Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Luyến

I. Mục tiêu:

- Thuộc bảng nhân 3. Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3)

- Rèn kĩ năng tính toán cho các em.

- Giáo dục học sinh có ý thức tự giác học môn toán.

II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

 1. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc bảng nhân 3.

- Nhận xét, tuyên dương.

 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn làm bài tập:

 

doc29 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Luyến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Để tìm được số cây bắp cải trong vườn trước hết em phải làm gì?
- Theo em vườn nhà Bống có bao nhiêu luống rau?
- GV nhận xét, kết luận bài làm đúng.
-> Chốt: Đối với bài toán có lời văn khi một dữ kiện trong bài còn ở dạng ẩn để giải được bài toán đó trước hết phải xác định được dữ kiện ẩn là bao nhiêu.
- GDHS biết làm các công việc nhà phù hợp với khả năng (tưới cây, nhặt cỏ, ...)
HĐ3. Củng cố - dặn dò.
- HS đọc lại bảng nhân 3.
- Nhận xét tiết học.
- HS tham gia chơi.
- Nhận xét.
- HS nêu yc
- HS làm bài cá nhân.
- HS nêu kết quả điền.
- NX, chữa bài.
- HS đọc đề.
- Có 7 đĩa.
- Mỗi đĩa có 3 quả.
- Làm tính nhân.
- HS tóm tắt và trình bày bài giải vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài, nhận xét.
- HS đọc đề, hỏi đáp theo cặp xác định yêu cầu đề. (BT cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Phải làm phép tính nào?....)
- Số luống rau trong vườn.
- Phải xác định số luống rau trong vườn.
- Có 10 luống (vì 10 là số bé nhất có 2 chữ số).
- HS giải vở, 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, đánh giá.
- Nêu câu trả lời khác.
Đáp án:
Số bé nhất có hai chữ số là 10. Vậy vườn nhà Bống có 10 luống rau.
 Số cây bắp cải trong vườn nhà Bống có là: 3 x 10 = 30 (cây)
 Đáp số: 30 cây.
- HS đọc nối tiếp.
__________________________________________________
Thứ tư ngày 23 tháng 1 năm 2019
Toán (tăng)
LUYỆN TẬP: BẢNG NHÂN 4
I. Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu cho học sinh về bảng nhân 4.
- Rèn kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 4, áp dụng bảng nhân 4 vào làm các bài tập có liên quan và giải toán có phép tính nhân trong bảng nhân 4.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ ghi bài tập 2, 3
III. Các hoạt động dạy học.
HĐ1. Củng cố bảng nhân 4:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi truyền điện để củng cố bảng nhân 4.
- Tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
* HS nêu đặc điểm của bảng nhân 4.
-> GV chốt: Bảng nhân 3 có TS thứ nhất đều là 4, TS thứ hai là dãy số liên tiếp từ 1 đến 10, tích là dãy số đếm thêm 4 từ 4 đến 40.
HĐ2: Thực hành: 
Bài 1: Số? 
4 x ... = 12 
4 x ... = 20 
... x 6 = 24
12 = 3 x ...
 32 = ... x 8 
24 = ... x 8
-> Dựa vào bảng nhân 4 để điền tiếp thừa số còn lại.
Bài 2. (GV treo bảng phụ) Mỗi đĩa có 4 quả cam. Hỏi 7 đĩa như thế có bao nhiêu quả cam?
- Có mấy đĩa đựng cam?
- Mỗi đĩa có mấy quả?
- Muốn biết 7 đĩa có bao nhiêu quả cam làm tính gì?
- YC HS tự tóm tắt và trình bày bài giải vào vở.
- GV chốt đáp án đúng.
* Củng cố giải toán bằng phép tính nhân trong bảng nhân 4.
Bài 3. (BP) Số luống rau trong vườn nhà Bống là số lớn nhất có một chữ số, biết rằng trên mỗi luống mẹ Bống trồng 4 cây bắp cải. Hỏi vườn rau nhà Bống có bao nhiêu cây bắp cải?
- Trong BT3 có 1 dữ kiện còn ẩn, theo em đó là dữ kiện nào?
- Để tìm được số cây bắp cải trong vườn trước hết em phải làm gì?
- Theo em vườn nhà Bống có bao nhiêu luống rau?
