của phép chia.
 -Củng cố kỹ năng thực hành chia trong bảng chia 2.
2.Kỹ năng: -Ap dụng kiến thức vừa họcđể giải các bài tập có liên quan.
3.Thái độ: -GD các em tình cẩn thận.
II.Đồ dùng dạy học:
*GV: -Bộ thực hành Toán.
*HS: -sgk , vbt , bảng con.Bộ thực hành Toán.
III. Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp ,luyện tập, gợi mở
IV. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
4’
1’
15’
15’
3’
A.Kiểm tra bài cũ :Luyện tập.
-Gọi 2 hs lên bảnglàm các bài tấp sau :
+Điền dấu thích hợp vào chỗ trống.
2 x 3 . . . 2 x 5
10 : 2. . . 2 x 4
12 . . . 20 : 2
-GV nhận xét từng hs.
B.Dạy học bài mới :
1.Giới thiệu bài: 
-Trong giờ học toán này, các con sẽ được biết 
tên gọi của của các thành phần và kết quả của 
phép tính chia.
*Ghi đề bài lên bảng lớp.
2.Giới thiệu Số bị chia Số chia Thương:
-GV viết phép tính 6 : 2 và yêu cầu hs tìm kết 
quả của phép chia?
-Nêu: Trong phép chia 6 : 2 = 3 , thì 6 là số bị 
chia, 2 là số chia, 3 là thương.(Vừa giảng vừa 
gắn thẻ từ lên bảng như phần bài học)
-6 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ?
-2 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ?
-3 gọi là gì trong phép chia 6 : 2 = 3 ?
-Số bị chia là số như thế nào trong phép chia ?
-Số chia là số như thế nào trong phép chia?
-Thương là gì ?
*Nêu: 6 chia 2 bằng 3, 3là thương trong phép 
chia 6 chia 2 bằng 3, nên 6 : 2 cũng là thương 
của phép chia này.
-Hãy nêu thương của phép chia 
6 : 2 = 3.
-Yêu cầu hs nêu tên gọi các thành phần và kết 
quả trong phép chia của một số phép chia.
3.Luyện tập thực hành:
*Bài 1:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Yêu cầu hs đọc kỹ bài trong sgk
+Viết lên bảng 8 : 2 và hỏi , 
 8 : 2 được mấy ?
-Hãy nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép tính chia trên.
-Vậy ta phải viết các số của phép chia này vào bảng ra sao ?
-Yêu cầu hs làm bài.
-Gọi hs nhận xét bài của bạn trên bảng lớp.
*GVNhận xét.
*Bài 2:
-Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu hs tự làm bài.
-Gọi hs nhận xét bài của bạn trên bảng lớp sau 
đó nhận xét.	 
*Bài 3:
-Yêu cầu hs nêu đề bài .
-Treo bảng phụ có sẵn nội dung bài tập 3, 
yêu cầu hs đọc phép nhân đầu tiên.
-Dựa vào phép nhân trên , hãy suy nghĩ và lập các phép chia.
-Yêu cầu cả lớp đọc hai phép chia vừa lập được ,sau đó viết hai phép tính chia này vào cột phép 
chia trong bảng.
-Hãy nêu tên gọi của các thành phần và kết quả của phép chia
 Qua ví dụ (mẫu) ở SGK cần nêu lại: 8 : 2 = 4
-Gọi 1hs lên bảng điền tên gọi của các thành phần và kết quả của phép chia trên vào bảng.
-Yêu cầu hs tự làm tiếp bài.
-Chữa bài , nhận xét .
3.Củng cố – Dặn do: 
-Yêu cầu hs đọc lại các phép tínhchia trong bài và nêu tên của các thành phầnvà kết quả của từng phép tính.
*Nhận xét tiết học.
*Dặn dò:Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
-2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm vào giấy nháp.
2 x 3 < 2 x 5
10 : 2 > 2 x 1
12 > 20 : 2
-Nêu : 6 : 2 = 3.
-Theo dõi.
-6 gọi là số bị chia .
-2 gọi là số chia .
-3 gọi là thương.
-Là một trong hai thành phần của 
phép chia (hay là số được chia các 
thành phần bằng nhau.
-Là thành phần thứ hai trong phép 
chia.(hay là số các thành phần 
bằng nhau được chia ra từ số bị 
chia).
-Thương là kết quả của phép chia 
hay cũng chính là giá trị của phần
-Thương là 3, thương là 6 : 2
-Nêu yêu cầu của gv.
-Đọc đề bài.
-Tự tìm hiểu đề bài.
-8 : 2 được 4
-Trong phép chia 8 : 2 = 4 thì 8 
là số bị chia,2 là số chia,4 là 
thương.
