Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I.Mục tiêu:

- Thuộc bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5 để tính nhẩm

- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép nhân và cộng hoặc trừ trong trường hợp đơn giản

- Biết giải bài toán có một phép nhân.

- Biết tính độ dài đường gấp khúc.

- Các bài tập cần làm: Bài 1,3,4,5(a).

- Dành cho HS năng khiếu: Bài 2, bài 5 (b).

-HS chưa hoàn thành không yêu cầu làm bài b, d (bài 3)

* Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

*Phẩm chất: Tự học kỉ luật, yêu thích Toán học.

 II.Hoạt động dạy học:

A.Khởi động: (5’)

-Lớp trưởng điều hành trò chơi: Truyền điện

-Nội dung chơi: Tổ chức cho học sinh nối tiếp nhau đọc thuộc bảng nhân 2,3,4,5.

- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.

- Giới thiệu bài mới.

B.Thực hành:

 

doc30 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xảy ra với bông cúc?.
- Sơn ca và bông cúc thương nhau như thế nào?
d.Đoạn 4: Sự ân hận muộn màng.
-Thấy sơn ca chết, các cậu bé đã làm gì?
- Các cậu bé có gì đáng trách?
 +Nhóm trưởng điều hành.
+ HS nối tiếp nhau kể từng đoạn theo gợi ý.
+ Đại diện các nhóm kể trước lớp.
 +HS theo dỏi nhận xét.
+ GV nhận xét.
Bài 2.Kể lại toàn bộ câu chuyện: (10’) ( HĐ cá nhân)
- Dành cho HS năng khiếu kể toàn bộ câu chuyện.
- HS cùng GV theo dỏi và nhận xét.
+ Cử chỉ, điệu bộ.
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
C. Vận dụng: (3phút)
- HS nhắc lại tên câu chuyện.
-Nội dung câu chuyện
-Em đã làm gì để bảo vệ các loài chim?
- Giáo dục học sinh: Chúng ta cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa.
---------------------------------------------------------------------
Chính tả
CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG
 I.Mục tiêu
 - Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói của nhân vật.
 - Làm được bài tập 2a.
 - Dành cho HS năng khiếu giải được câu đố ở bài tập 3b.
 *Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
* Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
II.Đồ dùng:
 - Bảng phụ bài tập 2a.
 III.Hoạt động dạy học:
 A.Khám phá: 3’Học sinh hát bài: Chữ đẹp, nết càng ngoan
 - GV nhận xét, giới thiệu bài
 B. Khám phá:
 1.Hướng dẫn HS tập chép: (28’)
 - 1HS đọc đoạn viết trong SGK.
 *GV nêu câu hỏi HS thảo luận nhóm đôi trả lòi các câu hỏi.
 - Đoạn này cho em biết điều gì về cúc và sơn ca?
 - Đoạn chép có những dấu câu nào?
 - Tìm những từ bắt đầu bằng r, tr, s ?
 - Tìm tiếng có dấu hỏi, dấu ngã?
 - HS đại diện nhóm trả lời.
 -HS nhận xét lần nhau.
 -GV nhận xét.
 - HS viết bảng con : véo von, sung sướng, sà xuống.
 - GV nhận xét, sửa sai.
 - GV đọc HS viết bài vào vở, GV theo dỏi và uốn nắn.
 - Khảo bài HS đổi chéo vở kiểm tra bài bạn. ( HĐ cặp đôi)
 - GV nhận xét và chữa bài.
 C. Thực hành: (8’)
 Bài 2a. Cho HS chơi trò chơi . Thi tìm từ. Tìm những từ chỉ các loài vật có tiếng bắt đầu bằng ch, tr.
 - GV nêu luật chơi, cách chơi.
 - HS làm vào bảng.
 Nhóm trưởng đọc các từ.
 - GV cùng cả lớp nhận xét khen ngợi đội thắng cuộc.
 Bài 3b: - Dành cho HS năng khiếu. HS đọc câu đố và giải miệng
 - Chân trời (chân mây); thuộc (bài)
 - GV nhận xét.
D. Vận dụng: 3’
- HS nêu quy tắc chính tả ch/tr.
- Viết tên một số bạn trong lớp có phụ âm ch/tr
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học.
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch, đẹp, không mắc lỗi cho cả lớp xem. 
------------------------------------------------------------------
 Thứ 4 ngày 3 tháng 2 năm 2021
 Toán 
 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Biết tính độ dài đường gấp khúc.