- GV nhận xét, kết luận bài làm đúng.
-> Chốt: Đối với bài toán có lời văn khi một dữ kiện trong bài còn ở dạng ẩn để giải được bài toán đó trước hết phải xác định được dữ kiện ẩn là bao nhiêu.
- GDHS biết làm các công việc nhà phù hợp với khả năng (tưới cây, nhặt cỏ, ...)
HĐ3. Củng cố - dặn dò.
- HS đọc lại bảng nhân 4.
- Nhận xét tiết học.
- HS tham gia chơi.
- Nhận xét.
- HS nêu yc
- HS làm bài cá nhân.
- HS nêu kết quả điền.
- NX, chữa bài.
- HS đọc đề.
- Có 7 đĩa.
- Mỗi đĩa có 4 quả.
- Làm tính nhân.
- HS tóm tắt và trình bày bài giải vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài, nhận xét.
- HS đọc đề, hỏi đáp theo cặp xác định yêu cầu đề. (BT cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Phải làm phép tính nào?....)
- Số luống rau trong vườn.
- Phải xác định số luống rau trong vườn.
- Có 9 luống (vì 9 là số lớn nhất có 1 chữ số).
- HS giải vở, 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, đánh giá.
- Nêu câu trả lời khác.
- HS đọc nối tiếp.
___________________________________________________
Giáo dục kĩ năng sống
BÀI 10: NÊU Ý KIẾN CÁ NHÂN (TIẾT 2)
I. Mục tiêu
- Tự tin và chủ động nêu ý kiến của mình với mọi người. 
- Rèn luyện thói quen nêu ý kiến của minh với mọi người.
II. Chuẩn bị - Sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
1. Kiểm tra 
- Nêu những lợi ích của việc nêu ý kiến cá nhân?
-> GV kết luận: Mọi mong muốn sẽ được đáp ứng; Tự tin, chủ động hơn; Cam thấy vui vẻ; Mọi người hiểu nhau hơn
2. Nội dung.
Bài 1: . Khi thể hiện ý kiến cá nhân, em nên:
-> Em cần thể hiện: Tự tin; vui vẻ; Suy nghĩ trước khi nói ; đóng góp theo hướng tích cực; nhiệt tình đưa ra ý kiến của mình.
+ Liên hệ: Trong lớp em thấy những bạn nào thường biết mạnh dạn nêu ý kiến
Bài 2: Những việc em nên tránh khi nêu ý kiên của mình.
-> KL:- Lười suy nghĩ, bảo thủ.
- Sợ thầy cô, bạn bè chê cười.
- Nhút nhát, rụt rè.
Bài 3: Bài học
- Nêu ý kiến cá nhân giúp thầy cô, bố mẹ, bạn bè hiểu được nguyện vọng của em. Từ đó em có thể thực hiện được những mong muốn, nguyện vọng của mình. Đồng thời sẽ giúp em tự tin trong giao tiếp...
* Đánh giá nhận xét.
1. Em tự đánh giá.
- GV hướng dẫn cách tự đánh giá.
2. Giáo viên, phụ huynh nhận xét.
- NX về nhận thức của HS sau khi học xong bài.
3. Tổng kết
 - Thực hành mạnh dạn nêu ý kiến cá nhân của mình trước mọi người.
- HS nêu ý kiến.
- Các em khác bổ sung.
- HS trao đổi thảo luận trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Bổ sung ý kiến cho bạn.
- HS thảo luận .
- Từng nhóm cử đại diện trình bày ý kiến.
- Các nhóm khác nhận xét.
HS nhắc lại.
.
- HS tự đánh giá nhận thức theo yêu cầu trong SGK.
- HS nêu
________________________________________________________
Tiếng Việt (tăng)
HOÀN THÀNH BÀI TẬP VIẾT CHỮ HOA Q
I. Mục tiêu:
- HS hoàn thành vở Tập viết, nắm được cấu tạo, cách viết chữ hoa Q đúng mẫu, củng cố cách viết chữ thường đã học ở lớp 1. 
- HS thực hành viết chữ hoa Q , chữ ứng dụng Quê , câu ứng dụng: Quê hương tươi đẹp. ;HS viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi. Rèn kĩ năng viết chữ đúng kĩ thuật, đẹp.
- GDHS có ý thức rèn chữ viết đẹp, HS yêu quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Chữ mẫu trong khung chữ - HĐ 1. BP viết câu ứng dụng – HĐ2.
- HS: Bảng con, vở Tập viết. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Nội dung bài học: 
Hoạt động 1: Củng cố cách viết chữ hoa và câu ứng dụng: 
a)Cách viết chữ hoa Q.
* Yêu cầu HS quan sát và nêu lại: 