-2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả 
lớp làm vào vbt.
-Tính nhẩm.
-Làm bài.
-Đọc đề bài. 2 x 4 = 8
-Phép chia :8 : 2 = 4
 8 : 4 = 2
-8 là số bị chia.
 2 là số chia.
 4 là thương.
-1 hs thực hiên yêu cầu của gv, cả 
lớp theo dõi và nhận xét
-2 hs lên bảng làm cả lớp làm vào 
vở bài tập.
Bổ sung rút kinh nghiệm: 
ĐẠO ĐỨC
Tiết 23:
Bài dạy: LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI 
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: -Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại có nghĩa là nói năng rõ ràng, từ tốn, lễ 
 phép, nhấc và đặt máy nghe nhẹ nhàng.
 -Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại để thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn 
 trọng chính bản thân mình.
2.Kỹ năng: -Biết nhận xét đánh giá hành vi đúng hoặc sai khi nhận và gọi điện thoại.
-Thực hiện nhận và gọi điện thoại lịch sự.
3.Thái độ: 
-HS biết tôn trọng, từ tốn khi nói chuyện điện thoại.
-Đồng tình ủng hộ với các bạn biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
-Phê bình, nhắc nhở những bạn không biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
II.Đồ dùng dạy học:
*GV: -Kịch bản Điện thoại cho HS chuẩn bị trước. Phiếu thảo luận nhóm.
*HS: -SGK,vbt
III. Phương pháp : Quan sát, hỏi đáp,giảng giải,thảo luận ,đống vai, đàm thoại .
IV.Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
2’
1’
10’
 7’
7’
 3’
A.Kiểm tra bài cũ : 
B.Dạy học bài mới:
1/Giới thiệu bài: 
-Trong giờ đạo đức hôm nay chúng ta sẽ học bài: 
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
*Ghi đề bài lên bảng lớp.
*Hoạt động 1: Thảo luận lớp.
*Mục tiêu:Giúp hs biết biểu hiện một cuộc nói 
chuyện điện thoại lịch sự.
-Cách tiến hành:
+GV viết các câu trong đoạn hội thoại đó lên một tấm bìa lớn, mỗi câu viết vào một tấm bìa.( câu 
chuyện ở trang 36) bài tập 1.
*Đàm thọai:
-Khi điện thoại reo, bạn Vinh làm gì và nói gì ?
-Bạn nam hỏi thăm Vinh qua điện thoại như thế 
nào ?
-Em có thích cách nói chuyện qua điện thoại của 
hai bạn không ? Vì sao?
-Em học được gì qua đoạn hội thọai trên ?
*Kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại chúng ta cần 
có thái độ lịch sự, nói năng từ tốn, rõ ràng .
*Hoạt động 2:
 Sắp xếp câu thành đoạn hội thoại.
*Mục tiêu: Hs biết cách sắp xếp các câu hội thoại một cách hợp lý.
*Cách tiến hành:
-GV viết các câu trong đoạn hội thoại nào đó lên 
4 tấm bìa lớn.Mỗi câu viết vào 1 tấm bìa
( Câu hội thoại ở trang 36 bài 2)
-GV mời 4 hs cầm 4 tấm bìa đó đứng thành hàng 
ngang và lần lượt tưng em đọc to các câu trên tấm bìa của mình.Sau đó yêu cầu một số hs lên sắp xếp lại vị trí các tấm bìa sẽ di chuyển theo sự sắp xếp của bạn.
*Kết luận: Cách sắp xếp đúng nhất.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
*Mục tiêu: hs biết cần phải làm gì khi nhận và gọi điện thoại.
*Cách tiến hành:
-Hs thảo luận nhóm theo câu hỏi .
+Hãy nêu những việc cần làm khi nhận và gọi điện thoại.
+Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì ?
*Kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi lễ phép ,nói năng rõ ràng, ngắn gọn,nhấc và đặt máy nhẹ nhàng, không nói to, nói trống không.
-Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
*Hoạt động nối tiếp. Củng cố – Dặn do 
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò: Về nhà xem lại bài , chuẩn bị bài sau. 
-Nghe và theo dõi.
-Nhấc ống nghe lên và nói: a 
lô, tôi xin nghe.
-Chân bạn đã hết đau chưa?
-Có, vì hai bạn nói chuyện với 
nhau rất lịch sự.
-Trả lời.
-Nghe và ghi nhớ.
-Thực hiện yêu cầu của gv.
-Thảo luận nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét.
-Nghe và ghi nhớ.
*Bổ sung rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTHU 2a.doc