- HS cả lớp làm bài1(b), bài 2. 
- Dành cho HS năng khiếu: Bài 1(a), bài 3.
*Bài tập cần làm: 1b, 2.
*Năng lực: Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
*Phẩm chất: Tự học kỉ luật, yêu thích Toán học.
II.Hoạt động dạy học:
A. Khởi động (5’)
-GV điều hành trò chơi: Ai nhanh, ai đúng: Giáo viên treo bảng phụ, tổ chức cho 2 đội lên tính độ dài đường gấp khúc MNPQ:
Q
N
3cm
6cm
 4 cm
M
P
- HS nhận xét, giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
.
B. Thực hành:28’
1.Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1:( CN) - Dành cho HS NK: Bài 1(a).
- HS đọc yêu cầu bài toán: Tính độ dài đường gấp khúc
- HS đọc bài toán, GV vẽ hình lên bảng.
 a. - HS khá, giỏi làm bài giải vào vở, 
 12 cm 15 cm
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét.
- GV chữa bài: Độ dài đường gấp khúc là:
 12 + 15 = 27 (cm)
 Đáp số: 27 cm
b. 
 10 dm	 14 dm 9 dm
- 1HS lên bảng làm.
 Bài giải:
 Độ dài đường gấp khúc là:
 10 + 14 + 9 = 33 (dm)
 Đáp số : 33 dm
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 2: - HS đọc bài toán.thảo luận thống nhất cỏch giải
A
 	B
 5 dm	2 dm 7 dm D
	A C	
HS giải bài toán vào vở.
Đại diện nhóm trỡnh bày
 Bài giải
 Con ốc sên phải bò đoạn đường dài số đề xi mét là:
 5 + 2 + 7 = 14 (dm )
 Đáp số : 14 dm
GV cùng HS nhận xét b bạn.
Bài 3 - Dành cho HS NK.
- Ghi tên các đường gấp khúc có trong hình vẽ SGK
- HS làm bài- Chữa bài
GV cùng lớp nhận xét.
C. Vận dụng: (2’)
HS nêu được bài toán về tính độ dài đường gấp khúc. 
 -------------------------------------------------------
 Tập đọc
 VÈ CHIM
I.Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ đúng nhịp khi đọc các dòng trong bài vè.
+ Hiểu nội dung bài: Một số loài chim cũng có đặc điểm, tính nết giống như con người.(trả lời được CH1, CH3; học thuộc được một đoạn trong bài vè).
- Dành cho HS năng khiếu: HS năng khiếu thuộc được bài vè; thực hiện được yêu cầu của CH2 .
*Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
*Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu thích các loài chim, yêu thích môn học.
II.Đồ dùng :
-Tranh ảnh về các loài chim.
III.Hoạt động dạy học:
A.Khởi động: (5’)
- Cả lớp hát bài” Chú chim non dễ thương”
- GV giới thiệu bài
B. Khám phá: 28’
1.Luyện đọc:
 a.GV đọc mẫu toàn bài.
b.Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
+HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
+GV theo dỏi sữa sai 
HS phát hiện những tiếng khó đọc, ghi bảng : lon xon, sáo xinh, liếu điếu, 
+ GV đọc mẫu, HS đọc lại.
* HS đọc chú giải theo cặp đôi.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
+ GV hướng dẫn HS ngắt nhịp
+ GV chia bài thơ thành 5 đoạn mỗi đoạn 4 câu.
+ HS đọc theo sự phân công của nhóm trưởng. tiếp nối nhau đọc
- Đại diện một số nhóm đọc bài- Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét. 
+ HS đặt câu với những từ lon ton, tếu, ....
+ HS đặt: Bé Hà chạy lon ton.
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài:( N4) 
- NT phân công các bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi
- Tìm tên các loài chim được kể trong bài?. (Gà, sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo)
- GV treo tranh các loài chim và chỉ nói tên cho HS biết.
- Đại diện các nhóm trả lời- Nhóm khác nhận xét
- Dành cho HS NK trả lời câu hỏi sau.
- Tìm những từ ngữ được dùng để gọi các loài chim?. ( em Sáo, cậu chìa vôi.)
- Tìm những từ để tả đặc điểm của loài chim ?.(chạy lon xon, nói linh tinh).
- Em thích con chim nào trong bài? Vì sao?.
- HS trả lời.
-GV nhận xét
C. Thực hành: Học thuộc lòng: 
- HS đọc thầm bài thơ nhiều lần.