- Chữ hoa Q cao mấy li? rộng mấy li?
- Chữ hoa Q gồm mấy nét? Là những nét nào? 
- GV viết mẫu chữ hoa Q trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết: Đặt bút trên ĐK6, đưa bút sang trái, viết nét cong kín, phần cuối hơi lượn vào trong bụng chữ, dừng bút ở phía trên ĐK4. Sau đó lia bút xuống vị trí 2 viết nét ~ dưới đáy về bên phải chữ.
- Yêu cầu HS viết chữ hoa Q trong không trung và bảng con. 	
- GV nhận xét và uốn nắn.
b) Cách viết câu ứng dụng:
+ GV treo bảng phụ giới thiệu câu ứng dụng:
Quê hương tươi đẹp.
- Cụm từ này nói lên điều gì? 
 Liên hệ giáo dục HS có tình yêu quê hương.
+ HD quan sát, nhận xét:
- Nêu độ cao các con chữ trong câu ứng dụng.
 - Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu? 
- Chữ nào viết hoa? Vì sao? - GV viết mẫu chữ Quê trên dòng kẻ, kết hợp HD cách viết. 
- GV nhận xét, uốn nắn 
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vào vở:
- Nêu yêu cầu bài viết.
- Theo dõi, uốn nắn cách viết; nhắc nhở HS tư thế ngồi viết. 
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
Hoạt động 3: Thu vở nhận xét bài:
- GV thu 8 - 9 bài.
- Nhận xét và rút kinh nghiệm cho HS cả lớp. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu HS nêu lại cách viết chữ hoa Q?
- Nhận xét giờ học. Yêu cầu HS luyện viết lại và chuẩn bị bài sau: Chữ hoa R. 
- HS lắng nghe.
* HS nêu lại:
- Chữ hoa Q cao 5 li (6 đường kẻ); rộng 4,5 li. 
- Chữ hoa Q gồm 2 nét: Nét 1: giống chữ hoa O. Nét 2: là nét lượn ngang giống dấu ngã lớn. 
- HS quan sát và nhắc lại cách viết chữ hoa Q.
- HS viết chữ hoa Q trong không trung và bảng con. 	
- HS đọc câu ứng dụng.
- Ý nói đất nước thanh bình, có nhiều cảnh đẹp.
- HS nêu.
- Khoảng cách đủ viết một chữ cái o.
- Chữ Quê vì đứng ở đầu câu.
- HS luyện viết trên bảng con. 
- HS theo dõi.
- HS viết bài trong vở. 
- HS theo dõi.
- HS nêu lại cách viết chữ hoa Q.
- HS lắng nghe. 
________________________________________________________
Thứ năm ngày 24 tháng 1 năm 2019
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Học sinh thuộc bảng nhân 4. Biết tính giá trị của biểu thức số có 2 dấu phép tính nhân và cộng trong trường hợp đơn giản. Biết giải bài toán có 1 phép nhân.
- Rèn kĩ năng tính toán cho các em.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác học toán.
II . Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
 1 . Kiểm tra bài cũ : 
- HS đọc bảng nhân 4, nhận xét.
 2 . Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: a.Tính nhẩm
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Tự làm trong SGK rồi đọc kết quả.
- Khuyến khích HS làm cả bài.
- Gv nhận xét, củng cố bảng nhân 4
Bài 2: Tính (theo mẫu)
- Gọi HS giải thích mẫu.
- Yêu cầu HS tự làm rồi chữa bài.
- Nhân xét, củng cố thứ tự thực hiện biểu thức
Bài 3: 
- Yêu cầu đọc, phân tích, tóm tắt bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết 5 được mượn bao nhiêu quyển sách ta làm thế nào?
- Chốt kết quả, củng cố dạng toán.
Bài 4: HD khi còn thời gian
- Yêu cầu đọc phép tính, trả lời miệng.
- Chốt kết quả.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Thi đặt đề toán.
- HS đọc đề.
- HS vận dụng bảng nhân 4 để tự làm bài.
- HS nêu kết quả, nhận xét.
- HS đọc đề.
4 x 3 + 8 = 12 + 8 = 20
- HS làm SGK
- HS chữa bài, nhận xét
 - Mỗi HS được mượn 4 quyển sách, có 5 HS.
5 HS được mượn bao nhiêu qs.
4 x 5
- HS giải bài vào vở.
- Chữa bài.
- Thực hiện miệng, nhận xét.
- HS thi
_______________________________________________
Chính tả
NGHE – VIẾT: MƯA BÓNG MÂY. PHÂN BIỆT S/X
I . Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác bài chính tả trình bày đúng thể thơ năm tiếng trên một dòng và các dấu câu trong bài.
- Có kĩ năng viết đúng viết đẹp.
- Học sinh có ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II . Chuẩn bị: 
- Bảng phụ; Bảng con.
III . Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS lên bảng viết từ: hoa sen, con sóc, giọt sương,...HS dưới lớp viết bảng con. 
- GV nhận xét HS viết bài.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu bài học.
b. Nội dung.
Hướng dẫn viết chính tả.
- GV đọc đoạn viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn viết.
- Bài thơ tả cảnh gì của thiên nhiên?
- GV giúp HS viết từ khó: Mưa dung dăng,làm nũng mẹ,vừa khóc xong đó cười,
 - GV hướng dẫn HS viết vở.
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- Đọc lại cho HS soát lỗi.
- GV thu vở - nhận xét.
Luyện tập
Bài 2: 
- GV treo bảng phụ.Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự điền vào vở BT, 1 HS làm BP
- GV gọi nêu từ mà các em đã chon, chốt lời giải đúng, chữa bài trên BP
-sương mù,cây xương rồng, đất phù sa, đường xa.....
3. Củng cố dặn dò: 
- Tìm các tiếng có các vần ươi, ươt, oang, ay có trong bài chính tả.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
- HS nhận xét.
- HS theo dõi
- 2 HS đọc lại.
- Mưa bóng mây.
- Luyện viết bảng con.
- HS nghe viết bài vào vở.
- HS dùng chì soát lỗi bài viết.
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1 HS làm bảng phụ. HS làm vở - đọc bài trước lớp 
- HS khác nhận xét.
- HS thi tìm.
____________________________________________________
Thể dục
 ĐỨNG HAI CHÂN RỘNG BẰNG VAI, HAI TAY ĐƯA RA TRƯỚC
 ( SANG NGANG, LÊN CAO CHẾCH CHỮ V ). 
 TRÒ CHƠI '' CHẠY ĐỔI CHỖ, VỖ TAY NHAU '' 
I. Mục tiêu
1.Ôn : Đứng hai chân rộng bằng vai, và hai tay đưa ra trước- dang ngang- lên cao chếch chữ V.
- Kiến thức: HS thực hiện tương đối chính xác.
- Kĩ năng: Rèn luyện cho HS hình thành các tư thế đúng
2. Trò chơi ' Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau ''.
- Kiến thức: Biết cách chơi và tham gia tương đối chủ động .
- Kĩ năng: Rèn luyện: ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết.
3. Thái độ: HS học tập nghiêm túc, trật tự
II. Địa điểm , phương tiện 
- Địa điểm: Sân tập vệ sinh an toàn .
- Phương tiện: GV chuẩn bị một còi, sân cho trò chơi 
III. Tiến trình dạy học 
Nội dung
Định lượng
PP tổ chức
1. Phần mở đầu. 
- GVnhận lớp , phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- Xoay các khớp.
- Trò chơi'' Có chúng em''
2. Phần cơ bản.
- Ôn đứng hai chân rộng bằng vai hai tay đưa ra trước- sang ngang - lên cao chếch chữ V.
- Chia tổ tập luyện
 Tổ trưởng điều khiển
- Thi đua giữa các tổ
- Trò chơi:
 '' Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau ''.
3. Phần kết thúc . 
-Cúi người thả lỏng
-Nhảy thả lỏng.
- Nhận xét
-GV cùng HS hệ thống bài.
1-2'
1'
1'
1-2'
5-6 lần
6-8'
4-6 lần
4-6 lần
1'
1’
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x
Lớp trưởng tập hợp lớp..
GV nêu tên, làm mẫu, rồi cho HS tập.
- Hai tay đưa ra trước ngang ngực và song song với mặt đất, hai cánh tay thẳng hướng
- Hai tay đưa dang ngang phải thẳng, lòng bàn tay ngửa, các ngón tay khép sát 
- Cả lớp thực hiện
 - GV chia lớp thành 3 tổ các tổ trưởng điều khiển
- GV quan sát nhắc nhở HS tập luyện 
- Các tổ lên thực hiện xem tổ nào tập đều hơn, đẹp hơn, ít bạn tập sai hơn
 GV nêu tên trò chơi,cách chơi, luật chơi , cho học sinh chơi.
- 1-2 HS nêu cách chơi
- HS chơi thử