-GV theo dõi 
- HS đại trà học thuộc 1 đoạn 
-HS N đọc thuộc lòng bài thơ.
- Thi đọc TL trước lớp- Lớp cùng GV nhận xét
C.Vận dụng: (2’)
- HS nêu được một số đặc điểm về các loài chim
- Về học thật thuộc lòng bài thơ
 ----------------------------------------------------------
 Luyện từ và câu
 TỪ NGỮ VỀ CHIM CHÓC. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU?
I.Mục tiêu:
- Xếp được một số loài chim theo nhóm thích hợp (BT1).
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ ở đâu (BT2, BT3).
* Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ
*Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu quý, biết bảo vệ các loài chim.
II.Đồ dùng:
-Tranh các loài chim.
III.Hoạt động dạy học:
A. Khởi động: (5’)
-Lớp trưởng điều hành chơi trò chơi “ Truyền điện”
- Nội dung chơi: cho học sinh hỏi và đáp về đặc điểm các mùa trong năm.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới 
B. Thực hành : 
1. Cách tiến hành: (28’)
Bài tập 1:( HĐ nhóm 4)
1HS nêu yêu cầu : Xếp tên các loài chim cho trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp
a.Gọi tên theo hình dáng: M: chim cánh cụt
b.Gọi tên theo tiếng kêu: M: tu hú
c.Gọi tên theo cách kiếm ăn: M: bói cá
(cú mèo, gõ kiến, chim sâu, cuốc, quạ, vàng anh)
- HS hoạt động nhóm .
-Báo cáo trước lớp.
VD : câu a. chim cánh cụt, chim vàng anh, cú mèo.
-GV nhận xét, kết luận.
Bài tập 2: (miệng) Dựa vào những bài tập đọc đã học, trả lời các câu hỏi sau.( HĐ cặp đôi)
B1. HS hỏi đáp theo cặp
- Bông cúc trắng mọc ở đâu ?.(Bông cúc trắng mọc bên bờ rào)
- Chim sơn ca bị nhốt ở đâu?.
- Em làm thẻ mượn sách ở đâu?.
B2. Đại diện các cặp hỏi đáp trước lớp.
-HS, GV nhận xét .
Bài tập 3: Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu cho mỗi câu sau. ( HĐ cá nhân)
 B1.HS đọc yêu cầu và làm vào vở.
a.Sao Chăm chỉ họp ở phòng truyền thống của trường.
- Sao Chăm chỉ họp ở đâu?
b.Em ngồi ở dãy bàn thứ tư, bên trái.
- Em ngồi ở đâu?
c.Sách của em để trên giá sách.
- Sách của em để ở đâu?
B2. Chia sẻ bài trước lớp.
- HS đọc kết quả bài làm.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét.
- GV nhận xét và chữa bài.
C. Vận dụng: 2’
-HS nêu lại tên bài học
-GV cho HS hỏi đáp nhóm đôi về câu hỏi có cụm từ ở đâu
+ Quê bạn ở đâu?
+ Bạn làm thẻ đọc sách ở đâu? 
 ----------------------------------------------------------------
 Thứ 5 ngày 4 tháng 2 năm 2021
 Chính tả
 SÂN CHIM
I.Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
- Làm đúng bài tập (2) a, hoặc bài tập (3) b. 
* Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
*Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt
II.Đồ dùng: 
- Bảng phụ
III.Hoạt động dạy học:
A.Khởi động: (5’)
 - Gọi một Hs đọc thuộc bài thơ Vè chim
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
B.Khám phá:(28’)
1. Cách tiến hành.
- GV đọc bài chính tả Sân chim.
- 1HS đọc lại bài.
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi sau.
- Những chữ nào trong bài bắt đầu bằng tr, ch?
- HS hỏi đáp trước lớp.
-GV nhận xét
- HS viết bảng con: xiết, thuyền, trắng xoá.
- GV nhận xét, sữa sai.
*GV đọc từng câu, HS nghe viết.
- GV đọc thong thả.
 HS đổi vở cho nhau kiểm tra và phát hiện lỗi của bạn.
- GV nhận xét bài viết của bạn.
C.Thực hành. (8’)
Bài 2 a: (HĐ nhóm 2 ). Điền vào chỗ trống tr / ch?
- HS thảo luận nêu cách làm.
-HS báo cáo trước lớp.
 + đánh trống, leo trèo, chống gậy, chèo bẻo.
- HS cùng GV nhận xét.
Bài 3b: (HĐ nhóm tổ). Thi tìm tiếng có vần uôc hoặc uôt và đặt câu với những tiếng đó.
- GV phát cho mỗi tổ 1 bảng phụ.
- HS làm bài tập vào bảng phụ. 
- Các tổ đọc lên , cả lớp nhận xét.