- HS chơi chính thức
- HS thả lỏng tích cực
- GV nhận xét chung về tiết học
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x
_______________________________________________
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ THỜI TIẾT. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO? 
DẤU CHẤM, DẤU CHẤM THAN
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được một số từ ngữ chỉ thời tiết 4 mùa (BT1). Biết dùng cụm từ bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm (BT2), điền đúng dấu câu vào đoạn văn (BT3). 
- HS đặt câu hỏi với cụm từ chỉ thời điểm: bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ, thay cho cụm từ khi nào. Dùng đúng dấu chấm và dấu chấm than.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ sức khỏe trước sự thay đổi về thời tiết.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ BT3; Bảng con.
III. Các hoạt động dạy, học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV nêu tên các tháng hoặc các đặc điểm của mỗi mùa, cả lớp viết tên các mùa vào bảng con.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét chung, chốt: một năm có 4 mùa và mỗi một mùa có một đặc điểm riêng. 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
b. Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu, phân tích yêu cầu.
- Tổ chức cho HS làm bài dưới hình thức trò chơi: "Nói tên mùa và đặc điểm của các mùa".
- GV nêu cách chơi như sau: 1 HS xung phong làm quản trò nói đặc điểm của các mùa HS dưới lớp sẽ nói tên các mùa. HS dưới lớp thực hiện theo yêu cầu của quản trò.
- T/c cho HS chơi, GV theo dõi nhận xét.
- Cho HS nêu các từ mở rộng dựa vào các bài tập đọc đã học và thuộc chủ đề về thời tiết.
- GV chốt đặc điểm của từng mùa trong năm
và giải nghĩa một số từ. 
- Em có thích mùa hè không? 
- GV: Mùa hè rất nắng khi ra ngoài các em cần đội mũ, nón để tránh cảm nắng.
* Liên hệ nhắc nhở HS đảm bảo sức khoẻ trước những đặc điểm của thời tiết.
Bài 2: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV HD HS làm mẫu câu a.
- YC HS thảo luận nhóm về cách thay cụm từ khi nào bằng các cụm từ ( bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ) vào 1 số câu hỏi của bài. 
- HD chữa bài .
- GV gọi HS nhận xét.
- Nội dung câu văn có thay đổi không?
- GV nhận xét chung.
*Củng cố cách thay đổi cụm từ Khi nào bằng các cụm từ khác (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ...).
Bài 3: 
- GV treo BP, gọi HS nêu y/c bài.
- Muốn điền đúng các dấu câu em cần lưu ý điều gì?
- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân.
- HD chữa bài trên bảng.
- Khi nào ta dùng dấu chấm?
- Dấu chấm than được dùng ở cuối các câu văn nào? Khi đọc câu đó ta đọc với giọng thế nào?
- Em hãy so sánh giọng đọc của câu văn dùng dấu chấm và dấu chấm than?
*Củng cố cách dùng dấu chấm, dấu chấm than.
3. Củng cố dặn dò: 
- Nêu những từ ngữ về thời tiết mà em biết. Từ ngữ đó dùng khi nói về mùa nào?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài: Từ ngữ về chim chóc. Đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc y/c và phân tích.
- HS nghe GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
- HS xung phong làm quản trò và tổ chức cho các bạn chơi.
- Quản trò cho các bạn chơi.
- HS nối tiếp nhau nêu các từ chỉ đặc điểm của các mùa và tên 1 số mùa mà HS biết của nước ta.
- HS lắng nghe.
- HS nêu ý kiến.
- HS đọc yêu cầu.
- HS đọc phân tích câu mẫu.
- HS thảo luận nhóm đôi và báo cáo kết quả sau khi thảo luận. VD: Câu c: Bạn làm bài tập này khi nào? Các từ có thể thay thế là: Bao giờ, lúc nào, vào tháng mấy?