D. Vận dụng: 3’
- Viết tên người, đồ vật có phụ âm là ch/ tr mà em biết 
+ Ví dụ: bạn huyền Trang; bạn Thu Trang; cái chiếu 
- GV nhận xét giờ học .
- Về nhà luyện viết thêm.
 ---------------------------------------------------------------
 Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4, nhân 5 để tính nhẩm
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép nhân và cộng hoặc trừ trong trường hợp đơn giản
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,3,4,5(a). 
- Dành cho HS năng khiếu: Bài 2, bài 5 (b).
-HS chưa hoàn thành không yêu cầu làm bài b, d (bài 3)
* Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
*Phẩm chất: Tự học kỉ luật, yêu thích Toán học.
 II.Hoạt động dạy học:
A.Khởi động: (5’)
-Lớp trưởng điều hành trò chơi: Truyền điện
-Nội dung chơi: Tổ chức cho học sinh nối tiếp nhau đọc thuộc bảng nhân 2,3,4,5. 
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.
- Giới thiệu bài mới.
B.Thực hành:
1.Cách tiến hành (28’)
Bài 1: (HĐ cá nhân) (miệng)
- Cho HS đọc yêu cầu: Tính nhẩm
 2 x 6 = 3 x 6 = 4 x 6 = 5 x 6 = 5 x 8 =
- HS nêu nối tiếp kết quả.
- GV nhận xét chốt kiến thức.
Bài 2: - Dành cho HS năng khiếu:- Cho HS đọc yêu cầu bài. Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu).
- HS năng khiếu làm miệng: 
x
3
6
x...
 2
10
x
16
 .
Bài 3: (HĐ cặp đôi) - Cho HS nêu yêu cầu bài : Tính ( HS chưa hoàn thành không yêu cầu làm cột b, d (bài 3)
 a.5 x 5 + 6 = b. 4 x 8 – 17 =
- HS Thảo luận nhóm đôi nêu cách giải.
 - Báo cáo trước lớp
- HS nhận xét.
- GV chữa bài a. 31 b. 15
Bài 4: (HĐ nhóm 4) 
- Cho HS đọc bài toán 
- Nhóm trưởng điều hành
- HS báo cáo trước lớp
-HS, GV nhận xét.
 -HS tự hoàn thành vào vở.
 Tóm tắt Bài giải
Mỗi đôi đũa : 2 chiếc 7đôi đũa có số chiếc là:
7 đôi đũa : .... chiếc? 2x 7 = 14 (chiếc).
 Đáp số : 14 chiếc.
Bài 5:- Dành cho HS năng khiếu bài b.
- 1HS đọc yêu cầu : Tính độ dài đường gấp khúc .
	3 cm 3 cm 3cm
- HS trả lời:
 Giải:
 Độ dài đường gấp khúc là: 
 3 + 3 + 3 = 9 (cm).
 Đáp số: 9 cm.
- Các em hãy cho biết mỗi đoạn thẳng có độ dài bao nhiêu xăng ti mét ?.(3 cm)
- Vậy ta có thể chuyển thành phép tính gì ?.(phép tính nhân).
 3 x 3 = 9 (cm).
- Hướng dẫn HS bài b tương tự.
- GV nhận xét.
C. Vận dụng: 3’
- Gọi một số học sinh đọc thuộc bảng nhân 2, 3,4,5
? Để tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và cộng hoặc nhân và trừ ta làm thế nào?
+VD: nêu KQ của bài sau: 3 x 5 – 12 4 x 4 + 18 
-HS nêu miệng.
- GV nhận xét. Dặn dò 
 -----------------------------------------------------------------
 Thứ 6 ngày 5 tháng 2 năm 2021
 Tóan
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: 
- HS củng cố về: Thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm.
- Biết thừa số, tích.
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2, 3( cột 1) ,bài 4. 
- Dành cho HS năng khiếu: Bài 3 (cột 2), bài 5.
-HS chưa hoàn thành không yêu cầu làm dòng 3,(bài 3)
* Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
**Phẩm chất: Tự học kỉ luật, yêu thích Toán học
II.Hoạt động dạy học:
A. Khởi động: (5’)
- GV điều hành trò chơi: Đoán nhanh đáp số
+Tổ chức cho 2 đội lên bảng chơi: Tính độ dài đường gấp khúc có các đoạn thẳng với độ dài mỗi đoạn thẳng như sau:
3 + 3 + 3 + 3 = ? cm
5 + 5 + 5 + 5 = ? dm
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới .
B. Thực hành:
Bài 1: ( CN ) 
- HS đọc yêu cầu: Tính nhẩm
2 x 5 = 2 x 9 = 3 x 7 = 4 x 4 = 5 x 10 = 
- HS làm bài , nêu kết quả, GV ghi bảng.
Bài 2: ( N2 )
- HS đọc yêu cầu: Viết số thích hợp vào ô trống.
Thừa số
2
5
4
3
5
3
2
4
Thừa số
6
9
8
7
8
9
7
4
Tích









HS thảo luận N2, làm bài
Đại diện nhóm báo cao- Nhóm khác nhận xét
GV nhận xét và KL
Bài 3: - Dành cho HS NK: (cột 2).
- Cho HS đọc yêu cầu bài. - Điền dấu >, <, =
- HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
 2 x 3 ..........3 x 2 ; 4 x 6 ......... 4 x 3; 5 x 8 ...... 5 x 4
- HS nêu cách làm, HS nhận xét.
- GV nhận xét. 2 x 3 = 3 x 2, 4 x 6 > 4 x 3
Bài 4:( N4) 
NT điều hành các bạn đọc bài toán, phân tích 
HS làm bài vào vở- Đại diện nhóm báo cáo
GV nhận xột và KL:
 Bài giải
 8 HS đựoc mượn số quyển truyện là:
 5 x 8 = 40 (quyển truyện)
 Đáp số: 40 quyển truyện.
Bài 5: - Dành cho HS NK – Cho HS đọc yêu cầu bài. Đo rồi tính độ dài mỗi đường gấp khúc:
- HS NK làm miệng
- HS làm và nêu kết quả
- GV nhận xét bài làm của HS.
C. Vận dụng : 3’
- Yêu cầu học sinh nhắc lại
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Bắn tên
+Nội dung chơi:
 Thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm.
 Biết thừa số, tích.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy 
 ------------------------------------------------------------------------
 Tập làm văn
 ĐÁP LỜI CẢM ƠN. TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM
I.Mục tiêu:
- Biết đáp lại lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2).
-Thực hiện được yêu cầu bài tập 3 (tìm câu văn miêu tả trong bài, viết 2,3 câu về một loài chim).
*GDKNS: Giao tiếp ứng xử văn hoá.
* Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ
*Phẩm chất : Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II.Đồ dùng:
- Tranh ở SGK.
III.Hoạt động dạy học:
A.Khởi động: (5’)
 -HS hát bài “ Con chim vành khuyên”
-GV giới thiệu bài
B.Thực hành: 
* Cách tiến hành: (28’)
Bài tập 1: (HĐ nhóm 2) (miệng).
- 1HS đọc yêu cầu của bài: Đọc lời nhân vật trong tranh.
- 1HS đóng bà cụ, 1HS đóng cậu bé.
- GV khuyến khích HS nói khác lời nhân vật.
- 3 nhóm thực hành nói lời cảm ơn - đáp lời.
-HS, GV nhận xét kết luận.
Bài tập 2: (HĐ nhóm 2) 
- 1HS đọc yêu cầu và tình huống trong bài 
a.Em cho bạn mượn quyển truyện. Bạn em nói : “Cảm ơn bạn tuần sau mình sẽ trả”
- HS đóng vai.
VD: Mình cho bạn mượn quyển truyện này hay lắm đấy! Cảm ơn bạn. Tuần sau mình sẽ trả”, Bạn không cần vội mình chưa cần ngay đâu!”
Bài tập 3: (HĐ cá nhân) Đọc bài văn sau và làm bài tập.
- 2HS đọc to bài Chim chích bông, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi sau
- Tìm những câu tả hình dáng của chim chích bông? (xinh đẹp, chân xinh....)
- Tìm những câu tả hoạt động của chích bông?
- HS làm vào vở câu c: Viết 2, 3 câu về một loài chim em thích.
- HS làm bài, GV theo dỏi.
- HS đọc bài làm của mình.
VD: Em rất thích loài chim cánh cụt. Đó là loài chim rất to, sống ở biển.Chim cánh cụt ấp trứng dưới chân, vừa đi vừa mang theo trứng, dáng đi ngộ nghĩnh.
- GV chữa bài, nhận xét.
C. Vận dụng : 3’
- Đánh giá chung kết quả làm bài của học sinh.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Giáo viên giáo dục học sinh: Chim chích bông và các loài chim khác là các loài vật có ích. Vì vậy, chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ chúng và bảo vệ môi trường thiên nhiên xung quanh chúng ta. 