- HS nhận xét.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và phân tích yêu cầu. 
- Ta cần đọc kĩ các câu cần điền dấu câu, xác định dấu câu cần điền
- 1 HS lên bảng làm. HS làm vào vở BT.
- HS nhận xét, chữa bài.
- Ta dùng dấu chấm cuối mỗi câu kể.
- Dấu chấm than thường được sử dụng trong các câu thể hiện tình cảm, văn biểu lộ thái độ, cảm xúc. Khi đọc câu đó ta phải đọc sao cho thể hiện được tình cảm thái độ, cảm xúc.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
____________________________________________________
Tiếng Việt (tăng)
LUYỆN TẬP: TỪ NGỮ VỀ THỜI TIẾT. 
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO?
- HS củng cố về các từ ngữ chỉ thời tiết,các cách đặt và TLCH Khi nào? 
- HS biết dùng các cụm từ: Bao giờ, lúc nào...hay cụm từ : Khi nào? để đặt câu hỏi về thời điểm. Biết tìm các thành ngữ, tục ngữ chỉ thời tiết.
- HS chăm chỉ học tập.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ - chép sẵn BT1.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Củng cố lí thuyết: 
- Một năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
- Hãy nêu một số từ ngữ chỉ thời tiết tương ứng với các mùa?
- Hãy đặt một câu theo mẫu Khi nào?
HĐ2. Luyện tập: 
Bài 1: Chọn từ thích hợp trong các từ sau: lạnh, lạnh cóng, lạnh lẽo, giá, giá rét để điền vào chỗ trống. (Bảng phụ)
a. Ngày đông tháng........(giá).
b. Không khí....(lạnh)...............tràn về.
c. Bàn tay..(lạnh cóng)......................
d. Đêm đông....(giá rét.)..................
e. Căn phòng .(lạnh lẽo).....vì vắng chủ đã lâu.
=> Củng cố cách điền các từ vào đúng ý nghĩa của các câu.
Bài 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước thành ngữ, tục ngữ chỉ thời tiết:
a. Non xanh nước biếc.
b. Mưa thuận gió hòa.
c. Chớp bể mưa nguồn.
d. Thẳng cánh cò bay.
e. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
g. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
=>GV chốt đáp án đúng: khoanh vào b, c, e, g.
Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân
-Hồi tháng ba, lớp tôi đi thăm viện bảo tàng.
-Tháng sáu, chúng em được đi thăm viện bảo tàng.
- Ngày mai, chúng em đi thăm cô giáo cũ.
=>GV chốt đáp án đúng và cách đặt và TLCH Khi nào? 
Ví dụ: Lớp tôi đi thăm viện bảo tàng vào khi nào? 
HĐ3.Củng cố, dặn dò . 
- Cụm từ Khi nào thường dùng để hỏi về điều gì?
- Nhận xét giờ học, dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài hôm sau.
- HS nêu: ...có 4 mùa (miền Bắc).....
- HS nêu trong nhóm 2.
Ví dụ: lạnh cóng -> từ chỉ thời tiết mùa đông...
- HS hỏi – đáp trong nhóm 2.
- 1 vài nhóm nêu trước lớp.
Ví dụ: Khi nào tiết Tiếng Việt (tăng) kết thúc?
- Vào lúc 2 giờ 40 phút thì tiết Tiếng Việt (tăng) kết thúc?
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- 5 HS lần lượt làm trên bảng lớp.
- Nhận xét
- HS nêu yêu cầu.
- HS trao đổi nhóm 2 để tìm.
- 1 vài nhóm báo cáo trước lớp.
- Nhận xét
- HS nêu yêu cầu.
- HS thực hành theo nhóm 2.
- 3 nhóm trao đổi trước lớp.
- Nhận xét
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
_________________________________________________
Toán( tăng)
LUYỆN TẬP: BẢNG NHÂN 2, 3, 4
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập, củng cố, hệ thống hóa các kiến thức đã học về các bảng nhân 2, 3, 4. Ôn tập cách thực hiện dãy tính có hai dấu phép tính. Ôn tập về giải toán. 
- HS thực hành tính nhẩm, thự

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_20_nam_hoc_2018_2019_nguyen_thi.doc