 ------------------------------------------------------------
 Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu:
+ Đánh giá nhận xét hoạt động của lớp tuần qua về : Nề nếp, vệ sinh, học tập.
-HS biết được ưu, nhược điểm của tổ mình cũng như các thành viên trong tổ. trong tuần.
-Qua đó HS có ý thức hơn ở tuần sau.
-Kế hoạch trong trước và sau tết
-HS làm vệ sinh lớp học.
II.Hoạt động dạy-học:
1.Đánh giá:
-GV cho HS sinh hoạt tổ.
-Ba tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thảo luận.
-Tổ trưởng của từng tổ lên báo cáo những ưu điểm, nhược điểm của tổ mình ở sổ theo dỏi các thành viên.
- Các tổ lên báo cáo
-GV nhận xét chung: - Nề nếp; -Học tập có tiến bộ
+Vệ sinh: Vệ sinh có tiến triển, sạch sẽ hơn
2.Kế hoạch tuần tới:
-Duy trì nề nếp.
-Nhớ học tốt các bài tập đọc để dành nhiều điểm tốt mừng Đảng mừng xuân.
-Vệ sinh sạch sẽ.
-Tiếp tục rèn đọc và viết cho HS chưa HT ở HK1 ( Hiếu, Đăng, Hải)
- Tiếp tục mua bảo hiểm y tế.
- Thực hiện tốt an toàn cháy nổ trong thời gian gần tếtvà tết.
3.Làm vệ sinh lớp học:
-GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ.
-Tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thực hiện.
- GV theo dỏi
-HS nhận xét lẫn nhau. 
 Tuần 21( Chiều)
 Thứ 2 ngày 1 tháng 1 năm 2021
 Tự nhiên và xã hội
 CUỘC SỐNG XUNG QUANH (T1).
I.Mục tiêu:
- Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi học sinh ở.
- Dành cho HS NK: Mô tả được một số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn và thành thị.
* THBĐ: - Kể tên về nghề nghiệp và nói về những hoạt động sinh sống của người dân địa phương; HS có ý thức gắn bó với quê hương.
* GDKNS:Tìm kiếm và xử lí thông tin quan sát về nghề nghiệp của người dân địa phương
*Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy logic, NL quan sát,...
*Thái độ: Thực hiện đúng các quy định khi đi các phương tiện giao thông.
II.Đồ dùng: 
-Tranh ở SGK trang 44, 45
III.Hoạt động dạy học:
1.Khởi động (5’) 
Trò chơi: Đố bạn về các phương tiện giao thông.
2.Khám phá:
.Hoạt động 1:(15’) Nhận biết nghề nghiệp và hoạt động chính của ngườidân.
Mục tiêu: Nhận biết nghề nghiệp và hoạtđộng chính của người dân ở thành thị và nông thôn.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- HS quan sát tranh ở SGK và nói về những gì nhìn thấy trong hình.
- GV gợi ý:
- Những bức tranh ở trang 44, 45 trong SGK được diễn tả cuộc sống ở đâu ?. Vì sao em biết?.
- Kể tên các nghề nghiệp của người dân được vẽ trong hình 2 đến hình 8 ở trang 44, 45 SGK.
- HS thảo luận nhóm
- GV theo dỏi
Bước 2: Các nhóm trình bày.
- Nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận: Những bức tranh ở SGK thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân ở nông thôn các vùng miền khác nhau của đất nứơc.
Hoạt động 2: (10’) .- HS biết về cuộc sống và sinh hoạt của địa phương.
Mục tiêu: HS có hiểu biết về cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV cho HS quan sát xung quanh trường và thảo luận
- ở đây nghề chủ yếu của người dân 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_21_nam_hoc_2020_2021.doc